“Em rất thân yêu của anh! Nỗi đau khổ của anh thật lớn khi viết cho em
những bài xon nê đặt tên chưa đúng này, mà anh đã dồn bao nhiêu sức lực và buồn
đau, nhưng niềm vui gửi đến em rộng lớn hơn cả một đồng cỏ bao la. Khơi lên
những vần thơ này, anh biết lắm rằng cạnh mỗi bài, do thị hiếu, do sự chọn lọc, do
sự thanh nhã, những nhà thơ muôn đời đã đặt những vần điệu âm vang, ánh bạc
long lanh, tinh thể trong suốt hoặc tiếng nổ liên hồi. Còn anh với sự khiêm nhường
lớn lao, anh làm những bài xon nê bằng gỗ này, cho nó âm hưởng của chất trong và
đục này, và những vần thơ này vọng đến tai em như thế đó. Em và anh dạo bước
qua những khu rừng và bờ cát, những hồ hoang vắng, những đống tro tàn, chúng ta
đã nhặt những mẩu gỗ tinh khiết, những tấm gỗ tùng dài chứng kiến sông nước và
thời tiết trôi qua , chuyển đến. Từ những vết tích đã êm dịu đi nhiều lắm anh đã
dựng lên bằng lưỡi rìu, con dao bào, chiếc dao nhỏ những đàn yêu đương này và
làm những ngôi nhà nhỏ với mười bốn tấm gỗ để trong chúng sống động đôi mắt
em mà anh tôn thờ và ca ngợi. Đó là những lí do yêu đương của anh và trăm bài thơ
này là cho em: những xon nê bằng gỗ còn đó của cuộc sống này vì em” (Tháng 10
– 1959). Sau đây là hai bài xon nê tiêu biểu.
45 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Văn chương Mĩ La Tinh (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thơ ông, họ là ai?
Những thợ rèn, những người dân chài lưới
Là máu thịt của Chilê
Những bộ mặt dăn deo vì gió thổi
Đầy đọa giữa sa nguyên
Và đóng dấu đau thương
(Những người chết trên quảng trường)
Đặc biệt, ông dành cảm thông cho nỗi đau thương của họ:
Tiếng hát của tôi không thể nào xa được
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 47
-
Cảnh đau thương
(Pơrêtxtơ của tôi)
Hoặc:
Những đau khổ của nhân dân
Đã xuyên thẳng lòng tôi
Và bám chặt lấy tôi
(Đất với người).
Ông thật sự sống hết lòng vì nhân dân. Bài“Di chúc”có đoạn:
Tôi để lại cho nghiệp đoàn tiêu thạch
Nghiệp đoàn than cùng với nghiệp đoàn đồng
Ngôi nhà tôi bên bờ bể mênh mông
Trong đảo tối (đúng ra là “đảo đen” – Ixra Nhêgra)
Tôi mong muốn những con người đau ốm
Được nghỉ ngơi trong tình cảm trắng trong
Lan rộng khắp vùng tôi,
Và bữa ăn tôi, dành cho kẻ tối tăm
Và giường tôi, cho những người thương tật
Nhà tôi đó, bạn ơi, xin mời bạn
Hãy vào đi
Trong thế giới của cỏ cây miền biển
Của đá hoa lấp lánh ánh muôn sao
Mà tôi đã dựng lên
Qua tranh đấu trong những ngày cùng khổ.
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 48
-
Chính vì thế nhân dân rất mực yêu mến ông. Có lần dưới trời nắng rát, hàng
nghìn công nhân ở mỏ than Chilê mệt nhoài vì phải nghe suốt mấy tiếng bài diễn
văn của một người lãnh đạo công đoàn. Nhưng khi Néruda đứng lên diễn đàn đọc
thơ ông thì lập tức họ cất mũ và đứng nghe. Khi kể lại chuyện này, nhà thơ pháp
Giăng Macxênăc suy nghĩ: “Họ chào đây là chào một cái gì rất mới và không thể
nào thay thế được. Cũng không phải chào cái vinh quanq cổ kính của nhà thơ, hay
sự vinh quang trẻ trung và xứng đáng của một nhà chính trị, mà chào cái uy lực mới
mẻ mà thơ ca bất tử đã dùng để phục vụ nhân dân”.
b – Thơ Néruda với Chilê và Mỹ Latinh
Những câu chuyện lãng mạn thường ví ông là “cây đàn dân tộc” là “hiệp sĩ
Đông Kihôtê chinh phục dãy Andes”. Nói đến thơ ông là nói đến điều này. Lorca
cho rằng: “Dường như ông đã nghe được nhiều điều từ một thế giới mà chỉ một số
người hiểu nỗi, bởi khác hẳn với thế giới chúng ta”. Thế giới nào? Lorca giải thích
tiếp: “Đó là những nhà thơ của xích đạo, các cao nguyên, của rừng núi đầy sức
quyến rũ. Những nhà thơ khác nhau trong nhịp, trong điệu thức, khiến cho tiếng
Tây Ban Nha càng đặc biệt giàu có. Ơû những nhà thơ lớn nhất trong họ thấy bừng
lên một thứ ánh sáng bí mật mà lại vô tận, thứ ánh sáng tự do và chói chang lãng
mạn mà chỉ có đại lục Nam Mỹ mới có”ù. Từ đó nổi lên Néruda: “Thơ Néruda đạt
tới đỉnh cao của đời sống tâm tình, của sự dịu dàng, đồng thời của khát vọng mà ở
châu Mỹ chưa từng thấy có”.
Ông yêu đất nước mình đến kỳ lạ. Êrenbua kể: “Ông nhiều lần cố thuyết
phục tôi rằng, không có thứ rượu nào trên thế giới ngon hơn rượu Chilê. Một lần,
tôi và ông tới thăm Đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh. Tình cờ tôi phát hiện một chai rượu
Chilê và rót cho Pablo một cốc, giấu không cho biết rượu gì. Néruda uống xong lắc
đầu thở dài: ”Cái thứ rượu này làm sao bì được với rượu Chilê!” Rồi một lần
khác ông chứng minh với tôi trong ba giờ liền rằng so với Gôngxalet Viđêla thì các
tên độc tài cũ hiện nay và sau này trên thế giới chỉ là “những đứa trẻ ngây thơ
nhất”. Mặc dầu đúng ra thì chưa cần so với Hítle mà chỉ so với Trukhilô (tên độc
tài ở Goatêmala) thôi Viđêla chỉ là một tên nhóc con”.
Clara Xanches (người Tây Ban Nha) kể: “Một lần, ở Maxcơva, ông bắt gặp
trên tường ở nhà tôi những trái ớt Chilê. Mắt ông sáng lên, tựa như vừa bắt gặp một
mảnh đất Chilê. Ông lấy các trái ớt xuống, thận trọng bẻ nhỏ ra, cho vào cối giã
cùng với tỏi, thêm nước vào đun sôi lên, làm nước sốt, thứ sốt cay thậm tệ, đầu lưỡi
chạm vào như phải bỏng.Vậy mà còn thừa bao nhiêu, chúng tôi dồn cả vào chai và
Néruda mang kè kè bên người về tận khách sạn, xem như một thứ của báu vô giá”.
Ta hiểu vì sao khi xa tổ quốc, phải sống lưu vong, ông vô cùng buồn đau. Bài “Đến
bao giờ” có đoạn:
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 49
-
Ôi, Chilê, cánh hoa dài
Những biển cả, những rượu hồng, rượu trắng,
Đến bao giờ
Đến bao giờ và bao giờ
Đến bao giờ ta mới được gần ngươi?
Ngươi sẽ quấn vào thân ta
Dải bọt bể cả hai màu đen trắng
Và ta sẽ vui mừng thả phóng
Dòng thơ ta trên đất nước của ngươi
Cũng phải nói là ở thời kỳ đầu, do chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa
siêu thực, Néruda từng có những định kiến viết khó hiểu như ở những nhà siêu thực
châu Aâu chính cống , thơ ông vẫn có những tác phẩm có giá trị, không thể phủ nhận
được, mà thi phẩm có tính chất sử thi” Tiếng hát của Masu Pitsu” là nổi bật nhất.
Masu Pitsu là vùng núi nổi tiếng ở Pêru còn tìm thấy dấu vết của những nền văn
minh đầu tiên của người Indiô trước thời Côlông. Tác phẩm này là những hồi ức
tuyệt đẹp và thể hiện lòng cảm thông trước nỗi buồn thảm của dân tộc. Đêpêtơrơ
viết: “Theo tôi, thi phẩm Masu Pitsu là một trong những đỉnh cao của văn học thế
giới, một thi phẩm có hơi thở phi thường của sử thi mà nhà thơ đã đạt được tới mức
của Đăngtơ hay Sêchxpia”, toát lên “tấm bi kịch chung của cả một dân tộc”.
Nổi tiếng nhất trong thời kỳ sau là tập “Tiếng hát của mọi người” (in tại
Mêhicô năm 1950, còn được dịch là “Tiếng ca chung” hoặc “Chung một tiếng ca”).
Tác phẩm này được Néruda thai nghén từ trước Chiến tranh thế giới thứ II, có 15
chương (mỗi chương có một chủ đề nhất định). Néruda vẽ lên bức tranh chung về
lục địa từ thời cổ đại đến nay. Một học giả Liên Xô (trước đây) Đơnêpơrôv đã gọi
tác phẩm là “Iliat” của “nhân dân Nam Mỹ”.
Về nội dung, mở đầu là chương “Ngọn đèn trái đất”. Đó là câu chuyện về
các loài thảo mộc, thú vật, chim muông, về thiên nhiên giàu có và những dòng
sông, về người dân xưa kia là chủ nhân Sau đó, bỗng xuất hiện bộ mặt hung dữ
của những tên xâm lược kéo đại bác theo ngọn cờ Giatô giáo chà đạp lên đất này
(chương “Những tên xâm lược”). Rồi khí thiêng sông núi và con người đã đứng lên
giải phóng (chương “Những người giải phóng”). Nhưng thử thách mới ập đến: các
công ty tư bản độc quyền Mỹ thay thế ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
Xuất hiện bọn độc tài, thương gia, quan lại, bồi bút bản xứ, buôn bán xương máu và
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 50
-
mồ hôi của nhân dân. Chương “Hỡi người tiều phu hãy tỉnh dậy” kêu gọi tinh thần
cách mạng của nhân dân. Thế rồi giòng suy tư tiếp tục được phát triển trong những
chương theo chủ đề phiêu lãng: “Người đi trốn”, “Dòng sông ca hát” ”Đại dương
hùng vĩ” Kết thúc bản trường ca, Néruda nói về mình: kể cuộc đời, kể con đường
đến với nhân dân, với lý tưởng, những trầm tư triết học về sự sống và cái
chếtNéruda luôn xác định rõ:
Nếu như tôi phải chết nghìn lần
Tôi nguyện chết ở quê hương tôi đó
Nếu tôi được nghìn lần sinh nở
Tôi nguyện sinh ở nơi đó quê tôi
Ông không mất hi vọng, không bao giờ:
Chết chóc, đọa đầy, tăm tối, giá băng
Đã phủ lên trên hạt giống còn non
Và nhân dân như đã bị vùi chôn
Nhưng cây bắp đã cựa mình dưới đất
Những bàn tay đỏ ngầu bất khuất
Chọc thủng khối lặng im
Từ cõi chết ta hồi sinh trở lại
Nghệ thuật bản trường ca đạt đến mức hoàn hảo. Thể thơ tự do được vận
dụng linh hoạt, đầy sáng tạo. Tuy nhiên Néruda vẫn rất đề cao vai trò của nhịp thơ.
Như bài: “Những thi sĩ trên trời”:
Các anh đã làm gì
Hỡi các anh
Những tín đồ của Gớt
Những con người trí thức đẹp xinh
Những con người đua địch với Rinke
Những kẻ chuyên nặn ra điều huyền ảo
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 51
-
Những phù thủy sinh tồn giả tạo
Những hoa mào gà siêu thực dưới mồ sâu
Những thi hài của những “mốt” châu Aâu
Những con sâu xanh lè
Trong pho mát sặc mùi tư bản
Các anh đã làm gì
Giữa thời buổi của ưu sầu, lo lắng
Trước mắt con người tăm tối này đây
Tóm lại, “Tiếng hát của mọi người” là một đỉnh cao trong thơ hiện đại Mỹ
Latinh và thế giới. Ơû đây, toàn bộ lịch sử Mỹ Latinh được nhìn lại từ góc độ của
thế kỷ này. Ở đây, quá khứ được thức tỉnh và thực tại được huy động vào cuộc đấu
tranh để giành lấy tương lai. Nhân vật trữ tình đã nhân danh tổ quốc mình đồng thời
cả lục địa mình, vươn tới nhãn quan có tầm bao quát tầm nhân loại, để đặt ra và
giải quyết những vấn đề căn bản nhất của thời đại.
Đi với tổ quốc và nhân dân, Néruda trọn đời thủy chung với con đường này:
“Tôi nhận thấy con đường đó là con đường có giá trị hơn hết và tôi cũng thấy rằng
mãi đến bây giờ tôi mới thật làm đúng cái trách nhiệm chân chính của tôi
Chúng ta phải sáng tạo ra một thế giới khác, một thế giới đầy hạnh phúc. Muốn thế
một nhà văn phải là một người lính thông thường trong đội quân vĩ đại, phải luôn
luôn hướng về phía trước, không bao giờ dao động”. Thơ ông có sức mạnh vật chất
là vì thế. Chỉ một chuyện sau cùng đủ chứng minh sức mạnh đó. Năm 1947, thấy
Néruda vì bận nhiều công tác, không đủ thời giờ hoàn thành tập “Tiếng hát của
mọi người”, Đảng cộng sản Chilê đã quyết định cho ông nghỉ hẳn công tác trong
một năm đề sáng tác. Điều này chứng tỏ thơ Néruda cần đối với nhân dân đến mức
nào!
c – Thơ tình Néruda
Điều này chứng tỏ sự đa dạng trong hồn thơ ông. Lúc 53 tuổi, Néruda đã nói
với các độc giả Xô Viết: “Tôi hiến phần lớn thơ tôi cho cuộc đấu tranh kiên trì của
các dân tộc châu Mỹ. Nhưng tôi không cho rằng thơ hoàn toàn phải mang tính chất
chính trị. Năm cảm quan của nhà thơ phải đạt tới mọi chân trời” Năm 1960,
tập“Một trăm bài thơ tình” xuất hiện. Ông đề tặng người vợ yêu của mình là Matin
Urutia. Lời tựa Trăm năm bài thơ xon nê tình yêu như sau:
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 52
-
“Em rất thân yêu của anh! Nỗi đau khổ của anh thật lớn khi viết cho em
những bài xon nê đặt tên chưa đúng này, mà anh đã dồn bao nhiêu sức lực và buồn
đau, nhưng niềm vui gửi đến em rộng lớn hơn cả một đồng cỏ bao la. Khơi lên
những vần thơ này, anh biết lắm rằng cạnh mỗi bài, do thị hiếu, do sự chọn lọc, do
sự thanh nhã, những nhà thơ muôn đời đã đặt những vần điệu âm vang, ánh bạc
long lanh, tinh thể trong suốt hoặc tiếng nổ liên hồi. Còn anh với sự khiêm nhường
lớn lao, anh làm những bài xon nê bằng gỗ này, cho nó âm hưởng của chất trong và
đục này, và những vần thơ này vọng đến tai em như thế đó. Em và anh dạo bước
qua những khu rừng và bờ cát, những hồ hoang vắng, những đống tro tàn, chúng ta
đã nhặt những mẩu gỗ tinh khiết, những tấm gỗ tùng dài chứng kiến sông nước và
thời tiết trôi qua , chuyển đến. Từ những vết tích đã êm dịu đi nhiều lắm anh đã
dựng lên bằng lưỡi rìu, con dao bào, chiếc dao nhỏ những đàn yêu đương này và
làm những ngôi nhà nhỏ với mười bốn tấm gỗ để trong chúng sống động đôi mắt
em mà anh tôn thờ và ca ngợi. Đó là những lí do yêu đương của anh và trăm bài thơ
này là cho em: những xon nê bằng gỗ còn đó của cuộc sống này vì em” (Tháng 10
– 1959). Sau đây là hai bài xon nê tiêu biểu.
Xon nê thứ ba
Tình yêu, đóa hoa tím bọc vòng gai,
bụi cây lởm chởm giữa bao nhiêu đắm say
tung những khổ đau, nhị hoa hờn giận,
bởi con đường nào, em tìm gặp tâm hồn anh?
Em bỗng dồn ánh lửa đau buồn về nơi đâu
trên đường anh giữa những ngọn lá lạnh âu sầu,
anh dạy bước chân em đến nơi anh đó?
đá sỏi, làn khói hay hoa, cho em rõ ngôi nhà anh?
Nhưng anh biết: đêm sợ hãi đã run rẩy,
rạng đông rót tất cả những cốc rượu tràn đầy,
mặt trời lên hiện diện nguy nga.
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 53
-
Khi tình yêu vây lấy anh bạo tàn không dứt,
cấu xé anh với gai nhọn, lưỡi gươm
sẽ mở ra trong lòng anh một con đường vết bỏng
Xon nê thứ tư
Em sẽ nhớ lại khu rừng quyến rũ,
nơi hương cây lay động ngọt ngào,
chốc chốc một con chim bay qua
khoác áo mùa đông: chậm chạp và làn mưa.
Em sẽ nhớ lại những tặng phẩm của đất đai
mùi hương hăng nồng, với bụi vàng
những ngọn cỏ bụi bờ và rễ cây rối loạn,
gai sắc độc hại tựa lưỡi gươm.
Em sẽ nhớ lại bó hoa của em mang đến
bó hoa bằng bóng hình, suối nước và lặng im,
bó hoa giống như đá bao quanh bọt sóng.
Đúng lúc ấy như muôn đời, như mãi mãi:
chúng ta đi cả hai đến nơi không chờ đợi
để tìm thấy tất cả gì đang chờ đợi đôi ta.
(theo bản dịch của Hoàng Nhân)
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 54
-
Năm 1998, nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của P. Néruda, nhiều cuốn sách
mới được xuất bản, hé mở những trang còn chưa mấy ai biết đến trong cuộc đời
riêng sóng gió của ông. Tại Xanchiagô xuất bản tiểu sử Đêlia Caren (1885-1989),
một nữ họa sĩ Áchentina đã từng là vợ của Pablo Néruda trong gần 20 năm. Mặc
dù cuốn sách kể về Đêlia, nhưng nhiều trang viết về chính nhà thơ. Néruda và
Đêlia làm quen với nhau ở Tây Ban Nha năm 1935. Trong quãng thời gian đó,
Đêlia đang theo học nghệ thuật tạo hình ở Paris và say mê ý tưởng về một nước
cộng hòa Tây Ban Nha tại Paris. Đêlia kết bạn với Picátxô, Lui Aragông, Lorca,
Maria Têrêda Lêông... và qua họ quen biết Néruda lúc ấy làm việc tại Sứ quán
Chilê tại Pháp. Mặc dù chênh lệch về tuổi tác (Đêlia lúc đó 50 tuổi, hơn Néruda 20
tuổi) nhưng họ vẫn yêu nhau và kết hôn với nhau. Sau khi kết hôn, Đêlia đã vứt bỏ
hoạt động nghệ thuật của mình để toàn tâm toàn ý giúp đỡ chồng. Chính Đêlia đã
biên tập tác phẩm lớn nhất của Néruda là bản anh hùng ca “Tiếng hát cho mọi
người”, kể về số phận của châu Mỹ Latinh, và cũng chính bà đã vận động để tác
phẩm này được xuất bản. Bà cũng giúp Néruda tiền nong để ông mua một ngôi nhà
tại Ixla Nêgra bên bờ Thái Bình Dương, nơi chôn cất thi hài Néruda và người vợ
cuối cùng của ông là Matin Urutia.
Một trang nữa trong cuộc sống riêng tư của Pablo Néruda đã được tiết lộ
trong một cuốn sách xuất bản ở Braxin. Hóa ra ông đã yêu một phụ nữ trong 20
năm trời mà không lấy được nàng, và đã hai lần định tự sát vì mối tình bất hạnh ấy.
Câu chuyện tình gây chấn động này chưa bao giờ được phản ánh trong các cuốn
tiểu sử nhà thơ cũng như trong các hồi ký của ông và giờ đây được một nhân chứng
hết sức đáng tin cậy kể lại. Đó là Alếchxanđra Arốt, người cháu gái của nhà thơ
Chilê Ôma Arốt, bạn thân và đồng thời là “tình địch” của Néruda.
Câu chuyện có thể tóm tắt như sau. Vào năm 1921, khi Néruda mới ba mươi
tuổi và mới bước vào làng thơ, ông gặp và yêu say đắm một cô gái tên là Laura
Aruê. Tuy Laura cũng tha thiết yêu ông nhưng gia đình cô lại không chịu thừa nhận
ông. Ít lâu sau, để chia rẽ hẳn hai bên, bố mẹ cô đưa cô tới một thành phố khác.
Néruda hết sức đau khổ và ông đã viết tặng người yêu tập thơ tình nhan đề“Hai
mươi bài thơ về tình yêu và một khúc ca tuyệt vọng”.
Trong cảnh xa cách. Laura càng cảm thấy yêu Néruda mãnh liệt hơn và cô
đã bất chấp ý cha mẹ, quay trở về Xanchiagô. Tình yêu của họ lại bùng cháy với
một sức mạnh mới. Nhưng ít lâu sau, Néruda phải đi xa trong một thời gian dài. Lúc
ra đi, ông nhờ người bạn thân nhất của mình là Ôma Arốt đích thân chuyển cho
Laura những bức thư ông sẽ gửi về. Nhưng Ôma cũng lại yêu say đắm Laura nên
đã giấu đi những bức thư của Néruda. Tưởng người yêu đã quên mình, Laura tâm
sự nỗi đau khổ với Ôma và được Ôma an ủi săn sóc. Kết quả là họ kết hôn với
nhau.
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 55
-
Vì không nhận được thư Laura nên Néruda cũng nghĩ là đã bị người yêu
quên lãng. Một hôm Laura ngẫu nhiên tìm thấy những bức thư của Néruda đã bị
Ôma giấu đi, và cô đã nặng lời trách móc chồng. Khi Néruda trở về và biết được
toàn bộ sự thật, ông đòi Ôma phải giải thích. Ôma thanh minh là mình hành động
như vậy vì quá yêu Laura nên đã được tha thứ. Laura lại trở thành người tình của
Néruda. “Tam giác tình yêu” này kéo dài gần 20 năm trời và được cả ba che giấu
kỹ lưỡng. Chính tình yêu tha thiết với Laura đã ba lần ngăn trở Néruda kết hôn. Số
phận Ôma kết thúc một cách bi thảm. Năm 1977, Ôma bị một bọn cướp bắt cóc rồi
giết chết. Còn Laura tử nạn năm 1986 khi nhà của cô bị hỏa hoạn.
Để viết được cuốn sách kể trên, Alếchxanđra Arốt đã tìm gặp những người
có liên quan gián tiếp đến câu chuyện, đặc biệt, đã tìm gặp được người bác sĩ đã
hai lần cứu thoát Néruda khi ông tìm cách tự sát. Alếchxanđra đã quyết định cho
xuất bản cuốn sách của mình ở Braxin vì hiểu rằng ở Chilê, Pablo Néruda được coi
là anh hùng dân tộc và không ai được phép xúc phạm đến hương hồn ông, dù chỉ
một chút thôi.
Tóm lại, có thể nói, ảnh hưởng của Néruda rất rộng rãi và sâu sắc.
Đêpêâtơrơ viết : “Néruda hiện nay quả thật là người tiêu biểu nhất của nền văn học
châu Mỹ Latinh. Ông giống như một ngọn đèn pha, là vì có thể nói toàn bộ thơ ca
viết bằng tiếng Tây Ban Nha đều chịu ảnh hưởng của Pablo Néruda. Nhưng đó
cũng là một thứ ảnh hưởng khá nguy hiểm là vì các nhà thơ thường có khuynh
hướng viết theo kiểu Néruda Hết thẩy mọi người hầu như bị uy tín của ông thu
hút và các nhà thơ trẻ phải cố gắng rất nhiều không phải để đua sức với ông mà là
để tìm ra những con đường mới”. Đó là sự thật không ai có thể bác bỏ.
II. Về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
( THE MAGIC REALISM )
Khái niệm này phổ biến vào những năm 70, gắn liền với tên tuổi của
Miguel Angel Asturias, Alejo Carpentier, Jorge Amado và nhất là Gabriel Garcia
Marquez. Nhớ lại, trong bài nói chuyện về văn chương Mỹ Latinh của R. Đơpêtơrô
(tháng12/1960) ở Viện Văn học Việt Nam có nhắc tới chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo nhưng chưa rõ rệt. Về Miguel Angel Asturias, ông viết: “Là một nhà sáng tạo
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 56
-
thực sự, và cũng là nhà văn cự phách của nền văn hóa châu Mỹ Latinh”, đặt cạnh
những tên tuổi Néruda, Guillen và Amado. Về Jorge Amado, ông nói rất nhiều,
đánh giá rất cao, nhưng không một lời nói tới khái niệm trên (ông từng làm thư ký
của Amado trong hai năm, khi nhà thơ ở Brazin): “Theo tôi, ông là một trong những
nhà văn đặc sắc nhất, đáng yêu nhất, chân chính nhất của chủ nghĩa hiện thực hiện
đại, không phải chỉ ở Brazin”. Về Alejo Carpentier, ông nói rõ hơn một chút: “Ôâng
thường nói là ông ưa cái “kỳ lạ”, ông viết giữa mơ mộng và thực tại. Theo ông,
cuộc sống của mỗi cá nhân diễn ra giữa một thứ mơ mộng và thực tại, có khi mơ
mộng trội lên, có khi là thực tại, vì vậy trong tác phẩm của ông có sự kết hợp giữa
mơ mộng và thực tại”. Nên nhớ vào lúc này, một trong những tác phẩm quan trọng
nhất theo khuynh hướng văn chương trên đã ra đời như “Vương quốc trần gian “
(1949), “ Những dấu ấn đã mất” (1953)
Vào thập kỷ 70 , 80 của thế kỷ XX có cái gọi là “ ồn ào “ về văn chương Mỹ
Latinh, đặc biệt là văn xuôi Mỹ Latinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được nhắc tới
nhiều. Khuyng hướng này có ảnh hưởng lớn, vì sao? Trước hết có vai trò của cách
mạng Cuba. Marquez, khi trả lời câu hỏi “thật ra có sự ồn ào về các nhà văn Mỹ
Latinh không?“ đã nói: “Cái gọi là sự ồn ào về các nhà văn Mỹ Latinh trên thực tế
là hệ quả logic của cách mạng Cuba”. Rồi ông luận giải: “Khi nhận được những tin
tức về cách mạng Cuba, những người Aâu châu, nhất là người Pháp đã tự hỏi: Cuba
ở đâu, và họ khám phá ra rằng có một phần của thế giới được gọi là Mỹ Latinh.
Khi đó họ mới bắt đầu để ý đến nó, bắt đầu tìm hiểu nó, cố gắng hiểu nó”. Văn
chương Mỹ Latinh (nhất là tiểu thuyết) với khả năng mới mẻ được đánh giá cao.
Marquez viết tiếp: “Và trong số những cái họ thấy ở Mỹ Latinh, có một nền văn
học mà họ chưa biết. Thế là họ chấp nhận in ra những cuốn sách của chúng tôi,
những cuốn sách đã nhiều lần được gửi tới các nhà xuất bản ở Pháp và ở Bắc Mỹ,
nhưng bị cự tuyệt“.
Nguyên do chính là do văn chương Tây Âu và Bắc Mỹ sau Chiến tranh thế
giới II vào những năm 50, 60 đã rơi vào khủng hoảng thật sự. Rõ nhất là tiểu
thuyết. Vấn đề đặt ra là thể tài này sống hay đang chết?. Cần lưu ý tới đánh giá
của R.M. Alberes trong “Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Aâu thế kỷ 20 “ –
(bản dịch của Kim Văn , Sài Gòn 1971). Nhìn chung về văn chương Tây Aâu, tác
giả cho rằng: “Sự sáng tác văn chương hầu như cũng bị sa lầy trong một tinh thần
bạc nhược” (tr 613). Về văn học Pháp thì:” Để cự tuyệt dứt khoát tiểu thuyết truyền
thống, các nhà tiểu thuyết mới tránh cắt nghĩa cái thế giới mà họ miêu tả. Tiểu
thuyết này đối với người đọc trở thành khó hiểu, khó lĩnh hội, trước mắt họ hiện ra
không phải là cái thế giới nhân loại quen thuộc mà là một bản thể đã mất ý nghĩa.
Tác phẩm biến thành một thực nghiệm khó chịu” ( tr 615).
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 57
-
Ở Bắc Mỹ, văn chương cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Một nhà văn Mỹ -
Robert Penn Warren đã diễn tả khá xác đáng qua bài thơ châm biếm “Cậu bé giữa
thế kỷ “:
Thế kỷ này ngừng lại như một bánh xe lớn bị sai lệch
Và luồng gió dẫn dắt chúng tôi trong nửa thế kỷ nay đã ngừng
Chỉ có ngọn gió nhẹ kích động chúng tôi một cách thâm thiểm
Không có ý hướng và không kiên trì để dừng lại ở một điểm chính yếu,
Chú nhỏ ơi, chú ra đời trong lúc ấy
Chú ra đời vào lúc mà tiếng tích tắc suy nhược
Của tiếng đồng hồ giữa đêm so tài với những uy thế mạnh mẽ
Chú ra đời vào lúc tinh hoa của trần gian suy tàn
Và bây giờ chú mỉm cười, cái mỉm cười tươi tắn của thần Apollon
Trước luận điệu biện chứng pháp buồn nôn
Chú ra đời vào lúc con chó lại trở thành là con chó nữa
Vào lúc khai mở đóa hoa sợ hãi trinh trắng trong buổi hoàng hôn tạm thỏa
hiệp
Trong khi làm bộ làm điệu, tay nắm tay, mắt hí hửng cười tình
Thiện và Aùc tổ chức hội nghị thượng đỉnh để san bằng ý kiến dị biệt
Tiểu thuyết hiện đại Mỹ Latinh xuất hiện và thàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_van_chuong_mi_la_tinh_phan_2.pdf