Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 8: Cơ xương khớp

MỤC LỤC

CHƯƠNG 8 .2

VẤN ĐỀ 1: BÀI THUỐC TRI ÐAU NHỨC KHỚP XƯƠNG (GOUT).4

1. Bài thuốc trị Gout hiệu quả.4

2. Theo Đông y .5

3. Đông y chữa bệnh gout (Thống phong).7

4 Theo lương y Phạm Như Tá.8

5. Dựa theo các dấu hiệu bệnh chứng và nguyên.11

6. Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người.12

VẤN ĐỀ 2 : MỘT SỐ BỆNH VỀ KHỚP XƯƠNG .19

VẤN ĐỀ 3 : BÀI THUỐC CHỮA PHONG THẤP .25

VẤN ĐỀ 4 : CÂY THẦY THÍM TRỊ VIÊM CƠ THẤP KHỚP.30

1.Tại sao lại có tên cây thầy thím 30

2. Tác dụng cây thầy thím . 30

3. Tên khoa học của cây thầy thím . .31

4. Trị đau nhức do phong thấp, viêm khớp, viêm cơ, gai cột sống .31

VẤN ĐỀ 5 : VIÊM KHỚP DẠNG THẤP .33

VẤN ĐỀ 6 : TOA THUốC GIA TRUYềN TRị BệNH TÊ BạI TOÀN THÂN,BÁN THÂN

ĐAU NHứC CộT XƯƠNG SốNG THấP KHớP, NHứC MỏI.34

VẤN ĐỀ 7 : ĐÔNG Y TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP.36

VẤN ĐỀ 8 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH KHỚP CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH.38

VẤN ĐỀ 9 : RƯỢU NHÀU TRỊ VIÊM KHỚP NHỨC MỎI.50

VẤN ĐỀ 10 : BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA PHONG THẤP .51

Tác giả BS Hoàng xuân đại 51

Một tài liệu khác 53

VẤN ĐỀ 11 : 20 BÀI THUỐC NAM TRỊ ĐAU LƯNG.54

VẤN ĐỀ 12 : BÀI THUỐC TRỊ KHƯỚP TỪ ĐINH LĂNG .56

VẤN ĐỀ 13 : NHỨC MỎI KHỚP.57

VẤN ĐỀ 14 : THOÁI HÓA KHỚP-GẠO LỨC RANG CÔNG HIỆU.58

VẤN ĐỀ 15 : CHỮA ĐAU LƯNG MỎI GỐI TÊ THẤP BẰNG CÂY ĐINH LĂNG .68

VẤN ĐỀ 16 : KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG KỲ DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI

VÀ VÔ SỐ BỆNH KHÁC .70

VẤN ĐỀ 17 : BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN CHỮA ĐAU LƯNG, VAI .74

VẤN ĐỀ 18 : BÀI THUỐC TỪ CÂY MƯỚP GAI .74

pdf79 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 8: Cơ xương khớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuận thuộc chi Olax obtusa Blume) Ở Hải Nam (TQ) gọi là cây Thiết Thanh. Ở Ấn độ dùng chữa thiếu hồng cầu; Ở Campuchia, lá đắp chữa gãy xương 4.BÀI THUỐC TRỊ ĐAU NHỨC DO PHONG THẤP, VIÊM KHỚP, VIÊM CƠ, GAI CỘT SỐNG: Tôi thường sử dụng có hiệu quả bài thuốc sau đây trị viêm khớp, viêm cơ, gai cột sống: - Đảng sâm 15g. - Huỳnh kỳ 15g. - Đương qui 10g. - Thầy Thím (sao vàng) 15g. - Kê Huyết đằng 15g. - Dây Gấm 15g. - Đổ trọng 10g. - Thiên niên kiện 10g - Lộc giác sương 05g - Trái nhàu khô (Sao vàng) 15g. Nếu có suy nhược, cao huyết áp, viêm loét dạ dày thì tuỳ chứng mà gia giảm. Ngày dùng 1 thang. Nước nhứt đổ 600ml nước, sắc còn 200 ml. Nước nhì, cũng sắc như nước nhất. - Kết hợp thoa cồn xoa bóp với công thức: Rễ cù đèn 20g, rễ thần xạ 20g, thiên niên kiện 10g, củ địa liền 10g, trái mã tiền sống (xắt nhỏ) 10g, quế chi 5g, long não 5g, ngâm 1 lít rượu 40oC. Người trẻ, bệnh còn nhẹ chỉ dùng vài thang đã có kết quả. Người bị loảng xương, gai cột sống, kèm bệnh mãn tính, già yếu thì dùng lâu dài hơn ./. 32 Lương y Trần Sỹ. 33 CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 5 : VIÊM KHỚP DẠNG THẤP Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu quanh năm ẩm thấp nên số người mắc các bệnh về khớp rất nhiều. Người già là đối tượng dễ mắc nhất vào mùa đông xuân do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương và khớp bị thoái hóa, biến dạng khớp, cơ bị teo, khớp bị dính... Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp thì đau tăng hoặc tái phát, bệnh mạn tính. Trên thực tế thì các nguyên nhân này tác động cùng một lúc nhưng không giống nhau, nếu chủ yếu do hàn thì gọi là thiên về hàn, thiên về phong hay thiên về thấp để phân loại ra các thể nhỏ như phong tý, hàn tý hay thấp tý. Khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân xương; đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát (ngay vệ khí cũng do thận sinh ra) và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục các chức năng bình thường của các khớp xương. Phương pháp chung khi chữa các bệnh về khớp là khu phong tán hàn trừ thấp, căn cứ sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp là chính. Khi chữa còn phân biệt mới mắc hay đã tái phát nhiều lần: nếu mới mắc thì lấy trừ tà là chính; Nếu mắc lâu ngày vừa phù chính (bổ cân thận khí huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những cố tật sau này. Một số bài thuốc thường dùng: Bài 1: Thổ phục linh 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, uy linh tiên 12g, rễ vòi voi 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Phòng phong thang gia giảm gồm: Phòng phong 12g, khương hoạt 12g, tần giao 8g, quế chi 8g, phục linh 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang. Ngoài ra có thể kết hợp thêm châm cứu các huyệt sau: Tại chỗ: châm các huyệt tại khớp sưng đau và vùng lân cận khớp đau. Toàn thân: châm huyệt hợp cốc, phong môn, phong trì, huyết hải, túc tam lý, cách du. BS. Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Y Hà Nội) Thổ phục linh. Vị trí huyệt Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Phong môn: Ở cách mỏm gai D2 1,5 tấc về phía ngoài. Phong trì: Ở chỗ lõm cơ ức - đòn - chũm và phần trên cơ thang. Huyết hải: Ở bờ trên xương bánh chè 2 tấc về phía trên, giữa chỗ phình của cơ rộng trong. Túc tam lý: Ở dưới huyệt độc tỵ 3 tấc, cách mào chầy 1 khoát ngón tay về phía ngoài. Cách du: Cách bờ dưới mỏm gai D7 1,5 tấc về phía ngoài. 34 CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 6 : Toa Thuốc Gia Truyền Trị Bệnh Tê Bại Toàn Thân,Bán Thân Đau Nhức Cột Xương Sống Thấp Khớp, Nhức Mỏi Đính kèm là toa thuốc gia truyền của gia đình ông bà Hồ tấn Quyền. Ông bà Chung tấn Cang đã dùng toa này cảm thấy khoẻ khoắn, hết đau nhức, vui vẻ, linh hoạt. Ông Võ Sum sau khi dùng đã có thể đứng trung bình tấn mặc dù ông đã bị stroke, đi lại khó khăn. Chính tôi sau khi uống 1 tuần, taỵ dơ thẳng cánh có thể nâng và xoay một thanh sắt dài 6 ft nặng 5 lbs, bớt nhức mỏị . Đây cũng là cơ may cho anh em HQ/HH được cựu Tư Lệnh HQ Hồ tấn Quyền giúp cho trong lúc tuổi già xế bóng. Toa thuốc này có thể mua tại bất cứ tiệm thuốc bắc nào, giá chỉ có 5 dollars. Toa Thuốc Gia Truyền Trị Bệnh Tê Bại Toàn Thân, Bán Thân, Đau Nhức Cột Xương Sống, Thấp Khớp, Nhức Mỏi Toa thuốc ngâm rượu trị tê bại thấp khớp đau nhức 1- Trạch Lan .4 chỉ 2- Cam Kỷ Tử 3 chỉ 3- Xuyên Khung.2 chỉ 4 Độc Hoạt 2 chỉ 5- Hổ Cốt hay Cẩu Tích... 4 chỉ 6- Sinh Địa. 4 chỉ 7- Ngưu Tất3 chỉ 35 8- Nhãn Nhục 5 chỉ 9- Quế..2 chỉ 10 Đương Quy3 chỉ 11- Thục Địa 2 chỉ 12- Cam Thảo. 2 chỉ 13 Đỗ Trọng . 4 chỉ Ngâm với 1 lít rượu trắng 37 độ, 1 lít nước suối không có gas (hoặc 2 lít rượu vang nếu không muốn pha rượu với nước suối), 200 gr đường phèn, Ngâm độ 2 tuần hay lâu hơn càng tốt. Khi uống nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một liquer nhỏ(ly uống sec). Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén. 36 CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 7 : ĐÔNG Y TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP Đông y chữa viêm khớp Viêm khớp là một bệnh tự miễn quan trọng thuộc nhóm các bệnh của tổ chức liên kết. Tỉ lệ mắc là 0,5% dừn số trên 15 tuổi, nghì là cứ trên 200 người lớn thì có một người mắc bệnh.,thường gặp ở nữ giới chiếm 75% thường bắt đầu ở tuổi trung niên, từ 30- 60 tuổi Viêm khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài thường có đợt tiến triển cấp: sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, hay gặp ở các khớp nhỏ đối xứng với nhau, buổi sáng thường bị cứng khớp 1 giờ, Vị trí các khớp bị viêm thường là khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân, có khi cả hỏng và đốt sống. Lâu ngày các khớp biến dạng, dính cứng khớp làm hạn chế vận động 1. Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp Triệu chứng: Khớp sưng nóng, đỏ, đau, hay xuất hiện đối xứng, cự án, ngày nhẹ đờm nặng, co duỗi cử đọng khó khăn, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng,chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch hoạt sác Pháp:khu phong thanh nhiẹt ,giải độc hoạt huyết,lợi niểutừ thấp Thổ phục linh 20 Ké 20 Hi thiêm 20 ý dĩ 12 Kê huyết đằng 16 Đan sâm 12 Tỳ giải 16 Thạch cao 20 Tri mẫu 12 Quế chi 8 Ngân hoa 16 X truật 8 Hoàng bá 12 Tang chi 12 Ngạch mễ 20 Liên kiều 12 Cam thảo 6 Phòng phong 12 Bạch thược 12 Xưng đỏ nhiều gia : Xích thược Nếu thấp nhiệt thương âm bỏ quế gia sinh huyền, sa sâm, thạch hộc,huyền sâm,địa cốt Châm cứu: Túc tam lí, hợp cốc, huyết hải, đại truỳ, phong môn.. 2. Viêm khớp dạng thấp Đàm ứ cấu kết Viêm khớp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp 37 Pháp: Nếu còn xưng đau các khớp khu phong thanh nhiệt, trừ thấp, trừ đàm Quế chi 8 Thổ phục linh 20 X truật 8 Tỳ giải 16 Hi thiêm 20 Bạch thược 12 Tri mẫu 12 Nam tinh 8 Bạch giới tử 8 Xuyên sơn giáp 8 Đào nhân 8 Cương tằm 12 Ma hoàng 8 Ngân hoa 16 Phòng phong 12 Cam thảo 6 Liên kiều 12 Nếu xưng đỏ nhiều gia: Xích thược Châm cứu: túc tam lí, hợp cốc, huyết hải, đại truỳ, phong môn.. Xoa bóp và vận động là là phương pháp chủ yếu, động viên người bệnh chịu đựng dần cho tới lúc các khớp hồi phục 3. Viêm khớp dạng thấp Đề phòng tái phát Dùng thuốc uống phòng pháp: Bổ can thận khu phong trừ thấp Bài thuốc: Độc hoạt kí sinh thang gia giảm Đẳng sâm 16 Bạch thược 12 Bạch linh 12 Cam thảo 6 Xuyên khung 8 Qui đầu 12 Thục địa 20 Độc hoạt 8-12 Phòng phong 8-12 Đỗ trọng 12-16 Tang kí sinh 16-24 Tế tân 4-8 Ngưu tất 12-16 Tần giao 8-12 Quế tâm 4 Phụ tử 8 Hà thủ ô 12 Thổ phục linh 16 38 CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 8 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH KHỚP CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH 1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ THẤP KHỚP Cây bùm sụm, chặt gốc rễ, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nắm độ 200 gr, sắc 3 chén làm 8 phân, uống trong 1 tuần sẽ hết chứng đau lưng. 2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ THẤP KHỚP Rễ cây mai vàng, rễ cây nhãn ta, hai thứ bằng nhau, chặt phơi khô độ 500 gram, để vô keo, đổ 1.5 lít rượu, ngâm trong vòng 1 tuần lễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 ly uống rượu nhỏ sẽ trị được chứng nhức mỏi, đau lưng, khớp xương nay đau chỗ này mai đau chỗ khác. Trong nhà thường ngâm thường xuyên để dùng trong mỗi bữa ăn. ( Cần thêm chừng 100 gram đường phèn hay mật ong càng tốt ) 3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BẠI XUỘI PHÙ THŨNG Nấu cơm nếp cho chín, lấy 100 gram tỏi để vô cơm nếp, trộn cho đều, rồi ăn như cơm thường. Ăn liên tục trong nữa tháng sẽ hết bệnh. 4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG ĐAU XƯƠNG SỐNG Câu kỷ -1 chỉ; Đỗ trọng - 1chỉ; Ngưu tất -1 chỉ; Quế chi -1 chỉ; Bỏ chung vô, nấu cho chín, húp nước. Uống chừng 5-7 thang thì ngưng, bệnh sẽ hết. 5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ ĐAU LƯNG NHỨC MỎI 39 Vỏ bưởi, thuốc cứu, hai thứ bằng nhau, phơi khô, sắc 3 chén còn 1 chén, uống vài thang sẽ hết. 6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ NHỨC ĐẦU KINH NIÊN, MẤT NGỦ VÌ NHỨC ĐẦU Bạch chỉ, thương truật, trần bì, mỗi vị 3 chỉ. Tán 7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ NHỨC ĐẦU ( SÁNG NHÚC, TRƯA NHỨC, CHIỀU NHỨC) THẦN KINH YẾU, HAY QUÊN Áp dụng phương thuốc này từ 1 tuần đến 10 ngày liên tục sẽ hết. Bí rợ- chừng 300 gram. Đậu xanh hột – 150 gram Đem ngâm cho mềm, nấu chung cho thật chín, múc ra ăn, đừng nêm nếm gì cả. Ăn như thế sẽ tăng thêm trí nhớ và lành bệnh.Bài này đã trị cho nhiều người hết bệnh. 8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ ĐAU LƯNG, NHỨC MỎI, THẤP KHỚP, SƯNG TRẶC, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Dây chùm gọng mọc theo mé sông, lộn trong lá, chặt cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 7 phân, uống 3-5 thang trở lại. Bài này trị hết sưng nhức, giúp gân cốt cứng, đi đứng được như thường. Bài này đã được một số nông dân lao động áp dụng, kết quả trăm phần trăm. 9. CÔNG THỨC 9 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG, KHUM XUỐNG KHÔNG ĐƯỢC Rễ cây bàng, chặt ở phía dưới mặt trời mọc, xắt lát, phơi khô, sao tồn tính, ngâm rượu, uống thường xuyên. 40 10. CÔNG THỨC 10 : THUỐC TRỊ TÊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO TÉ NGÃ HOẶC CẢM SỐT SINH RA Cây ngà voi -250 gram, để tươi, dây cứt quạ - 100 gram, để tươi, ngải cứu -100gram, để tươi. Ba vị này sắc 4 chén còn 1 chén uống, sau đó nấu 3 chén còn 8 phân, uống lần 3, đổ 3 chén còn 6 phân, ngày uống 3 lần, uống độ 7 thang sẽ đi đứng được. Sau khi uống xong toa này rồi, ngâm các vị thuốc dưới đây với 2 lít rượu trắng. Củ tỏi sống – 500 gram, đập nhỏ. Da trâu -700 gram, nướng vàng, xắt nhỏ. Ngâm rượu độ 1 tuần, mỗi khi ăn cơm, thường xuyên uống 1-2 ly nhỏ. 11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ TÊ BẠI KINH NIÊN Dây cốc kèn loại lá lớn lâu năm bò theo mé sông, chặt đem về thái nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. 12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ THẤP KHỚP, SƯNG ĐẦU GỐI, NHỨC MỎI TAY CHÂN, ĐAU XƯƠNG SỐNG, NẰM NGỒI KHÔNG ĐƯỢC Đậu đen ruột xanh, phơi khô, ủ chút giá chừng một tấc, đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, mỗi ngày uống chừng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống như vậy trong 1 tuần sẽ cho kết quả tốt, đã trị được nhiều người rất công hiệu. 13. CÔNG THỨC 13 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ PHONG THẤP, TAY CHÂN CO RÚT, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Ké đầu ngựa, rang cho cháy lông, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8 đến 12 gram, sắc uống lúc đói, kiêng cử ăn thịt heo trong thời gian uống thuốc ( bài này của Ngài Tuệ Tĩnh ). 41 14. CÔNG THỨC 14 : THUỐC XOA TRỊ THẤP KHỚP Đậu đen rang, trút vô khăn túm lại, đem xoa chỗ đau nhức nhiều lần. Nếu nguội rang nóng làm lại, ngày đêm làm liên tục đôi ba lần và uống thuốc bột đậu đen đã nói trong công thức ở trên. 15. CÔNG THỨC 15 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG Rễ cây lựu mọi, nhỏ gừa lòng thòng xuống, rễ cây nhàu, ba thứ bằng nhau, chặt phơi khô, sao tồn tính, ngâm chừng 1 lít rượu trắng, đúng 1 tuần, lắc cho đều, uống 1-2 ly mỗi bữa ăn cơm hoặc trước khi ngủ đêm, uống trong 1 tuần. Bài này đã trị được cho nhiều người bị đau xương sống, đau lưng, đi khòm. Nên áp dụng ngay sẽ thấy giá trị của nó. 16. CÔNG THỨC 16 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC Cây xương rồng có gai, gọt bỏ 4 cạnh 4 phía cho hết gai, thái mỏng, phơi khô độ chừng 1 chén, sao khử thổ, ngâm 1 lít rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, trì chí uống từ 1 tháng đến 3 tháng, sẽ đi đứng được. Bài này đã áp dụng cho nhiều người, kết quả tốt. Chú ý: xương rồng có chất độc, do đó phải thật cẩn thận uống đúng liều lượng. 17. CÔNG THỨC 17 : BỊ CẢM RỒI NHỨC TAY BẠI NHỨC Uống từ 2 đến 3 thang sẽ khỏi. 42  Độc hượt hay độc hoạt : 5 chỉ  Khương hoạt : 5 chỉ  Tùng tiết : 5 chỉ  Xuyên sơn giáp (chế sẳn) : 1 lượng Sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần. 18. CÔNG THỨC 18 : THUỐC TÁN TRỊ THẤP KHỚP Dại hồi, thiên liên kiện, rễ cỏ xước, ngưu tất, rễ ô môi và rễ nhàu : lượng bằng nhau. 19. CÔNG THỨC 19 : THUỐC RƯỢU TRỊ NHỨC MỎI THẤP KHỚP  Ké đầu ngựa sao vàng  Quế chi Hai loại này bằng nhau, ngâm trong 1 lít rượu, thoa bóp rất công hiệu. 20. CÔNG THỨC 20 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP SƯNG Trứng gà so mới đẻ, nặng chanh ngập trứng, ngâm trong 1-2 ngày, rồi khuấy lên uống, uống liên tục 7 lần sẽ hết và trị được chứng bao tử. ( Bài này của Hòa thượng Giác Tuệ, Tân Thuận) 21. CÔNG THỨC 21 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP ( BÓ ) 43 Cỏ hôi, rau muôi, cải trời, cây chó đẻ răng cưa, lá nhàu – đâm nhuyễn, để chút muối, bó vào khớp. Các loại này rất công hiệu. 22. CÔNG THỨC 22 : THUỐC TRỊ BẠI XƯỘI ( THUỐC NGÂM RƯỢU ) * Nhũ hương : 2 chỉ * Khổ sâm canh : 3 chỉ * Khổ qua : 2 chỉ * Uất kim : 2 chỉ * An tức hương : 2 chỉ * Khổ sâm tử : 5 phân * Một dược : 2 chỉ 23. CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG KHỚP, NHỨC BẢ VAI Rễ cây điệp ta, có bông đỏ, còn gọi là cây phượng vỹ, đào rễ, chặt phơi khô, ngâm rượu uống thường xuyên sẽ hết, hoặc xắn ra, sao khử thổ, sắc uống nhiều lần cũng hiệu nghiệm. 24. CÔNG THỨC 24 : THUỐC TRỊ ĐAU KHỚP ĐẦU GỐI Cỏ xước, lá lốt, cây vòi voi, lá bưởi, sao khử thổ, mỗi thứ bằng nhau, săc uống sẽ khỏi. 25. CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG NHỨC ĐẦU GỐI, TAY CHÂN 44 Sắc uống hoặc ngâm rượu, cỏ xước, câu tích, hai thứ bằng nhau. Bông ngà voi, liều lượng bằng phân nữa liều lượng cỏ xước. Để 3 vị vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống nhiều lần sẽ hết. 26. CÔNG THỨC 26 : THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG GÂN, ĐI ĐỨNG ĐAU Muối hột, rang cho nóng, túm vô vải, lót lá đu đủ trên đầu gối, rồi túm muối cho nóng, ấp trên chỗ đau, ngày làm vài lần sẽ hết. Chú ý : đừng để muối quá nóng, sẽ bị phỏng. 27. CÔNG THỨC 27 : THUỐC THOA TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG NHỨC Hột cải bẹ trắng, đâm nhỏ hòa với giấm, đem bóp vào chỗ đau, ngày vài ba lần. 28. CÔNG THỨC 28 : THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI Củ nghệ, đâm với phèn chua, đem bóp vô chỗ đau sưng, nó sẽ giúp hết sưng. 29. CÔNG THỨC 29 : THUỐC TRỊ PHÙ THŨNG, CHÂN VÀ ĐẦU GỐI SƯNG CÓ NƯỚC * Địa cốt bì : 2 chỉ * Trần bì : 2 chỉ * Đại phục bì : 2 chỉ * Sinh cương bì : 2 chỉ * Bạch bì : 2 chỉ * Phục linh bì : 2 chỉ Sắc uống. Nếu thận nóng, uống nước nhất, nước nhì, uống vài lần sẽ xẹp hết. 45 30. CÔNG THỨC 30 : THUỐC BÓ ĐAU ĐẦU GỐI ( ĐẦU VOI ) Lá cỏ hôi, cỏ lông bông trắng, đâm với muối, bó 3 đêm sẽ xẹp hết. . 31. CÔNG THỨC 33 : TRỊ TÊ LIỆT, CỬ ĐỘNG KHOA KHĂN, LÀM GÂN CỐT CỨNG TRỞ LẠI Chuối hột chín, xắt mỏng, phơi khô, sao cho vàng, ngâm rượu, uống thường xuyên. Nên áp dụng toa này, nó giúp đi đứng được. 32. CÔNG THỨC 31 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP * Sanh địa : 3 chỉ Đỗ trọng : 4 chỉ * Hà thủ ô : 4 chỉ Đầu củ qui : 2 chỉ * Cẩu tích : 3 chỉ Xuyên khung : 2 chỉ * Cốt toái bổ : 3 chỉ Ký sanh : 4 chỉ * Tục đoạn : 3 chỉ Đảng sâm : 3 chỉ * Bạch chỉ : 3 chỉ Huyết dằng : 4 chỉ * Độc hoạt : 3 chỉ * Hai hột mã tiền đốt thành thanh. 33. CÔNG THỨC 32 : THUỐC RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC  Cây lá ngũ trảo  Dây vòi voi 46  Củ xả lâu năm  Dây cứt quạ, lá nhỏ  Kinh giới Các vị này bằng nhau, ngâm chừng 2 lít rượu, để 1 tuần, uống kết quả tốt. 34. CÔNG THỨC 34 : TRỊ NHỨC ĐẦU, ĐAU THẦN KINH, RÊN LA Đau cả tháng, đi nhà thương nằm không hết. Về nhà gặp phương thuốc này, áp dụng được lành bệnh. THUỐC XÔNG : Cây lá môn ngứa, muối hột – 1 nắm; gạo lức – 1 nắm. Ba vị này để vô nồi nấu, bịt miệng lại, nhắc xuống, trùm mền, xông trong 1 tuần sẽ hết chứng này. Xông rồi, chặt cây chuối tiêu, chẻ làm hai, để long não vô hai bên hông chuối, bắc lên bếp hơ cho nóng ấm ấm, rút hơi long não vô chuối, băng 2 bên đầu, chừng 5-7 lần sẽ hết luôn. 35. CÔNG THỨC 35 : TOA THUỐC NGÂM RƯỢU, XOA BÓP TRỊ CHỨNH NHỨC GÂN, NHỨC XƯƠNG, PHONG TÊ BẠI XƯỘI ( Rất công hiệu ) * Lưu hội : 5 chỉ Băng phiến : 3 chỉ * Nhũ hương : 5 chỉ Long não : 3 chỉ * Một dược : 5 chỉ Xa-ly-Xi-lát : 20gram ( loại nước pha vô sau ) Cách ngâm: 1 lít Alcool, ngâm chung 5 ngày, đổ ra, lấy thuốc này xoa bóp đêm ngày, thuốc rút công hiệu, kết quả tốt. 47 36. CÔNG THỨC 36 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN Gạo lức – 1 chén; tỏi sống – 200 gram; đậu xanh bỏ vỏ - 300 gram. Ba thứ trộn chung, nấu chín cho thật mềm, người bệnh ăn mỗi ngày, gân cốt cứng, trừ được phù thũng, sẽ đi đứng được như thường, ăn như vậy trong thời gian 1 tháng sẽ thấy kết quả. 37. CÔNG THỨC 37 : TRỊ CHỨNG PHONG XÙ Dùng cái nhau tốt, rửa rượu trắng, bỏ vô nồi đất đậy nắp lại, đun cho chín giòn, tán thành bột, hòa nữa muỗng ca phê Châu Thần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng ca phê.Uống 2 cái như vậy sẽ hết. 38. CÔNG THỨC 38 : TRỊ NỔI PHONG ĐƠN CÙNG MÌNH Vỏ cây vú sữa, lột ra cạo vỏ sần sùi, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nhúm bỏ vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, còn xác thì nấu như nước trà, uống thường xuyên sẽ hết. 39. CÔNG THỨC 39 : TRỊ PHONG THẤP MỒ HÔI TRỘM, TAY CHÂN ĐẦU MÌNH RA MỒ HÔI KHÓ CHỊU Kiếm chỗ nào có nuôi trâu bò ( trâu màu trắng ), xin cứt mới ỉa, bôi vài ba lần sẽ hết tiệt. 40. CÔNG THỨC 40 : TRỊ THẤP KHỚP Cây lá nhãn chài, mọc theo gò cao mé rừng ( Củ Chi, Tây Ninh có nhiều ), bứt cây lá bỏ vô nồi nấu uống hằng ngày, trị được chứng nhức tay chân. Uống thường xuyên thay trà sẽ hết bệnh thấp khớp. 48 Còn rễ của nó, đào đem về, sao vàng hay để sống, ngâm với rượu trắng độ một tuần lễ, uống mỗi lần 1 ly nhỏ. 41. CÔNG THỨC 41 : MÁU BẦM BỊ Ứ TRONG CƠ THỂ Mua 200 gram kim châm ở tiệm chạp phô, về ngâm 1 lít rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, mỗi lần đi cầu, máu bầm theo phân ra. Uống 5-10 lần, máu bầm sẽ ra hết. 42. CÔNG THỨC 42 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐẦU GỐI SƯNG Lá mướp hương, quết nhuyễn, để vô chút muối, đem bó chỗ sưng, ngày 2 lần, sẽ rút độc xẹp hết. Kết quả hiệu nghiệm. 43. CÔNG THỨC 43 : THUỐC TRỊ PHONG TÊ THẤP, KHAI THÔNG 12 KINH LẠC ( Tán bột hay vò viên ) * Phòng phong : 2 chỉ Đương qui : 2 chỉ * Kinh giới : 3 chỉ Bắc cam thảo : 1.5 chỉ * Thiên ma : 1 chỉ Xuyên ô : 3 chỉ * Bạch ma : 2 chỉ Thảo ô : 3 chỉ ( Chế ngâm nước cơm 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô, chế chút muối rang ) * Xuyên khung : 1.5 chỉ Thương truật : 2 chỉ * Ma hoàng : 2 chỉ Hà thủ ô đỏ : 3 chỉ * Thạch nộc : 3 chỉ * Hột sen rang muối 49 Có thể thêm : Khương họat – 2 chỉ, Độc hoạt – 2 chỉ, Đỗ trọng – 3 chỉ. Tán bột, cho uống ngày 2 lần, nỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút nhũ hương. Nếu lạnh cho thêm 3 lát gừng. Bài này công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả. 50 CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 9 : RƯỢU NHÀU TRỊ VIÊM KHỚP NHỨC MỎI 1. Có cần phải sao qua lửa không? Các vị thuốc khô dùng ngâm rượu dù đã phơi sấy khô trước khi ngâm rượu đều cần sao hoặc sấy lại cho thật khô rồi tán hoặc băm thành mảnh nhỏ (1 – 2mm) như mảnh ngô, đậu xay vỡ. Hành động này nhằm mục đích giúp cho việc hút hoạt chất trong dược liệu được nhanh và rút kiệt được hoạt chất. Xác định chính tỷ lệ thành phẩm cần đạt được. Ví dụ 1kg dược liệu thật khô sẽ thu được 1 lít cao lỏng hoặc 10 lít rượu thuốc. 2. Uống nhiều có hại không? Rễ Nhàu hoặc quả non thái mỏng sao khô ngâm rượu để chữa các chứng đau lưng, tê bại, nhức mỏi. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 25ml. Do là thuốc nên phải uống đủ liều lượng mới có tác dụng, nếu dùng quá nhiều hoặc quá ít sẽ có hại. 3. Uống Nhàu nhiều có bị liệt dương không? Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến vấn đề này, chỉ có tài liệu xác định rễ Nhàu không độc. Tài liệu này cho biết, đã thí nghiệm độc tính cấp với liều 80g/kg (tương đương với người 50kg uống 4.000g rễ Nhàu) nhưng chuột nhắt trắng vẫn sống bình thường. Thí nghiệm độc tính bán mãn với liều 8g/kg trên thỏ dùng liên tục trong 15 ngày không gây ảnh hưởng tới gan, thận, hồng cầu, bạch cầu. 51 CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP VẤN ĐỀ 10 : BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA PHONG THẤP (NGÂM RƯỢU VÀ SẮC UỐNG) Tác giả : BS. HOÀNG XUÂN ÐẠI Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa bão, những ai mắc bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức gân, xương; mình mẩy, chân tay rời rã, tê bại, dẫn đến ăn ngủ kém sinh suy nhược. Việc chữa trị căn bệnh này rất nan giải. Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh. Còn y học cổ truyền cho đây là chứng phong thấp nên nguyên tắc chữa trị cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần, đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể. Bài thuốc dân gian chữa phong thấp Dựa vào cơ sở lý luận trên, bài thuốc dân gian sau đây đã đạt được yêu cầu ấy - bao gồm các vị: Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g. Công năng của từng vị có trong bài thuốc Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết - dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim. Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận. Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata "Oliv" Rehd. et Wils), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt - chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi. Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết. Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt. Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ. 52 Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại. Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí. Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu. Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ. Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức - Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa. Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu. Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau. Liều dùng Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống. * Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_8_co_xuong_khop.pdf