LỜI NÓI ĐẦU. 2
CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN & HỆ ĐIỀU HÀNH MS WINDOWS . 3
I. MÁY TÍNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH. 3
II. PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM, HỆ ĐIỀU HÀNH. 7
IV. LÀM VIỆC VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS . 13
V. MẠNG MÁY TÍNH (NETWORK) . 35
CHƯƠNG II CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD . 55
BÀI 1 – MICROSOFT OFFICE VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 56
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MICROSOFT OFFICE. 56
II. LÀM VIỆC VỚI CHƯƠNG TRÌNH MS WORD 2000. 59
III. SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT . 61
BÀI 2. ĐỊNH DẠNG VÀ HOÀN CHỈNH VĂN BẢN . 64
I. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN . 64
II. ĐỊNH DẠNG TỰ ĐỘNG THEO MẪU. 75
III. SỬA LỖI VÀ HOÀN THIỆN VĂN BẢN . 78
BÀI 3. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO VĂN BẢN . 84
I. CHÈN CÁC NỘI DUNG KHÁC . 84
II. CHÈN ĐỐI TƯỢNG . 86
III. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH VẼ TRONG MS WORD . 94
BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI BẢNG BIỂU. 99
I. CÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG BIỂU . 99
II. SẮP XẾP, TÍNH TOÁN SỐ LIỆU TRONG BẢNG . 103
BÀI 5. KỸ THUẬT TRỘN IN . 106
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ý NGHĨA CỦA TRỘN IN . 106
II. THỰC HIỆN TRỘN IN. 107
CHƯƠNG III CHƯƠNG TRÌNH XỬ LÝ BẢNG TÍNH MICROSOFT EXCEL . 110
BÀI 1 - MICROSOFT EXCEL VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 111
I. GIỚI THIỆU BẢNG TÍNH EXCEL . 111
II. GIAO DIỆN VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG EXCEL. 111
III. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ TẠO LẬP BẢNG BIỂU. 114
BÀI 2. THAO TÁC VÀ ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU TRONG BẢNG TÍNH. 122
I. THAO TÁC TRONG EXCEL. 122
II. CÁC CÁCH ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU. 124
III. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG KHÁC VÀO EXCEL . 130
IV. THIẾT LẬP TRANG IN VÀ IN BẢNG TÍNH. 132
V. CÁC PHÉP TÍNH CƠ BẢN TRONG EXCEL. 134Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 226
BÀI 3. SỬ DỤNG CÁC HÀM TRONG EXCEL . 137
I. GIỚI THIỆU VỀ HÀM (FUNCTION). 137
II. CÁCH DÙNG MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG. 140
BÀI 4. CÁC HÀM VỀ DỮ LIỆU. 151
I. TÌM KIẾM DỮ LIỆU . 151
II. CÁC HÀM TÍNH TOÁN THỐNG KÊ . 153
BÀI 5. QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC DỮ LIỆU . 159
I. SẮP XẾP VÀ QUẢN LÝ DANH SÁCH DỮ LIỆU. 159
II. TẠO CÁC BÁO CÁO . 163
CHƯƠNG IV - CÔNG CỤ TRÌNH CHIẾU MICROSOFT POWERPOINT. 174
I. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MS POWERPOINT . 175
II. THIẾT KẾ TRANG TRÌNH DIỄN (SLIDE). 177
III. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO TRANG TRÌNH DIỄN. 184
IV. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VỚI TỆP TRÌNH DIỄN. 188
PHỤ LỤC A - MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG KHOA HỌC MÁY TÍNH . 190
PHỤ LỤC B – QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG MÁY TÍNH . 192
PHỤ LỤC C – BẢNG MÃ ASCII. 195
PHỤ LỤC D – INTERNET. 197
PHỤ LỤC E - SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH . 206
PHỤ LỤC F - DANH SÁCH PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT WORD . 216
PHỤ LỤC G - DANH SÁCH PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT EXCEL. 221
PHỤ LỤC H - DANH SÁCH PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT POWERPOINT . 223
226 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tin văn phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc bấm phải chuột vào tên trang tính trên Sheet
bar, rồi chọn Delete.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 116
3. Di chuyển trong Excel và đánh dấu vùng dữ liệu
3.1. Di chuyển giữa các cửa sổ
Mỗi Workbook (File) được mở ra sẽ là một cửa sổ (môi trường làm việc) trong Excel.
Việc di chuyển từ Workbook này sang Workbook khác chính là việc di chuyển từ cửa
sổ làm việc này sang cửa sổ làm việc khác. Chính khả năng di chuyển dễ dàng khiến
cho công việc của bạn trở nên hiệu quả và mềm dẻo hơn. Tức là có thể di chuyển/ sao
chép dữ liệu từ Workbook này sang Workbook khác hết sức đơn giản.
Có hai cách để di chuyển giữa các cửa sổ:
Dùng chuột
− Kích chuột vào Title bar của cửa sổ cần làm việc
− Khi đó Title bar của Workbook đó được tô màu xanh, tức là cửa sổ được kích hoạt.
Dùng menu
− Chọn menu Window hoặc dùng tổ hợp phím ALT + W
− Chọn tên Workbook cần di chuyển đến.
3.2. Di chuyển giữa các trang tính
Trong một Workbook dữ liệu có thể để ở nhiều Sheet khác nhau. Nó tương tự như việc
trong một chiếc tủ có rất nhiều ngăn kéo (workbook), và mỗi ngăn kéo lại có các cặp tài
liệu (Sheet) khác nhau.
Với mỗi Workbook, phía dưới vùng làm việc có thẻ trang tính (Sheet tab), hiển thị bạn
đang làm việc ở sheet nào. Nếu muốn di chuyển sang sheet khác đơn giản chỉ việc kích
chuột vào biểu tượng của sheet đó.
Nếu tên sheet không hiển thị ra trên thanh đó, bạn kích chuột vào các nút ở góc trái/
phải ( ) của thanh này, cho đến khi nào tìm thấy sheet cần dùng thì kích chuột
vào tên sheet đó.
3.3. Di chuyển trong một sheet
Do tổ chức của trang tính dưới dạng bảng, khi đó các ô trong bảng là độc lập tương đối
với nhau. Có nghĩa là làm việc với ô nào thì ô đó là ô hiện hành, mọi thao tác chỉ có tác
dụng trên ô đó mà thôi.
Để di chuyển đến các ô trong trang tính, dùng các phím chuyển hướng có trên bàn
phím như ENTER, PageUp/PageDown, /, /,... Chức năng của các phím này
tương tự như trong Word. Tuy nhiên, nếu không làm việc trong một ô cụ thể nào thì
phím / là di chuyển sang trái/ phải một ô.
3.4. Đánh dấu vùng dữ liệu
Khi có một thao tác thay đổi thuộc tính của ô nào đó, hay chỉ định vùng tính toán ta
phải chọn được vùng nhận thao tác đó. Từ đây, quy định gọi việc chọn vùng là đánh
dấu hay bôi đen.
Ví dụ: Có một phần trang tính như sau:
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 117
A B C D E
1
2
3
4
5
Giả sử cần đánh dấu vùng được tô mầu, khi đó ô B2 được coi là ô góc trái trên và ô D4
được gọi là ô góc phải dưới của vùng cần đánh dấu.
Dùng chuột
− Kích chuột phải vào ô góc trái trên của vùng cần đánh dấu,
− Bấm giữ phím chuột trái và di chuyển đến ô góc phải dưới của vùng,
− Thả phím trái chuột, kết quả vùng trên được đánh dấu.
Dùng bàn phím
− Di chuyển ô hiện hành đến ô góc trái trên của vùng,
− Bấm giữ phím SHIFT,
− Di chuyển ô hiện hành đến ô góc phải dưới của vùng,
− Sau đó, thả phím SHIFT.
3. Nhập dữ liệu vào bảng tính
3.1. Khái niệm dữ liệu
Dữ liệu trong Excel là các thông tin kiểu văn bản, kiểu số hoặc kiểu ngày tháng được
nhập vào bảng tính.
Do vậy khi làm việc với dữ liệu trong bảng tính cần phải biết cách nhập các loại dữ liệu
và quản lý dữ liệu đó như thế nào để làm việc có hiệu quả.
3.2. Nhập văn bản (text)
Để nhập văn bản hay bất kỳ kiểu dữ liệu nào, trước hết phải xác định ô cần nhập dữ
liệu và ô đó trở thành ô hiện hành. Khi nhập văn bản, nội dung gõ vào sẽ xuất hiện
trong ô hiện hành và ở trên thanh công thức. Kết thúc nhập dữ liệu gõ phím ENTER,
khi đó ô ngay dưới ô vừa nhập dữ liệu trở thành ô hiện hành. Có thể thay vì gõ ENTER
thì gõ phím TAB để chuyển sang ô ở bên phải ô vừa nhập dữ liệu. Với dữ liệu kiểu
text, Excel tự động căn chỉnh dữ liệu theo lề bên trái của ô.
3.3. Nhập số (number)
Với dữ liệu kiểu số, khi nhập xong dữ liệu được tự động căn lề phải và dữ liệu chỉ bao
gồm dãy số. Nếu xuất hiện một ký tự khác số hoặc khác dấu (+/-) Exxcel tự coi dữ liệu
đó là kiểu text.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 118
Chú ý: Nếu muốn coi giá trị số nhập vào là một chuỗi ký tự, bạn chỉ cần nhập thêm dấu
‘ trước khi nhập số đó.
3.4. Nhập ngày tháng (date/ time)
Với dữ liệu kiểu ngày tháng, thì phải tuân thủ quy tắc nhập mm/dd/yy, có nghĩa là nhập
tháng trước sau đó mới đến ngày.
4. Sửa đổi và sao chép dữ liệu trong bảng tính
4.1. Sửa đổi dữ liệu
Trong quá trình làm việc dữ liệu nhập vào bảng tính có thể có sai sót, do vậy dữ liệu
trong bảng tính phải được thay đổi sao cho chính xác.
− Xác định trước ô cần sửa đổi dữ liệu,
− Ấn phím F2 hoặc kích đúp chuột vào ô đó, thay đổi dữ liệu của ô,
− Kết thúc gõ ENTER.
4.2. Sao chép dữ liệu
Trong bảng tính một khối dữ liệu nào đó có thể xuất hiện ở nhiều nơi, sao chép chính là
cách để hạn chế thời gian khi phải nhập dữ liệu nhiều lần.
Cách 1
− Đánh dấu vùng dữ liệu cần sao chép,
− Chọn menu Edit/ Copy hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + C,
− Di chuyển đến vị trí cần sao chép tới,
− Chọn menu Edit/ Paste hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + V.
Cách 2:
− Đánh dấu vùng dữ liệu cần sao chép, di chuyển con trỏ chuột đến đường biên của
vùng dữ liệu sao cho con trỏ thành hình mũi tên,
− Bấm giữ phím CTRL trong khi bấm giữ phím trái chuột và di chuyển trỏ chuột đến
vị trí cần copy tới, sau đó thả phím CTRL và chuột.
Sao chép đặc biệt (Special paste)
Do trong một ô có thể có 2 phần nội dung, trong đó phần 1 là nội dung dữ liệu và phần
2 là nội dung công thức của ô đó, nên khi sao chép Excel cho phép lựa chọn các sao
chép. Đặc tính này giúp cho Excel trở thành công cụ làm việc hữu hiệu và linh hoạt. Để
có thể sao chép đặc biệt dùng như sau:
− Đánh dấu vùng dữ liệu định sao chép,
− Chọn menu Edit/ Copy hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + C,
− Chọn menu Edit/ Paste Special,
− Lựa chọn cách dán trong hộp thoại Paste Special
All: Copy cả nội dung, công thức và cả định dạng của ô...
Formulas: Copy chỉ công thức
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 119
Values: Copy phần nội dung
Formats: Copy định dạng của ô,
Ngoài ra có thể copy kết hợp với việc thực hiện thao tác như Cộng (Add), Trừ
(Subtract), Nhân (Multiply), Chia (Divide) hay chuyển dữ liệu từ hàng thành cột và
ngược lại (Transpose), hay copy liên kết (Paste Link) với dữ liệu gốc.
− Chọn OK khi kết thúc.
Chú ý: Việc copy kết hợp với thao tác tính toán chỉ thực hiện được khi bạn dán lên 1
vùng có dữ liệu nào đó. Khi đó, MS Excel thực hiện thao tác tương ứng giữa các giá trị
trong vùng copy với các giá trị trong vùng paste.
A B C D E
1 2 3
2 3 2
3 4 7
4 5 4
5 6
Giả sử vùng copy là (A1:A4), thực hiện Paste special lên vùng có địa chỉ (C2:C5) và
thao tác thực hiện là chọn Multiply ở phần Operator trong cửa sổ Paste Special. Khi đó
giá trị trong vùng (C2:C5) có giá trị lần lượt là (4, 21, 16, 30).
4.3. Di chuyển (cắt dán) dữ liệu
Một khối dữ liệu nào đó có thể được di chuyển sang vị trí mới.
Cách 1
− Đánh dấu vùng dữ liệu cần di chuyển (cắt dán),
− Chọn menu Edit/ Cut hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + X,
− Di chuyển đến vị trí mới,
− Chọn menu Edit/ Paste hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + V.
Cách 2:
− Đánh dấu vùng dữ liệu cần di chuyển,
− Di chuyển con trỏ chuột đến đường biên của vùng dữ liệu sao cho con trỏ thành
hình mũi tên,
− Bấm giữ phím trái chuột và di chuyển trỏ chuột đến vị trí mới, sau đó thả phím
CTRL và chuột.
4.4. Xoá dữ liệu
− Đánh dấu vùng dữ liệu cần xóa,
− Chọn menu Edit/ Delete hoặc dùng phím DELETE.
4.5. Tìm kiếm và thay thế dữ liệu
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 120
a. Tìm kiếm
− Chọn menu Edit/ Find hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + F,
− Gõ nội dung tìm vào hộp Find what của cửa sổ Find,
− Chọn Find next, nếu cần thay thế chọn Replace và nhập dữ liệu cần thay thế vào
hộp Replace with, sau đó chọn Replace.
b. Thay thế
− Chọn menu Edit/ Replace hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + H,
− Gõ nội dung cần tìm vào Find what và nội dung sẽ thay thế vào hộp Replace with.
− Chọn cách tìm theo từng dòng (By Rows) hoặc cột (By Column) vào phần Search.
− Chọn Replace All nếu thay thế toàn bộ, chọn Replace nếu tìm từng mẫu và quyết
định thay thế.
4.6. Nhập dữ liệu vào nhiều ô cùng một lúc
Thông thường có thể sao chép nội dung 1 ô này sang nhiều ô khác nhau bằng việc dùng
cách sao chép dữ liệu thông thường (như mục 4.2. ở trên). Tuy nhiên có cách làm khác
giúp sao chép dữ liệu nhanh hơn.
a. Sao chép dữ liệu vào nhiều ô
− Nhập dữ liệu vào ô đầu tiên của dãy ô cần có dữ liệu đó,
− Đánh dấu vùng cần sao chép dữ liệu,
− Chọn menu Edit/ Fill/ Down (CTRL + D, nếu muốn sao chép xuống các ô bên
dưới) hoặc Edit/ Fill/ Right (CTRL + R, nếu muốn sao chép sang các ô bên phải).
Ví dụ: Ta có bảng sau:
A B C E
1 Mặt hàng Đơn giá Số lượng
2 Bồn Senta 1,700,000 5
3 7
4 8
5 9
6 Bồn INAX 1,560,000 2
Giả sử ô A3 đến A5 có dữ liệu giống ô A2, ô B3 đến B5 có dữ liệu giống B2, khi đó
vùng cần sao chép dữ liệu sẽ là (A2:B5) - vùng được tô màu. Gõ nội dung vào ô A2
vào B2. Sau đó đánh dấu vùng (A2:B5) và chọn menu Edit/ Fill/ Down, kết quả các ô
(A3:B5) có dữ liệu giống ô A2 và B2.
b. Điền tự động (Autofill)
Nếu trong bảng tính có chuỗi dữ liệu có cùng tính chất nào đó (ví dụ tăng/ giảm tuyến
tính) thì ta có thể dùng chức năng điền tự động.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 121
Cách làm:
− Nhập dữ liệu vào 2 ô đầu tiên trong dãy các ô có cùng tính chất,
− Đánh dấu 2 ô, di chuyển con trỏ đến góc phải dưới khối ô vừa đánh dấu,
− Khi con trỏ chuyển thành hình (+), thì bấm giữ phím phải chuột và di chuột đến các
ô còn lại của dãy,
− Đến ô cuối cùng của dãy thả phím trái chuột kết thúc việc Autofill.
Ví dụ: Có một bảng tính như sau:
A B C D E F G
1 1 3 5 7 9
2 2 12/12/01
3 12/13/01
4 ...
5 A1 A2 ...
6
Giả sử các ô (A1:A6) được nhập là các số thứ tự từ 1 đến 6. Khi đó, đánh dấu ô
(A1:A2), di chuyển trỏ chuột đến góc phải dưới của A2, sau đó bấm giữ trái chuột khi
di chuột đến các ô (A3:A6). Excel sẽ tự động phân tích là người dùng muốn dữ liệu
trong các ô tăng dần, mỗi lần tăng là 1 đơn vị. Kết quả, các ô được đánh số từ 1 đến 6.
Tương tự, với dãy ô (A1:E1) nhưng trong trường hợp này mỗi lần tăng là 2 đơn vị, do
vậy dữ liệu sẽ có dạng như trong bảng trên. Khi đó, ta nhập giá trị vào 2 ô A1 và B1,
tiến hành Autofill theo cách ở trên cho các ô còn lại.
Đối với dữ liệu kiểu ngày (date) như ô F2 và F3,... hay dữ liệu kiểu ký tự (text) như B5
và C5,... mà có một số đặc tính chung khác thì ta cũng có thể làm tương tự.
Lợi ích
− Đặc tính này đặt biệt có lợi đối với việc sao chép công thức để tính toán dữ liệu
trong bảng. Khi dữ liệu sắp xếp theo từng cột dữ liệu thì việc sao chép dữ liệu từ
dòng trên xuống các dòng dưới đã giảm đáng kể thời gian tính toán và tăng thêm lợi
ích của dùng Excel.
− Ngoài ra, Excel còn cho phép điền tự động giá trị cho các ô tính toán bằng cách
Autofill như trên. Cách làm cụ thể cũng tương tự như trên.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 122
BÀI 2. THAO TÁC VÀ ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU
TRONG BẢNG TÍNH
I. THAO TÁC TRONG EXCEL
1. Chèn thêm, xoá Columns/ Rows/ Cells
1.1. Chèn thêm hàng, cột, ô
a. Chèn thêm hàng
− Di chuyển con trỏ sang thanh Row Border,
− Bấm phải chuột vào tiêu đề của dòng ngay phía dưới vị trí cần thêm dòng mới để
đánh dấu hàng,
− Bấm phải chuột vào vùng đã đánh dấu, chọn Insert khi đó một dòng được thêm vào
vị trí đó và dòng đã chọn được đẩy xuống dưới.
b. Chèn thêm cột
− Di chuyển con trỏ lên thanh Column Border,
− Bấm phải chuột vào tiêu đề của cột bên phải vị trí cần thêm cột mới để đánh dấu
cột,
− Bấm phải chuột vào vùng đã đánh dấu, chọn Insert khi đó một cột được thêm vào
và cột này được đẩy sang phải.
c. Chèn thêm ô
− Di chuyển con trỏ đến ô hiện hành,
− Bấm phải chuột vào ô, chọn Insert
− Chọn cách thêm trong hộp thoại Insert:
Shift cells right: Đẩy ô hiện hành sang phải,
Shift cells down: Đẩy ô hiện hành xuống dưới,
Entire row: Thêm cả một dòng và đẩy dòng chứa ô hiện hành xuống
dưới,
Entire column: Thêm cả một cột và đẩy cột chứa ô hiện hành sang bên phải,
− Chọn OK kết thúc.
Chú ý: Nếu muốn thêm nhiều cột/ hàng, hay nhiều ô cùng một lúc, chỉ việc đánh dấu số
lượng cột/ hàng/ ô dự định sẽ thêm rồi thao tác các bước khác tương tự như thêm một
cột/ hàng/ ô ở trên.
1.2. Xoá hàng, cột, ô
a. Xoá hàng
− Di chuyển con trỏ sang thanh Row Border,
− Bấm phải chuột vào tiêu đề của dòng cần xoá để đánh dấu hàng,
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 123
− Bấm phải chuột vào vùng đã đánh dấu, chọn Delete khi đó dòng đánh dấu được xoá
đi và dòng ngay dưới nó được đẩy lên.
b. Xoá cột
− Di chuyển con trỏ lên thanh Column Border,
− Bấm phải chuột vào tiêu đề của cột cần xoá để đánh dấu cột,
− Bấm phải chuột vào vùng đã đánh dấu, chọn Delete kết quả cột đánh dấu bị xoá và
cột bên phải được đẩy sang.
c. Xoá ô
- Di chuyển con trỏ đến ô cần xoá,
- Bấm phải chuột vào ô, chọn Delete,
- Chọn cách xoá trong hộp thoại Delete:
Shift cells left: Đẩy các ô bên phải sang lấp vào ô đã xoá
Shift cells up: Đẩy các ô phía dưới lên
Entire row: Xoá cả một dòng chứa ô cần xoá
Entire column: Xoá cả một cột chứa ô cần xoá,
- Chọn OK kết thúc.
Chú ý: Nếu muốn xoá nhiều cột/ hàng/ ô cùng một lúc, ta đánh dấu số cột/ hàng/ ô dự
định sẽ xoá rồi thao tác các bước khác tương tự như xoá một cột/ hàng/ ô ở trên.
2. Thay đổi độ rộng của cột, hàng
2.1. Giới thiệu
Khi làm việc với bảng tính, đôi khi dữ liệu trong một ô dài hoặc ngắn hơn độ rộng của
cột chứa dữ liệu. Trong trường hợp dữ liệu ngắn hơn thì không có khó khăn, nhưng nếu
dữ liệu dài hơn thì việc theo dõi dữ liệu hay thao tác trên bảng tính sẽ gặp trở ngại.
Giả sử ta có một phần bảng tính như sau:
A B C E F G
1 Họ tên Ngày bắt đầu làm
2 Lê Hoàng Hà 12/12/00
3
Ta thấy, ô B2 có nội dung Ngày bắt đầu, hay ô A2 nội dung Lê Hoàng Hà Linh, nhưng
do độ rộng ô không đủ để hiển thị hết toàn bộ nội dung của ô nên một phần dữ liệu bị
che khuất. Nếu ô phía bên phải ô này không có thông tin thì phần dữ liệu bị che khuất
sẽ hiển thị đầy đủ và kéo dài sang phía ô bên phải đó (ví dụ ô B2). Do ô B2 có thông
tin, nên dữ liệu của ô A2 bị che khuất đi. Để xem phần dữ liệu bị che khuất ta có thể di
chuyển ô hiện hành đến ô A2.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 124
Tuy nhiên, cách làm này không phù hợp do phải di chuyển quá nhiều để xem thông tin
bị che khuất và khi in ra thì phần dữ liệu bị che khuất cũng không xuất hiện. Vì vậy, ta
có thể thay đổi độ rộng của ô để hiển thị toàn bộ dữ liệu.
2.2. Cách thay đổi độ rộng
a. Thay đổi độ rộng cột
- Di chuyển con trỏ chuột lên phần ranh giới phải của cột cần mở rộng/ thu hẹp trên
thanh Column Border,
- Khi con trỏ thành mũi tên 2 chiều, sau đó bấm và di chuột sang phải/ trái để mở
rộng/ thu hẹp cột,
- Nếu độ rộng của cột phù hợp thì thả phím trái chuột.
b. Thay đổi độ rộng hàng
- Di chuyển con trỏ chuột đến phần ranh giới dưới của hàng cần thay đổi độ rộng bên
thanh Row Border,
- Khi con trỏ thành mũi tên 2 chiều, bấm và di chuột để lên xuống/ lên để mở rộng/
thu hẹp độ rộng hàng,
- Thả phím chuột khi độ rộng của hàng phù hợp.
2.3. Chú ý
- Có thể thay đổi độ rộng của nhiều hàng/ cột cùng một lúc, bằng cách đánh dấu tất cả
các hàng/ cột cần thay đổi, thao tác tương tự như trên.
- Có thể dùng menu để thay đổi độ rộng của hàng/ cột như sau:
Di chuyển ô hiện hành về hàng/ cột cần thay đổi độ rộng,
Với hàng: Chọn menu Format/ Row/ Height,
Với cột: Chọn menu Format/ Column/ Width,
Gõ độ rộng cần thay đổi vào hộp thoại tương ứng,
Chọn OK để kết thúc.
- Khi thay đổi độ rộng của một ô có nghĩa là thay đổi độ rộng của hàng/ cột chứa ô đó.
- Có cách để mở rộng ô nhanh hơn cả là dùng Format/ Column/ AutoFit hoặc di
chuyển con trỏ lên ranh giới phải của ô trên thanh Column Border và kích đúp
chuột. Khi đó độ rộng cột được thay đổi sao cho toàn bộ dữ liệu của ô được hiển thị.
II. CÁC CÁCH ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU
Cũng tương tự như trong Word, đối với mỗi ô ta cũng có thể định dạng font cho dữ liệu
trong ô, căn chỉnh dữ liệu, viền khung, hay tô mầu nền cho ô đó, Nhưng do trong
Excel có rất nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, do đó ta cũng có thể định dạng lại kiểu dữ
liệu cũng như định dạng dữ liệu hiển thị, Việc thay đổi định dạng kiểu hầu hết được
áp dụng trên dữ liệu kiểu ngày tháng và dữ liệu kiểu số.
Ví dụ 1: Khi nhập dữ liệu vào là dãy số 123456, Excel tự động hiểu đó là kiểu số thông
thường và dữ liệu được căn lề phải. Nhưng nếu người sử dụng là một nhân viên kế
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 125
toán, hay một chuyên gia về tài chính thì cách định dạng số như trên có thể là không
phù hợp hoặc họ muốn đổi thành dạng tiền tệ như sau: $123,456.00,
Ví dụ 2: Dữ liệu là 12/12/2001, Excel tự động hiểu là dữ liểu kiểu ngày tháng, nhưng
người dùng lại muốn hiển thị là tháng phải được viết tắt bằng 3 ký tự đầu tiên của tên
tháng và hiển thị 12-Dec-2001. Khi đó việc định dạng lại dữ liệu rất hợp lý và dễ dàng
cho người dùng.
1. Định dạng dữ liệu thông thường
Thao tác định dạng gồm các bước sau:
− Đánh dấu vùng dữ liệu cần định dạng, chọn menu Format/ Cell hoặc bấm phải
chuột vào vùng đánh dấu, chọn Format Cell,
− Khi xuất hiện hộp thoại Format, tiến hành các định dạng trong các Tab định dạng,
− Chọn OK để kết thúc.
1.1. Định dạng font (Tab Font)
Cho phép thay đổi font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, Ý nghĩa các chọn lựa đều giống trong
MS Word.
- Font: Chọn font chữ
- Font style: Kiểu chữ
- Size: Cỡ chữ
- Underline: Chỉ định có gạch chân phía dưới
- Color: Mầu của chữ kể cả đường gạch chân
- Effect: Chỉ định hiệu ứng chữ
1.2. Căn chỉnh Paragraph (Tab Alignment)
Cho phép thay đổi cách căn chỉnh lề của dữ liệu trong ô..
- Text alignment: Căn chỉnh dòng dữ liệu trong ô
Horizontal: Căn chỉnh theo chiều ngang của ô
Vertical: Căn chỉnh theo chiều dọc của ô
- Orientation: Thay đổi hướng chữ
Có thể xoay hướng xuất hiện dữ liệu trong ô bằng cách dùng chuột kéo kim trong
trục đồng hồ, hoặc nhập độ nghiêng của dữ liệu trong phần Degree.
- Text control: Điều khiển dữ liệu
Wrap text: Chiều cao của ô tự mở rộng cho dữ liệu tràn xuống dòng dưới.
Shrink to fit: Dữ liệu tự động thu nhỏ cho vừa với độ rộng của ô.
Merge Cells: Trộn nhiều ô với nhau, tuy nhiên các ô cần trộn phải được đánh
dấu trước khi định dạng.
1.3. Viền khung cho bảng biểu (Tab Border)
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 126
Có thể làm rõ nét bảng tính bằng cách dùng đường viền, bằng cách vẽ những đường
viền xung quanh một phần nào đó của bảng tính sẽ làm cho bảng tính thêm phần sinh
động. Khi đó, đường viền làm cho bảng tính của bạn rõ ràng và người khác nhìn vào
bảng tính sẽ dễ hiểu hơn.
Với mỗi ô trong bảng tính có thể thay đổi thuộc tính đường viền có nghĩa là hoặc có
hoặc không có đường viền, đường viền có thể là đường liền nét hay đường đứt đoạn,
- Presets: Thiết lập lại kiểu các viền
None: Các ô đó không có đường viền
Outline: Có đường viền bên ngoài
Inside: Có đường viền ranh giới giữa các ô. Nút này chỉ xuất hiện khi có
nhiều hơn 1 ô được chọn (đánh dấu vùng các ô chứ không định
dạng được thuộc tính này cho 1 ô).
- Line: Lựa chọn kiểu đường viền
- Color: Chỉ định mầu của đường viền
- Border: Chỉ định các đường viền trên, dưới, trái, phải,... của ô
1.4. Tô mầu nền (Tab Patterns)
Mỗi một ô trong bảng có thể được thay đổi hoặc tô mầu nền khác nhau. Việc tô màu
nền sẽ giúp cho bảng tính hấp dẫn và gây được sự chú ý của người dùng đến dữ liệu
này. Để tô màu ta chỉ cần lựa chọn mầu trong bảng mầu có sẵn.
- Color: Tô nền là một màu thuần
- Pattern: Tô mầu nền là các kiểu hoa văn...
1.5. Định dạng lại dữ liệu kiểu số, ngày tháng (Tab Number)
Với dữ liệu trong bảng là số hay kiểu ngày tháng ta đều có thể định dạng lại cho dữ liệu
đó. Trong quá trình làm việc với bảng tính việc thay đổi dữ liệu cũng như thay đổi cách
hiển thị dữ liệu là không thể tránh khỏi.
Ví dụ:
A B C D
1 444444 $ 444,444.00
2 -33434 ($ 33,434.00)
3 123456 $ 123,456.00
Giả sử các ô B1, B2, B3 có dữ liệu là kiểu số, và người dùng là nhân viên tài chính, nên
họ muốn các dữ liệu phải được hiển thị là dấu tiền tệ (ví dụ $), và số âm phải được viết
trong dấu ngoặc đơn, Khi đó ta sẽ lựa chọn kiểu dữ liệu là Currency, với phần dư là
2 số, số âm được để trong ký tự () và được tô màu đỏ,. Dữ liệu sau khi định dạng sẽ
giống trong các ô D1, D2, D3. Điều này là hoàn toàn có thể làm được trong Excel, nên
hết sức thuận lợi cho người dùng.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 127
- Category: Lựa chọn kiểu dữ liệu
General: Kiểu số thông thường
Currency: Kiểu tiền tệ
Accounting: Kiểu kế toán tài chính...
- Decimal place: Phần dư sau dấu chấm thập phân
- Negative number: Quy định với số âm.
Chú ý: Người dùng có thể tạo ra cách hiển thị riêng cho một giá trị nào đó, bằng cách
tự xây dựng định dạng đó. Để làm như vậy, trước hết
− Chọn ô hay vùng địa chỉ ô cần định dạng, chọn menu Format/Cells,
− Chọn tab Number trong cửa sổ Format Cells,
− Chọn Custom trong mục Category,
− Gõ cách định dạng vào hộp Type, hay chọn kiểu có sẵn trong danh sách ở dưới,
− Chọn OK khi kết thúc.
2. Thẻ định dạng tự động
Cũng giống như trong Word, việc gán các định dạng của một ô nào đó vào một thẻ có
tên và tái sử dụng thẻ đó khi cần thiết là chức năng hữu hiệu của Style. Dùng Style
trong Excel tức là gán định dạng lưu lại trên thẻ đó cho một ô khác hay một dãy các ô
khác, giúp cho việc định dạng các ô hiệu quả và thuận tiện hơn.
2.1. Tạo Style
Cách tạo Style cũng tương tự như trong Word và theo các bước sau:
− Thao tác các định dạng cần thiết cho Style trên 1 ô,
− Chọn menu Format/ Style,
− Gõ tên Style vào hộp Style name của cửa sổ Format Style,
− Chọn OK khi kết thúc.
2.2. Sử dụng Style
− Chuyển con trỏ đến ô hay đánh dấu các ô cần dùng Style,
− Chọn menu Format/ Style,
− Chọn tên Style cần dùng trong hộp Style name,
− Chọn OK để chấp nhận dùng Style đó.
2.3. Thay đổi định dạng của Style
− Chọn menu Format/ Style,
− Chọn tên Style cần dùng trong hộp Style name,
− Chọn nút Modify, thực hiện các thay đổi cho Style trong cửa sổ Format Cells,
− Chọn OK để kết thúc thay đổi,
− Chọn OK để chấp nhận thay đổi.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 128
2.4. Xoá Style
− Chọn menu Format/ Style,
− Chọn tên Style trong hộp Style name,
− Chọn Delete, bấm OK kết thúc.
2.5. Nhận xét
Tính năng của Style cũng tương tự như việc dùng Paste Special, tuy nhiên với Paste
Special thì không chỉ dừng lại việc sao chép định dạng mà còn có chức năng sao chép
các ghi chú, sao chép độ rộng cột, Do đó, tùy theo khả năng của người dùng để lựa
chọn cách giải quyết.
3. Định dạng theo điều kiện
Định dạng theo điều kiện là việc tiến hành định dạng tự động cho các ô có giá trị thỏa
mãn một tiêu chí nào đó do người dùng yêu cầu.
Ví dụ: Với cột Điểm có các giá trị trong khoảng [-1,10]. Người dùng muốn định dạng
hiển thị cho cột Điểm theo tiêu chí sau: Nếu điểm dưới 0 thì hiển thị giá trị màu đỏ và
chữ đậm có nền vàng (Red, Bold; Pattern); nếu điểm dưới 5 thì hiển thị giá trị màu
xanh lá và chữ đậm nghiêng (Green, Bold Italic); nếu điểm là 10 thì hiển thị màu xanh,
có viền khung và đổ màu nền (Blue, Border, Pattern).
3.1. Gắn định dạng theo điều kiện cho dữ liệu
Trong một dãy giá trị, MS Excel cho phép định dạng hiển thị với tối đa 3 điều kiện.
Cách định dạng hiển thị theo điều kiện như sau:
− Đánh dấu vùng giá trị cần định dạng,
− Chọn menu Format/ Conditional Formatting để mở cửa sổ Conditional
Formatting,
− Lựa chọn trong hộp combo thứ nhất để chỉ ra định dạng cho giá trị (Cell Value Is)
hay cho công thức (Fomular Is),
− Nếu chọn Cell Value Is thì chọn trong hộp Combo thứ hai toán tử điều kiện của
phép so sánh, ví dụ chọn Less than (nhỏ hơn),
− Nhập giá trị hay chọn giá trị cho biểu thức điều kiện trong hộp text thứ ba và thứ tư
(nếu có), ví dụ nhập giá trị 0,
− Chọn nút Format để quy định hiển thị cho các giá trị thỏa mãn điều kiện đó,
− Tiến hành các định dạng cần thiết trong cửa sổ Format Cells tương ứng, ví dụ Tab
Font chọn Bold, Color Red; Tab Pattern chọn Yellow,
− Chọn 2 lần nút OK để chấp nhận định dạng trên.
3.2. Thêm điều kiện định dạng mới cho dữ liệu
− Đánh dấu vùng giá trị cần thêm định dạng,
− Chọn menu Format/ Conditional Formatting để mở cửa sổ Conditional
Formatting,
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 129
− Chọn nút Add để thêm điều kiện, khi đó trong cửa sổ xuất hiện phần lựa chọn cho
điều kiện mới,
− Tiến hành các thao tác như các bước trong phần 3.1.
3.3. Thay đổi định dạng cho điều kiện
− Đánh dấu vùng giá trị cần thay đổi định dạng,
− Chọn menu Format/ Conditional Formatting để mở cửa sổ Conditional
Formatting,
− Chọn nút Format của điều kiện cần thay đổi để quy định định dạng,
− Thực hiện thao tác định dạng như trong phần 3.1,
− Chọn OK để chấp nhận sự thay đổi định dạng.
3.4. Xóa điều kiện định dạng
− Đánh dấu vùng giá trị cần xóa định dạng,
− Chọn menu For
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tin_van_phong.pdf