Giáo trình Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch

HÚT THUỐC LÁ VÀ UNG THƯ:

Cách đây không lâu. Hiệp hội ung thư Mỹ đã đưa ra rằng: thuốc lá mới là vũ khí

hủy diệt quy mô lớn nhất, vì theo thống kê cho thấy, toàn thế giới cứ mỗi 1 phút

thì có khoảng 8 người chết do hút thuốc, số bệnh nhân chết vì ung thư có 1/3 là

do thuốc lá gây nên. Báo cáo của đại học Newton, trước năm 2025 toàn cầu có

khoảng 150 triệu người chết vì chứng bệnh do hút thuốc lá gây nên. Trước năm

2050, con số người chết vì thuốc lá khoảng 300 triệu. Cả thế kỷ 21 sẽ có khoảng

1 tỷ người chết do hút thuốc lá.

Hóa chất độc hại trong thuốc lá có hơn 200 loại, trong đó chất gây ung thư trên

20 loại, chủ yếu là nicotin, trực tiếp gây hại DNA trong tế bào, tuy cơ thể có tính

phục hồi, song khả năng phục hồi của mỗi người không giống nhau, trường hợp

không có khả năng phục hồi, sẽ xuất hiện mối nguy ung thư. Số lượng hút, số

năm hút có mối liên quan mật thiết với phát sinh ung thư phổi, vì tỷ lệ mắc ung

thư phổi của người nghiện thuốc lá cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc.

Hút thuốc lá ngoài gây ung thư phổi, còn dẫn đến các chứng ung thư khác như

khoang miệng, lưỡi, môi, yết hầu, thực quản, dạ dày, bàng quang, thận, gan, cổ tử

cung và bệnh bạch huyết.

Khói thuốc lá chia làm khói chính và khói phụ, khói chính do người hút tự động

hít vào, khói phụ do người xung quanh hít vào một cách bị động, chỉ cần ở nơi

khói thuốc lá hiện diện khoảng 1 giờ, ngang bằng tự hút vào một điếu, nên người

hút thuốc bị động cũng dễ bị ung thư và các chừng bệnh mãn tính khác.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và tập thể, nên cố gắng giảm hút thuốc lá. Đặc biệt

nên chú trọng việc cấm thuốc lá ở nơi công cộng

pdf41 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
to lớn. ĂN UỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ Điều trị bằng ăn uống đặc biệt quan trọng, nhất là trải qua điều trị thực dưỡng, cơ bản bồi nguyên, cải thiện thức năng, nâng cao sức đề kháng, giúp phòng chống căn bệnh tái phát và mắc chứng bệnh ung thư khác. Điều trị bằng ăn uống tùy theo thể chất và thói quen ăn uống của từng trường hợp. Yêu cầu về dinh dưỡng của bữa ăn hàng ngày là: chất đạm cao hơn người bình thường (như sữa, cá, trứng, thịt, đậu), lượng chất béo gần như người bình thường không tăng thêm; nên dùng nhiều thức ăn có chất xơ đề giảm chất độc trong đường ruột. Muối vô cơ, vitamin, nguyên tố vi lượng có thể hữu ích cho ung bướu hấp thu nhiều hơn bình thường. Đề nghị ăn nhiều thức ăn có tác dụng phòng chống ung thư (xem phần thức ăn và ung thư ở mục phòng chống ung thư của quyển sách), chú ý qui luật ăn uống và giữ cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra nếu có thể hấp thu thên glucan của nấm, để điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể, vừa chăm sóc cơ quan, vừa duy trì cân bằng sinh học, để cơ thể khỏe dần lên. Giảm nhẹ tác dụng phụ và cảm giác khó chịu do hóa trị hoặc xạ trị, nâng cao chất lượng sống. QUẢN LÝ CƠN ĐAU CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ Dù ở giai đoạn đầu, cũng có khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư có triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, yếu sức, biếng ăn, ngủ không tốt, ngày càng đuối sức trong công việc. Nỗi đau đó người ngoài khó thấu hiểu, nên bệnh nhân cảm thấy bị cô lập, nguyên nhân gây đau rất phức tạp, thường thấy các loại sau đây: 1. Đau do ung bướu lan rộng trong các mô. Chèn ép thần kinh, di căn tới xương hoặc gây sưng hệ bạch huyết. 2. Do nằm cố định lâu ngày, dẫn tới đau khớp hoặc lở loét. 3. Đau do vết mổ phẫu thuật hoặc viêm khoang miệng do chất chống ung thư và xạ trị. 4. Đau do các biến chứng, như bị Zona. 5. Đau do tác dụng tâm lý như sợ hãi, căng thẳng, phiền muộn, khiến nỗi đau gia tăng. Dù lên cơn đau, cũng không nên quá lo sợ, tuyệt vọng, với thuốc giảm đau sẽ giúp chúng ta, hơn nữa qua điều trị lâm sàng, chúng ta còn tìm ra nhiều cách giảm đau không cần thuốc, vì vậy, chúng ta nên xem trọng vấn đề điều trị và quản lý cơn đau trong bệnh ung thư. CÁCH GIẢM ĐAU KHÔNG THUỐC MEN 1. Thư giản cơ bắp toàn thân là cách giảm đau tốt. Đặc biệt là giúp thanh thảnh tâm hồn, xóa đi phiền muộn, cải thiện giấc ngu, phục hồi sức lực. 2. Phân tán sự tập trung bằng cách nghe nhạc, xem tivi. 3. Dùng cách kích thích da để giảm đau, có thể massage xoay tròn chậm và chắc quanh lưng, eo và chân, bấm những chỗ đau hoặc xung quanh khoảng 10 giây, để bệnh nhân cảm nhận có giảm đau phần nào hay không, nếu kết quả chưa rõ rệt, có thể tìm điểm bấm tốt hơn. Sau đó hãy bấm cố định khoảng 1-2 phút, đôi khi giúp giảm đau đến vài phút thậm chí vài giờ đồng hồ. Cũng có thể chườm lạnh để gây tê cục bộ và giảm đau, thường cho hiệu quả tốt. Khi chườm nên dùng khăn bọc lấy túi đá, chú ý phản ứng cục bộ (màu da chuyển sang màu trắng), tránh làm tổn thương da do quá lạnh. Khi xảy ra cơn đau cấp tính, phải liên hệ với bác sĩ ngay. Đau chưa hẳn là báo hiệu bệnh di căn, cũng có thể là vấn đề nhỏ, như táo bón, kích thích ngoài da, quá căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN CỦA BỆNH NHÂN Chất lượng sống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi căn bệnh. Để bệnh nhân sớm khỏi bệnh, phải tạo cho môi trường sống thoải mái, yên tĩnh, hài hòa, căn phòng dưỡng bệnh nên thông thoáng, có ánh nắng, giường ngủ sạch sẽ, mềm mại, tốt nhất nên trưng bày thêm vài cành hoa, để tạo tâm lý thư giãn. Chế độ ăn uống của bệnh nhân cần chú ý nguyên tắc ăn ít nhưng chất lượng tốt, ít lượng nhiều bữa. Khuyến khích bệnh nhân siêng cử động, làm những công việc 2. Biết mình đang ở đâu và đi về đâu phù hợp với khả năng, tham gia tập luyện vừa phải, tăng cường thể chất, đề nâng cao phòng chống bệnh tật. Rèn luyện tinh thần và tâm trí chống ung bướu. Điều trị bệnh ung thư cũng giống như khởi hành một chuyến du lịch, tự đi tới đích là điều hết sức quan trọng, nếu nhờ người ta đi giùm, sẽ xuất hiện trệch hướng hoặc mất phương hướng, khi đó mới phát hiện sai lầm thì đã muộn. Mục đích đi tới nhất thiết phải tự quyết định. Nên phải biết mình đang ở đâu, nếu không, khó khởi hành thuận lợi. Trước khi quyết định vị trí và hướng đi phải tìm hiểu ba điều sau đây: Trong gia đình, người thân phải xem trọng giao lưu tình cảm với người bệnh, vì bệnh nhân thường mang tâm trí tiêu cực, mất lòng tin với sự hồi phục, với bác sĩ, nóng nảy bực bội với môi trường sống xung quanh, lúc này họ rất cần sự quan tâm, giải khuây, chăm lo, thông cảm của gia đình và người thân. 10 NHÂN TỐ ĐẨY LÙI BỆNH UNG THƯ A . Thông tin về bệnh tật. 1. Tránh lo sợ, bực dọc, phải giữ tâm trí thanh thản và bình tĩnh Trước hết cần nắm vững thông tin căn bệnh, thí dụ: chủng loại bệnh ung thư, phân kỳ bệnh lý, đặc tính mô bệnh lý, Kỹ thuật chẩn đoán hiện nay hết sức tiến bộ, qua đó bệnh nhân có thể hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình sắp tới sẽ ra sao? Có cách gì điều trị? Hiệu quả thế nào?... đây là những điểm cần làm rõ. Khi biết mình mắc chứng bệnh ung thư, người ta thường tỏ ra tuyệt vọng, bực nhọc, lo lắng và bất an, từ đó dẫn tới mất ngủ, biếng ăn khoảng một hai tuần sau mới chấp nhận sự thật. Trong quá trình điều trị, cố gắng không bị tâm lý bất an, yếu đuối, mà phải hiểu rằng muốn khắc phục ung thư, cần phải chấp nhận sự thật. Đừng bao giờ đánh mất tư duy tích cực, vì tâm lý buồn bã, bệnh nhân sẽ biếng ăn và giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Hãy tịnh tâm suy nghĩ, đặt mình ở cái nhìn tích cực hơn, song cũng đừng đè nén tâm tư, vì chỉ khi chúng ta trút hết tâm trạng bực nhọc, bi thương và than thở, mới điều chỉnh lại tâm trí, trực diện đón nhận cuộc sống sắp tới, điều này có ích cho điều trị. B. Ý nghĩa điều trị: Bệnh ung thư biến mất nhất thời hoặc khối u co lại, hãy tham khảo thông tin bệnh lý qua nội dung các phần trong quyển sách náy. C. Tâm lý bệnh nhân: Căn cứ thông tin có được, hãy điều chỉnh tâm trạng đối với căn bệnh, đừng để thông tin sai lầm tiêu cực ảnh hưởng bước đi, hãy tin tưởng đi tới ngày mai. Có lẽ bạn cách mục tiêu còn xa lắm, song dù bước đi chậm rãi và khập khễnh, chỉ cần chịu khó đi vẫn có ngày đến đích. Khoa hoạt động sinh học thuộc hệ thần kinh học ở Mỹ từng tiến hành các thí nghiệm nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tế bào sát thủ tự nhiên (Natural Killer cell) với yếu tố tâm trạng. Nghiên cứu nhờ các diễn viên chuyên nghiệp diễn xuất bằng trí tưởng tượng trong tâm trạng bi thương, đã phát hiện số lượng và hoạt tính của tế bào sát thủ tự nhiên trong máu của họ khi diễn đều tăng lên. Cũng có thí nghiệm tâm lý cho thấy tuổi thọ bệnh nhân ung thư ngực, biết tự trút cơn phẫn nộ, lo sợ, đè nén, thường sống lâu hơn so với những người không biết bộc lộ. 3. Then chốt điều chỉnh nằm trong tay bạn Có một số quan niệm như “muốn điều trị bệnh ung thư, thì phải tìm đến phẫu thuật”, hay “phó mặc tất cả cho bác sĩ”, điều không thể giải quyết vấn đề căn bản, vì then chốt điều trị nằm ở bản thân người bệnh. Dù chọn cách điều trị nào, chỉ cần biết tự khống chế, tin ở mình và tin cách chọn lựa đúng, mới là kẻ mạnh. Qua điều tra tâm lý, muốn đẩy lùi bệnh ung thư (không dựa vào y học hiện đại, thuốc men và tia xạ) bằng biện pháp tự nhiên (như liệu pháp ăn uống, dược thảo), phải có một điểm chung đó là: vững tin vào cách mình đã chọn và cố gắng thực hiện không ngừng. Do vậy, không nên đè nén tâm trạng, phải có tâm hồn thật sự thanh thản, mới có ích cho điều trị. Nếu bệnh nhân luôn mang tâm lý nặng nề, tuyệt vọng, người thân bên cạnh nên đóng vai trò thông cảm, chỉ cần chịu khó lắng nghe họ tâm sự hoặc nắm lấy tay họ, khóc cùng họ, cũng là cách giúp cho bệnh nhân đi tới giai đoạn chấp nhận và thanh thản, giúp cho sự bình lặng trong tâm hồn. 4. Suy ngẫm về ý nghĩa điều trị. Sự phát sinh căn bệnh muốn thông báo thông tin gì? Nếu bạn cho đó là món quà bất hạnh, thì hành trình chống bệnh tật của bạn sẽ là con đường thù hận. Bộ não của con người rất phức tạp, không chỉ là bản năng, còn biết suy ngẫm, cơ thể thể hiện tâm trạng, tâm trạng sẽ phản chiếu đến sức khỏe, trái tim biết nói dối, song cơ thể thì không; tâm lý có thể chịu đựng sự vật đáng ghét, song cơ thể thì không, chúng rất thẳng thắn, luôn phản ảnh nội tâm chân thật. Căn bệnh ung thư khiến bệnh nhân suy ngẫm, từ chán nản ban đầu dần đi tới ngẫm nghĩ sâu hơn về ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Khi bệnh nhân tìm ra ý nghĩa của căn bệnh, tâm lý lo sợ sẽ giảm dần, khi đó nhìn rõ hơn mục đích của cuộc đời. 5. Đừng buôn xuôi hy vọng, đừng quá miễn cưỡng bản thân Tùy theo chủng loại căn bệnh và bệnh tình, bác sĩ thường đưa ra dự đoán tỷ lệ phục hồi và tỷ lệ sống còn trong vòng 5 năm, con số trên chỉ là thống kê và phán đoán theo kinh nghiệm của bác sĩ, thực ra tuổi thọ của con người được quyết định theo căn cứ nào? Chúng tôi không cho rằng như vậy, nhân tố quyết định tuổi thọ là quan trọng nhất là sức sống của con người. Con người không chết vì bệnh, mà chết vì mất hết sức sống. Cho dù, bác sĩ quyền uy nào phán tỷ lệ sống còn của bệnh nhân là rất thấp, song chớ nên quá buồn chán, dù chỉ còn hy vọng 1%, bệnh nhân vẫn có thể tiến tới, dù phán là 0%, đôi khi với nỗ lực không ngừng, bạn vẫn có khả năng trở thành người phục hồi đầu tiên! Cho nên, dù thế nào vẫn giữ ý chí sống còn, có như vậy bạn mới có quyết tâm vượt qua gian khó. Có lẽ con người cho rằng, đừng buôn xuôi hy vọng có vẻ mâu thuẫn với đừng quá miễn cưỡng bản thân? Song cả hai không phải là trái ngược nhau. Quá miễn cưỡng có hai khuyết điểm: quá miễn cưỡng ở sức khỏe (y học và điều trị), sẽ ức chế, làm giảm sức lực và tính miễn dịch, lợi bất cập hại; còn quá miễn cưỡng ở tâm trí, sẽ khiến bản thân cảm thấy lực bất tòng tâm, lo lắng, bực bội, u uất càng ảnh hưởng sức khỏe. Một kẻ mạnh chân chính, không phải chỉ sức khỏe tốt, mà là biết linh động, hãy tưởng tượng xem, giữa tản đá và dòng nước kẻ nào mạnh hơn? 6. Dù bệnh, cũng đừng xem mình là bệnh nhân Tế bào trong cơ thể luôn biến đổi, trạng thái ở phút giây này chưa hẵn đã giống phút giây sau, mà khống chế sự biến đổi này là do gien di truyền DNA, chúng đôi khi bị hoạt hóa, đôi khi bị ru ngủ tùy theo kích thích hoặc thay đổi của môi trường. Thường ngày, cơ thể thường chỉ sử dụng 3% thông tin di truyền này, còn lại đều ở trạng thái ru ngủ, nghĩa là thông tin hoạt hóa chỉ chiếm số ít, thông tin ru ngủ chiếm đa số. Chỉ cần chúng ta thức tĩnh số gien di truyền đang ngủ này, sẽ phát huy sức mạnh tiềm tàng, trong đó bao gồm khả năng điều trị bệnh tật. Nên dù mắc bệnh ung thư, hoặc bệnh nan y, sinh mạng bị đe dọa, chỉ cần nuôi ý chí sống sót và hy vọng, sẽ giúp nâng cao tính miễn dịch, hoạt hóa gien di truyền, dẫn tới kết quả khác nhau. Còn một khi chúng ta đánh mất hy vọng, phủ nhận sự tồn tại thì chẳng khác gì đã dẫn mình tìm tới tử vong. 7. Hành động và cảm xúc Bệnh nhân ung thư phải có ý chí, phải biết thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống, siêng tập luyện, giảm stress, tăng giấc ngủ, các việc trên tốt cho sức khỏe. Không ai có thể làm thay bạn, chỉ có bạn tự làm cho chính mình, chỉ cần bình tâm sẽ giúp hoạt hóa khả năng miễn dịch hoặc khả năng điều trị. Chọn thái độ tích cực khắc phục tâm trạng sợ hãi, ý chí muốn sống kích thích thần kinh trung ương, có lợi cho điều trị. Tuy nhiên, sự tuyên bố khó sống của bác sĩ, kết quả kiểm tra kém, tiêu chí khối u tăng, sức khỏe sa sút, tác dụng phụ của thuốc, đều khiến bệnh nhân lo lắng, sợ hãi và thất vọng, cộng thêm do thay đổi thói quen trước đây, không thể làm những việc trước kia vẫn làm, cũng khiến bệnh nhân ngày càng mất tự tin. Hãy chọn cách tự bào chế thức ăn, sắc thuốc, đi bộ, tập khí công, để bệnh nhân tham gia tự chăm sóc bản thân, để họ cảm thấy mình vẫn còn hữu ích, dù chỉ là công việc cỏn con, song có thể mang lại cảm giác thành công cho bệnh nhân, từ đó phục hồi lòng tự tin, tìm thấy giá trị sống, để tăng sức sống cho bệnh nhân. 8. Tìm đến bạn đồng hành Hành trình điều trị dai dăng dẵng, nếu chỉ đi một mình, thật buồn tẻ khó khăn, song nếu có bạn đồng hành, hoặc đồng minh cùng cảnh ngộ, động viên lẫn nhau, thông tin cho nhau, dìu dắt cùng bước, tâm tình than vãng, sẽ bước đi nhẹ nhàng hơn, hãy tìm tới bạn đồng hành, để hoàn thành chuyến đi thuận lợi hơn. Bạn đồng hành có thể là người thân, bạn bè, thầy thuốc, tôn giáo, sách vở, internet, tư vấn tâm lý, các bệnh nhân đồng cảnh ngộ, Chỉ cần bệnh nhân giữ tâm trạng tích cực, lạc quan, ôn tồn, họ sẽ cho bạn nhiều ủng hộ trên đường đi tới. 9. Cơ thể nói thật Khi bạn cảm thấy hoang mang, thay vì suy ngẫm, hãy lắng nghe tiếng nói cơ thể, giác quan và cảm tính tuy không có căn cứ khoa học, song khi ở giây phút hiểm nguy, phản ứng của cơ thể thường đi trước trí não. Vì con người vốn là một bộ phận của thiên nhiên, có khả năng phán xét tốt xấu của sự việc đối với cơ thể, hãy lắng nghe cơ thể vì chúng luôn thật thà, không dối trá. Cái nào tốt, cái nào xấu, cơ thể đều mách bảo thật lòng với bạn. 10. Tự xây dựng cho mình kế hoạch điều trị. Hãy dựa vào chính mình để xây dựng một kế hoạch điều trị, thay đổi nguyên nhân gây bệnh, đi tới thay đổi kết quả điều trị. Bạn hãy tìm cho mình biện pháp điều trị tốt nhất theo con đường mình dự định đi tới, sắp xếp trước sau theo thứ tự. Điều trị để thay đổi bệnh tình bao gồm các cách đã giới thiệu ở quyển sách này, như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách tốt nhất, hơn nữa phải chú ý duy trì sức lực, nên chọn những chất điều tiết miễn dịch không gây hại, để hỗ trợ nâng cao kết quả điều trị. Điều trị để thay đổi nguyên nhân gây bệnh là thay đổi thói quen sống, bao gồm công việc, giấc ngủ, tập luyện, ăn uống, tâm trạng, toa thuốc đông y, cây thảo dược, thức phẩm chức năng, liệu pháp hô hấp, khí công, điều có thể phát huy hỗ trợ trong điều trị, vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thói quen sống kém, khiến chức năng hệ miễn dịch không đạt mà ra. Nếu chúng ta không chú trọng cải thiện tình trạng này, thì dù bệnh ung thư được trị khỏi từ bệnh viện, cơ hội tái phát hoặc di căn cũng khá cao trong thời gian sau này. PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Biện pháp tốt nhất để khắc phục bệnh ung thư chính là không mắc bệnh ung thư , cho nên phòng chống là biện pháp quan trọng nhất, vì có đến 80% - 90% ung bướu do tác nhân môi trường bên ngoài. Nhân tố môi trường thường dùng để chỉ những vật chất gây ung thư đặc thù qua con đường tiếp xúc trực tiếp, gồm vật chất mang tính hóa học, vật lý, sinh học và thói quen không tốt trong ăn uống, hút thuốc, sinh hoạt. Vì vậy ung thư chủ yếu là hậu quả do tích tụ lâu ngày do ăn uống xấu, thói quen xấu của từng cá nhân, và đó đều là những nhân tố có thể khống chế được. Tóm lại, chúng ta cần chú ý tránh tiếp xúc đến các vật chất gây ung thư, sửa đổi chế độ ăn uống không tốt và thói quen sống không tốt, kiểm tra sức khỏe định kỳ, chú ý theo dõi những tình huống của cơ thể sẽ giúp phòng chống ung thư một cách hiệu quả. BA CẤP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Theo ủy ban chuyên ngành ung thư của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thông qua chương trình giáo dục sinh hoạt và tìm hiểu về tác nhân gây ung thư, thì có đến 1/3 trường hợp ung thư có thể phòng chống. Nếu được kiểm tra và phát hiện sớm, thì có tới 1/3 trường hợp ung thư có thể điều trị được ngay từ đầu, biện pháp phục hồi gồm rèn luyện cơ thể và tăng cường tâm lý, tự chăm sóc, chứng bệnh ung thư hoàn toàn có khả năng trị khỏi. Số 1/3 trường hợp còn lại nếu thông qua điều trị tổng hợp một cách tích cực, hợp lý và có kế hoạch, vẫn có thể kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng sống. Giai đoạn đầu của những thập niên 80, chuyên gia y tế và xã hội đã đưa ra khái niệm vế ba cấp phòng chống ung thư: Dự phòng cấp I: còn gọi là dự phòng nguyên nhân gây bệnh, với mục tiêu phòng chống phát bệnh, chứ không phải tiêu diệt bệnh bằng điều trị. Nhiệm vụ chính bao gồm nghiên cứu những nguyên nhân gây bệnh và nhân tố nguy hiểm, qua đó có biện pháp phòng chống, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về hành chính và pháp luật nhằm bảo vệ từng cá nhân và xã hội tránh được mối nguy hại do ung thư. Cũng có thể thông qua tuyên truyền trên đài tiếng nói, đài truyền hình, các cơ quan báo chí, phổ cập kiến thức phòng chống ung thư, từ đó xây dựng quan niệm chính xác: “ung thư cũng có thể phòng chống và điều trị” . Từ đó hình thành cách sống lành mạnh và an toàn. Dự phòng cấp II: nên phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh qua các cách kiểm tra đặc thù như kiểm tra cổ tử cung, kiểm tra ngực, kiểm tra X quang tìm ra bệnh, và kịp thời điều trị khống chế căn bệnh phát triển, chẳng những giảm bớt phí điều trị, tránh phát triển bệnh đến giai đoạn cuối và nâng cao tỷ lệ lành bệnh, giảm tỷ lệ tử vong. Biện pháp chính để phát hiện bệnh sớm là kiểm tra. Ngoài ra, cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ và tự kiểm tra. Dự phòng cấp III: còn gọi là phòng chống lâm sàng hoặc hồi phục, nhằm khống chế không để bệnh tình đi đến mức độ xấu, hoặc gây tàn tật. Bằng cách chẩn đoán và điều trị tổng hợp bằng nhiều khoa, dẫn đến một phương pháp điều trị đúng, nhằm điều trị tận gốc và đi tới mục đích lành bệnh. Đối với những bệnh nhân giai đoạn cuối cũng có những cách điều trị kéo dài mạng sống và điều trị tập trung để giảm đau đớn, hồi phục sức lực, kéo dài mạng sống và chất lượng sống. ĂN UỐNG VÀ UNG THƯ Chế độ ăn uống cân bằng là bước đầu tiên phòng chống ung thư. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có tới 30% - 40% trường hợp ung thư ở nam giới và 60% trường hợp ung thư ở nữ giới có mối liên quan đến vấn đế ăn uống. Do vậy, nên bớt ăn những thức ăn có khả năng gây ung thư và ăn nhiều những thức ăn có tác dụng phòng chống ung thư, tăng sức khỏe. Quỹ chống ung thư Đào Thanh Dương (Taiwan) cũng nhấn mạnh tác dụng phòng chống ung thư qua đường ăn uống, đồng thời quy nạp và đưa ra một bảng thức ăn ghi rõ những thứ dễ gây ung thư và những thứ giúp phòng chống ung thư để mọi người tham khảo. Trong đó thức ăn có nguy cơ gây ung thư bao gồm các loại sau đây: 1. Những thức ăn bản thân đã chứa thành phần gây ung thư như chất safrole, chất cycad, khói khét dầu mỡ Ngoài các thực phẩm gây ung thư nêu trên cần phải chú ý bớt ăn các loại sau đây: 1. Những thức ăn quá cay hoặc quá cứng, quá khô nhằm tránh mối nguy gây ung thư thực quản và dạ dày. 2. Ngũ cốc, đậu, bắp, khi được cất trữ trong môi trường ẩm và nóng, dễ bị nấm mốc, và sản sinh độc tố, nên có mối nguy gây ung thư gan, nên chú ý cất giữ thực phẩm tránh bị ô nhiễm bởi vi sinh. 2. Thức uống quá nóng hoặc thức ăn quá nóng tránh ung thư thực quản 3. Bớt ăn chất béo động vật và thức ăn có calo cao, để tránh ung thư trực tràng, đại tràng, tuyến tiền liệt, tuyến ngực, cổ tử cung và buồng trứng 3. Cách nấu nướng không đúng hình thành chất gây ung thư: 4. Qua nghiên cứu thức ăn có chất natri cao lâu ngày sẽ làm tăng gấp đôi tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư dạ dày, cho nên bớt ăn thức ăn quá mặn. 3.1- Trong quá trình hung khói, nướng, chiên, dầu mỡ của thịt nhỏ xuống than, gặp nhiệt độ cao bị phân hủy, hình thành ra những độc tố đi vào trong thức ăn, cho nên cách phòng chống tốt nhất là chỉ nướng những miếng thịt nạc, nướng xa lửa hoặc bọc trong giấy bạc trước khi nướng 5. Thức ăn giàu carbohydrate, ví dụ: ngũ cốc, khoai tây, trong quá trình chiên, nướng sẽ hình thành chất gây ung thư, chất này gây đột biến gien, tác hại đến thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, nên đề nghị tránh nấu, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. 3.2- Nấu trong nhiệt độ cao sẽ khiến chất đạm và axit amin phân rã, tạo ra chất tăng sinh amin cũng có khả năng gây ung thư. 4. Chất phụ gia trong chế biến thực phẩm: Còn thức ăn có tác dụng phòng chống ung thư gồm: 4.1- Chất giữ màu: những món ướp như lạp xưỡng, jambon thường chứa nitrite, nếu thêm quá nhiều nitrite trong quá trình sản xuất, sẽ gây kích thích dạ dày, tác dụng với thịt, rau, hình thành những chất gây ung thư 1. Chất xơ Tăng nhu động ruột, giúp thải phân nhanh chóng, giảm thời gian tiếp xúc giữa đường ruột và thức ăn gây ung thư. Hấp thu chất xơ đầy đủ để giảm tỉ lệ mắc bệnh. Chất xơ gồm đậu, ngũ cốc chưa chế biến, rau quả và trái cây. 4.2- Chất tạo màu: chất tạo màu đỏ số 2, màu vàng bơ, tạo màu cho cải chua. 4.3- Chất tạo vị ngọt: đây là thứ đường hóa học dễ gây ung thư bàng quang, đang bị các nước cấm dùng. 2. Vitamin A Có tác dụng chống oxide hóa, tăng chức năng tế bào da, phòng tránh tế bào mô bị oxide hóa gây tổn thương. Chống ung thư tế bào ở thực quản, dạ dày, mũi, họng, phổi và da. Thực phẩm giàu Vitamin A gồm: trứng, sữa, khoai lang, đậu, cá, rau củ vàng và xanh, dưa hấu, cà chua, đu đủ và cà rốt. 4.4- Chất bảo quản: như chất chống oxide hóa. Biện pháp chống tốt nhất là chú ý đọc kỹ giấy nhãn thực phẩm khi mua, và chỉ mua sản phẩm nhãn hiệu tốt, có uy tín. 3. Vitamin C Là chất chống oxide hóa hữu hiệu nhất. Được dùng để thanh trừ gốc tự do, hoạt hóa hệ miễn dịch, tấn công tế báo khác thường mới sản sinh, hạn chế hình thành chất gây ung thư, giảm khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Thực phẩm giàu Vitamin C gồm ổi, cam, chanh, cà chua, táo, quýt, dâu, khoai tây, rau xanh, cải chân vịt, bông cải và cải rổ. 5. Chất gây ô nhiễm môi trường: Đối với nông sản trồng trọt trong môi trường sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật chăn nuôi bị tiêm chích hoóc-môn tăng trưởng, dư lượng kháng sinh cao, đều là mối nguy gây ung thư. Cho nên cần chú ý chọn mua những thức ăn hữu cơ và an toàn. 4. Vitamin E Chống gốc tự do, có trong rau xanh, mần lúa mạch, ngũ cốc, trứng, cá và thịt. 5. Selenium (Se) Bảo vệ DNA không cho kết hợp với chất ung thư, giảm khả năng mắc chứng bệnh ung thư thực quản, dạ dày, trực tràng. Dùng chung với vitamin E cho tác dụng chống ung thư tốt hơn. Thực phẩm chứa Selenium (Se) gồm đồ biển, thịt, ổi, hành, nấm, mè, đậu, mầm lúa mạch, trứng và men bia. Ngoài ra chúng ta có thể ăn thêm: 1. Cà chua là thực phẩm chống oxide hóa mạnh. Hấp thu gốc tự do trôi nổi, mang đến hiệu quả chống ung thư. 2. Cá ở biển sâu, do chứa axít béo Omega-3: EPA và DHA, ngăn chặn tế bào ung thư tuyền liệt tuyến, giảm mối nguy xuống 3 lần. 3. Trà xanh tăng cường gốc tự do, ức chế tăng sinh mạch máu của tế bào, nên hàng ngày uống trà xanh làm hạn chế mắc chứng bệnh ung thư da, ung thư ngực. 4. Cà rốt kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe, phòng chống gốc tự do. Ăn thường xuyên giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi và ung thư thanh khí quản xuống 80%, giảm 50% ung thư kết tràng. 5. Tỏi có thành phần hoạt tính chống ung thư và nguyên tố vi lượng, nên hỗ trợ việc chống ung thư. 6. Nên hấp thu thức ăn giàu khuẩn lactobacillus, nhằm cân bằng đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại sản sinh độc tố, đồng thời giúp thải phân nhanh chóng, thải sạch những độc tố trong cơ thể. 7. Nên dùng polysaccharides để bồi bổ và điều tiết chức năng miễn dịch, tăng cường chức năng miễn dịch trong cơ thể, chống ung thư và các bệnh tật khác. Qua bảng liệt kê những thức ăn gây ung thư và những thức ăn giúp nâng cao khả năng chống ung thư, chúng ta sẽ tự biết chọn những thức ăn có ích, bớt ăn những thức ăn có hại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến mức độ điều tiết, cách phối hợp ăn uống, vì thói quen ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư, gồm các nguyên tắc như sau: 1. Giữ dinh dưỡng cân bằng Thành phần dinh dưỡng hấp thu hàng ngày của chúng ta được phân loại như sau: 1. Loại ngũ cốc: carbohydrate cung cấp calo 2. Sữa: cung cấp chất đạm và canxi 3. Trứng, đậu, cá, thịt: cung cấp chất đạm dồi dào 4. Rau quả và trái cây: cung cấp khoáng chất và vitamin. 5. Chất béo: cung cấp chất lipid Chỉ cần hấp thu đầy đủ thức ăn trong ăn uống hàng ngày sẽ không có hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng. Hàng ngày, cần ăn đủ 3 đĩa rau, 2 phần trái cây, 2-3 muỗng chất béo, 3-6 chén ngũ cốc, 4 phần trứng, đậu, cá, thịt, chủng loại cần thay đổi đa dạng. Không nên kén chọn. Lượng hấp thụ chất béo phải chiếm 20-30% tổng lượng calo, duy trì cân nặng lý tưởng, tránh suy dinh dưỡng hoặc béo phì, vì điều này làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. 2. Tránh ăn thức ăn không tươi Thói quen tiết kiệm là tốt, song đừng vì tiết của mà ăn những thức ăn qua đêm hoặc thiêu mốc. Chúng gây hại cho sức khỏe, nên nấu lượng vừa đủ ăn, tránh thừa thải, bớt ăn thức ăn ướp và đồ hộp. 3. Chọn cách nấu nướng vị nhạt Nên chọn cách hấp, chưng, luộc. Tránh ăn đồ chiên, nướng, xào. Tuy cách chế biến sau ngon miệng hơn, song lại nguy hại cho an toàn sức khỏe nhiều hơn. 4. Tạo thói quen ăn uống tốt Nhai kỹ thức ăn, tránh ăn quá nhiều, thời gian ăn phải đúng giờ giấc, giảm hấp thu dầu mỡ, tránh uống những thứ chứa cồn. TẬP LUYỆN VÀ UNG THƯ Tập luyện là biện pháp phòng chống ung thư tốt nhất. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ung_dung_cua_nam_trong_can_benh_ung_thu_va_tim_ma.pdf