Giới thiệu giáo án Lịch sử 10 - Nâng cao

Bài 22

VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :

1. Kiến thức

- Hiểu được vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống định cư trên đất nước ta đều đã bước vào sơ kì đồng thau. Trên cơ sở đó đã tạo ra những biến chuyển lớn lao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.

- Nắm được những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta. Những điểm giống và khác nhau của cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sông Cả với cư dân Sa Huỳnh, cư dân Đồng Nai về các mặt hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục, bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo cho HS.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện phương pháp so sánh trong quá trình học tập để rút ra nhận xét.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam có đánh dấu các địa danh, các khu vực có các di tích, các nền văn hoá lớn ở Việt Nam.

- Tranh ảnh về một số công cụ sản xuất, đồ dùng gia đình, đồ trang sức.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta?

Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện của cuộc cách mạng đá mới.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống định cư trên đất nước ta bước vào thời kì đồng thau, phát minh thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Hình thành những nền văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai trên cả ba vùng của đất nước ta. Để tìm hiểu việc phát minh ra Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước như thế nào? Quá trình hình thành những nền văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai trên đất nước ta ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi nêu trên.

 

doc211 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8844 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu giáo án Lịch sử 10 - Nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công. - GV trình bày rõ: Do sản phẩm tăng nhanh, xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng hóa của nơi sản xuất, bán cho người tiêu thụ, và để bảo vệ quyền lợi họ lập các thương hội và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy thương mại. - Thương mại : xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng hóa của nơi sản xuất, bán cho người tiêu thụ, và để bảo vệ quyền lợi họ lập các thương hội và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy thương mại. - GV kết hợp giới thiệu bức tranh “Hội chợ ở Đức” trong SGK. - GV nêu câu hỏi: Thành thị trung đại có vai trò như thế nào? - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: - Vai trò của thành thị: + Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành thị trường thống nhất. + Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành thị trường thống nhất. + Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị. + Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 2. Sự phát triển của thương mại Tây Âu - Trước hết GV trình bày: Sự phát triển của thành thị đã thúc đẩy thương mại châu Âu phát triển, thương mại quốc tế trở lên cấp thiết, hội chợ xuất hiện từ sơ kì trung đại nay có điều kiện phát triển. Trong đó hội chợ Săm-pa-nhơ là lớn nhất và có ý nghĩa toàn châu Âu. a) Hội chợ - Nguyên nhân ra đời: Do sự phát triển của thành thị đã thúc đẩy thương mại châu Âu phát triển, hội chợ xuất hiện từ sơ kì trung đại nay có điều kiện phát triển. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được những hoạt động của hội chợ Săm-pa-nhơ qua đó để HS có biểu tượng sinh động về hội chợ. - GV nêu câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hoá, mua bán, trao đổi, đặt hàng. + Hoạt động: Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hoá, mua bán, trao đổi, đặt hàng. + Kích thích thương mại và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - GV nhấn mạnh thêm: Bên cạnh hoạt động chính là buôn bán hội chợ còn là nơi sinh hoạt văn hoá của người lúc đó, tại đây người ta còn tổ chức những buổi lễ hội biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, điều khiển thú... + Ý nghĩa: Kích thích thương mại và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động 2: Cá nhân b) Thương đoàn - GV nêu câu hỏi: Thương đoàn ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Thế kỉ XIII, thương mại trong các thành thị phát triển mạnh. + Việc buôn bán đi xa gặp khó khăn: nạn cướp biển, chèn ép, không an toàn trong đi biển... Để giúp nhau, các thương nhân đã lập các thương đoàn. - Nguyên nhân ra đời: Thương mại trong các thành thị phát triển mạnh, song việc buôn bán đi xa gặp khó khăn: nạn cướp biển, chèn ép, không an toàn trong đi biển... Để giúp nhau, các thương nhân đã lập các thương đoàn. - GV nhấn mạnh: Khái niệm thế nào là thương đoàn: Là tổ chức nghề nghiệp của thương nhân, mục đích là giúp đỡ nhau vận chuyển hàng hoá, bảo vệ dọc đường Thương đoàn: Là tổ chức nghề nghiệp của- thương nhân, mục đích là giúp đỡ nhau vận chuyển hàng hoá, bảo vệ dọc đường đi. Thương đoàn là liên minh chính trị của các thành thị. Mỗi thương nhân buôn bán độc lập bằng vốn của mình. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được địa vị của các thương đoàn trong việc buôn bán ở các nước Bắc Âu. Hoạt động 2: Nhóm - HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động của thương đoàn? - GV nhận xét và kết luận: - Hoạt động: + Các thương đoàn lập các thương điếm ở các thành thị để buôn bán. + Các thương đoàn lập các thương điếm ở các thành thị để buôn bán. + Các thương nhân có cửa hàng cửa hiệu, kho tàng để buôn bán. + Các thương nhân có cửa hàng cửa hiệu, kho tàng để buôn bán. + Hoạt động của thương đoàn đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại à xuất hiện những trung tâm thương mại lớn. - GV trình bày rõ thêm: Ở châu Âu xuất hiện những trung tâm thương mại lớn gắn liền với các thương đoàn như ở Luân Đôn (Anh), Bruy-gơ (Nê-đéc-lan)... đặc biệt là Bruy-gơ được gọi là thành phố của thế giới. - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết vai trò của thương đoàn? - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: - Vai trò: + Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát triển. + Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát triển. + Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi. Thị dân trở nên giàu có, nhiều công trình có giá trị được xây dựng. + Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi. Thị dân trở nên giàu có, nhiều công trình có giá trị được xây dựng. - GV nêu rõ: Từ giữa thế kỷ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến, các thương hội hoạt động yếu dần. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 3. Văn hoá Tây Âu thời trung đại - Trước hết GV trình bày và phân tích: Văn hoá Tây Âu thế kỉ X (sơ kì) còn nghèo nàn, ít phát triển, tuy nhiên những hoạt động giải trí khác như ca hát, nhảy múa, hoạt động cung kiếm lại thịnh hành. a) Văn hoá sơ kì - Văn hoá sơ kì còn nghèo nàn, ít phát triển. - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của văn hoá sơ kì Tây Âu kém phát triển? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Do nền kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc, lãnh chúa lười biếng không quan tâm đến học vấn, nhiều người không biết chữ. - GV trình bày: Giai cấp phong kiến lấy giáo lí của đạo Ki-tô là hệ tư tưởng chính thống, nhiệm vụ giáo dục là đào tạo giáo sĩ, vì vậy trường học gắn liền với nhà thờ. - Giai cấp phong kiến lấy giáo lí của đạo Ki-tô là hệ tư tưởng chính thống. Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV trình bày: Thế kỉ XI trở đi một nền giáo dục được hình thành, là cơ sở để hình thành các trường đại học ở thế kỉ XI - XIII. - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tên các trường đại học ở Tây Âu được hình thành trong thời gian này? b) Văn hoá trung kì trung đại - Có bước phát triển khởi sắc. - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Các trường đại học được xây dựng như Bô-lô-nha (I-ta-li-a), Xoóc-bon (Pháp), Cam-bơ-rít (Anh). GV nhấn mạnh các trường đại học không chỉ nghiên cứu thần học mà nhiều môn khác nhất là triết học. Ra đời triết học kinh viện. - Nhiều trường đại học ra đời, nội dung học tập không chỉ nghiên cứu thần học mà còn có cả triết học. - GV hỏi: Nêu thành tựu về văn học trung kì trung đại? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Phát triển với hai dòng văn học chính là văn học kị sĩ với những bản anh hùng ca như Bài ca Rô-lăng, Bài ca Xít,... Văn học thành thị bao gồm các hình thức thơ, kịch và truyện. - Văn học: + Dòng văn học kị sĩ với những bản anh hùng ca. - GV nêu câu hỏi: Kiến trúc trung kì trung đại có thành tự gì? + Văn học thành thị: thơ kịch, truyện ngắn. - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Nhiều nhà thờ được xây dựng theo phong cách Rô-ma và Gô-tích. - Kiến trúc: Mang đậm phong cách Rô-ma và Gô-tích. 4. Sơ kết bài học - GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS giải thích khái niệm thế nào là hội chợ và thương đoàn? Nguyên nhân sự ra đời và vai trò, hoạt động của thành thị trung đại, thương đoàn? 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà - Học bài cũ, đọc trước bài mới. - Trả lời câu hỏi trong SGK. Chương VII SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU Bài 16 NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Hiểu được nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường cùng với con đường giao lưu thương mại giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị ngăn cản là nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí. - Nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả của nó. 2. Tư tưởng - Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí, củng cố lòng tin vào thành quả của khoa học, hiểu rõ qui luật phát triển của lịch sử. 3. Kỹ năng - Kĩ năng khai thác lựơc đồ “Những cuộc phát kiến địa lí” để xác định đường đi của những cuộc phát kiến địa lí lớn. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lí”, Bản đồ chính trị châu Âu. - Sưu tầm tranh ảnh một số nhà thám hiểm. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Thế nào là lãnh địa? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa như thế nào? Câu hỏi 2: Nguyên nhân và vai trò của các thành thị trung đại? 2. Dẫn dắt vào bài mới Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đã đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao? Chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HS cần nắm nắm vững Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Bước vào thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang CNTB xã hội Tây Âu nảy sinh những mâu thuẫn gì? 1. Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lí - HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn. - GV nhận xét và chốt ý: + Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng, mà trong nước không đáp ứng được, vì vậy cần sang các nước phương Đông. - Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày cao. + Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm. + Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm. - GV nhấn mạnh: Cũng vào thời gian đó khoa học có bước tiến bộ đáng kể như nghiên cứu dòng hải lưu và hướng gió, la -Khoa học - kĩ thuật hàng hải có tiến bộ: Hiểu biết về địa lý, đại dương, sử dụng la bàn. bàn,... quan trọng nhất, vì chính nhờ có đó mà con người có những con tàu lớn chở được nhiều người và lương thực thực phẩm nước uống cho những chuyến đi dài ngày. - Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tầu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn. - GV trình bày rõ thêm: Các nhà hàng hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng về hình dạng Trái đất, đã vẽ được hải đồ ghi rõ các vùng đất các hòn đảo có dân cư. Máy móc, thiên la, la bàn được sử dụng trong việc định hướng đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ người ta đã đóng được những tầu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven. - GV kết hợp giới thiệu hình ảnh tàu Ca-ra-ven sưu tầm được. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân 2. Các cuộc phát kiến lớn về địa lý - GV trình bày : Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm địa lí, khám phá ra những miền đất mới. - Tiếp đó, GV treo lược đồ trên bảng yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK trình bày nội dung các cuộc phát kiến địa lí, HS khác có thể bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: + Năm 1487, B. Đi-a-xơ là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã đi vòng cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng. - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng. + Ngày 8 - 7 - 1497, Va-xcô đơ Ga-ma rời cảng Li-xbon đ sang phương Đông; tháng 5 - 1498, đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ, khi về ông được phong phó vương Ấn Độ. - Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ (5 - 1498) + Tháng 8 - 1492, C.Cô-lôm-bô đã dẫn đầu đoàn thủy thủ về hướng Tây, sau 3 tháng ông đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti nhưng ông tưởng lầm là Ấn Độ. Tuy nhiên khẳng định C.Cô-lôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ. - Tháng 8 - 1492, C.Cô-lôm-bô đã đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ. + Ph.Ma-gien-lan đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ, tiến vào đại dương mênh mông (ông đặt tên là Thái Bình Dương). Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng do giao tranh với thổ dân. Cuối cùng đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thủy thủ khi về đến Tây Ban Nha. - Ph.Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521). Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 3. Hệ quả của phát kiến địa lý - GV nêu câu hỏi: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý? - HS đọc SGK thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày. HS khác bổ sung. - GV nhận xét và chốt ý: + Đem lại hiểu biết mới về Trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng. + Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. + Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 4. Sơ kết bài học - Kiểm tra nhận thức của học sinh đối với bài học thông qua các câu hỏi ở đầu giờ học: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao? 5. Dặn dò, bài tập về nhà * Dặn dò: - Học bài cũ. - Trả lời các câu hỏi trong SGK. Bài 17 SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức -Hiểu được khái niệm tích lũy ban đầu, đó là quá trình chuẩn bị vốn và nhân công. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều biện pháp: cướp bóc, buôn bán, tước đoạt ruộng của nông dân. - Nắm được sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu trong các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Sự xuất hiện các giai cấp mới tư sản và công nhân. 2. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục ý thức tôn trọng lao động, chống áp bức bóc lột của CNTB, bảo vệ quyền lợi của người lao động. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra những kết luận. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Sưu tầm tranh ảnh về thời kì này. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Nêu các cuộc phát kiến địa lý lớn. Câu hỏi 2: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? 2. Dẫn dắt vào bài mới Chủ nghĩa tư bản ra đời trải qua giai đoạn tích lũy ban đầu, đó là vốn và nhân công, tầng lớp quí tộc và tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để có được số vốn đó dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tưa bản ở châu Âu. Cùng với nó là xã hội Tây Âu có nhiều thay đổi, các giai cấp mới được hình thành. Quá trình tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản diễn ra như thế nào? Chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câuh hỏi trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Trước hết, GV nói rõ: Sự tích lũy vốn ban đầu của CNTB là quá trình khởi đầu tạo ra hai yếu tố đầu tiên cho sản xuất kinh doanh: Tư bản và nhân công. 1. Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản - Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Số vốn ban đầu mà quí tộc và thương nhân tích lũy do đâu mà có? - HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, SGK trả lời câu hỏi. HS khác có thể bổ sung cho bạn. - Tư bản (vốn) được tích lũy bằng nhiều con đường: - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: + Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cứơp bóc của cải, tài nguyên, vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân. + Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. + Mặt khác, các quí tộc tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông đặc biệt là buôn bán nô lệ. + Quí tộc tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông đặc biệt là buôn bán nô lệ. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được quí tộc và tư sản tích lũy vốn bằng hình thức buôn bán nô lệ. - GV nhấn mạnh thêm: Giai cấp tư sản thậm chí còn dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân. Chẳng hạn ở Anh có phong trào “Rào đất cướp ruộng”, hàng - Nhân công: + Đối với nông dân, bị tước đoạt ruộng đất của nông dân biến họ thành những người làm thuê. vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thang buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay ở thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê. + Thợ thủ công, bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, mất tư liệu sản xuất đi làm thuê trở thành công nhân. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản - GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau: Nhóm 1: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thủ công nghiệp? Nhóm 2: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp? Nhóm 3: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thương nghiệp? Nhóm 4: Nêu những biến đổi giai cấp trong xã hội Tây Âu? - HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả; HS khác có thể bổ sung. - Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và chốt ý: - Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội. Quy mô của các xưởng thủ công lên tới 100 người. Nhờ áp dụng kỹ thuật mới và quy trình sản xuất mà năng suất lao động tăng, khối lượng sản phẩm tăng, giá hạ. Chủ xưởng bóc lột người lao động làm thuê quan hệ của họ là quan hệ của chủ với thợ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. - Biểu hiện nảy sinh CNTB: + Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ với thợ. + Ở nông thôn, các đồn điền, trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. Chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay là quí tộc mới. + Ở trong nông nghiệp, các đồn điền, trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp. + Trong thương nghiệp, quan hệ tư bản cũng xâm nhập vào với việc ra đời các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. + Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. + Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. - Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. 4. Sơ kết bài học - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các biện pháp thực hiện? Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Học bài cũ, đọc trước bài mới. - Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng. Bài 18 PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Hiểu được những nét chính về hoàn cảnh ra đời phong trào Văn hoá Phục hưng. - Nắm được những thành tựu chính của Văn hóa Phục hưng. - Thấy rõ Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa giá trị nhân văn sâu sắc, tính phản phong mạnh mẽ, song chưa triệt để. 2. Tư tưởng, tình cảm Giúp HS thấy được rõ những giá trị văn hoá của loài người trong thời kì Phục hưng, từ đó có ý thức trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hoá đó. 3. Kỹ năng - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, phê phán và thấy rõ sự lạc hậu của giai cấp phong kiến và giáo hội. - Kĩ năng khai thác tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng. - Tài liệu có liên quan đến những tác phẩm văn hoá phục hưng trong thời kì này. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các biện pháp thực hiện? Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Xã hội Tây Âu có những biến đổi gì? 2. Dẫn dắt vào bài mới Trong giai đoạn đầu phát triển, giai cấp tư sản đã kế thừa những tinh hoa văn hoá của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, xây dựng cho mình một nền văn hoá mới tự do - Văn hoá Phục hưng. Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để lí giải các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Sang hậu kì trung đại kinh tế Tây Âu có thay đổi gì? 1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng - HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và trình bày phân tích: + Bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng xã hội phong kiến, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật như kỹ thuật in ấn của Guy-ten-bec, công nghệ luyện thép, đúc vũ khí. - Hậu kì trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất TBCN hình thành, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. + Những cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có co châu Âu, thị trường được mở rộng. - Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản. à Đây là điều kiện quan trọng để dẫn tới sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng. - GV nhấn mạnh: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng. Mặt khác giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại Ki-tô với những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến. - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng à muốn xóa bỏ chướng ngại phong kiến. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 2. Những thành tựu chính của Văn hoá Phục hưng - Tiếp đó GV trình bày: Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn của quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật - nền văn hoá đó gọi là Văn hoá Phục hưng. - Phong trào Văn hoá Phục hưng là khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, đấu tranh xây dựng dựng một nền văn hoá mới, một cuộc sống tiến bộ. - GV nêu câu hỏi: Nêu những thành tựu của Văn hoá Phục hưng? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV bổ sung và chốt ý: Thời đại Văn hoá Phục hưng có những tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật và hội họa với các nhà khoa học, nhà văn, thơ, họa sĩ và những tác phẩm tiêu biểu: Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học; - Thành tựu : + Khoa học kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học. - Văn học nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như Lê-ô-na-đơ Vanh Xi, Sếch-xpia. Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc vừa là nhà triết học; Lê-ô-na-đơ Vanh xi vừa là họa sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại... - Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng: + Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. + Đề cao giá trị con người. - GV giới thiệu cho HS bức tranh trong SGK, hoặc tranh ảnh sưu tầm được để thấy được những thành tựu của Văn hoá Phục hưng. + Đòi tự do cá nhân. 3. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng? - Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời. - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý. Đồng thời nhấn mạnh thực chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. - Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. - Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ. 4. Sơ kết bài học Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng như thế nào? 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Học bài cũ, đọc bài mới. - Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. Bài 19 CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được nguyên nhân vì sao giai cấp tư sản muốn cải cách tôn giáo? Nội dung của cải cách tôn giáo. - Nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức. 2. Kĩ năng Rèn luyện HS phương pháp phân tích cơ cấu, phân tích tình hình xã hội để thấy rõ nguyên nhân của cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân. 3. Tư tưởng Giáo dục thế giới quan khoa học thông qua việc trình bày sự hủ bại của Giáo hội và thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân đối với chiến tranh nông dân. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Sưu tầm tranh ảnh về các nhà cải cách tôn giáo, một số nhà thờ. - Bản đồ thế giới để trình bày về sự phát triển của tôn giáo. - Bản đồ nước Đức. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tựu chính? Câu hỏi 2: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng? 2. Dẫn dắt vào bài mới Tiếp theo phong trào Văn hoá Phục hưng, cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản các nước Tây Âu diễn ra dưới hình thức cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân, để tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của cuộc cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân ở Đức diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân 1. Cải cách tôn giáo - Trước hết GV trình bày và phân tích: Thời trung đại, vương quyền phong kiến gắn chặt với thần quyền, Giáo hội là chỗ dựa vững chắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrọn bộ Giáo án Lịch sử lớp 10 - Nâng cao.doc
Tài liệu liên quan