Mỗi chiến lược nhiều khi được thể hiện chỉ bằng một câu viết rất
ngắn gọn. Ví dụ chiến lược sản xuất của một công ty được ghi là
“Không sản xuất gì cả!”. Quả thật là bất ngờ và khó tin - chiến
lược sản xuất nhưng lại không sản xuất gì cả! Thế nhưng ở đây
công ty đã có lý do khi chuyển hẳn từ chiến lược “sản xuất mọi
thứ” trong các chi tiết của sản phẩm đến việc đem đi gia công tất
cả ở các nhà máy bên ngoài và chỉ tập trung vào khâu bán hàng,
xây dựng thương hiệu
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu biết về Quản trị chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là gì, vì sao phải thực hiện quản trị chiến
lược, và nên thực hiện quản trị chiến lược như thế nào? Bài
viết dưới đây chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của người
viết trong lĩnh vực được xem là không thể thiếu khi đặt vấn
đề đánh giá các quản trị viên cấp cao.
Quản trị chiến lược (strategic management) là nhiệm vụ hàng đầu
của bất kỳ quản trị viên cấp cao nào, đôi khi được giao phó không
chỉ cho một cá nhân mà cho cả một tập thể lãnh đạo trong tổ
chức, doanh nghiệp. Thuật ngữ này, tuy thường xuyên được sử
dụng và bàn luận, nhưng không phải nhà quản trị nào cũng hiểu
về nó một cách đúng đắn, dẫn đến khi thực hiện thường mắc
những sai lầm, có khi phải trả giá bằng cả sự sống còn của tổ
chức, doanh nghiệp.
Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược
của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được
các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực
hiện các chính sách, kế hoạch này.
Như vậy, nhiệm vụ quản trị chiến lược bao gồm ba phần chính:
thiết lập mục tiêu - tức xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu; xây
dựng kế hoạch - tức xác định tổ chức sẽ đi đến đó bằng con
đường nào; bố trí, phân bổ nguồn lực - tức tổ chức dùng phương
tiện, công cụ gì để đến đó.
Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện qua bốn giai đoạn
chính:
* Phân tích tình hình: bao gồm môi trường bên ngoài, bên trong.
Phân tích này thường bao gồm luôn cả phân tích chính trị, môi
trường, xã hội, công nghệ; phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến tổ chức và phân tích các thế mạnh, yếu, cơ hội, thách thức.
* Xây dựng chiến lược: bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập
các mục tiêu, đề ra các chiến lược, chính sách.
* Triển khai thực hiện chiến lược: bao gồm các chương trình
hành động, ngân sách, quy trình.
* Đánh giá và kiểm soát: bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa
ra những hiệu chỉnh cần thiết.
Sơ đồ dưới đây minh họa bốn giai đoạn thông thường của quá
trình quản trị chiến lược.
Vì sao phải thực hiện quản trị chiến lược?
Nhiều công ty Việt Nam, nhất là những công ty nhỏ nhưng phát
triển nhanh, thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát
sinh hàng ngày - những công việc liên quan đến sản xuất hoặc
mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng, thu tiền,
quản lý hàng tồn, công nợ… Hầu hết những việc này được giải
quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó,
chứ không hề được hoạch định một cách bài bản, quản lý một
cách có hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học.
Việc thực hiện theo sự vụ đã chiếm hết thời gian của các cấp
quản lý nhưng vẫn bị rối và luôn luôn bị động. Quản trị viên cấp
cao, nhất là các giám đốc điều hành, thường bị công việc sự vụ
“dẫn dắt” đến mức “lạc đường” lúc nào không biết. Như người đi
trong rừng, không có định hướng rõ ràng, chỉ thấy ở đâu có lối thì
đi, dẫn đến càng đi, càng bị lạc. Quản trị chiến lược giúp tổ chức,
doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra
các con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu
để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép.
Mục tiêu tổ chức được xác định trên cơ sở các phân tích rất cẩn
trọng và khoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu
dùng, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường
pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, những điểm mạnh yếu nội tại,
các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài,… do vậy sẽ là
những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi, đáp ứng được sự
mong đợi của cổ đông, của cấp quản lý và nhân viên. Mục tiêu
của tổ chức, doanh nghịệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn,
hoài bão và các giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sự kết
hợp giữa “cái mong muốn” và “cái có thể làm được” thông qua
các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không sa đà vào những
ảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại bỏ lỡ cơ hội phát triển do đặt
ra yêu cầu tăng trưởng quá thấp ngay từ đầu.
Nên thực hiện quản trị chiến lược như thế nào?
Các bước chính trong quy trình quản trị chiến lược là phân tích
tình hình, xây dựng chiến lược, triển khai thực hiện và đánh giá -
kiểm soát. Nếu ai đó hỏi bước nào quan trọng hơn, câu trả lời
quả thật không đơn giản. Mỗi bước đều có tầm quan trọng riêng
và gần như là không thể thiếu trong quy trình quản trị chiến lược.
Ở đây, người viết chỉ xin nhấn mạnh công đoạn xây dựng chiến
lược - được xem như xương sống của quá trình quản trị chiến
lược.
Xây dựng chiến lược bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập
mục tiêu, vạch chiến lược và xây dựng các chính sách. Xác định
sứ mệnh là để trả lời câu hỏi về mục đích tồn tại của tổ chức,
doanh nghiệp. Thông điệp về sứ mệnh thường phải bao trùm ba
ý chính: mục đích tổ chức, ngành nghề hoạt động và các giá trị sẽ
đem lại. Thiết lập mục tiêu là để trả lời câu hỏi tổ chức, doanh
nghiệp muốn đạt được gì, tại thời điểm nào. Mục tiêu phải gắn
kết với sứ mệnh và phải được thiết lập trên cơ sở các phân tích
cẩn trọng, khoa học như đã nêu trên. Vạch chiến lược là để trả
lời câu hỏi con đường nào để đạt được mục tiêu.
Mỗi chiến lược nhiều khi được thể hiện chỉ bằng một câu viết rất
ngắn gọn. Ví dụ chiến lược sản xuất của một công ty được ghi là
“Không sản xuất gì cả!”. Quả thật là bất ngờ và khó tin - chiến
lược sản xuất nhưng lại không sản xuất gì cả! Thế nhưng ở đây
công ty đã có lý do khi chuyển hẳn từ chiến lược “sản xuất mọi
thứ” trong các chi tiết của sản phẩm đến việc đem đi gia công tất
cả ở các nhà máy bên ngoài và chỉ tập trung vào khâu bán hàng,
xây dựng thương hiệu…
Chiến lược này thường rất phổ biến cho các công ty kinh doanh
hàng may mặc thời trang. Các chính sách là để trả lời cho câu hỏi
việc ra quyết định được thực hiện như thế nào. Các chính sách
quy định rõ ràng các nguyên tắc, quy tắc cũng như các hướng
dẫn cần thiết cho các hoạt động, trong đó gắn liền với quyền ra
quyết định của các cấp quản lý. Chính sách rõ ràng giúp cho các
quyết định được đưa ra đúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu
năng động, linh hoạt, nhiều khi là gấp gáp trong kinh doanh để
chớp lấy thời cơ.
Phần triển khai thực hiện và đánh giá - kiểm soát cũng rất quan
trọng. Một chiến lược tốt là một việc làm đúng, nhưng nếu không
được triển khai thực hiện một cách đúng đắn cũng chẳng mang
lại kết quả gì. Nhiều chiến lược đã thất bại ở khâu thực hiện chứ
không phải ở khâu hoạch định. Nhiều cấp quản lý tưởng rằng đã
vạch đúng đường đi thì chắc chắn sẽ đến đích. Thế nhưng biết
bao diễn biến bất thường xảy ra trên đường đi, nếu không có giải
pháp ứng phó kịp thời và phân bổ nguồn lực hợp lý, các con
đường sẽ không thể dẫn đến đích.
Quản trị chiến lược sắp tới sẽ trở thành một đề tài phổ biến hơn
cho các cuộc hội thảo về quản lý. Các chủ đề thường được thảo
luận trên các diễn đàn như marketing, xây dựng thương hiệu,
quản trị công ty… sẽ trở thành khiếm khuyết nếu như không gắn
liền với quy trình quản trị chiến lược.
Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên
ngành. Ở đâu cần có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên
nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộc họp
quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược không
chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp doanh nghiệp, công ty mà
còn bao trùm tất cả các quản trị chức năng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_chien_luoc_3052.pdf