MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU MẶT
HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA NHẬT BẢN.13
1.1. Giới thiệu về Hiệp định CPTPP và cam kết của Nhật Bản về nhập khẩu mặt
hàng cơ khí chính xác .13
1.1.1. Khái quát về CPTPP.13
1.1.2. Cam kết của Nhật Bản về nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác:.15
1.2. Khái quát về thị trường nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Nhật Bản
.16
1.2.1. Lượng cung.16
1.2.2. Lượng cầu.20
1.2.3. Thị hiếu tiêu dùng .26
1.2.4. Các quy định về nhập khẩu .27
1.3. Lợi ích của việc nghiên cứu về CPTPP cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ
khí chính xác của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC CỦA CÔNG TY SAIGON
PRECISION SANG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH
CPTPP.31
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Saigon Precision .31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .31
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ.32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự .32
2.1.4. Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây.34
2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty sang thị trường
Nhật Bản từ năm 2010 đến nay .40
123 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty Saigon precision sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp.
2.1.4.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong những năm qua
Vì là doanh nghiệp nằm trong Khuc chế xuất nên doanh thu xuất khẩu của
Công ty luôn chiếm hầu hết (đến 97%) trong tổng doanh thu của Công ty hàng năm.
Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan trọng nhất của Công
ty.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của các thị trường
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả kinh doanh Công ty
Thị trưòng xuất khẩu chính của công là Nhật Bản và Trung Quốc. Ngoài ra
Công ty còn xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Thái Lan,
Đài Loan. Hoạt động xuất khẩu của Công ty được phân biệt theo các tiêu thức sau:
a. Theo thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động chính của Công ty, do đó thị trường xuất khẩu có ý
- 36 -
nghĩa quyết định đến sự sống còn của Công ty. Thị trường xuất khẩu chính của
Công ty vẫn là Nhật Bản chiếm trên 43.3%, kế đến là thị trường Trung Quốc kim
ngạch xuất khẩu, còn lại là các thị trường khác. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị
trường được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty
Đơn vị: Triệu USD
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhật Bản 34,20 36,84 36,90 37,56 36,99 40,27 41,53 51,33 44,38
Hoa Kỳ 0,53 0,67 1,18 3,06 5,02 7,05 9,39 10,98 9,29
Trung Quốc 6,48 8,06 9,32 15,28 18,18 22,19 28,29 35,92 24,46
Đức 0,05 0,05 0,11 1,44 1,92 2,69 5,05 6,28 5,80
Ấn Độ 0,00 0,29 0,50 0,44 0,36 0,58 0,73 1,10 1,14
Indonesia - - - 0,01 0,04 0,04 0,09 0,14 0,18
Hàn Quốc 1,36 1,61 2,97 3,72 4,28 5,24 8,97 10,48 6,02
Việt Nam 0,06 0,21 0,22 0,94 1,09 1,23 1,97 2,92 2,96
Malaysia - - - - 0,23 0,20 0,50 0,92 0,60
Bồ Đào Nha - - - - - 0,93 1,42 1,48 1,22
Thái Lan 1,08 1,11 1,79 2,26 2,78 2,57 3,82 4,16 3,84
Đài Loan 0,23 0,39 0,79 0,71 0,78 1,19 1,56 2,45 2,56
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Phòng kinh doanh
Thị trường Nhật Bản
Biểu đồ 2.3: Giá trị kim ngạch và tỷ trọng XK vào thị trường Nhật Bản
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh của Công ty
- 37 -
Nhật Bản là thị trường truyền thống của Công ty và cũng là một trong những
thị trường nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác lớn nhất của Việt Nam. Công ty đã
thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản từ năm 1995
đến nay và luôn giữ ổn định khối lượng xuất khẩu khoảng 40 triệu USD hàng năm.
Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô kinh doanh và tăng doanh thu của Công ty lại tập
trung nhiều vào các thị trường mới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU,nên
dù giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng trên tổng doanh thu lại giảm
dần, từ mức 77,7% năm 2010 giảm còn 51,6% năm 2014, và đến năm 2018 kim
ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này chỉ còn chiếm 43,3% trên tổng
kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Thị trường Trung Quốc
Biểu đồ 2.4: Giá trị kim ngạch và tỷ trọng của thị trường Trung Quốc
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh của Công ty
Bên cạnh thị trường Nhật Bản, Công ty cũng đã phát triển thành công thị
trường Trung Quốc, dẫn đến kết quả Trung Quốc trở thành thị trường mang lại
doanh thu nhiều thứ 2 sau thị trường Nhật Bản. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc đã đạt 28,03% vào năm 2017. Do bị ảnh hưởng của chiến tranh thương
- 38 -
mại Mỹ-Trung nên thị trường Trung Quốc bị biến động dẫn đến kết quả kinh doanh
giảm trong năm 2018. Tuy nhiên, sau khi có những điều chỉnh thích hợp từ chiến
lược kinh doanh, kết quả đang tốt hơn vào đầu năm 2019, và dự kiến thị trường
Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng tốt.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Công ty đang
ổn định và có xu hướng tăng đều. Công ty cần bảo vệ, duy trì và mở rộng xuất khẩu
sang thị trường này.
Thị trường Hoa Kỳ
Biểu đồ 2.5: Giá trị kim ngạch và tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh của Công ty
Thị trường Hoa Kỳ mang về cho Công ty khoảng 9,2 triệu USD vào năm 2018,
đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu của Công ty. Từ năm 2010, Công ty bắt đầu thâm
nhập thị trường Hoa Kỳ với tỷ lệ khiêm tốn khoảng 1,2%, nhưng sau đó liên tục ghi
nhận tốc độ tăng trưởng rất cao, trung bình khoảng 66,4% mỗi năm, cá biệt có năm
2013 tỷ lệ tăng trưởng của thị trường này lên đến 159,8%. Mặc dù cách xa về địa lý,
và khác biệt rất lớn về tiêu chuẩn cơ khí và đơn vị đo, một yếu tố rất quan trọng
trong ngành cơ khí, nhưng với sự năng động của thị trường và nhu cầu rất lớn nên
- 39 -
thị trường này luôn có những đơn hàng mới với giá trị tăng dần.
Vì vậy, Công ty nên chú trọng chăm sóc và phát triển hệ thống quản lý và phát
triển thị trường rất tiềm năng này.
Thị trường EU
Hiện nay EU cũng là thị trường nhập khẩu hàng cơ khí chính xác lớn, chiếm
hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cơ khí chính xác hàng năm của Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với Công ty Saigon Precision thì thị trường EU chưa được
quan tâm đúng mực, mới chỉ chiếm khoảng 7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty. Giá trị xuất khẩu sang EU đang tăng dần tuy chậm, tốc độ tăng khoảng 1%
mỗi năm. Đến 2018, tổng giá trị xuất khẩu của Công ty sang EU đạt 7.020.532
USD.
Công ty chưa có chiến lược phát triển thị trường EU nên chủ yếu thực hiện
xuất khẩu sang thị trường EU thông qua một số các Công ty thương mại trung gian.
Do vậy, Công ty chưa khai thác hết được thị trường này do không tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Vì
vậy, để mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU đòi hỏi Công ty phải quan tâm đến
công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, cán
bộ xuất nhập khẩu có năng lực và trình độ hiểu biết giúp Công ty có thêm thông tin
về thị trường này.
b. Theo phương thức xuất khẩu
Công ty Saigon Precision hiện duy trì 2 phương thức để xuất khẩu sản phẩm
ra thị trường: Xuất khẩu trực tiếp qua hệ thống phân phối toàn cầu của công ty mẹ
Misumi; Xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty thương mại trung gian trong
nước và ngoài nước.
Trong quá trình kinh doanh những năm qua, Công ty thực hiện xuất khẩu trực
tiếp là chủ yếu, tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức này luôn đạt ở mức rất cao,
trên 97% kim ngạch xuất khẩu. Từ khi bắt đầu hoạt động đến năm 2014, hầu như
100% sản phẩm của Công ty đều xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước muốn
- 40 -
mua sản phẩm của Công ty thì phải đặt hàng lại từ kênh phân phối của Misumi tại
Singapore. Từ năm 2015, cùng với việc chú trọng giới thiệu sản phẩm và mở văn
phòng bán hàng tại Việt Nam với sự hỗ trợ nghiệp vụ của Misumi, thị trường nội
địa mới dần khởi sắc, doanh số tăng dần và đạt gần 3 triệu USD vào năm 2018.
Như vậy, bên cạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp, Công ty vẫn duy trì hoạt
động xuất khẩu gián tiếp để mở rộng sang các thị trường khác, tuy nhiên vẫn ở mức
thấp. Do đó, Công ty cần có các giải pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gián tiếp
để càng tiếp cận gần hơn với khách hàng.
2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty sang
thị trường Nhật Bản từ năm 2010 đến nay
2.2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.2: Khối lượng và kim ngạch XK sang thị trường Nhật Bản
Đơn vị: triệu USD, %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Giá trị
xk
34,20 36,84 36,90 37,56 36,99 40,27 41,53 51,33 44,38
Tỷ
trọng
%
77,7 74,8 68,6 57,4 51,6 47,8 40,2 45,4 43,3
Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty
Nhật Bản là khách hàng truyền thống và lâu đời của Công ty Saigon Precision.
Công ty Saigon Precision bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản từ năm 1995,
và từ đó cho tới nay đã hơn 20 năm, lượng xuất khẩu vào thị trường này luôn rất
cao và là thị trường chủ lực của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật giai đoạn
đầu luôn chiếm trên 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên,
việc mở rộng sang các thị trường mới khai phá như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn
Quốc, EU, Đài Loan,... khiến tỷ lệ này giảm dần, từ 99% vào năm 1995, sau 10 năm
giảm còn 47,8%, và đến năm 2018 Công ty chỉ xuất khẩu 43,3% giá trị sản phẩm
sang Nhật Bản. Điều này giúp cho Công ty tránh được tình trạng phụ thuộc quá
nhiều vào thị trường Nhật Bản và không chịu rủi ro quá lớn nếu thị trường Nhật
Bản có biến động mạnh.
- 41 -
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển Công
ty cần đề ra cho mình những phương án cụ thể như sau:
Một là, mở rộng hơn nữa việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu ngoài Nhật
Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ, Công ty cần tìm các thị trường khác để tăng doanh
thu xuất khẩu, nhưng để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải tiếp tục sử dụng
nguồn lực lớn và thời gian dài để tìm hiểu, thâm nhập, và mở rộng vào thị trường
khác.
Hai là, Công ty tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản để tăng
cao hơn nữa doanh số tại Nhật Bản. Số liệu thực tế cho thấy tuy kim ngạch xuất
khẩu của Công ty vào Nhật Bản có tăng nhưng tỷ trọng giảm trong nhiều năm liền.
Với nền tảng có sẵn là có quan hệ làm ăn lâu đời với Nhật Bản, Công ty cần cố
gắng hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Nhật bằng cách tìm hiểu kỹ hơn
thị trường này, cải tiến đa dạng hoá sản phẩm, bảo đảm về chất lượng sản phẩm
ngày một tốt hơn, hạ giá thành sản phẩm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của
người tiêu dùng Nhật nhằm có thêm nhiều khách hàng và mở rộng thêm chủng loại
hàng hóa có thể xuất khẩu sang Nhật Bản. Phương hướng này không đòi hỏi chi phí
nhiều như phương án trên và thời gian để thực hiện cũng ngắn hơn. Điều này rất
phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hiện nay.
Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật theo thời gian của Công ty.
Thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của
Công ty vì nó liên quan tới mọi hoạt động của Công ty, từ việc lập kế hoạch sản
xuất đến việc chuẩn bị các nguồn lực sản xuất của Công ty nhằm giảm tối đa tồn
kho nhưng cũng đảm bảo được lượng xuất và kỳ hạn xuất hàng
Hàng năm, vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 đơn hàng xuất sang Nhật Bản tăng
cao hơn các tháng trong năm khoảng 22%. Tuy nhiên, tháng 2 thường rơi vào dịp
nghỉ Tết Nguyên Đán dài ngày của Việt Nam nên việc sắp xếp kế hoạch sản xuất
rất khó khăn, dẫn đến giảm sút giá trị xuất khẩu trong tháng 2. Để giải quyết vấn đế
này, Công ty lên kế hoạch sản xuất dự phòng từ trước Tết nguyên đán để đảm bảo
đủ sản phẩm xuất khẩu theo kế hoạch.
- 42 -
Biểu đồ 2.0.6: Giá trị xuất khẩu theo tháng của năm 2017
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu kinh doanh của Công ty
Như vậy, yếu tố mùa vụ đã ảnh hưởng rất rõ rệt đến việc xuất khẩu sản phẩm.
Công ty cần phải tiến hành bố trí kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý vào những quý
có nhu cầu lớn để kịp bố trí giao hàng cho khách. Bên cạnh đó Công ty nên đa dạng
hoá mặt hàng để có thể tận dụng lúc thời gian nhàn rỗi vào những tháng không có
nhiều đơn đặt hàng điều này sẽ giúp Công ty hoạt động có năng suất cao hơn, hiệu
quả lớn hơn.
Doanh thu xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang Nhật Bản.
Bảng 2.3: Doanh thu xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang Nhật Bản
Năm
Số lượng
(cái)
Đơn giá
trung bình
(USD/cái)
Doanh thu
xuất khẩu
(USD)
2010 7.592.208 24.762 44.173.811
2011 7.856.610 25.108 49.385.665
2012 8.826.147 28.731 53.781.922
2013 10.133.657 39.454 65.425.794
2014 12.692.031 40.683 71.646.757
2015 16.477.657 33.854 84.183.335
2016 21.060.999 27.225 103.328.582
2017 27.351.691 26.801 128.139.885
2018 23.823.642 22.493 102.459.397
Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty
- 43 -
Bảng 2.3 cho thấy, doanh thu xuất khẩu sản phẩm sang Nhật của Công ty tăng
đều trong các năm từ 2010-2018. Năm 2017 Công ty đã đạt được kim ngạch cao
nhất trên 128.139.885 USD. Số lượng xuất khẩu sản phẩm qua các năm cũng tăng
với tốc độ tăng cao hơn giá trị xuất khẩu do đơn giá sản phẩm có xu hướng giảm
dần do áp lực cạnh tranh và do kết quả cải tiến giảm giá thành sản phẩm.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Công ty xuất khẩu sang Nhật rất nhiều sản phẩm nhưng chủ lực là 5 nhóm sản
phẩm sau: Punch & Bush, Linear Guide, Linear Bush, 1 Axis Actuator, và Stage
Unit. Kết quả xuất khẩu sang Nhật của Công ty theo cơ cấu mặt hàng được thể hiện
trong hình sau:
Biểu đồ 2.0.7: Cơ cấu sản phẩm XK sang Nhật Bản của Công ty năm 2017
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
Bảng trên cho thấy năm 2017, kim ngạch xuất khẩu Linear Bush là cao nhất
trên 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mặt hàng chủ lực và Công
ty đã dành riêng nhà máy 1 để tập trung tổ chức dây chuyền để sản xuất dòng sản
phẩm này. Vì là dòng sản phẩm chủ lực và có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản
- 44 -
phẩm của Công ty nên các công tác cải tiến, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nghiên
cứu đào tạo các kỹ thuật tổ chức và quản lý sản xuất đều được ưu tiên chú trọng cho
xưởng Linear Bushing.
Sản phẩm có kim ngạch kế tiếp là Linear Guide với tỷ trọng 29,3%.Tương tự
như sản phẩm Linear Bush, đây cũng là sản phẩm chủ lực đem về doanh thu cao
cho Công ty nên các công tác kaizen và tự động hóa sản xuất được nghiên cứu và
triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt là sản phẩm Linear Guide có tỷ suất lợi nhuận cao hơn
sản phẩm Linear Bush do Công ty bán được mặt hàng này với đơn giá cao hơn, vì
mặt hàng Linear Guide yêu cầu kỹ thuật sản xuất cao hơn nên các công ty đối thủ
gặp khó khăn khi sản xuất ra sản phẩm tương tự với giá thấp, vì vậy sản phẩm
Linear Guide của Công ty Saigon Precision vẫn có ưu thế cạnh tranh cao do khác
biệt chất lượng, và có thể có giá tốt hơn.
Thấp nhất là sản phẩm 1 Axis Actuator với tỷ lệ 4.1%. Đây là dòng sản phẩm
đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và độ chính xác rất cao, đồng thời giá sản phẩm này cũng
khá cao nên doanh số khó tăng. Để nâng cao doanh số với dòng sản phẩm này,
Công ty đang chú ý cải thiện từng quy trình sản xuất, tìm phương án sản xuất tối ưu
bằng cách nghiên cứu tỉ mỉ từng nguyên công thành phần để loại bỏ lãng phí, mục
tiêu nhằm giảm giá thành sản phẩm để khách hàng dễ chọn mua sản phẩm hơn,
từng bước nâng cao doanh số xuất khẩu của mặt hàng 1 Axis Actuator
2.2.3. Tình hình biến động giá
Các Hiệp định song phương và đa phương được ký kết đem đến cơ hội công
bằng cho các doanh nghiệp được tiếp cận một thị trường lớn hơn, đem đến nhiều
thuận lợi và cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, sự cạnh
tranh cũng gay gắt hơn và buộc các doanh nghiệp phải thay đổi thích nghi để tồn
tại. Phản ánh rõ nét nhất về sự khốc liệt của môi trường cạnh tranh chính là biến
động giá.
Biểu đồ 2.8 cho thấy, từ năm 2013, sau khi kinh tế thế giới khôi phục sau đợt
suy thoái dài, kinh tế hồi phục dẫn đến nhu cầu sản phẩm tăng vọt. Do rất nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đã phá sản hoặc bị thâu tóm nên nguồn
- 45 -
cung hàng cơ khí chính xác và các sản phẩm liên quan bị thiếu hụt, dẫn đến giá sản
phẩm tăng khoảng 37%.
Biểu đồ 2.0.8: Biến động giá sản phẩm của Công ty từ 2010-2018
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
Giá tăng do ảnh hưởng dây chuyền của việc giá nguyên vật liệu tăng, giá vật
tư tiêu hao phục vụ sản xuất tăng, và cả chi phí tăng. Cũng trong thời gian này
(2013-2014), đánh dấu sự nổi lên của hàng loạt doanh nghiệp lớn đến từ Trung
Quốc và Đài Loan cùng tham gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác.
Các doanh nghiệp Nhật Bản do vừa trải qua đợt khó khăn cũng dần từ bỏ tập quán
“Người Nhật dùng sản phẩm Nhật Bản” mà bắt đầu chuyển sang sử dụng các sản
phẩm Trung Quốc có giá cạnh tranh hơn để giảm chi phí sản xuất và cứu chính họ,
điều này đẩy các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư của Nhật Bản như Saigon
Precision gặp áp lực rất nhiều và buộc phải giảm giá để cạnh tranh với sản phẩm
xuất xứ Trung Quốc và giữ được khách hàng. Trên đà đó, đơn giá bán của Công ty
phải liên tục giảm với đà giảm khoảng 14% mỗi năm. Tuy nhiên, chính khó khăn
này đã là động lực để Công ty nâng cao hoạt động cải tiến nhằm loại bỏ lãng phí,
tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu. Các hoạt
động này đã phát huy tác dụng và kết quả là giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể,
Công ty liên tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục với tốc độ khoảng
- 46 -
17,6% bất chấp đơn giá sản phẩm phải liên tục giảm.
Như vậy, biến động giá phản ánh tính khốc liệt của môi trường cạnh tranh sinh
tồn, nhưng cũng là cơ hội để Công ty quyết tâm làm tốt việc tự cải tiến nâng cao
năng lực sản xuất để thích nghi và đứng vững trước cơn biến động giá này.
2.2.4. Phương thức thanh toán
Các hợp đồng xuất khẩu của Công ty thường được đảm bảo thanh toán bằng
hình thức tín dụng chứng từ. Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các nhà
xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Chọn phương án thanh toán này Công ty sẽ được một số điểm
thuận lợi như: Công ty sẽ được bảo đảm rằng khi xuất trình cho ngân hàng phát
hành L/C bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền
thanh toán, mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa
hay chấp nhận bộ chứng từ. Công ty cũng không chịu rủi ro nhiều lắm về tình trạng
tài chính của Khách hàng vì sẽ được ngân hàng cam kết trả tiền.
Tuy nhiên, để sử dụng tốt phương thức thanh toán này thì đòi hỏi nhân viên
phòng Kinh doanh và Tài chính phải có kinh nghiệm và nghiệp vụ liên quan đến
phương thức L/C thật vững vàng, vì nếu thủ tục hoặc hồ sơ có sai sót hoặc trục trặc
thì việc thanh toán có thể bị từ chối, và đơn hàng đó sẽ không giao được. Khi đó,
Công ty phải thương lượng với Khách hàng về phương thức thanh toán mới, giảm
giá để giao hàng, hoặc phải chịu các chi phí phát sinh như phải lưu kho bãi chờ
giao, hoặc trường hợp xấu nhất là phải chuyển hàng quay ngược lại Công ty và tiến
hành xử lý thanh lý hoặc hủy hàng Ngoài ra, các rủi ro như ngân hàng phát hành
mất khả năng chi trả, hoặc các hồ sơ có giả mạ thì Công ty cũng sẽ gặp rất nhiều
khó khăn.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty Saigon Precision sang Nhật
Bản
Sau khi phân tích về thực trạng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công
ty Saigon Precision sang thị trường Nhật Bản, tác giả có những nhận định như sau:
- 47 -
Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, về doanh thu xuất khẩu. Sau 8 năm, doanh thu xuất khẩu của Công
ty đã tăng 232,88%, từ mức 44 triệu USD tăng lên 102,46 triệu USD. Mức tăng
trưởng này khá ấn tượng, vừa khẳng định chiến lược kinh doanh của Công ty đang
đi đúng hướng, vừa tạo nguồn lực để Công ty có thể thực hiện các bước đầu tư táo
bạo và tham vọng hơn.
Bảng 2.4: Doanh thu XK sang Nhật Bản và doanh thu của Công ty
Đơn vị: triệu USD, %
Thị trường Nhật Bản Thị trường Thế giới
Năm
Giá trị
XK
Tăng
trưởng
Giá trị XK
Tăng
trưởng
2010 34.196,68 - 43.996,89 -
2011 36.839,66 7,73% 49.225,18 11,88%
2012 36.902,09 0,17% 53.781,81 9,26%
2013 37.562,12 1,79% 65.425,79 21,65%
2014 36.985,14 -1,54% 71.646,76 9,51%
2015 40.274,86 8,89% 84.183,34 17,50%
2016 41.532,58 3,12% 103.328,58 22,74%
2017 51.331,50 23,59% 113.127,50 9,48%
2018 44.384,96 -13,53% 102.459,40 -9,43%
Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty.
Xuất khẩu của Công ty sang Nhật phát triển mạnh mẽ và là một hoạt động cực
kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh thu xuất
khẩu của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng đại đa số trong tổng doanh thu (khoảng
97%), và doanh thu từ xuất khẩu sang Nhật Bản cũng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh thu của Công ty. Mặc dù vậy, tuy doanh thu thị trường Nhật Bản
có bước tăng tốt nhưng tỷ trọng lại giảm đều qua các năm, điều này cho thấy tăng
trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty không nhanh bằng tăng trưởng của
các thị trường khác, hay nói cách khác là Công ty đang dậm chân tại chỗ ở thị
trường Nhật Bản. Năm 2010, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của
Công ty đạt 34,197 triệu USD thì sau 8 năm cũng chỉ đạt 44,385 triệu USD vào
năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ 3,78%. Trong khi đó, doanh thu xuất
- 48 -
khẩu của Công ty ra toàn thế giới tăng với tốc độ cao hơn, đạt 11,57%.
Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng doanh thu XK của Công ty từ 2010-2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả kinh doanh của Công ty
Biểu đồ trên cho thấy, doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản tuy có tăng trưởng
nhưng với tốc độ thấp. Trong cùng thời gian đó, tăng trưởng xuất khẩu của Công ty
tăng với tốc độ cao hơn. Điều này đặt ra một vấn đề lớn cho Công ty: Tại sao thị
trường Nhật Bản là thị trường chủ lực và truyền thống của Công ty nhưng lại không
phát triển bằng các thị trường mới mở khác? Từ đó, Công ty cần thiết phải tiến hành
các hành động cải thiện để đạt được mức tăng trưởng đồng bộ hoặc cao hơn so với
mức tăng trưởng chung của Công ty.
Thứ hai, về thị trường xuất khẩu. Từ ngày đầu thành lập, Công ty đã tạo lập
được uy tín với khách hàng Nhật Bản, và lấy thị trường Nhật Bản làm căn bản và
làm bàn đạp để Công ty ổn định và phát triền. Từ đó, mở rộng ra các thị trường đầy
tiềm năng khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, EU,
Trong các thị trường mới thì Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc có tốc độ
tăng trưởng rất tốt, khoảng 17% đến 27% hàng năm. Trong 8 năm từ 2010 đến
2018, doanh số sang thị trường Trung Quốc tăng 3,77 lần, doanh số sang thị trường
Hoa Kỳ tăng 17,4 lần, và thị trường Hàn Quốc tăng 4,4 lần.
- 49 -
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu qua các thị trường năm 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả kinh doanh Công ty
Thứ ba, về năng lực sản xuất của cty. Về nguồn nhân lực: Với khởi điểm chưa
đến 100 nhân viên, đến nay số lượng nhân viên toàn Công ty đã trên 3.200 người,
độ tuổi trung bình khoảng 27 tuổi, vì Công ty nằm ở khu vực tập trung nhiều khu
công nghiệp nên nguồn lao động tập trung khá dồi dào. Mặt khác do có kinh
nghiệm sản xuất cùng một mặt hàng trong gần 25 năm nên các nhân viên có thâm
niên cao đã tích lũy đủ kinh nghiệm để dẫn dắt các nhân viên mới tham gia thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo Để có được thành công trên còn là kết quả
của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ công nhân viên trong toàn
Công ty. Công ty có đội ngũ lao động có tay nghề luôn được đào tạo để tiếp thu
những công nghệ mới thông qua chuyển giao, có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh
nghiệm. Về nguồn lực sản xuất, do đặc thù chỉ sản xuất một vài loại sản phẩm cơ
khí chính xác trong nhiều năm, nên Công ty đã đầu tư máy móc chuyên sâu để gia
công đạt kết quả cao. Các phương pháp quản lý sản xuất và chuẩn bị nguyên vật
liệu cũng dần được tối ưu.
- 50 -
Những khó khăn tồn tại
Ngoài đạt được những thành tựu đáng ghi nhận do nỗ lực liên tục của toàn thể
cán bộ công nhân viên, Công ty cũng còn tồn tại nhiều khó khăn trước mắt cần phải
khắc phục để có thể đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vừng. Những khó khăn
chính có thể kể đến:
Một là, khó khăn về khía cạnh con người: Con người luôn là đối tượng rất khó
để quản lý và tác động. Với sự đổi mới liên tục của công nghệ sản xuất và môi
trường kinh doanh, cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty còn hạn chế về trình
độ quản lý, đặc biệt những phương thức quản lý mới. Bộ máy nhân sự với hơn 3200
con người đòi hỏi phải cho hệ thống quản lý chắc chắn để đảm bảo toàn Công ty
vận hành đúng phương án ban Giám đốc đã đề ra, nhưng cũng phải đảm bảo tính
năng động uyển chuyển để thích nghi kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới
hội nhập. Nhận thức phần lớn của cán bộ công nhân viên về hội nhập kinh tế thế
giới và cạnh tranh của cơ chế thị trường chưa rõ ràng và còn nhiều hạn chế. Trình
độ tay nghề của người lao động nói chung mới chỉ ở mức trung bình khá. Số cán bộ
kỹ thuật chưa được bổ sung nhiều, số công nhân kỹ thuật lành nghề tuổi đã cao, sức
khoẻ đã yếu. Do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Phần lớn công nhân
viên là lao động tốt nghiệp phổ thông trung học và trung cấp nghề, còn nhân viên có
trình độ đại học thì rất hạn chế, do vậy ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc
và trình độ công nghệ của Công ty. Ngoài ra, do thị trường lao động đang cạnh
tranh mạnh ở nhóm có kỹ năng, nên Công ty cũng gặp khó khăn trong việc thu hút
người lao động có trình độ và tay nghề cao, những cán bộ trẻ tuổi có năng lực mới
tốt nghiệp ở các trường đại học hoặc cao đẳng...
Hai là, khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường: Công tác điều tra
nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu các tài liệu và thông tin về thị trường do Bộ Thương mại và bạn hàng cung cấp
hoặc thông qua các thương vụ, qua các nhà xuất khẩu trung gian, qua các buổi xúc
tiến thương mại... Việc chủ động khai phá thị trường như cử cán bộ trực tiếp đi điều
tra nghiên cứu tại các thị trường xuất khẩu mới của Công ty còn rất hạn chế. Do đó
- 51 -
các thô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hiep_dinh_doi_tac_toan_dien_va_tien_bo_xuyen_thai_binh_duong.pdf