Phổ biến hơn cả là hai loại chọn lọc rối loạn màu: rối loạn cảm giác màu đỏ. Trong trường hợp này, dưới góc nhìn nhỏ, người bệnh nhìn màu đỏ thành màu xanh. Loại thứ hai bị phá hủy cảm giác màu xanh- trong điều kiện tương tự, nhìn màu xanh có cảm giác đó là màu đỏ. Quan sát thấy có tới 30% trẻ nhìn kém và 80% trẻ nhìn rất kém bị rối loạn cảm giác màu. Ở đây cũng cần nói thêm rằng, nếu tăng góc nhìn của mắt đồng thời tăng độ chiếu sáng sẽ dẫn tới từ chỗ cảm nhận màu mờ nhạt đến chỗ cảm nhận rõ ràng hơn. Sự chuyển hóa này mang đặc điểm giai đoạn. A.I.Giôtôp đã xác định giai đoạn đầu của tật loạn sắc đỏ hóa xanh (tri giác loạn sắc thị); sang giai đoạn hai, nếu tăng góc nhìn tri giác màu đỏ sẽ có cảm giác đúng màu đỏ như bị phủ một lớp màng màu xanh (giai đoạn đấu tranh giữa hai màu). Cuối cùng là giai đoạn ba, nếu tiếp tục tăng góc nhìn, màu đỏ được tri giác đúng như màu đỏ. Tăng độ lớn của góc nhìn để tiến tới giai đoạn tri giác hoàn hảo đúng như màu sắc thật phụ thuộc vào mức độ loạn sắc thị.
Khả năng tri giác màu trong quan phổ ở những người loạn sắc thị dưới góc nhìn xác định có ý nghĩa vô cùng to lớn để tổ chức quá trình giáo dục nói chung và nói riêng là sự việc sử dụng đò dung dạy học. Sử dụng đồ dung dạy học có màu sắc trong quá trình dạy học học sinh nhìn kém và nhìn rất kém, cần phải cân nhắc tới khả năng cảm giác màu của chúng.
Ngoài ra, cần phải nhớ rằng kết quả tri giác màu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mức độ chiếu sáng. Hiện tượng này đã được Petxolda và Bruikke phát hiện và đưa ra nhận xét: nếu độ chiếu sáng mạnh thì nhìn màu đỏ như ngả sang màu vàng và màu xanh lam, ngay cả người bình thường, cũng cảm nhận được rất yếu, màu xanh lục cảm giác như màu đỏ, còn màu vàng xanh trở nên xanh lục (hiện tượng Ebni).
Như vậy, điều cốt yếu trong quá trình giáo dục trẻ nhìn kém và rất kém là phải biết sử dụng các yếu tố nhiễm sắc thể ở các miền quang phổ khác nhau: cảm giác phân biệt rõ nhất đối với màu vàng và xanh lam, thấp nhất- đối với miền ngoài của quang phổ, nghĩa là đối với màu đỏ và màu tím. Từ đây có thể kết luận rằng: phù hợp nhất đối với trẻ nhìn kém và nhìn rất kém là điều kiện chiếu sáng- tốt hơn cả là sánh sáng bão hòa. Điều có lợi cho người khiếm thị còn nhìn thấy chút ít chính là bằng mọi cách phải tăng cường chiếu sáng và làm bão hòa, màu sắc để tăng mức độ phân biệt màu sắc.
Mặc dù cảm nhận màu sắc của thị giác bị rối loạn nhưng điều đó không cản trở khả năng định hướng không gian và khả năng nhận biết sự vật xung quanh. Tuy nhiên, khi cảm giác màu yếu hoặc mù màu trong nhiều trường hợp sẽ gây ra bất lợi cho con người, chẳng hạn như nếu loạn sắc thị thì có những nghề không thể thực hiện được.
63 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tâm lý học khiếm thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt không gian của đầu ngón tay trỏ của bàn tay phải của người mù hầu như có độ nhạy cảm nhỏ gấp 2 lần chuẩn bình thường. Sự phát triển độ nhạy cảm ở vùng da đầu các ngón tay được giải thích bằng hoạt động thực tế đặc biệt của người mù- đó là nhiệm vụ sờ đọc chữ nổi bằng hệ thống ký hiệu chấm nổi Braille. Ở đây ngón tay trỏ phải đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên sự nâng cao độ nhạy cảm tuyệt đối sai biệt không thể giải thích và chưa phải là cơ sở đầy đủ để có được kết quả to lớn trong nhận thức dù ở bất kỳ hình thức hoạt động nào của người mù.
Chứng minh hiện tượng suy giảm giác lực của xúc giác thụ động tay phải người mù so với tay trái là do ở vùng da ty phải phải đảm nhận quá nhiều công việc, chịu nhiều kích thích tập trung dây thần kinh dày đặc trong quá trình tri giác sờ mó. Tuy nhiên hiện tượng suy giảm giác lực của xúc giác không gây ảnh hưởng xấu, rõ nét trong nhận thức phân tích các thuộc tính và bản chất sự vật. Ngược lại, trong quá trình tri giác, tay phải luôn luôn đóng vai trò quyết định. Rõ ràng nhiệm vụ nhận biết hình dạng sự vật phụ thuộc không chỉ vào ngưỡng cảm giác tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác da mà còn phụ thuộc vào sự xây dựng lại bộ máy thụ cảm và hoàn thiện các kỹ năng nghiên cứu khám phá các sự vật bằng tay. Lẽ tất nhiên không có nghĩa nhiệm vụ phát triển giác lực trong trường hợp dạy trẻ em khiếm thị không cần thiết phải thực hiện. Những bài tập rất bổ ích là nhằm vào phát triển khả năng sờ mớ, không còn nghi ngờ điều gì bởi vì mức độ nhạy cảm là khả năng của cơ quan phản ánh những kích thích tác động lên nó.
Khi xúc giác có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động của người mù thì phải nhớ rằng, ngưỡng cảm giác của da luôn luôn có sự giao động đáng kể dưới ảnh hưởng của điều kiện xung quanh. Một trong những yếu tố tác động mạnh tới giác lực là sự mỏi mệt. Theo tài liệu của Gridơbakhơ thì ngưỡng sai biệt không gian của tay trỏ tay phải của người mù bị nâng cao từ 1,29mm đến 1,49mm sau lao động trí óc và tới 1,70mm sau lao động chân tay. Hơn nữa cũng theo Gridơbakhơ, sự mỏi mệt ảnh hưởng rất mạnh tới lực giác của người mù hơn cả so với người sáng.
Suy giảm xúc giác lực dưới tác động mạnh của những kích thích nhiệt độ và cơ học, đặc biệt là kích thích gây ra cảm giác đau. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực tới độ nhạy cảm da còn do tác động của ma túy và thói nghiện rượu.
Nếu như những kích thích nên trên luôn luôn tác động tới cơ thể thì khó tránh khỏi suy giảm xúc giác thị lực thụ động của da.
A.X. Punhi đã đưa ra số liệu đáng chú ý nhờ kết quả nghiên cứu những ảnh hưởng của lao động sản xuất tới cảm giác da và xúc giác nói chung. Punhi đã nêu lên rằng, lúc đầu, giai đoạn làm việc từ 1 đến 5 năm, độ nhạy cảm của da nâmg cao tới 1,5 lần, còn sau đó bắt đầu tụt xuống. Thời gian làm việc từ trên 10 năm, độ nhạy cảm xúc giác của người mù bị hạ xuống dưới mức xuất phát ban đầu. Từ đó thấy cần thiết phải biết xác định và giới thiệu, hướng nghiệp cho người mù. Theo sự hướng nghiệp của người mù thì cần thiết phải chọn những công việc sao cho không làm tổn thương sứt sẹo, lỗ chỗ tới lớp da tay.
Ngoài sự nâng cao xúc giác lực, ở người mù còn quan sát thấy khả năng phân tích nhiệt độ (nóng lạnh) và những kích thích nhiệt và gây đau rất cao. Cảm giác xuất hiện dưới những tác động của kích thích nhiệt và gây đau, được phát triển và hoàn thiện ở người mù trong quá trình hoạt động.
Nhạy cảm với nhiệt độ rất cần thiết và được sử dụng phát huy trong định hướng không gian, trong lao động và nhất là trong hoạt động nhận thức của người mù. Chính nhờ có cảm giác nhiệt của lớp da ở mặt và tay, người mù có thể phán đoán được vị trí các vật thể nóng (càm nhận nong nóng, bưng bức) theo dòng không khí dẫn nóng để phân biệt chất liệu, xác định nguồn gốc của nguồn nhiệt (nóng lạnh), giả định mức độ chất lỏng trong bình và vị trí mặt trời.
Ý nghĩa nhận thức của cảm giác đau đối với người mù cũng như đối với người bình thường thực ra không lớn lao. Cảm giác động chạm, cảm giác nhiệt và gây đau rất khác biệt và độc lập nhau. Trong quá trình phản ánh sinh lý- cơ học- phản ánh thông số không gian và thời gian của các sự vật bên ngoài chúng đã hợp nhất trong một tổng thể phức tạp, tạo nên cảm giác thụ động. Trong quá trình này còn có sự tham gia của các cảm giác cơ- khớp- hợp nhất đủ loại cảm giác trên đây mới tạo ra được cảm giác tích cực chủ động. Cảm giác này sẽ được xem xét ở các phần tiếp theo.
Bài 7: CẢM GIÁC - ÁNH SÁNG CỦA DA
Trong quần thể phức tạp cảm giác da có cảm giác đặc biệt- cảm giác- ánh sáng của da đó là khả năng của lớp da phản ứng lại những kích thích ánh sáng và màu sắc. Hiện tượng “nhìn thấy” của da đã nêu ra từ lâu. Vào đầu thế kỷ thứ XVIII, V.Dhrik và Smith là những người đầu tiên nêu lên khả năng của con người có thể phân biệt được chất nhiễm sắc và không nhiễm sắc bằng xúc giác. Sau đó đến thế kỷ XIX, V.Batrko, Xâynhe Đã có ý đồ giải thích rằng liệu xúc giác của người mù và cả của người sáng có khả năng phân biệt được các vật thể thông qua màu sắc hay không. Có khá nhiều cuộc thử nghiệm so thiếu phương pháp hoàn hảo (sờ cảm nhậncác mẩu giấy nhuộm màu sắc với các chất liệu khác nhau nhằm phân biệt theo các thủ pháp riêng của mình) nên đã không làm sáng tỏ được khả năng nhận biết màu sắc khác nhau bằng xúc giác.
Tuy nhiên có nhiều nhà nghiên cứu như V.M. Bekhơchev vào năm 1902 đã quan sát thấy hiện tượng kỳ lạ này, hơn nữa đôi khi còn xuất hiện hình ảnh rất rõ ràng. Chẳng hạn bệnh nhân của V.M. Bekhơchev không chỉ phân biệt được các vật nhiễm sắc và vô sắc mà còn nhận biết được cách thể hiện biểu đồ rất phức tạp. Nổi bật nhất là khả năng phân biệt màu sắc của quang phổ và chất vô sắc bằng xúc giác của một người nổi tiếng là Roda Kulesova. Kulesova có khả năng đọc bằng tay (không chỉ không cần sờ trực tiếp chạm tay vào đối tượng mà còn đặt tay ở xa vật quan sát một khoảng cách, thậm chí còn bị ngăn cách bởi tấm chắn khác nhau như tấm kim loại này hay giấy photo) chữ in bình thường với kích cỡ khác nhau và nhận biết được các hình vẽ cso màu sắc như màu đen, màu trắng và màu sắc khác.
Cuộc nghiên cứu cảm giác- ánh sáng của da được tiến hành rộng rãi bắt đầu vào những năm 30 do nhà tâm lý học Xô Viết A.N. Leônchev thực hiện. Sau đó tiếp tục nghiên cứu vào những năm 60 do các nhà nghiên cứu khác như A.X. Novomayski cùng một số người khác tiến hành. Có nhiều khuynh hướng khác nhau giải thích hiện tượng cảm giác ánh sáng của da:
Khuynh hướng thứ nhất: học thuyết cấu trúc. Theo học thuyết cấu trúc xác định rằng, da phân biệt màu sắc được thực hiện nhờ có cấu trúc khác nhau của chất nhuộm màu, nghĩa là cảm giác- ánh sáng của da hạn chế đối với cảm giác tiếp xúc động chạm và cảm giác vận động cơ thể.
Tuy nhiên những người được thực hiện cho biết, cảm giác- ánh sáng của da ssược xuất hiện không chỉ khi màu sắc tác động từ xa mà đồng thời còn có khả năng cảm thụ được màu sắc qua tấm kính hoặc vật chắn khác.
Khuynh hướng thứ hai thuộc những người theo trường phái: lý thuyết nhiệt. Theo quan điểm này sở dĩ phân biệt được màu sắc là nhờ cảm giác nhiệt xuất hiện dưới tác động của sự tỏa nhiệt không cân bằng nhau từ bề mặt chất nhuộm màu khác nhau. Cuộc thử nghiệm của A.N. Leônchev và những nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, cảm giác- ánh sáng của da xuất hiện trong các điều kiện tác động nhiệt đặc biệt lên bề mặt da bằng con đường sử dụng những máy lọc nhiệt.
Cuối cùng, khuynh hướng thứ ba, học thuyết cảm thụ ảnh- học thuyết này giả định rằng trong bộ máy da có cơ quan đặc biệt phân tích màu sắc. Cuộc nghiên cứu đã không xác định được giả thuyết này. Nhưng người được thử nghiệm do V.X. Novômayski tién hành đã chỉ ra rằng hiện tượng “da nhìn thấy” biểu hiện đặc biệt không phải là đặc tính thuộc phản ánh ánh sáng. Đó là biểu hiện về khả năng biết màu của máy lọc màu hoặc dưới ánh sáng màu. Điều này cũng xác định về khả năng tri giác mang màu sắc tương phản tuyệt đối mà không cần tới thị giác.
Trên cơ sở chứng cư thực nghiệm A.X. Nôvômayski đã đưa ra giả thuyết cảm nhận ánh sáng của tổ chức da là kết quả tác động của sự giao động điện và điện từ. Trong da có hệ thụ cảm phản ánh tác động của vùng điện và điện từ. Cơ sở tin cậy của giả thuyết xuất phát từ kết quả thực nghiệm. Đã xác minh được khả năng phân biệt màu sắc khác nhau trên bề mặt ngoài, không cho màu lọt qua nhưng lại có khả năng dẫn điện tốt. Nếu để nàu lọt qua tấm kim loại thì hiệu quả giảm sút nhất là khi để tấm kim koại tiếp xúc với đất (tấm kim loại được phủ lên vật trắc nghiệm). Theo quan điểm này, khi chiếu sáng bằng ánh sáng của bề mặt màu khác nhau sẽ tạo nên điện thế khác nhau mà khi cảm nhận bề mặt điện thế ấy sẽ gây ra cảm giác liên kết giữa bàn tay với chúng. Hơn nữa, lực liên kết lại phụ thuộc vào độ lớn điện thế. Kết quả của sự liên kết làm xuất hiện cảm giác ánh sáng đặc biệt của da. Cảm giác này khac với cảm giác xúc giác theo bản chất của mình và theo thuyết quyết định luật nhưng lại giống chúng về chất.
Tổng hợp các loại cảm giác xuất hiện trong trường hợp này theo đánh giá của những người thực nghiệm thì mỗi màu sắc khác nhau có đặc tính riêng khác nhau, nhờ đó mới có cảm giác màu này màu kia. Như vậy cảm giác màu xuất hiện là do lực hút khác nhau của điện thế thuộc các màu khác nhau. Cụ thể là mỗi màu khác nhau cho cảm giác ở tay khác nhau và phân chia như sau:
“Cảm giác phẳng phiu”, “nhày nhựa”, tương ứng với màu xanh lam và màu vàng.
“ Nhầy nhớt” hoặc “thu hút hấp dẫn” hay cảm giác “níu lại, bám miết”- đó là màu đỏ, màu xanh lá cây và xanh biếc.
“Sần sùi, xùi xì” như tay bị kím hãm- đó là màu da cam và màu tím. Trong số các nhiễm sắc thể cho cảm giác “trơn nhẵn” là màu trắng; còn gây cản trở lớn hơn cả là màu đen. Màu xám phụ thuộc vào độ sáng của chúng và có nhiều mực độ dính nhớt khác nhau. Như vậy, có thể nhận thấy người mù có khả năng xác định màu sắc bằng da cũng như những người sáng nếu có thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng da “nhìn” thấy được biểu hiện ở người bình thường cũng như ở người mù (ở người bị mù khi vừa sinh ra), hơn nữa, hầu như có tới 20% người được thực nghiệm thuộc diện có năng khiếu. Có tới 4- 5% trường hợp có khả năng phân biệt màu sắc bằng da. Có độ nhạy cảm ánh sáng bằng da ở rất nhiều người bình thường và người khiếm thị đủ để đưa ra giả thuyết rằng thể loại cảm giác này là một trong những luận điểm cổ xưa đã được sử dụng rộng rãi. Những quan điểm này không có ý nghĩa gì so với sự hình thành của các loại cảm giác khác.
Tính chất và cơ chế nghiên cứu hiện tượng trên đây rất mờ nhạt và thiếu đầy đủ. Ngày nay không cho phép khẳng định được giá trị thực tế và thiết thực của giả định này đối với nhiệm vụ giáo dục trẻ mù. Ví dụ như nghiên cứu khả năng biểu hiện nhận biết màu sắc (hình vẽ, bản đồ, biểu đồ, ) và đọc các chữ phẳng- chữ phổ thông. Tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu những biểu hiện của quy luật và sự phát triển của nó. Điều chủ yếu là phải nghiên cứu cơ chế của cảm giác ánh sáng bằng da, khám phá được bản chất nhu còn là một sự thách thức từ lâu. Còn khá nhiều, thậm chí có những hiện tượng rất phản nghịch của hiện tượng da “nhìn” được. Rõ ầng rất cần làm sáng tỏ khả năng này để vận dụng vào thực tế.
Bài 8: CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHIẾM THỊ
Cảm giác vận động dưới da hay còn gọi là cảm giác cơ khớp, xuất hiện trong não nhờ các tín hiệu đưa vào từ những cơ quan vận động khi làm việc. Đó là những cảm giác phản ánh tốc độ và độ chính xác của cơ thể thay đổi vị trí trong không gian khi lao động vận động và bộ máy phát âm hoạt động. Ngoài vị trí của bộ phận cơ thể, cảm giác vận động còn phản ánh các dấu hiệu không gian như: khoảng cách, phương hướng, thời gian- độ dài, tốc độ, tính chất cơ học của vật chất- độ cứng, tính đàn hồi và trọng lựong.
Cảm giác cơ khớp là kết quả luyện tập cảm giác của phần đầu chop dây thần kinh phân bố trong cơ, dây chằng và khớp. Cơ sở sinh lý của cảm giác vận động dưới da là những quá tình thần kinh xuất hiện dưới tác động của kích thích lên bộ máy vận động.
Ý nghĩa của bộ máy phân tích vận động trong hoạt động nhận thức và lao động rất vĩ đại. Nó đóng vai trò quyêt định tong quá trình phản ánh các thuộc tính không gian, vật lý và thời gian của thế giới khách quan. Lần đầu tiên, vai trò của bộ máy phân tích vận động được khám phá chính là I.M.Xêtrênov, người ta gọi ông là nhà phân tích thời gian và không gian thành những phần bé nhỏ nhất.
Hoạt động của hệ phân tích vận động ở người là hoạt động chủ yếu ở giai đoạn đầu tiên của cuộc sống. Tuy nhiên, trong điều kiện chức năng thị giác bình thường thì mắt luôn luôn có sự phối hợp rất cơ động với các bộ máy khác. Bản chất sự phối hợp này thể hiện ở chỗ tất cả sự vận động và những hành động của nó đều dưới quyền kiểm soát của mắt.
Bị mù hoàn toàn hat một phần ở mức độ phá hủy nào đi nữa, khả năng kiểm soát của mắt cũng bị hạn chế hoặc mất. Điều này cần có sự bù trừ trong quá trình hoạt động của bộ máy vận động sao cho bảo đảm tính chính xác với kết quả phân tích cao mà không có vai trò của mắt. Ví dụ như, không chỉ trong hoạt động lao động và hoạt động nhận thức của người mù mà ngay cả trong một số hình loại hoạt động khác của người sáng trong khi để hoàn thành được các nhiệm vụ này đã hình thành được những kỹ năng vận động tự động hóa, những thao tác thực hiện không cấn tới mắt kiểm tra, như nhắm mắt vẫn làm được (chơi các nhạc cụ, công việc của thợ máy, thợ đan len, ). Khả năng thay thế hoạt động của hệ phân tích vận động đã được I.M.Xetrenov đánh giá và ông viết: “Nói về đường viền quanh và độ lớn hoặc về áp lực hoặc sự sắp xếp tương đối của các vật thể thì những phản ứng vận động của mắt khi nhìn và của tay khi sờ hoàn toàn có giá trị như nhau theo nghĩa: dù bằng cách này hay cách khac đều là chỉ số của tam giác cơ. Những phản ứng vận động cùng xảy ra khi tri giác tạo nên ấn tượng”.
Cảm giác cơ giác của người có độ nhạy cảm rất cao. Ngưỡng cảm giác của nó đạt được tới mức rất thấp. Ở thời điểm hiện nay, vẫn chưa đưa ra được phương pháp chính xác tin cậy để đo ngưỡng cảm giác tuyệt đối của cảm giác cơ giác. Ngưỡng cảm giác phân biệt của nó rất thấp. Chẳng hạn như cảm giác phân biệt trọng lực được xuất hiện khi có sự thay đổi sức nặng 1/40 so với trọng lực lúc đầu. Để phân biệt được chiều dài so với ban đầu thì chỉ cần thay đổi 1/45.
Trong quá trình hoạt động, độ nhạy cảm của cảm giác cơ giác được nâng cao, hơn nữa cảm giác này càng đạt hiệu quả trong các hoạt động lao động và thể dục thể thao (ví dụ như tham gia tích cực trượt tuyết, độ nhạy cảm có thể nâng cao từ 1,5- 2 lần).
Nếu tổ chức cho người mù tham gia vào nhiều hình loại hoạt động vận động tích cực, thì mặc dù thiếu vai trò của thị giác, khả năng xác định trọng lượng riêng bằng tay và cảm giác cơ giác vẫn được phát triển tích cực. Sự tham gia rộng rãi của hình loại cảm giác này trong định hướng không gian, tong quá trình hình thành các kỹ năng đời sống lao động càng khiến cho trẻ trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên, đọ nhạy cảm của hệ phân tích vận động cơ giác ở những trẻ em bị mù sớm, khi ra đời đã bị mù thường khó đạt được ở mức độ bình thường. Ngưỡng phân biệt cảm giác cơ giác vận động của người mù so với mức bình thường rất cao là vì, khi bị mù hệ phân tích vận động rất ít hoặc nhìn chung không chịu ảnh hưởng từ phía tị giác, nơi góp phần làm sáng rõ các tín hiệu từ hệ thụ cảm.
Gọi cảm giác cơ là chiếc máy đo, chia nhỏ không gian I.M.Xetrenov chỉ ra rằng: đơn vị đo chiều dài được xuất hiện từ khái niệm kích thước, từ những bộ phận vận động của cơ thể con người. Nguồn gốc phản ánh của nó trong danh mục đơn vị đo cổ xưa- một khuỷu tay, một tấc, một phần tư (1/4). “Trong những điều kiện bình thường, M.I.Giemxôva viết, đó là những đơn vị đo đã hình thành như một chức năng lịch sử, ngày nay rất ít được sử dụng. Nhưng khi con người bị mù thì độ dài của cánh tay, kích thước ngón tay lại được sử dụng rộng rãi, coi như thước đo xác định các quan hệ không gian”. Người mù sử dụng các bộ phận khác nhau trên cơ thể như là công cụ để đo đạc, Có ý nghĩa to lớn đặc biệt đối với người mù là bước chân, coi đây như là đơn vị đo khoảng cách trong không gian di chuyển trên địa bàn rộng. Cảm giác xuất hiện trong quá trình di chuyển đi lại đối với người mù là chỉ số vô cùng quan trọng để xác định khoảng cách.
Cảm giác cơ giác vận động khi bị mù dựa trên cơ sở tri giác hình dạng độ lớn các vật thể. Theo mức độ căng cơ, mối quan hệ vị trí của hai tay hoặc các ngón tay trong khi di chuyển, người mù có được khái niệm về sự vật và tiếp theo họ nhận thức được các sự vật ấy theo cách đo kiểu xưa.
Cảm giác cơ khớp được sử dụng rất phổ biến trong quá trình lao động, đặc biệt đòi hỏi phải hoàn thành các nhiệm vụ vận động. Nhiều loại cảm giác khác nhau này có độ chính xác phân tích hóa cao, nhận thức được bản chất sự vật như người nhìn bình thường. Tuy nhiên khi bị mù hoàn toàn hay mù một phần, đòi hỏi rất nhiều sự tham gia của hệ thụ cảm vận động trong quá trình hoàn thành các thao tác và nó được coi như vị trí hàng ddầu trong các hoạt động. Ở những người mù hoàn toàn hoặc mù thực tế, hệ phân tích vận động còn phải hoàn thành chức năng kiểm soát. Đương nhiên do hoạt động tích cực như thế, độ nhạy cảm của cảm giác vận động phải được nâng cao. Đặc biệt độ nhạy cảm của hai tay người mù được nâng cao rất rõ nét, biểu hiện ở chỗ phạm vi vận động của hai tay được mở rộng với độ chính xác cao.
Nếu như đối với người bình thường, thử bịt mắt lại (bằng cái băng hay dung màn chắn) thì phạm vi bảo đảm hai tay vận động chính xác trong giới hạn 35cm cách điểm trung bình cơ thể ( đường thẳng phân cơ thể thành hai nửa đối xứng nhau) thì ở người mù phạm vi này được mở rộng rất lớn. Theo M.I. Giemxôva, phạm vi vận động của bộ máy vận độn mà người mù có thể tham gia tích cực vào lao động cuộc sống xã hội, nắm được các thao tác đặc biệt khác nhau mà không nhất thiết phải có sự kiểm tra của mắt.
Tuy nhiên, mặc dù phạm vi vận động của hai ty mở rộng nhưng độ chính xác của những vận động tự do, cũng giống như mức độ của độ nhạy cảm phân biệt ở người mù có phần bị suy giảm ít nhiều. Điều này biểu hiện ở chỗ, ví dụ như khi giao cho người mù vẽ những đoạn thẳng đòi hỏi phải mở rộng phạm vi vận động tự do của hai tay thì kết quả đạt được của người mù không đạt được như ý so với nười bình thường. Nhận thấy ở người mù độ chính xác của vận động tự do bị suy giảm một phần thì cáng đòi hỏi chú ý phát triển cơ giác vận động. Bởi vì nhiệm vụ nâng cao độ nhạy cảm tuyệt đối và độ nhạy cảm phân biệt của cảm giác cơ giác là một trong các yếu tố cơ bản nhất của công cuộc phục hồi chức năng khi bị mù.
Bài 9: CẢM GIÁC RUNG Ở NGƯỜI KHIẾM THỊ
Cảm nhận rung động được gọi là cảm giác vì nó phản ánh sự giao động của môi trường không khí. Theo bản chất tự nhiên của mình và theo lý luận, cảm giác rung rất gần gũi với cảm giác thính giác. Tuy nhiên, như B.G.Ananhep nhận xét: “Cả hai cơ chế này (cảm giác thính giác và cảm giác rung- AL) về mặt quan hệ, chúng lại đối lập nhau. Hệ phân tích thính giác thường áp đảo cơ chế cảm giác rung, bởi vì, trong trường hợp nghe bình thường con người không cảm nhận được nhiều những chu kỳ, thay đổi của áp lực, kích thích qua sự chuyển động dao động cơ thể trong môi trường xung quanh”. Điều này, lẽ tất nhiên, không có nghĩa rằng ở người sáng bình thường cũng như ở người nghe bình thường không có cảm giác rung- đơn giản là những cảm giác rung thường ở vị trí dưới ngưỡng, chưa đủ để người bình thường cảm nhận. Tong những hoàn cảnh cần thiết, con người vẫn cảm nhận và phân tích được một cách chính xác, ví dụ như người lái xe, người phi công Họ vẫn cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ của máy nổ dao động để xác định chỗ hỏng hóc.
Bình thường cảm nhận rung không có giá trị thực tiễn trong hoạt động nhận thức. Vai trò của nó chỉ trở nên quan trọng khi phạm vi phản ánh cảm giác bị thu hẹp như bị mù, điếc, đặc biệt đối với người vừa mù, vừa điếc. Khi đó cảm giác rung phối hợp cùng với cảm giác sờ mó và cảm giác cơ giác vận động là cơ sở quan trọng giúp con người liên hệ với thế giới xung quanh. Nói về vấn đề này bà O.I.Xkopokhodova, một người vừa mù vừa điếc đã đưa ra nhận xét vô cùng lý thú như sau: “Tôi đã cảm thụ, tưởng tượng và hiểu được thể giới xung quanh như thế nào”. Ở đây bà đã mô tả theo những tần số rung khác nhau, kể cả cường độ của nó để nhận ra người quen khi tiếp nhận, xác đinh được các thể loại hướng chuyển động, cự li của phương tiện giao thông. Cũng theo độ rung của thanh quản, tự kiểm tra mình nhận ra người lạ qua lời nói “nghe được” âm nhạc thông qua cảm nhận độ rung của công cụ
Khi bị mù, cảm giác rung động được nâng cao và bắt đầu đóng vai trò rất rõ rệt trong định hướng không gian. Thực tế cho thấy những người mù hoàn toàn còn có khả năng cảm nhận được những vật thể bất động từ xa mặc dù các “vật thể ấy cũng không phát ra âm thanh (cây cối, bức tường, )”. Đây là lời mô tả cảm giác của một người mù khi định hướng trên phố: “Trong thời gian đi bộ trên đường phố, tôi cảm nhậnđược không ngừng, dọc suốt hai bên đường, những bức tường chắn. Khi đó cảm giác của tôi, trong một thời gian luôn luôn được thay đổi về cường độ và sắc thái. Tất thảy đặc điểm của nó đều tác động tới tôi, rất rõ ràng, thậm chí cả những đặc điểm nhỏ nhất cũng nổi lên, có thể là những vật cản dọc theo con đường tôi đi. Tôi cảm nhận rất rõ ràng những chỗ một, không chỉ những vật thể lớn ở cách xa từ phía con đường của tôi, ví dụ như ôtô buýt, mà còn cảm nhận được những chiếc trụ, cột nhà, hàng cây, hàng song sắt. Vâng, chính những hàng song sắt cũng tác động ít nhiều tác động ít nhiều tới tôi mặc dù đó là những cảm giác rất mờ nhạt. Tôi cảm nhận được chúng chỉ khi nào những ngôi nhà này được bố trí theo một trật tự bị đứt quãng và thay thế cho những ngôi nhà ở phía đối diện trên đường phố bắt đầu mở ra không gian rất rộng lớn”.
Cảm giác trở ngại, thep mô tả của người mù là cảm giác tương đối khó xác định, biểu hiện rất khác nhau ở con người. “Có người nói rằng, đó là cảm giác hình như đang đi vào bóng tối, không có ánh sáng, cảm giác đen tối hoàn toàn hoặc như mất hoàn toàn thị giác. Còn những người khác lại nói, bóng đen như phủ lên mặt họ. Những người khác nữa so sánh cảm giác của mình giống như có một cái gì đó rất nhẹ nhàng đang động chạm lên da mặt (động vào vầng trán, long mày, nhãn cầu, ). Một số người còn đưa ra giả thuyết rằng, họ cảm thấy như đang có sự thay đổi trong trạng thái của không khí”.
Đây là những cảm giác của người mù đối với những đối ượng bị mất tính vật thể, không cho biết những tong tin về thuộc tính vật chất mà chỉ như gần giống, hình như. Vâng, điều này không phải lúc nào cũng xuất hiện mà chỉ do phỏng đoán về độ lớn và khoảng cách của đối tượng.
Theo cường độ và tính chất của cảm giác trong một số trường hợp, như đã nói, người mù có thể xác định được những vật cản trong không gian xung quanh. Trong cuốn sách đề cập tới của V.X.Xverlov đã đưa ra những thông tin về các khoảng cách mà trên những khoảng cách ấy người mù cảm thấy có những cản trở này hay cản trở khác. Chẳng hạn, thông thường cảm nhận được sự hiện diện của một ngôi nhà cách xa từ 4-5m, trụ cột cách xa 1m, còn một vật phía trước với diện tích không qua 0,25m2 có thể cảm nhận trên khoảng cách vài cm.
Cảm nhận và xác định được chính xác các vật thể ở tầm ngang mặt. Tuy nhiên, trong những điều kiện thuận lợi (yên tĩnh, không gian thoáng đãng) có thể cảm nhận được các vật thể với chiều cao 20-30cm. Hơn nữa, như V.X.Xverlov đã nhận xét, các điều kiện thuận lợi nêu trên đây có ảnh hưởng rất lớn tới cảm giác trở ngại, thường tạo cho người mù tăng độ nhạy cảm lên gấp hai lần.
Những cảm giác tương tự hiện có ở người mù đã nói tới từ cách đây rất lâu. Nhưng khám phá bản chất tự nhiên của những cảm giác này chỉ mới bắt đầu từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX.
Trước thời kỳ Cách mạng, tâm lý học khiếm thị đã đưa ra một số giả thuyết cho rằng: cảm giác trở ngại hoặc là chỉ liên quan tới thể loại cảm giác nhiều người biết đến- cảm giác nhiệt độ, cảm giác âm thanh, xúc giác, hoặc là đã xác định rằng cảm giác trở ngại là kết quả tác động qua lại của các loại cảm giác nêu trên. Ngoài ra, còn có nhóm nghiên cứu khác xác định cảm giác trở ngại có sự biểu hiện dặc biệt, xuất hiện trong trường hợp bị mù, coi đây như là sự bù trừ thị giác bị mất cân bằng cảm giác thứ sáu (theo thuật ngữ khác- “cảm giác IKC”, “bộ mặt tri giác” )
Liên quan tới xuất hiện laọi hình cảm giác mới (“cảm giác thứ sáu”) trong mục 3 đã nói rằng không có bất cứ cái gì mới lạ tạo thành trong hệ thống thần kinh ở nguwoif mù mà lại không biểu hiểna ngoài. Học thuyết “cảm giác thứ sáu” (Velphin, Levi, Trusel) đã đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy vật trong phát triển tâm lý. Theo quan điểm duy vật thì cảm giác là sản phẩm của lịch sử toàn thế giới. C.Markc.
Điều muốn nói ở đây hoặc là về những chức năng mới có trong con người thuộc cơ quan cảm giác hoặc là cảm giác trở ngại có sự biểu hiện trong lịch sử đã hình thành, nhưng trước đó loại hình cảm giác ấy chưa ai biết đến, bởi vì trong điều kiện bình thường do hoạt động của cơ quan thị giác và thính giác đã kìm hãm sự biểu hiện và phát triển của nó. Cố gắng với ý đồ giải thích cảm giác trở ngại như là kết quả phản ánh của những kích thích nhiệt độ, cơ học hoặc âm thanh nhưng lại đưa ra nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tam_ly_hoc_khiem_thi.doc