Mới đây, chúng tôi có cộng tác với một nhóm các
trường đại học của Canada thực hiện một dự án mang
tên ChATSEA (Challenges of Agrarian Transition in
South East Asia- Các thách thức biến đổi nông nghiệp
ở Đông Nam Á). Có nhiều giáo sư nổi tiếng của các
trường đại học tham gia dự án, song không một vị nào
dùng bản đồ! Trên thực tế, họ đã thực hiện rất nhiều
công trình nghiên cứu tầm cỡ có giá trị rất lớn về mặt
học thuật. Họ tiến hành điều tra trên thực địa rất công
phu và đóng góp nhiều trong việc tin học hóa các
công trình nghiên cứu của mình, nhưng lại không hề
thấy có bóng dáng của bản đồ trong các nghiên cứu
của họ. Tôi chưa tổng kết về việc sử dụng bản đồ trong
làng xã hội nhân văn ở Việt Nam vì chưa có cơ hội.
Nhưng dịp này tôi sẽ tìm hiểu. Song tôi có cảm giác ở
Việt Nam các nhà xã hội học dùng bản đồ nhiều hơn
so với các nước phương Tây, đặc biệt là so với Bắc Mĩ,
Canađa. Ngược lại, chúng tôi, những người làm về hệ
thống thông tin địa lý thường hiểu rất vụng về hoặc đặt
ra những câu hỏi ngây ngô về các vấn đề xã hội. Đây
là một điểm mà hai bên không gặp được nhau. Một
bên thì coi thường không gian, một bên lại không hiểu
các khía cạnh về chuyên đề.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thông tin địa lý và khả năng ứng dụng vào khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam: hiện trạng và các thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước
đó, v.v… Mặc dầu vậy, quan niệm về quy mô không
gian lại khác nhau. Điểm khác thứ nhất là những người
làm khoa học vật lý hoặc địa lý tự nhiên thường chú
trọng tới cấu hình vật lý của vấn đề, còn trong giới
khoa học xã hội thì lại không phải như vậy. Tôi lấy ví
dụ là ban nãy tôi có nói chuyện về HIV với một chị học
viên. Rõ ràng, ta không thể khoanh vùng HIV ở trong
quận Đống Đa là nơi chị ấy làm tư vấn cho dự án, bởi
vì nguồn gốc của HIV có thể từ trên Sơn La, từ biên giới
Lào, có thể từ Hải Phòng, Quảng Ninh, và cũng có thể
95Hệ thống thông tin địa lý
từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong địa lý tự nhiên, khái
niệm về không gian sẽ chỉ tính riêng mỗi quận Đống
Đa. Đây là một sai lầm! Điểm khác thứ hai là trong địa
lý tự nhiên, người ta hay dùng từ tỉ lệ để chỉ khái niệm
không gian. Trong tiếng Pháp, tỉ lệ trong địa lý tự nhiên
được gọi là échelle và trong tiếng Anh là scale. Khi
dịch sang tiếng Việt, từ échelle và từ scale lẽ ra phải
dịch là tỉ lệ và quy mô. Trong tiếng Pháp, thực chất từ
échelle được hiểu theo cả hai nghĩa là tỉ lệ và quy mô,
còn trong tiếng Việt chúng ta thường chỉ dịch là tỉ lệ và
đôi khi chúng ta ngộ nhận, đặc biệt là trong địa lý tự
nhiên. Khi nói đến tỉ lệ của vấn đề, ta thường nói vấn
đề đó có bao nhiêu chi tiết. Khi nói tỉ lệ trong địa lý tự
nhiên, người ta hay đo bằng thước. Đó là sự khác nhau
về khái niệm.
Qua những kiến thức đọc trong tài liệu, tôi cố gắng
hiểu rằng bên địa lý nhân văn và xã hội nhân văn có
rất nhiều quá trình mà như tôi nói là nó vượt quá tầm
mà kết cấu có tính chất vật lý về không gian theo
như bên địa lý tự nhiên người ta hiểu, vượt ra quy mô
không gian đó. Việc này thể hiện rõ tính độc đáo của
nhận thức. Ví dụ, tôi đang ngồi ở đây, song tôi lại xét
quan hệ của tôi với anh Stéphane cách đây 15 năm
tại một phòng nghiên cứu đặt ở Láng Thượng. Có
nghĩa là ở đây không gian và thời gian đã vượt ra
khỏi khung cảnh mà chúng ta đang nói chuyện. Đây
là một điểm rất đáng khích lệ trong các nghiên cứu
và nó sát với thực tế hơn là cách hiểu về không gian
của các nhà địa lý tự nhiên. Trong địa lý nhân văn,
khái niệm tỉ lệ lại được hiểu khác, nên ở đây tôi cũng
xin dùng từ khác, đó là từ quy mô, chỉ về tầm cỡ của
quá trình (ampleur). Trong tiếng Pháp, thực chất từ
échelle cũng đã bao gồm cả nghĩa quy mô của quá
trình, và đây là điều mà bên địa lý tự nhiên người ta
không làm.
Thêm một vấn đề nữa là khái niệm về không gian,
tính chất không gian của các quá trình xã hội chính
là yếu tố tác động rất mạnh đến quan hệ này. Tôi lấy
ví dụ về vấn đề xuất khẩu lao động ở Malaysia mà tôi
vừa trao đổi với chị Lê Thu Hương là nghiên cứu sinh
ở Đại học Genève. Chị có đưa ra nhận xét là thời kỳ
đầu, những người lao động Việt Nam xuất khẩu đầu
tiên sang Malaysia là người gốc Hưng Yên, Thái Bình.
Nhưng bây giờ người ở Hưng Yên, Thái Bình đi xuất
khẩu lao động sang Malaysia đều chọn công việc tốt
hơn theo định nghĩa của họ, có nghĩa là việc dễ làm
và được trả nhiều tiền hơn ở những thành phố lớn.
Còn những công việc nặng nhọc mà người xuất khẩu
lao động nhận được ở Malaysia lại dành cho người
ở Nghệ An ở tận vùng sâu vùng xa. Như vậy khoảng
cách địa lý từ Hưng Yên đến Hà Nội ngắn hơn so với
từ Nghệ An ra Hà Nội đã khiến hình thành hai nhóm
hành vi khác nhau khi người ta quyết định sẽ làm gì
khi đi xuất khẩu lao động sang Malaysia. Qua đó,
chúng ta thấy rõ một điều là khía cạnh không gian
trong khoa học xã hội này tác động rất lớn đến các
mối quan hệ.
Song rất may mắn cho chúng ta là cả hai nhóm làm
về vật lý, về xã hội nhân văn, về địa lý tự nhiên và địa
lý nhân văn khi nói chuyện đều phải dùng tới đơn vị
không gian. Và đơn vị không gian mà chúng ta hay
nói đến và buộc phải nói đến chính là các đơn vị hành
chính. Mà đây là cơ hội để chúng ta đưa các phương
pháp định lượng và phương pháp phân tích không gian
vào trong các phân tích của xã hội nhân văn. Chúng
ta thử xem báo cáo mà nhóm nghiên cứu của các anh
François, Jean Pierre, và chị Mireille đã trình bày ngày
hôm qua và có nói về việc thay đổi của Việt Nam trước
tác động khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Chúng ta cũng có thể nói là việc Việt Nam gia
nhập WTO khiến cho quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc thay đổi ra sao. Hàng nghìn cuộc
phỏng vấn ấy được thực hiện trên khắp các tỉnh thành
Việt Nam. Và như vậy ta sẽ phải nói đến quy mô cấp
tỉnh. Còn nếu chúng ta nghiên cứu việc Việt Nam gia
nhập WTO tác động đến vấn đề đổi công như thế nào
tại xã anh Olivier Tessier nghiên cứu, thì chúng ta buộc
phải nhìn vào vấn đề ở từng thôn bản.
Và trong những ngày tới, nếu ai tham dự lớp học ở trên
Tam Đảo về phân tích không gian, thì các bạn sẽ thấy
tất cả số liệu chúng tôi đưa ra đều phải gắn với các xã.
Và nhân đây tôi cũng xin giải đáp luôn một câu hỏi có
rất nhiều người thắc mắc: sau khi đã hoàn thành điều
tra nông hộ thì sẽ đưa kết quả lên bản đồ như thế nào?
Câu trả lời là: chúng ta sẽ chỉ số hóa tất cả các kết quả
nghiên cứu của chúng ta. Và phương pháp chỉ số hóa
thế nào tôi sẽ xin trình bày ở phần sau. Vấn đề là chúng
ta phải chỉ số hóa tất cả các nghiên cứu chúng ta đã
thực hiện và gắn chúng với đơn vị không gian, và nhờ
đó chúng ta sẽ xem xét được các quan hệ xã hội nó diễn
ra thế nào trong không gian, chứ không phải là chúng
ta mô tả một cách tường minh. Với phương pháp này và
trong công nghệ này chúng ta bắt buộc phải số hóa tất
cả các mối quan hệ đó. Chúng ta biết hiện nay trên thế
giới có ba cách có thể số hóa : định danh, định hạng
và bằng số. Định danh có nghĩa là nói: đây là A, đây là
B, đây là C. Còn định hạng thì nói việc này tốt, việc này
trung bình, việc này kém. Còn bằng số thì nói đây là số
10, kia là số 29, đây là số 30. Nếu khi làm công việc này
mà chúng ta gắn nó với đơn vị không gian thì chúng ta
sẽ thấy bài toán của các nhà xã hội học là khả thi và giải
được. Như vậy là đi đến đây, chúng ta thấy cũng sắp gỡ
được vật cản giữa hai cách tiệm cận định lượng và định
tính của hai cộng đồng làm khoa học.
Một điểm nữa tôi muốn nói ở đây là cả bên xã hội nhân
văn và bên địa lý tự nhiên cũng như bên tính toán đều
phải dùng tư duy đa tỉ lệ. Khi thực hiện phép so sánh,
bạn luôn luôn phải vượt ra khỏi không gian mà bạn bị
đóng khung về mặt vật lý để tìm hiểu xem đối tượng
bạn muốn nghiên cứu có quan hệ gì với đối tượng
nằm ngoài lãnh thổ đó không. Việc nghiên cứu đa tỉ lệ
là một trong những điểm mạnh của công nghệ thông
tin. Có hẳn một ngành nghiên cứu chuyên ngành mà
thuật toán trong nghiên cứu gọi là đa tỉ lệ. Các anh thấy
96 Khóa học Tam Đảo 2008
trong văn liệu có những từ là down-scaling, up-scaling
thì đó chính là tư duy đa tỉ lệ.
Vậy thì không gian là gì? Chúng ta đều biết là cho
đến nay, việc đo vẽ bản đồ của loài người hiện mới chỉ
dừng ở trái đất. Các cơ quan hàng không vũ trụ như
NASA, ESA của châu Âu và CSA của Canađa đang cố
gắng vẽ bản đồ của một số hành tinh khác.
Ở đây chúng ta đã dùng bản đồ, và ngay từ cấp học
phổ thông, nhiều người trong số chúng ta đã phải học
địa lý và đều phải dùng bản đồ. Và chắc chắn chúng ta
còn nhớ là trái đất có hình cầu. Bây giờ chúng ta duỗi
nó ra thành mặt phẳng. Và nhờ cách làm này người
ta đã mô phỏng được bề mặt thế giới thực trên một
mặt phẳng.
Và mặt phẳng này có rất nhiều đặc điểm chúng ta
buộc phải tuân theo, đó là hệ thống tọa độ của nó.
Vậy thì hệ thống đó là gì? Nó có nhiệm vụ duỗi quả
cầu chúng ta thành mặt phẳng. Và tôi lấy ví dụ có một
điểm nào đó ở đây sẽ có tọa độ tương ứng như thế trên
quả cầu, và bây giờ ta vẽ nó lên mặt phẳng, tọa độ sẽ
nằm ở đây. Nhưng đây là công việc chuyển đổi của
ngành hình học, chúng ta chỉ là người sử dụng, chúng
ta không cần phải bận tâm. Nhưng khi các bạn dùng
hệ thống thông tin địa lý thì việc đầu tiên bắt buộc bạn
phải khai báo là bạn dùng hệ tọa độ nào. Việt Nam
hiện nay dùng hệ tọa độ gọi là VN 2000 và có một loạt
tham số. Bởi vậy nếu đưa vào các kết quả của những
tác giả nghiên cứu khác dùng bản đồ IGN mang về từ
Paris chẳng hạn thì sẽ không thực hiện được. Vì vậy
có một việc bắt buộc phải làm, đó là đồng nhất hóa về
đơn vị không gian.
Nếu không đưa được lên mặt phẳng có tọa độ tính
toán như thế này thì chúng ta không thể nào gán được
dân số vào điểm tương ứng.
Với hình dung như vậy, chúng ta thấy cách thức mà
chúng ta tiến hành nghiên cứu từ bao lâu nay đã bỏ
qua khía cạnh không gian, mà thực ra nó chỉ là một
bài toán kỹ thuật. Và nếu chúng ta thống nhất được
với nhau sẽ làm việc ở trên không gian nào đó, thì hẳn
sẽ có người giúp chúng ta thực hiện dữ liệu hóa và tài
liệu hóa tất cả những quan sát của chúng ta ở ngoài
thực địa, bằng cách thống kê vào trong không gian nơi
chúng ta cần. Nói một cách đơn giản là thống kê vào
trong một bản đồ, là nơi đã có hệ thống tọa độ.
Trong thực tế nghiên cứu không bao giờ chúng ta
dùng một bản đồ. Tôi lấy ví dụ chúng ta có bản đồ dân
số và bản đồ tiêu thụ năng lượng. Nếu chúng ta không
có hệ thống tọa độ trùng lặp với nhau thì hai bản đồ
đấy không khớp được lên nhau. Nhưng nếu hai bản
đồ đó có cùng hệ thống tọa độ khớp được lên nhau
thì bạn sẽ phát hiện được một điều rất thú vị là ở Nam
Á, khu vực đông dân nhất thế giới, tiêu thụ năng lượng
lại ít nhất. Còn khu vực thưa dân nhất thế giới là Bắc Mĩ
tiêu thụ năng lượng cực kỳ nhiều. Chỉ bằng cách đơn
giản chồng ghép hai bản đồ như vậy, ta thấy ngay rằng
thế giới ngày nay đang phát triển không bền vững. Các
nước giàu tiêu thụ cực kỳ nhiều năng lượng, còn các
nước nghèo lại có rất ít năng lượng.
Tương tự như vậy, bạn lấy hai bản đồ dân số và bản
đồ phát thải khí nhà kính thì sẽ nhận thấy các nước có
dân số ít lại đưa vào khí quyển một lượng khí nhà kính
cực kỳ lớn. Hiện nay có một đối thủ ngoại lệ cũng nhảy
vào xu hướng này là Trung Quốc, một nước quá đông
dân. Nhưng trước khi Trung Quốc tham gia vào nhóm
phát thải khí nhà kính thì chỉ có Mỹ và Canađa - những
nước dân số không đông lắm – là tham gia nhiều nhất.
Ngoài ra có Úc và Nhật Bản, nhưng nếu so với những
nước như Trung Quốc, Ấn Độ thì không đáng kể.
Bây giờ tôi xin nói về vấn đề tỉ lệ mà chắc hẳn ai cũng
biết. Đứng về mặt vật lý và toán học mà nói, tỉ lệ là đo
một tỉ số của độ dài hoặc độ rộng, hoặc là đơn vị đo
của đối tượng nào đó trên bản đồ so với mặt đất. Ví dụ
ta nói là tỉ lệ 1 : 100 000, tức là 1cm trên bản đồ tương
ứng với 1km trên mặt đất. Tỉ lệ 1 : 50 000, thì 1cm trên
bản đồ ứng với 500m trên mặt đất, v.v…
Song có nhiều loại bản đồ khác nhau. Một loại bản
đồ ai cũng phải dùng chính là bản đồ nền chúng ta
vừa cùng nhau xem. Bản đồ mặt phẳng để đưa vào
tất cả những thông tin khác. Ở đây chúng ta thấy trên
bản đồ nền thường có những thông tin gì? Thứ nhất là
thông tin về địa hình, tức là bạn đã có độ cao. Độ cao
ở đây biểu diễn bằng dạng đường đồng mức (courbe
de niveau). Thứ hai là các điểm cao, rồi tiếp trên đó nó
đặt mạng lưới thủy văn, mạng lưới đường xá, đường
điện, rồi các hiện trạng lớp phủ bề mặt, ví dụ chỉ rõ
đâu là điểm dân cư, đâu là rừng, là lúa, là nghĩa trang,
là nhà thờ, là quảng trường, rồi đâu là khu nhà dân, là
địa danh, v.v…
Sѫ ÿӗ hóa phép chiӃu
ĈiӇm (O,I) X
Y
ĈiӇm (X,Y)
ĈiӇm
Trái Ĉҩt Mһt phҷng X = f(OI)
Y = g(OI)
Sѫ ÿӗ hóa phép chiӃu
ĈiӇm (O,I) X
Y
ĈiӇm (X,Y)
ĈiӇm
Trái Ĉҩt Mһt phҷng X = f(OI)
Y = g(OI)
Lѭӟi chiӃu bҧn ÿӗ
ChiӃu hình cҫu sang mһt phҷng
Lѭӟi chiӃu bҧn ÿӗ
ChiӃu hình cҫu sang mһt phҷng
97Hệ thống thông tin địa lý
Còn các loại bản đồ chuyên đề thì có rất nhiều và
không thể liệt kê hết. Đối với khoa học xã hội, bạn
cho ra được sản phẩm gì mà có thể không gian hóa
được, thì sẽ có được bản đồ tương ứng. Gần đây nhất,
Trung tâm công nghệ thông tin của Bộ nông nghiệp
và Viện nghiên cứu về hệ thống nông sản đặt ở Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có xuất bản hai
cuốn Atlas. Một cuốn chuyên về dân số, và một cuốn
chuyên về tình trạng nghèo đói của Việt Nam.
Tương tự như vậy bạn sẽ lập được bản đồ các xã. Thật
khó xác định được số lượng chính xác các xã ở Việt
Nam vì địa lý hành chính không ngừng thay đổi.
Có những bản đồ về điều kiện tự nhiên không hề thay
đổi, ví dụ địa chất của Việt Nam đã tồn tại như hàng
triệu năm nay nó đã thế. Thổ nhưỡng của Việt Nam
không thay đổi. Nhưng cây rừng, lớp phủ rừng của Việt
Nam đã thay đổi. Trong các ngành khoa học xã hội
chúng ta có bao nhiêu bản đồ? Người ta đã phân ra chỉ
có hai loại thôi! Thứ nhất là bản đồ nền với lớp thông
tin về ranh giới hành chính rất quan trọng. Vì các vấn
đề chúng ta nghiên cứu trong xã hội đều liên quan đến
hoạt động của Nhà nước, đến các đơn vị hành chính.
Cho nên ranh giới hành chính là điều quan trọng. Bản
đồ chi tiết đến đâu phụ thuộc vào nhu cầu nghiên
cứu của mỗi người và kết quả số liệu cho phép chi tiết
đến đâu. Điều thứ hai là nó nằm ở tỉ lệ bao nhiêu là do
bạn quy định, và xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu của
bạn đến mức nào. Trình bày trên bản đồ làm cho mọi
người hiểu dễ dàng hơn rất nhiều. Và nơi cần tác động
nhất là giới quản lý, những người đề ra quyết định. Mà
những người này thường muốn có gì đó mang tính
trực quan, có nghĩa họ thích nhìn thẳng trên bản đồ.
Phương pháp bản đồ thật hữu ích, đặc biệt trong lĩnh
vực quy hoạch lãnh thổ.
Vấn đề thứ hai là tính trực quan của bản đồ sẽ giúp cho
người ta nhận thức nhanh hơn các hiện tượng. Từ cách
đây hàng mấy thế kỷ người ta đã phải nghĩ đến chuyện
vẽ bản đồ. Trong khi đó chúng ta nghiên cứu một loạt
những vấn đề nào là SIDA, nào là di dân, tái định cư,
bình đẳng giới, rồi tới cả tác động chính sách đến các
vùng lãnh thổ, mà ta không dùng bản đồ thì tôi thấy
quả thật là hơi ngạc nhiên! Như ban nãy tôi có nói về
các đồng nghiệp của tôi làm trong dự án ChATSEA, và
tôi giật mình nhận thấy hiếm khi chúng ta dùng bản đồ.
Vì thế sẽ mất rất nhiều thông tin!
Đến phần này, chúng ta nói rằng bản đồ chỉ ra phân
bố không gian của các chỉ số về xã hội. Tôi lấy một ví
dụ về chỉ số phát triển con người do UNDP cung cấp.
Điều quan trọng là bạn phải thể hiện được các con số
bằng khung màu, ví dụ tôi xắp xếp theo chỉ số phát
triển con người thì với tổng số hơn 11000 xã của Việt
Nam như vậy sẽ được chia ra làm năm nhóm và được
thể hiện bằng năm khung màu khác nhau. Và qua đó
ta sẽ thấy chỉ số phát triển con người theo định nghĩa
của UNDP ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh là “sáng”. Nhưng nếu xét về dân trí
thì không chắc gì đã “sáng”?! Trẻ con ở Hà Nội đi ra
đường gặp người lớn chúng có chào hỏi gì đâu! Trong
khi đó chúng tôi về nông thôn thì thấy trẻ em hễ trông
thấy người lớn là chúng nó chào ngay! Ở đây bạn thấy
ngay sự đối lập, có nghĩa là ở nơi mà có chỉ số phát
triển con người theo định nghĩa của UNDP thì chưa
chắc đã hợp với ta. Người nhà mình hay nói về vẻ đẹp
đúng không ạ! Tổ đổi công của ta là có một giá trị đẹp.
Nếu đem điều đó ra so sánh thì chưa chắc Hà Nội đã là
“nơi đẹp” vì Hà Nội, ai sống biết nhà nấy thôi. Vậy làm
thế nào để biết sự việc ai biết nhà nấy, bên xã hội học
người ta có rất nhiều cách để điều tra, ví dụ như thông
qua bảng hỏi điều tra. Tôi nhớ là bên xã hội học có một
phần mềm chuyên biệt giúp phân tích dữ liệu thống
kê rất hay gọi là SPSS. Hoặc trên Internet bây giờ có
R-project là mã nguồn mở. Rất nhiều người dùng phần
mềm này để phân tích thành phần chính, phân tích hồi
quy, tất cả đều sẵn có trong đó, rất tiện lợi.
Và chúng ta cũng đừng băn khoăn là làm sao đưa
những vấn đề mình nghiên cứu lên được bản đồ. Cũng
như lúc nãy tôi đã nói là những vấn đề quan tâm của
các nhà xã hội học nhiều khi không nhìn thấy được từ
vũ trụ, nhưng ta lại chỉ số hóa được chúng. Tôi lấy ví
dụ: chúng ta đã thấy được một thực tế là nơi nào rừng
bị phá nhiều thì nơi đó người dân nghèo hoặc dân
chí thấp. Chúng ta thấy vấn đề này báo chí ngày nào
cũng đăng tải thông tin mà vẫn không có biện pháp
gì ngăn chặn, bởi vì chúng ta đụng tới những người
phá rừng đấy lại toàn là dân nghèo. Nhưng nấp đằng
sau họ là một lực lượng khác. Đó là những ông chủ
ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh lên mua đất ở Tây
Nguyên, mua đất ở Cần Giờ, rồi khắp nơi. Nếu theo
dõi bản đồ phá rừng của Việt Nam thì chúng ta sẽ thấy
nó rơi vào các xã mà chúng ta gọi là 1351. Có người
đã kiến nghị với các anh ở bên nghiên cứu chiến lược
là chúng ta sẽ làm lại tổng kiểm kê rừng trong 10 năm
vừa rồi, ta định nghĩa lại 135 theo tiêu chí về phá rừng,
tức là liên quan đến phá rừng. Mà hiện nay với công
nghệ vệ tinh và với những dữ liệu nằm trong các máy
chủ của các cơ quan nghiên cứu không gian thế giới
thì chúng ta hoàn toàn có dữ liệu để thực hiện. Vấn
đề chỉ hơi khó ở đây là có ba từ khóa trong cụm từ
“hệ thống thông tin địa lý”. Từ thứ nhất là hệ thống
(système), từ thứ hai là thông tin (information), và từ
thứ ba là địa lý (géographique), tôi xin phân tích từng
từ cho đơn giản. Với khái niệm hệ thống (système),
chúng ta biết là có rất nhiều định nghĩa. Riêng tôi thích
khái niệm hệ thống của một nhóm thuộc Đại học tổng
hợp Lômônôxôp – Mạc Tư Khoa, khoảng những năm
1970, gọi là lý thuyết hệ thống, hay địa hệ thống (géo-
système). Trong địa lý Mác xít, người ta cũng nói nhiều
đến vấn đề hệ thống. Vậy hệ thống là gì? Hệ thống có
1 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số hoặc miền núi.
98 Khóa học Tam Đảo 2008
nhiều cách định nghĩa, nhưng đối với riêng người làm
về thông tin địa lý thì đó là một tổng thể có nhiều hợp
phần. Các hợp phần đó tương tác với nhau để cho hệ
thống hoạt động. Và bản thân hệ thống hoạt động
đó lại có tương tác với bên ngoài. Điều này hoàn toàn
đúng với hệ thống thông tin địa lý. Trong hệ thống
thông tin nói chung và hệ thống thông tin địa lý nói
riêng thì tính hệ thống rất cao. Trước tiên mọi dữ liệu
ở đây phải được xem như là một hợp phần bắt buộc
của hệ thống. Khi nói hệ thống thì ta phải nói đến các
hợp phần.
Hợp phần quan trọng của hệ thống thông tin chính là
dữ liệu. Và nhiều khi chúng ta lại đặt câu hỏi thế nào
gọi là dữ liệu (données) và thế nào gọi là thông tin
(information). Có nhiều cách định nghĩa, song tôi định
nghĩa thông tin là phương tiện mô tả thế giới thực. Có
thể mô tả bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng
hiện nay chúng ta hay dùng phương tiện số. Ví dụ
bạn quay một đoạn phim về núi lửa Pinatubo năm
1991 chẳng hạn, thì đó là cách bạn mô tả thế giới thực
bằng phim ảnh. Ngoài ra bạn có rất nhiều cách mô tả
và cách cảm nhận khác nhau về thông tin. Lấy ví dụ
chúng ta thấy trời nóng là do chúng ra cảm nhận được.
Còn nếu dùng phương tiện công nghệ số, khi ta nói
hôm nay trời nóng 39oC, ta sẽ ghi chữ 39oC là xong.
Nhưng cảm nhận đầu tiên là qua xúc giác, còn sau này
mới dùng nhiệt kế để đo. Tóm lại thông tin là sự mô tả
thế giới thực bằng các phương tiện khác nhau, hoặc
là sự phản ảnh thế giới thực. Vậy thế giới thực ở đây
có gì? Nó có đối tượng, có quá trình và có hiện tượng.
Và nếu đúng như vậy chúng ta sẽ không bỏ qua bất
cứ điều gì.
Dữ liệu là gì? Rất nhiều sách đưa ra định nghĩa dữ liệu
rất đơn giản. Dữ liệu là thông tin được đem ra xử lý.
Và sau khi đã được xử lý xong rồi nó lại cung cấp cho
ta thông tin. Đó gọi là dữ liệu. Lát nữa chúng ta sẽ quay
lại vấn đề này. Để xử lý được thông tin chúng ta cũng
cần có cả một hợp phần, đó là phần mềm. Và để chạy
được phần mềm ta cần phải có máy tính. Và bây giờ,
sau khi đã có trong tay thông tin, dữ liệu, phần mềm
và máy tính, thì ta phải có người chạy được máy tính,
mà quan trọng người đó phải có đầu óc.
Lúc nãy chúng ta có nói tới tỉ lệ phụ nữ đặt vòng tránh
thai và dân tộc phải không? Và bây giờ nếu tôi cứ nghĩ
là tôi có số liệu như vậy, tôi sẽ đi tìm quan hệ giữa
tỉ lệ phụ nữ đặt vòng tránh thai với diện tích của xã
hay sao. Ở đây chẳng có quan hệ gì cả! Nhưng nếu
xét về toán học thì tôi vẫn cứ làm, chẳng ai bắt bẻ gì
được tôi cả! Nhưng trên thực tế hai biến này không
hề có quan hệ gì cả. Điều này dễ dàng được nhận
thấy trong ngành khoa học xã hội. Vì vậy việc tốt nhất
không chạy chương trình vội mà đi hỏi nhà xã hội học
là có nên chạy biến đấy không? Mà tốt nhất là nhà xã
hội học đưa ra bài toán chạy bao nhiêu biến và chính
xác là chạy biến nào cùng với biến nào. Cho nên
việc mà chúng ta quyết định thủ tục chạy ở đây là rất
quan trọng.
Vậy thì thông tin địa lý là gì? Nó là một thông tin
được gắn với một tọa độ nào đó. Vì trong văn liệu
tiếng Pháp có nhiều cách dùng thuật ngữ khác
nhau. Để chỉ thông tin địa lý, có người dùng thuật
ngữ information géopraphique, có người dùng là
information géoréférence, có khi lại là données à la
référence spaciale. Thực chất nó là thông tin có tọa
độ. Và thông tin mà có tọa độ thì là thông tin địa lý.
Còn khái niệm hệ thống thông tin xử lý các tọa độ thì
được gọi là hệ thông tin địa lý. Định nghĩa nó đơn giản
thế thôi.
Hệ thống thông tin địa lý hay hệ thống thông tin nào
khác cũng đều có một nhiệm vụ là trợ giúp quyết định.
Nó thể hiện quan hệ của các đối tượng trong không
gian. Như chúng tôi đã nói là thông tin thì phải có mô
tả. Bạn mô tả thông tin cụ thể đến đâu là tùy thuộc vào
yêu cầu của bài toán ứng dụng của bạn. Đối tượng xã
nghiên cứu được mô tả với lượng thông tin như thế nào
là do nhu cầu ứng dụng của bạn. Nếu chúng ta làm về
dân số cũng vậy thôi, và dân số thì có nhiều cách tiệm
cận. Còn nếu bạn làm về sử dụng đất thì cũng sẽ có
thông tin về sử dụng đất. Và nếu bạn muốn tìm quan
hệ về thông tin giữa sử dụng đất và dân số thì bắt buộc
bạn phải lưu trữ cả thông tin về sử dụng đất và thông
tin về dân số vào cùng một xã. Thêm nữa, ví dụ khi
nghiên cứu về tỉ lệ thất nghiệp của một thành phố, nếu
chúng ta muốn gắn nó với vấn đề tội phạm thì phải có
thêm thông tin về tỉ lệ nghiện hút, tỉ lệ tiền án, tiền sự.
Và ta thử xem xét giữa tỉ lệ nghiện hút, tiền án tiền sự
và thất nghiệp có quan hệ gì không? Như vậy, chúng
ta phải đưa được những quan hệ đó vào trong cơ sở
dữ liệu. Và nó sẽ trở thành thông tin địa lý bởi vì nó gắn
với tọa độ. Còn trong đơn vị không gian của chúng ta,
tọa độ đấy có thể là điểm.
Tuy nhiên, để gắn được thông tin, để có được một
thông tin đúng nghĩa là thông tin địa lý thì chúng ta sẽ
đề cập dần dần tới lĩnh vực kỹ thuật một chút. Trước
hết thông tin đó phải là một đối tượng đồ họa. Ta phải
vẽ ra được con đường. Phải vẽ được ra tỉnh đó và trong
tỉnh có rất nhiều huyện, trong huyện có rất nhiều xã,
HӋ thông tin ÿӏa lý làm gì?
Dӳ liӋu Thông tin Tri thӭc Hành ÿӝng
Cѫ sӣ
Tri thӭc
Cѫ sӣ
dӳ liӋu Chính sách
Phҫn cӭng
Phҫn mӅm Xã hӝi và
môi trѭӡng
99Hệ thống thông tin địa lý
trong xã có rất nhiều thôn. Song điều quan trọng là tất
cả các tỉnh, xã, thôn ấy đều phải được đặt trên một nền
hình học, một lưới chiếu nào đó như chúng ta đã nói từ
ban đầu. Vì vậy điều kiện tiên quyết của thông tin địa
lý là phải có tọa độ.
Điều quan trọng thứ hai là các đối tượng đó phải được
mô tả. Vì vậy người ta nói rằng ngoài cặp tọa độ tạm
gọi là XY thì đối tượng đó phải được mô tả bằng một số
N thuộc tính nào đó. Tôi lấy ví dụ ta mô tả một xã. N có
thể là 10, có thể là 100 tùy thuộc bài toán, tùy thuộc
ứng dụng đúng không nào? N có thể là 10 trường dữ
liệu về dân số, nhưng có thể chỉ là hai hoặc ba trường
dữ liệu, có nghĩa tôi chỉ quan tâm đến tỉ lệ sinh đẻ hàng
năm, tỉ lệ tử vong dưới sáu tuổi, chẳng hạn. Nếu muốn
nghiên cứu một cách tổng thể nhiều mối quan hệ thì
số N đó sẽ lớn hơn. Như vậy bạn muốn gắn bao nhiêu
thuộc tính vào đối tượng là phụ thuộc vào bài toán ứng
dụng, không có quy định nào cả. Chỉ có một điều bắt
buộc là các thông tin đó phải có tọa độ, phải gắn vào
đơn vị hành chính, đơn vị không gian nào đó.
Bây giờ, tôi sẽ nói qua về đối tượng mà chúng ta gọi là
thông tin có tọa độ. Hiện nay có nhiều cách mô tả thế
giới thực như ta đã nói, trong đó có cách mô tả bằng
phương pháp Vectơ, tức là phương pháp đồ họa. Tất cả
mọi thứ trên đời đều có thể mô tả bằng điểm, đường và
vùng miền. Vì lẽ đó mà bản đồ mới hình thành. Núi non
được mô tả thành các đường đồng mức. Sông ngòi
được mô tả bằng các nét vẽ. Và tất cả những nét vẽ,
đường đồng mức đó đều được hình thành từ ba yếu tố
cơ bản. Yếu tố thứ nhất là điểm, đường và miền.
Thuật ngữ chuyên môn trong nghề gọi dữ liệu đó là
dữ liệu Vectơ, bởi vì nó có tọa độ, có hướng, nó nằm
trong hệ tọa độ, và mô tả thế giới thực bằng đường nét,
bằng điểm, bằng miền. Thêm nữa là những vectơ đó
lại phải được mô tả bằng các thuộc tính. Ví dụ khi ta
mô tả một cái hồ, đầu tiên ta có thể vẽ đường hồ ra, rồi
sau đó thêm thuộc tính về độ sâu, độ mặn và các yếu
tố khác, ví dụ như số nông hộ canh tác, đánh bắt thủy
sản nước ngọt của hồ. Nếu hồ nước n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tam-Dao-2008-VN-SP4-Pham-Van-Cu.pdf