Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi (Phần 2)

Chuẩn bị giám sát

Chuẩn bị giám sát thực chất là việc lập một kế hoạch giám sát chi tiết,

do vậy người quản lý chương trình truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ cần phải

xem xét các các khía cạnh sau:

- Thu thập, nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan để hiểu rõ các

vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát. Các số liệu và tài liệu cần thu thập

và nghiên cứu có thể là các số liệu báo cáo thống kê, các kế hoạch hoạt động,

các báo cáo giám sát lần trước.

- Khi hiểu được chi tiết tất cả các khía cạnh có liên quan, người giám

sát sẽ chủ động xây dụng kế hoạch giám sát một cách hiệu quả nhất.

Lập kế hoạch

Đánh giá Giám sát Tổ chức thực hiện100

- Xác định vấn đề giám sát hay hoạt động giám sát ưu tiên (trong

trường hợp không thể giám sát tất cả các hoạt động). Trên cơ sở nghiên cứu

kỹ tất cả các vấn đề có liên quan và các báo cáo hoạt động (nếu có), người

quản lý sẽ quyết định sẽ giám sát vấn đề gì? Vì mục đích chính là giám sát

hỗ trợ nên nếu không có điều kiện giám sát tất cả các hoạt động thì sẽ lựa

chọn vấn đề hay hoạt động ưu tiên để giám sát

pdf45 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển đổi hành vi là gì? Ai là đối tượng đích? Hành động mong muốn thay đổi ở đối tượng? Thông điệp chính và kênh truyền thông? cơ quan thực hiện? Cơ quan phối hợp? Ví dụ: Xây dựng thông điệp và kênh truyền thông phù hợp đối tượng Đối tượng Hành động mong muốn Thông điệp Hình thức chuyển tải Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hơp Phụ nữ mang thai Tiêm phòng uốn ván Bệnh uốn ván là nguyên nhân gây tử vong sơ sinh nhưng bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phụ nữ khi mang thai được tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Chị em hãy cứu con mình bằng cách đi tiêm phòng uốn ván 2 lần Tư vấn Cán bộ DSYT, CTV dân số Trạm y tế xã Hội thảo Hội LHPN xã Cán bộ DSYT xã Truyền thông đại Đài Truyền thanh Ban Dân số, Trạm y 89 trong suốt kỳ mang thai tại trạm y tế xã, tiêm 2 mũi cách nhau một tháng, mũi hai tiêm trước khi đẻ ít nhất một tháng. chúng xã tế, lãnh đạo các tổ chức 1.4.4. Bước 4: Lựa chọn giải pháp, xác định các hoạt động, phân bổ thời gian và lịch trình - Lựa chọn giải pháp Dựa vào kết quả phân tích vấn đề để đề ra các giải pháp thích hợp. Có thể có nhiều giải pháp để giải quyết một nguyên nhân, cần phải chọn những giải pháp thích hợp có tính khả thi cao. Giải pháp là gì? Đó là con đường hay cách để đạt được mục tiêu hay cách thức để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Giải pháp chính là phương thức để đạt tới mục tiêu. Các giải pháp được lựa chọn để giải quyết vấn đề Truyền thông chuyển đổi hành vi cần phải: + Rất rõ ràng cụ thể + Có hiệu quả nhất + Có khả năng thực thi + Giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại + Giá thành rẻ + Phù hợp điều kiện tại chỗ - Hướng tiếp cận giải pháp can thiệp truyền thông chuyển đổi hành vi Dựa trên mô hình lý thuyết các bước và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi hành vi và mục tiêu của can thiệp, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của các can thiệp Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ tương ứng với các bước chuyển đổi hành vi được xác định như sau: 90 Giai đoạn 1: Chưa hiểu biết đến hiểu biết Tìm hiểu vấn đề của đối tượng Phân tích lợi hại của hành vi mới Cung cấp thông tin qua nhiều kênh khác nhau Giai đoạn 2: Chưa chấp nhận đến chấp nhận Cung cấp, bổ sung thông tin Động viên, hỗ trợ, tư vấn Giai đoạn 3: Có ý định, chuẩn bị và sẵn sàng thay đổi Động viên và nêu những gương tốt Tăng cường trợ giúp của gia đình, bạn bè Tạo môi trường thuận lợi Giai đoạn 4: Thử thực hiện hành vi mới Cung cấp thông tin về cách sử dụng Khuyến khích sử dụng Giảm các rào cản thông qua giải quyết vấn đề Xây dựng kỹ năng thông qua thử chuyển đổi hành vi Sự ủng hộ của xã hội Giai đoạn 5: Thực hiện thành công, duy trì hành vi mới và tuyên truyền ngời khác làm theo Nhắc nhở lại lợi ích của duy trì hành vi mới Khẳng định khả năng duy trì của đối tượng Tạo sự ủng hộ của xã hội 91 Mô hình trên được coi như một khung lý thuyết để xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động của các can thiệp truyền thông khi kết hợp với kết quả phân tích hiện trạng, đối tượng và mục tiêu của dự án truyền thông. - Xác định các hoạt động Căn cứ vào giải pháp xác định các hoạt động cần thực hiện. Hoạt động là những can thiệp truyền thông chủ yếu phải tiến hành để đạt đ ược các đầu ra của kế hoạch. Các hoạt động có thực hiện thì đầu ra mới đạt được. Việc thực hiện hoạt động sẽ được căn cứ trên kế hoạch đã xây dựng đảm bảo theo đúng tiến độ thời gian cũng như nguồn lực được chuẩn bị. Ví dụ: Nếu giải pháp là nâng cao kiến thức thì các hoạt động phù hợp sẽ là tổ chức truyền thông nh ư: + Xây dựng chương trình phổ biến kiến thức trên truyền hình + Tổ chức các hoạt động thăm hộ gia đình + Thảo luận nhóm + In ấn và cung cấp các tài liệu truyền thông ... Lịch các hoạt động: Hoạt động Thời gian phân bổ cho các hoạt động Tháng 2 Tháng 3 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 Hoạt động 1 xx Hoạt động 2 xx xx xx Hoạt động 3 xx xx xx Hoạt động 4 xx xx xx xx Hoạt động 5 xx xx xx 1.4.5. Bứớc 5: Dự toán các yếu tố đầu vào - Nguồn nhân lực: Người tham gia tổ chức, chuyên gia, và những người tham gia thực hiện hoạt động. - Phương tiện: Các phương tiện cần thiết để tổ chức các hoạt động. 92 - Thời gian: Thời gian cần thiết cho tổ chức từng công việc cụ thể. - Tài chính: Kinh phí cần thiết cho nguồn lực, trang thiết bị, tài liệu, phương tiện. Ví dụ: một mẫu kế hoạch hoạt động truyền thông trong một năm của xã “X” (vấn đề SKSS chọn ưu tiên là SKSS VTN và làm mẹ an toàn) Hoạt động Đối tượng tác động Kết quả hoạt động Tổ chức /cá nhân thực hiện Thời gian bắt đầu, kết thúc Địa điểm Kinh phí (1000 đ) Mục tiêu 1: Đến tháng 12, có 95% VTN/TN xã X hiểu rõ nguy cơ tình d ục không an toàn và biết cách sử dụng BPTT phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn Đầu ra 1: 100% VTN/TN hiểu biết về các BPTT hiện đại Hoạt động 1: cung cấp tờ rơi về tác hại của phá thai và các BPTT phù hợp với VTN/TN VTN/TN Mỗi chi đoàn phát được 100 tờ rơi Đoàn Thanh niên xã 2/2010 12/2010 Văn phòng Đoàn TN xã 100.000đ để hỗ trợ tiền xăng xe Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về kỹ năng ứng xử của VTN/TN trước vấn đề tình yêu, tình Học sinh trường THPT và thanh niên xã Một cuộc thi được tổ chức Đoàn Trường và Đoàn Thanh niên xã 2/2010 4/2010 Trường THPT 2.000.000 đồng 93 dục an toàn có trách nhiệm Hoạt động: Đầu ra 2: 100% các bậc cha mẹ ủng hộ VTN/TN tiếp cận với các dịch vụ, tư vấn phi lâm sàng về chăm sóc SKSS khi có nhu cầu Hoạt động 1: Hoạt động 2: Mục tiêu 2: Đến tháng 12/2008: 90 % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc khi mang thai, khi sinh, sau sinh và biết cách thực hiện các chăm sóc cơ bản đó khi có thai. Đầu ra 1: 100 % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ lợi ích của việc khám thai từ 3-5 lần và các chăm sóc cơ bản khác khi mang thai, chuyển dạ và sau đẻ Hoạt động 1: Sinh hoạt thảo luận nhóm tại các câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc Phụ nữ tham gia các mô hình câu lạc bộ 1 tháng/1 buổi sinh hoạt Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ và cán bộ dân số xã 1/2008- 12/2008 Tại Nhà văn hóa thôn của của xã X 100 (chè nước và thuê phương tiện) Hoạt động 2: Phát tờ rơi đến từng hộ gia đình có phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai được nhận tờ rơi Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ,CTV, tuyên truyền 8/2008- 12/2008 Các hộ gia đình của xã X 2.000 (hỗ trợ xăng xe đi lại) 94 viên Hoạt động 3: Tuyên truyền trên hẹ thống lao đài của xã Người dân Nội dung về LMAT được phát 2 tuần 1 lần x 12 buổi Trạm trưởng y tế và Văn hóa xã 3/2008- 6/2008 Xã X 300 (tiền viết bài và thù lao đọc bài) Đầu ra 2: 90 % phụ nữ mang thai đi khám thai từ 3-5 lần và tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi. Hoạt động 1: Xây dựng thông điệp về lợi ích của việc khám thai sớm và khám thai từ 3-5 lần Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Xây dựng và chuyển tải thông điệp trên hệ thống loa và trên 5 pano đặt tại 5 thôn Cán bộ dân số và Phòng văn hóa thông tin 1/2008- 12/2008 Tại Trung tâm của 5 thôn xóm 1.000 Hoạt động 2: 95 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông 2.1. Khái niệm Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình triển khai các hoạt động nhằm biến kế hoạch thành hiện thực; là quá trình ng ười lãnh đạo huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực để các hoạt động truyền thông diễn ra theo đúng quy mô, thời gian, địa điểm đạt được kết quả như dự kiến. 2.2. Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch Để tổ chức thực hiện thành công kế hoạch truyền thông, người lãnh đạo cần tiến hành các bước sau đây: - Bước 1: Trước hết người quản lý cần rà soát bản kế hoạch đã được xây dụng để kiểm tra xem quy mô như thế nào: có bao nhiêu hoạt động (đối với kế hoạch năm), bao nhiêu việc (đối với kế hoạch hoạt động)? Thời gian bắt đầu và kết thúc? Địa điểm ở đâu? Cần bao nhiêu người? Bao nhiêu nguồn lực?... - Bước 2: Kiểm tra xem các nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí, cơ chế... đã đầy đủ ch ưa, để kịp thời huy động cho đủ hoặc điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. - Bước 3: Tổ chức cuộc họp để thông báo kế hoạch, phân công cán bộ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng năng lực để đảm bảo từng việc, từng hoạt động được triển khai đúng kế hoạch và đạt kết quả. - Bước 4: Liên hệ và làm việc với các đối tác liên quan thông qua công văn hoặc các cuộc họp để phối hợp chặt chẽ trong triển khai kế hoạch, hoạt động. - Bước 5: Theo dõi từng việc và giám sát, đôn đốc, thúc đẩy thường xuyên từng hoạt động thông qua các cuộc họp hoặc trực tiếp làm việc với cán bộ đợc phân công để đảm bảo hoạt động thực hiện đúng kế hoạch kịp thời phát hiện những thiếu sót và bất hợp lý. - Bước 6: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ theo qui định bằng văn bản cho các cơ quan quản lý. Có nhiều hình thức báo cáo. 96 + Báo cáo kết quả hoạt động: Ví dụ: Ban Trường học (Tỉnh đoàn) ngay sau khi tổ chức xong "Cuộc thi tìm hiểu về phòng tránh HIV/AIDS và kỹ năng sử dụng BCS đúng cách trong trường công nhân kỹ thuật" cần viết ngay báo cáo và gửi cho Thường trực Tỉnh đoàn. + Báo cáo định kỳ (tháng, quí): Ban trường học phản ánh tiến trình hoạt động của "Góc thân thiện" tiếp cận BCS tại trường Công nhân kỹ thuật của tỉnh trong báo cáo định kỳ gửi lên Thường trực Tỉnh đoàn. - Bước 7: Điều chỉnh kịp thời kế hoạch khi có thay đổi về đầu vào và các rủi ro ngoài dự kiến. TỰ LƯỢNG GIÁ Phần 1: Trả lời ngắn những câu sau đây từ câu 1 đến câu 5 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống; (..) 1. Kế hoạch là một danh mục .........A........được sắp xếp theo thứ tự hợp lý gắn với một ............B................nhất định với sự tham gia của những cá nhân, tập thể và............C........, phương tiện được xác định nhằm đạt được mục tiêu nhất định. 2. Lập kế hoạch tác nghiệp (hay còn gọi là kế hoạch hoạt động) là việc xác định các hoạt động, ............A............để thực hiện mục tiêu, ......B........giải pháp về truyền thông với thời gian bắt đầu, .............C............., người chịu trách nhiệm, ............D........................và kết quả đạt được cụ thể. 3. Yêu cầu và nội dung của một bản kế hoạch A. Cơ sở xây dựng kế hoạch truyền thông B. Các mục tiêu truyền thông cần đặt ra C. ............................................................ D. ............................................................ E. ............................................................ F. Thời gian biểu các hoạt động 4. Các bước lập kế hoạch truyền thông A. ............................................................ 97 B. Xây dựng các mục tiêu và xác định các chỉ số đầu ra của truyền thông C. ............................................................... D. Xác định các hoạt động, phân bổ thời gian và lịch trình E. ............................................................... 5. Yêu cầu cụ thể của một mục tiêu tốt A. Cụ thể (Specific -S) B. .. C. D. E. Có hạn đinh thời gian (Time-bounding - T) Phần 2: Câu hỏi tự luận 6. Trình bày chi tiết các bước lập kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi h ành vi. 98 Bài 4 THEO DÕI, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DS,SKKSS/KHHGĐ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm giám sát hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ . 2. Mô tả được nội dung giám sát hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ . 3. Phân tích được phương pháp giám sát hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. NỘI DUNG 1. Khái niệm Khi triển khai thực hiện các chương trình, hoạt động truyền thông luôn nảy sinh nhiều vấn đề có thể thuận lợi hoặc khó khăn phức tạp không thể lường hết được. Vì vậy, giám sát nhằm xem xét phân tích việc thực hiện kế hoạch, sử dụng nguồn lực đã phù hợp ch ưa, có cần điều chỉnh gì không là rất quan trọng. Như vậy, mục đích của giám sát các hoạt động truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ là nhằm giúp đỡ cấp dưới hoặc tuyên truyền viên thực hiện các hoạt động ngày càng tốt hơ n công việc của họ. Giám sát các hoạt động truyền thông về DS/SKSS/KHHGĐ có hiệu quả phải là giám sát hỗ trợ, có nghĩa là ngoài việc giám sát xem xét phân tích các hoạt động trong kế hoạch, người giám sát viên còn phải hỗ trợ, theo dõi và giúp đỡ đối với cấp dưới hay các nhân viên của mình trong khi thực hiện các công việc được giao. Việc giám sát hỗ trợ được áp dụng cho cả hình thức giám sát bên ngoài (do tuyến trên, cấp trên giám sát cấp d ưới) và giám sát nội bộ hay còn gọi là tự giám sát (do người quản lý giám sát nhân viên của mình). 99 Chu trình quản lý Giám sát triển khai thực hiện các chương trình, hoạt động truyền thông có 3 nội dung: + Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch + Giám sát tính hợp lý và điều kiện thực hiện khi kế hoạch triển khai trong thực tế + Giám sát kết quả thực hiện kế hoạch 2. Nội dung các bước giám sát Cũng giống như các hoạt động khác, hoạt động giám sát thường được triển khai theo ba bước là: chuẩn bị giám sát; triển khai giám sát và các hoạt động sau giám sát. 2.1. Chuẩn bị giám sát Chuẩn bị giám sát thực chất là việc lập một kế hoạch giám sát chi tiết, do vậy người quản lý chương trình truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ cần phải xem xét các các khía cạnh sau: - Thu thập, nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát. Các số liệu và tài liệu cần thu thập và nghiên cứu có thể là các số liệu báo cáo thống kê, các kế hoạch hoạt động, các báo cáo giám sát lần trước... - Khi hiểu được chi tiết tất cả các khía cạnh có liên quan, người giám sát sẽ chủ động xây dụng kế hoạch giám sát một cách hiệu quả nhất. Lập kế hoạch Tổ chức thực hiệnĐánh giá Giám sát 100 - Xác định vấn đề giám sát hay hoạt động giám sát ưu tiên (trong trường hợp không thể giám sát tất cả các hoạt động). Trên cơ sở nghiên cứu kỹ tất cả các vấn đề có liên quan và các báo cáo hoạt động (nếu có), người quản lý sẽ quyết định sẽ giám sát vấn đề gì? Vì mục đích chính là giám sát hỗ trợ nên nếu không có điều kiện giám sát tất cả các hoạt động thì sẽ lựa chọn vấn đề hay hoạt động ưu tiên để giám sát. Ví dụ : MẪU THU THẬP THÔNG TIN GIÁM SÁT Thời gian giám sát : Ngày. Tháng..Năm .. Những người giám sát : . Hoạt động được giám sát Thời gian bắt đầu- kết thúc Người thực hiện Kết quả của hoạt động Kinh phí Nhận xét (vượt, đạt, chưa đạt) Hoạt động 1 a. Dự kiến b. Thực tế a. Dự kiến b. Thực tế a. Dự kiến b. Thực tế Hoạt động 2 a. Dự kiến b. Thực tế a. Dự kiến b. Thực tế a. Dự kiến b. Thực tế 101 Các thông tin khác liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động được giám sát : Đại diện tổ giám sát (Ký, ghi rõ họ tên) * Lập kế hoạch giám sát bao gồm: - Địa điểm giám sát; - Ngày, giờ giám sát; - Thành phần và nhiệm vụ của từng người trong nhóm giám sát; - Mục tiêu giám sát; - Phương pháp và tiến trình giám sát; - Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ hoạt động giám sát theo kế hoạch như phương tiện đi lại, hậu cần v.v... Kế hoạch giám sát cần được thông báo trước cho cơ sở sẽ được giám sát để cơ sở có thời gian chuẩn bị trước khi đoàn giám sát đến. Chuẩn bị các bộ công cụ giám sát phù hợp với mục đích và từng hoạt động giám sát. Công cụ giám sát có thể là: Các chỉ thị, quyết định, công văn hướng dẫn, quy định liên quan (ví dụ giám sát hoạt động nhóm giáo dục đồng đẳng phòng chồng HIV/AIDS phải chuẩn bị tất cả các văn bản hướng dẫn, quyết định, quy định liên quan đến việc tổ chúc thành lập nhóm, cách thức hoạt động v.v..). - Các biểu mẫu, sổ báo cáo: - Các văn bản ghi nhớ, cam kết hay báo cáo giám sát lần trước. - Các bảng kiểm giám sát: Bảng kiểm giám sát là một bảng ghi danh mục các nội dung, hoạt động càn giám sát dùng khi giám sát. Bảng kiểm là công cụ hết sức quan trọng giúp cho người giám sát viên: - Không bỏ sót nội dung cần giám sát; 102 - Thực hiện tuần tự các nội dung đã được chuẩn bị trước; - Giám sát đúng trọng tâm, không thực hiện những công việc không cần thiết nên tiết kiệm được thời gian; - Lưu trữ được những gì đã giám sát lần này và làm cơ sở so sánh cho các lần giám sát tiếp theo. - Viết báo cáo sau khi giám sát được chính xác. Mẫu Lập kế hoạch giám sát Các đợt giám sát Thời gian bắt đầu-kết thúc Các hoạt động giám sát Người thực hiện Địa điểm Kinh phí Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng bảng kiểm là: - Nội dung đầy đủ ở mức cần thiết. - Nội dung giám sát phù hợp với mức độ giám sát. - Không xây dựng một bảng kiểm dùng chung cho tất cả các tuyến và dùng cho các lần giám sát khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về xây dựng một bảng kiểm. Ví dụ 1: Bảng kiểm giám sát một cuộc thảo luận nhóm về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Stt Hoạt động Có Không Nhật xét 1 Giới thiệu bản thân và người tham dự 2 Nêu chủ đề thảo luận. 3 Hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của mọi ng- ười biết gì về lây truyền HIV từ mẹ sang con và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 4 Hãy khen ngợi những ý kiến hay 103 5 Bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ 6 Tìm hiểu xem mọi người có khó khăn gì khi thực hiện việc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con và thảo luận cách giải quyết 7 Tóm tắt các điểm chính và đạt đ ược cam kết của mọi ngời thực hiện hành vi mới 8 Chào, cảm ơn mọi người Tập huấn về kỹ năng giám sát, giám sát hỗ trợ kỹ thuật và sử dụng các công cụ giám sát hiệu quả kỹ năng thu thập thông tin, điền phiếu, tổng hợp, xử lý các thông tin giám sát và viết báo cáo giám sát. Việc tập huấn là cần thiết và hết sức cần thiết với những đợt giám sát cần nhiều ng ười tham gia và những người giám sát ít kinh nghiệm. 2.2. Triển khai giám sát Trong triển khai giảm sát có nhiều hoạt động diễn ra phụ thuộc vào mục tiêu của giám sát, loại hình giám sát, hoạt động đ ược giám sát, phương pháp giám sát..., nhưng thường là có các hoạt động sau đây: - Quan sát, lắng nghe - Gặp gỡ, tiếp xúc, tổ chức các cuộc thảo luận ở các cấp độ cá nhân, nhóm nhỏ; phỏng vấn sâu; phỏng vấn theo bảng hỏi... - Đọc các tài liệu có liên quan đến hoạt động giám sát ở địa bàn giám sát (biên bản hội họp, sổ ghi chép, các báo cáo tuần, báo cáo tháng...). - Đối chiếu sự việc đang diễn ra theo bảng kiểm hay danh mục hoạt động cần giám sát (đã chuẩn bị ở trên). - Làm việc với cộng đồng: từ người lãnh đạo, ng ười hưởng lợi gián tiếp, những người có liên quan... 104 - Đưa ra các hướng dẫn, các chỉ dẫn cần thiết theo kiểu cầm tay chỉ việc" đặc biệt khi giám sát các kỹ năng truyền thông hay giám sát một quy trình chuyên môn công việc cụ thể. - Đưa ra các nhận xét, kiến nghị và thảo luận các giải pháp khả thi. Việc đưa ra những nhận xét và thảo luận các giải pháp khả thi trong chuyến giám sát là hết sức quan trọng. Nó tạo cơ hội cho mọi người cùng đặt ra các mục tiêu, xây dựng giải pháp khắc phục tồn tại và đây cũng là thời điểm tốt nhất để thực hiện đào tạo tại chỗ những nội dung thiết thực có ảnh h ưởng đến nhiều người trong cơ quan. Việc đưa ra nhận xét và thảo luận các giải pháp cần thực hiện trong cuộc họp với các thành viên đơn vị được giám sát và cả với lãnh đạo cơ sở. - Ghi chép, chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho báo cáo sau giám sát... 2.3. Các công việc sau giám sát Tuỳ theo mục tiêu giám sát, loại hình giám sát (giảm sát th ường xuyên hay giám sát định kỳ...) mà sau giám sát có nhiều công việc khác nhau, như: - Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết hay các đề xuất để giải quyết kịp thời các vấn đề phát hiện được qua giám sát. - Phân tích thông tin thu được sau giám sát và viết báo cáo giám sát, kèm theo các đề xuất khuyến nghị để gửi đến những nơi có liên quan, bao gồm cả nơi đang thực hiện hoạt động được giám sát; - Lập kế hoạch tháo gỡ các vấn đề phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giám sát được hoàn thành tốt, có chất lượng và hiệu quả. - Tổ chức rút kinh nghiệm của chính hoạt động giám sát (trong đoàn giám sát), nhất là đối với các hoạt động giám sát định kỳ. 3. Các phương pháp được sử dụng trong giám sát 3.1. Quan sát Quan sát các hoạt động, các bước thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục, quan sát cách tổ chức bố trí buổi truyền thông hay góc truyền thông v.v... Cần tạo không khí thân mật để mọi việc diễn ra bình thường như 105 không có giám sát. Nếu thấy có điều gì cần hỏi thêm hay uốn nắn thì giám sát viên có thể tham gia vào lúc thích hợp và nên gợi ý, h ướng dẫn hơn là làm thay. 3.2. Phỏng vấn Khi cần thu thập thêm thông tin thì tiến hành phỏng vấn. Việc làm thế nào để có đủ thông tin đúng và cần thiết thì giám sát viên phải có kỹ thuật và khả năng phỏng vấn. 3.3. Thảo luận Có thể tổ chức thảo luận ngay sau quan sát sau khi phỏng vấn hay chỉ thảo luận đơn thuần. Khi tổ chức thảo luận cần phải chú ý: Mục đích, đồi tượng, số lượng người tham gia, tổ chức ở đâu, ai điều hành, có cần thư ký không? Vào thời gian nào là phù hợp. 3.4. Xem xét thu thập số liệu thông tin Xem xét thu thập số liệu thông tin qua các tài liệu báo cáo, sổ sách. Việc thu thập thông tin cần có chủ định trước như sẽ lấy những thông tin nào, ở đâu, bằng cách nào và quan trọng nhất là phân tích ra sao từ những số liệu đó và rút ra kết luận gì. TỰ LƯỢNG GIÁ Phần 1: Trả lời ngắn những câu sau đây từ câu 1 đến câu 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống; (..) 1. Giám sát nhằm xem xét Aviệc thực hiện kế hoạch, sử dụngB, có cần C.gì không là rất quan trọng. 2. Kể 3 nội dung giám sát triển khai thực hiện các chương trình, hoạt động truyền thông có: A. Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch B. ..khi kế hoạch triển khai trong thực tế 106 C. 3. Lập kế hoạch giám sát bao gồm: A. . B. Ngày, giờ giám sát; C. D. Mục tiêu giám sát; E. .. F. Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ hoạt động giám sát theo kế hoạch như phương tiện đi lại, hậu cần v.v... 4. Các phương pháp được sử dụng trong giám sát A. Quan sát B. .. C. .. D. Xem xét thu thập số liệu thông tin Phần 2: Câu hỏi tự luận 5. Trình bày chi tiết các phương pháp giám sát. 107 Bài 5 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DS, SKSS/KHHGĐ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về đánh giá việc thực hiện kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ 2. Phân tích được các bước đánh giá việc thực hiện kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ 3. Mô tả được nội dung báo cáo thực hiện kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ NỘI DUNG 1. Khái niệm Đánh giá chương trình truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ là hoạt động định kỳ nhằm lượng giá một cách hệ thống và khách quan, sự phù hợp việc triển khai và những thành công hay khiếm khuyết của chư ơng trình dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Tuỳ theo thời điểm đánh giá người ta có thể chia đánh giá ra làm các loại sau: - Đánh giá ban đầu: Trước khi thực hiện một chương trình truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, ng ười ta có thể tiến hành đánh giá ban đầu để biết được thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành cũng như khả năng tiếp cận với các kênh, phương tiện truyền thông, nhu cầu cũng như loại hình truyền thông và các đối tư ợng đích ưa thích v.v. . . Đánh giá ban đầu không chỉ giúp cho việc xây dựng chiến lược/chương trình/dự án/chiến dịch truyền thông mà còn làm cơ sở cho việc đồi chiếu với kết quả sau khi kết thúc can thiệp truyền thông. 108 - Đánh giá tiến độ thực hiện: Được tiến hành khi một chương trình truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình đang đư ợc tiến hành để có thể điều chỉnh hoặc sửa đổi các hoạt động nhằm đạt được kết quả mong muốn. Đánh giá tiến độ thực hiện sẽ trả lời câu hỏi: Các hoạt động truyền thông nào đang thực sự hoạt động? Ai là đối t ượng đích của các hoạt động này? Hoạt động truyền thông có diễn ra đúng kế hoạch không? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào không và tại sao? - Đánh giá cuối kỳ: Khi kết thúc chương trình chiến dịch hoặc dự án truyền thông cần phải đánh giá xem có đạt được các mục tiêu đã đặt ra không? những thay đổi tức thì mà đối tượng đích có được là gì? kiến thức, thái độ của họ ra sao? - Đánh giá tác động: Thường giúp cho các nhà quản lý lượng giá được mức độ thay đổi do chương trình chiến dịch truyền thông mang lại cho các đối tượng đích. Đánh giá tác động cũng trả lời cho câu hỏi: Chương trình truyền thông có tạo nên sự khác biệt so với trước không? những mối quan tâm ở đây là những thay đổi dài hạn nào xảy ra do tác động cuối cùng của chương trình truyền thông đó. Dù là hình thức đánh giá nào thì đánh giá một ch ương trình truyền thông giáo dục về dân sồ, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cũng tuân theo các bước sau: 2. Các bước đánh giá 2.1. Lập kế hoạch đánh giá - Xác định mục tiêu đánh giá Trước khi đánh giá cần phải xác định rõ đánh giá nhằm mục tiêu gì và ai sẽ là người sử dụng kết quả đánh giá? Nếu không xác định mục tiêu rõ ràng và phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflap_ke_hoach_van_dong_truyen_thong_chuyen_doi_hanh_vi_ve_dan.pdf
Tài liệu liên quan