Hóa học - Bài toán về lưu huỳnh và hợp chất

Câu 50. Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Giá trị của V (lít) là:

 A. 6,72 B. 13,44 C. 22,4 D. 4,48

Câu 51. Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là A. Mg. B. Fe. C. Ca. D. Al.

Câu 52. Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

 A. 78,7g B. 75,5g C. 74,6g D. 90,7g

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học - Bài toán về lưu huỳnh và hợp chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của hỗn hợp A so với hidro là A. 18. B. 9. C. 10. D. 16. b. Giá trị của a là A. 0,6. B. 0,7. C. 0,8. D. 0,9. Câu 2. Nung nóng m gam hỗn hợp bột kim loại Zn và S ( không có không khí) tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí ( đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 25,8. B. 24,6. C. 26,8. D. 12,8. Câu 3. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam bột Fe và 6,4 gam bột S ( không có không khí), sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí B và chất rắn C. Tỉ khối của B so với hidro là 13. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là A. 62,5%. B. 70%. C. 75%. D. 80%. Câu 4. Nung nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam lưu huỳnh và 1,3 gam kẽm trong một ống đậy kín. Khối lượng ZnS và S dư thu được là: A. 1,24g và 5,76g B. 1,94g và 5,46g C. 1,94g và 5,76g D.1,24g và 5,46g Câu 5. Cho 16,8 gam Fe tác dụng với 12,8 gam S đun nóng, trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (ở đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là : A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít Câu 6. Khi nung nóng hoàn toàn hỗn hợp bột Fe và S trong bình kín không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X, cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí H2 và H2S. Vậy trong chất rắn X có các chất : A. FeS và SO2 B. FeS và S dư C. FeS và Fe, S dư D. FeS và Fe dư Câu 7. Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S; Lấy sản phẩm thu được cho vào 200ml dung dịch HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí X bay ra (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng các khí X và nồng độ mol/l của dung dịch HCl cần dùng là: A. 1,2 g ; 0,5 M B. 1,8 g ; 0,25 M C. 0,9 g ; 0,5M D. 0,9 g ; 0,25M Câu 8. Nung 4,8 gam bột lưu huỳnh với 6,5 gam bột Zn, sau khi phản ứng với hiệu suất 80% được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư. Tính V lít khí thu được (đktc) sau khi hòa tan. A. 1,792 lít B. 0,448 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít Câu 9. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụụng với dung dịch HCl dư , thu được 2,464 lít hỗn hợp khí X(đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 23,9g kết tủa màu đen . Thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là:   A. 0,224lít và 2,24 lít     B. 0,124lít và 1,24 lít  C. 0,224lít và 3,24 lít           D. 0,112 lít và 2,24 lít. Câu 10. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 11. Cho 6,4 gam Cu phản ứng hoàn toàn với 6,4 gam S ở nhiệt độ cao thu được hỗn hơp chất rắn Z. Khối lượng của chất rắn Z là A. 12,0 gam. B. 12,8 gam. C. 13,0 gam. D. 9,6 gam. Câu 12. Đun nóng 2,8 gam bột sắt với 1,6 gam bột S ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hidro là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa sắt với lưu huỳnh là A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%. Câu 13. Đun nóng hỗn hợp Fe, S có tỉ lệ mol 1 : 2, trong bình kín không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 60%. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là A. 50%. B. 25%. C. 60%. D. 80%. Câu 14. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh, rồi nung trong bình kín không có không khí , tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong HCl dư thu được khí Y. Khối lượng của Y là A. 2,2 gam. B. 2,4 gam. C. 2,6 gam. D. 2,8 gam. Câu 15. Nung 4,8 gam bột lưu huỳnh với 6,5 gam bột kẽm, trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 ( đktc). Giá trị của V là: A. 3,36. B. 8,96. C. 12,32. D. 14,56. Câu 16. Nung 11,2 gam Fe; 6,4 gam Cu và 19,5 gam Zn với bột lưu huỳnh dư, trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 20% ( d = 1,1 gam/ml) tối thiểu cần dùng để hấp thụ hoàn toàn khí Y là A. 752,27 ml. B. 902,73 ml. C. 1053,18 ml. D. 910,25ml. II. SO2, H2S TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM 1. SO2, H2S tác dụng với dung dịch kiềm hóa trị 1 ( NaOH, KOH) Câu 17. Sục 3,36 lít H2S ( đktc) vào 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A.13,7. B. 16,8. C. 14,56. D. 12,6. Câu 18. Sục 2,24 lít khí SO2 ( đktc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch A. Khối lượng muối trong A là A. 13,7. B. 13,9. C. 16,8. D. 15,6. Câu 19. Sục 4,48 lít khí SO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch A chứa NaOH 0,75M và KOH 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Tổng khối lượng muối trong X. A. 22,6. B. 24,7. C. 23,5. D. 28,4. 2. SO2 tác dụng với kiềm hóa trị 2 ( Ca(OH)2, Ba(OH)2 ) Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 10,85 gam B. 16,725 gam C. 21,7 gam D. 32,55 gam Câu 21. Cho V lít khí sunfurơ (đktc) hấp thu vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M, thu được 6,51 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 0,672 lít và 1,12 lít. B. 0,784 lít và 1,344 lít. C. 0,840 lít và 1,568 lít. D. 0,448 lít và 0,896 lít. Câu 22. Cho 5,6 lít ( đktc) khí SO2 tác dụng 200ml dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được 21,7 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,785. C. 0, 568. C. 0,875. D. 0,960. Câu 23. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2  (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm Ba(OH)2  0,06 M và KOH 0,12 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 3,6 gam                   B. 4,34 gam                             C. 1,2 gm                               D. 1,82 gam Câu 24. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là: A. 15,6g và 5,3g         B. 18g và 6,3g        C. 15,6g và 6,3g              D. 18 g và 5,3g. Câu 25. Cho 3,36 lít khí SO2 tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được muối A. K2SO4. B. K2SO3. C. K2SO3 và KHSO3. D. KHSO3. Câu 26. Cho 1,12 lít khí SO2 vào 100 gam dung dịch NaOH 4% thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. Na2SO3. B. NaHSO3. C. Na2SO3 và NaHSO3. D. Na2SO3 và NaOH. Câu 27. Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là ? A. 24,5 g B. 34,5 g C. 14,5 g D. 44,5 g Câu 28. Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là: A. 32,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 26 gam Câu 29. Khi hấp thụ hoàn toàn 1,28 gam khí SO2 vào dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng khối lượng muối khan thu được : A. 3,28g B. 2,30g C. 2,52g D. 3,54g Câu 30. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là. A. 18,9 g B. 23,0 g C. 20,8 g D. 25,2 g Câu 31. Cho 2,24 lít khí H2S tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 4,8. B. 5,6. C. 6,7. D. 7,2. Câu 32. Cho 5,6 lít khí SO2 ( đktc) tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 10,6. B. 15,8. C. 39,5. D. 45,6. Câu 33. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí H2S ( đktc) vào 50 ml dung dịch NaOH 16% ( d = 1,25 g/ml) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 9,8. B. 7,8. C. 5,6. D. 11,2. Câu 34. Hấp thu hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 ( đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 2,5 M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 10,6. B. 13,4. C. 9,6. D. 17,8. Câu 35. Cho 2,24 lít khí H2S ( đktc) vào 100ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 6,7. B. 5,4. C. 9,1. D. 13,9. III. H2SO4 LOÃNG TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI Câu 36. Hòa tan 14,6 gam hợp kim Al – Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 7,84 lít H2 ( đktc) dung dịch A và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn. a. Phần trăm theo khối lượng của kim loại Al trong hợp kim là A. 36,99%. B.43,84%. C. 19,17%. D. 21,73%. b. Giá trị của m là A. 42,6. B. 41,8. C. 45,7. D. 42,3. Câu 37. Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Zn vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít khí H2 ( đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 6,68. B. 7,68. C. 8,34. D. 7,23. Câu 38. Hòa tan 4,05 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị ) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 5,04 lít khí H2 ( đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe. Câu 39. Cho 5,1 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 ( đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp là A. 52,94%. B. 47,06%. C. 79,41%. D. 35,67%. Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hh X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25. Câu 41. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam. Câu 42. Cho 13,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Cr tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 7,84 lít khí H2 ( đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m. A. 33,6. B. 36,3. C. 41,7. D. 47,1. Câu 43. Cho11,2g Fe và 2,4g Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng thu được dung dịch A và V lít khí H2 ở đktc. Cho ddNaOH dư vào ddA thu được kết tủa B, lọc B nung trong không khí đến khối lượng không đổi được mg chất rắn. a. V có giá trị là: A. 2,24lít         B. 3,36 lít          C. 5,6 lít              D. 6,72 lít b. khối lượng chất rắn thu dược là A. 18 gam                      B.20 gam.         C.24 gam.    D.36 gam.                       Câu 44. Hoà tan 0,54 g kim loại có hoá trị n không đổi trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,4 M . Để trung hoà lượng H2SO4 dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Vậy hoá trị n và kim loại M là :       A. n=2 , Zn          B. n=2, Mg              C.n=1, K           D. n=3 ,Al Câu 45. Cho 18,5 gam hỗn hợp Fe, Zn và Cu tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 ( đktc) và 6,4 gam một chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng kẽm trong hỗn hợp ban đầu là A. 35,14%. B. 30,27%. C. 45,76%. D. 34,58%. Câu 46. Khi cho 17,4 gam hỗn hợp gồm: Al, Fe, Cu phản ứng với 500 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) ta được 6,4 gam chất rắn không tan và 8,96 lít khí ở đktc. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 32,18%. B. 36,78%. C. 23,27%. D. 31,46%. Câu 47. Cho 1,19 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 10%, thu được 4,79 gam hỗn hợp muối và một khí X. Khối lượng dung dịch axit đã dùng là A. 4,90 gam. B. 3,75 gam. C. 3,675 gam. D. 5,04 gam. Câu 48. Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là: A. 40,1g B. 41,1g C. 41,2g D. 14,2g Câu 49. Cho 10 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít khí H2 ( đktc). Khối lượng muối thu được . A. 19,6 gam B. 32,3 gam C. 27,8 gam D. 19,8 gam Câu 50. Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Giá trị của V (lít) là: A. 6,72 B. 13,44 C. 22,4 D. 4,48 Câu 51. Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là A. Mg. B. Fe. C. Ca. D. Al. Câu 52. Hoà tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 78,7g B. 75,5g C. 74,6g D. 90,7g IV. H2SO4 ĐẶC TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI Câu 53. Cho 40 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 98% , nóng thu được 15,68 lít khí SO2 ( đktc, spk duy nhất). a.Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp là A. 16,8%. B. 83,2%. C. 27.3%. D. 52,6%. b. giá trị của m. A. 137,2. B. 140. C. 147. C. 176,4. Câu 54. Hòa tan 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, thu được 3,36 lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 55. Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( hóa trị 2 không đổi) - Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp A bằng H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc) - Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp A bằng H2SO4 đặc, nóng, dư, sau phản ứng thu được 5,6 lít SO2 (đktc) Kim loại M là A. Al. B. Fe. C. Zn. D. Cu. Câu 56. Hòa tan hết 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu theo tỉ lệ mol 1:2:3 bằng H2SO4 đặc nguội được dung dịch Y và 3,36 lít SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được khối lượng muối khan là: A. 38,4 gam B. 21,2 gam C. 43,4 gam D. 36,5 gam Câu 57. Hòa tan 0,1 mol Al và 0,2 mol Cu trong dung dịch H2SO4 đặc dư thu được V lít SO2 (ở 00C, 1 atm). Giá trị của V là: A. 3,36 B. 4,48 C. 7,84 D. 5,6 Câu 58. Hòa tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 g S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là: A. 50,3 g B. 30,5 g C. 35,0 g D. 30,05 g Câu 59. Cho m gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 16,8. B. 8,40. C. 5,60. D. 3,20. Câu 60. Hoà tan hết 16,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là: A. 51,8 gam B. 55,2 gam C. 69,1 gam D. 82,9 gam Câu 61. Cho 4,8 gam Mg tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 62. Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 6,72 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu: A. 2,7g; 5,6g B. 5,4g; 4,8g C. 9,8g; 3,6g D. 1,35g; 2,4g Câu 63. Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al ( tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là A. 5,6. B. 4,48. C. 6,72. D. 11,2. Câu 64. Hòa tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 23,2. B. 13,6. C. 12,8. D. 14,4. Câu 65. Hòa tan 23,4 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vàu đủ dung dịch H2SO4, thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 153,0. B. 95,8. C. 88,2. D. 75,8. Câu 66. Cho 9,2 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) . Tính phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu và số mol H2SO4 đã phản ứng là A. 70,65%. B. 29,35%. C. 45,76%. D. 66,33%. Câu 67. Hòa tan 17,7 gam hỗn hợp Al, Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 13,44 lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là A. 54,24%. B. 45,76%. C. 33,58%. D. 66,42%. V. H2SO4 TÁC DỤNG VỚI OXIT KIM LOẠI Câu 68. Để hòa tan hết 8 gam MxOy cần 150 ml dung dịch H2SO4 1M. Công thức của MxOy là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. CuO. Câu 69. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M vừa đủ. Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng A. 6,81g B. 4,81g C. 3,81g D. 5,81g Câu 70. Hòa tan 21,44 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 360 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam. Giá trị của m là A. 50,24. B. 40,34. C. 18,24. D. 64,32. Câu 71. Cho 17,2 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào dd H2SO4 đặc nóng thu được 3,92 lít SO2 ( đktc) . Tính % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu. A. 56,67%. B. 32,56%. C. 73,24%. D. 70,00%. Câu 72. Cho 10,8 gam hỗn hợp Fe và CuO vào H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít khí SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp A. 25,93%. B. 74.07%. C. 54,54%. D. 26,73%. Câu 73. Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe và một oxit sắt có số mol bằng nhau vào H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Xác định công thức oxit sắt và tính khối lượng muối sunfat tạo thành. A. Fe2O3 và 40 gam B. FeO và 40 gam C. Fe3O4 và 40 gam. D. Fe2O3 và 56 gam. Câu 74. Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12g hỗn hợp B gồm Fe3O4, FeO, Fe2O3 và Fe. Hòa tan hết 12g B bằng dung dịch H2SO4 đặc , nóng dư, thu được 3,36 lít khí SO2 ( đktc). Tính m A. 16,8 gam. B. 10,08 gam. C. 8,4 gam. D. 10,64 gam. Câu 75. Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là: A. 56g B. 11,2g C. 22,4g D. 25,3g Câu 76. Cho 1,44g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Cho biết rằng hoá trị lớn nhất của M là II. Kim loại M là: A. Cu B. Fe C. Al D. Zn Câu 77. Cho 55,2g hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại tác dụng với FeO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 98,8g B. 167,2g C. 136,8g D. 219,2g Câu 78. Cho 2,54g hỗn hợp Y gồm 3 oxit FeO, MgO, Al2O3 tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 7,34g B. 5,82g C. 2,94g D. 6,34g Câu 79. Cho 38,3g hỗn hợp gồm 4 oxit kim loại Fe2O3, MgO, ZnO và Al2O3 tan vừa đủ trong 800ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch thì thu được a gam muối khan. Giá trị của a là: A. 68,1g B. 86,2g C. 102,3g D. 90,3g VI. BÀI TOÁN VỀ OLEUM. Câu 80. Có 1 loại oleum X trong đó SO3 chiếm 71% theo khối lượng. Công thức của X là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 81. Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là A. 23,97%. B. 35,95%. C. 32,65%. D. 37,86%. Câu 82. Hòa tan 3,38g một Oleum vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa A cần 800 ml dung dịch KOH 0,1M . a) Công thức của Oleum: A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. b) Khối lượng oleum A cần lấy để hòa tan vào 200g nước để thu được dung dịch H2SO4 10% là A. 18,87 gam. B. 20,28 gam. C. 16,90 gam. D. 19,44 gam. Câu 83. Hoà tan 6,67g Oleum A vào nước thành 200ml dung dịch H2SO4 . Lấy 10 ml dung dịch này trung hoà vừa hết 16 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của A là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 84. Cho 180g dung dịch H2SO4 98% hấp thụ hết 22,4 l SO3 (đktc) tạo thành oleum A. a. Công thức của A là: A. H2SO4.4SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.0,4SO3. b.Phần trăm khối lượng SO3 trong oleum là: A. 24,6%. B. 25,8%. C. 26,7%. D. 23,4% Câu 85. Cho 24,64 lit SO3(đktc) hấp thụ hết vào 90g dd H2SO4 98%, thu được oleum X có công thức H2SO4.nSO3. Công thức oleum X là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 86. Để trung hòa 0,826 gam oleum cần dùng 100ml dung dịch NaOH 0,175M. Công thức của oleum là A. H2SO4.2SO3. B. H2SO4.0,5SO3. C. H2SO4.SO3. D. H2SO4.0,25SO3. Câu 87. Hòa tan 6,76 gam oleum vào nước thì thu được 200ml dung dịch H2SO4 0,4M. Công thức của oleum đó là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 88. Hóa hơi m gam SO3 thu được 22,4 lít khí SO3 ( đktc). Hấp thụ hoàn toàn m gam SO3 ở trên vào 50 gam dung dịch H2SO4 98% thu được oleum có công thức H2SO4.nSO3. Giá trị của n là A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 89. Lấy 33,8 gam một oleum pha thành 100ml dung dịch A. Để trung hòa hết 100ml dung dịch A cần vừa đủ 400ml dung dịch NaOH 2M. Công thức của oleum là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. VII. BÀI TOÁN VỀ MUỐI SUNFUA. Câu 90. Lấy m gam FeS tác dụng hoàn toàn với HCl dư, thu được V lít khí. Dẫn V lít khí đó sục vào dung dịch Pb(NO3)2 thì thu được 2,39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 0,88. B. 1,76. C. 1,32. D. 0,44. Câu 91. Hòa tan hết 30,4 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư thu được 20,16 lít khí NO duy nhất ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 110,95 gam. B. 132,54 gam. C. 102,76 gam. D. 98,78 gam.  Câu 92. (Đề thi HSG Hóa 10 – Vĩnh Phúc – 2010): Cho 20,8 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS2, S pư với H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít SO2 ở đktc và dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 21,4 gam kết tủa. Thể tích dung dịch thuốc tím 1M cần dùng để pư vừa đủ với V lít trên là A. 0,24 lít. B. 0,36 lít. C. 0,48 lít. D. 0,32 lít. Câu 93. (A-2007): Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là: A. 0,04. B. 0,075. C. 0,12. D. 0,06. Câu 94. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Thể tích của dung dịch Y? A. 22,8 lít. B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 25,6 lít.  Câu 95. Cho 8,8 gam FeS vào dung dịch chứa 8,8 gam HCl cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam hiđro sunfua được tạo thành là: A. 1,6 B. 2,5 C. 3,4 D. 4,3 Câu 96. Trộn 5,6 gam Fe với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn M. Cho M tác dụng với lượng oxi dư dung dịch HCl giải phóng hỗn hợp khí X còn lại phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lit oxi. Giá trị của V là. A. 4,48 lit B. 3,36 lit C. 3,08 lit D. 2,80 lit. Câu 97. Cho hỗn hợp Y gồm ZnS và Al tác dụng với dung dịch HCl thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X ( đktc). Dẫn khí này qua dung dịch CuCl2 dư, thu được 2,4 gam kết tủa đen. Khối lượng của Al trong Y là A. 2,7 gam. B. 1,35 gam. C. 2,025 gam. D. 0,675 gam. Câu 98. Cho 20,8 gam hh X gồm Fe, FeS, FeS2, S pư với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít NO2 (là sp duy nhất ở đktc) và dung dịch A. Cho A phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 91,3 gam kết tủa. Giá trị của V và số mol HNO3 cần dùng để oxi hóa hoàn toàn X là A. 53,76 lít và 3 mol. B. 57,12 lít và 3 mol. C. 53,76 lít và 2 mol. D. 57,12 lít và 2 mol. Câu 99. Hòa tan 25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO duy nhất ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được 126,25 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 17,92 B. 19,04 C. 24,64 D. 27,58. Câu 100. Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong b́nh kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa b́nh về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong b́nh trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể) A. a = 0,5b.                   B. a = b.                       C. a = 4b.                     D. a = 2b. Câu 101. Hỗn hợp X gồm Mg, MgS và S. Hòa tan m gam X trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 2,912 lít nitơ duy nhất ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được 46,55 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,8 B. 7,2 C. 9,6 D. 12,0 Câu 102. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm FeS, S, FeS2 pư với dung dịch HNO3 đặc nóng dư được 0,48 mol NO2 duy nhất và dung dịch D. Cho D tác dụng với Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 11,650 gam B. 12,815 gam C. 13,98 gam D.17,545 gam. Câu 103. Hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 với số mol bằng nhau. Nung m gam A với oxi dư thu được 16 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 20,80. B. 20,08. C. 21,12. D. 18,32. Câu 104. Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol bằng nhau(M là kim loại có hóa trị không đổi). Cho 6,51 gam X phản ứng hết với HNO3 đun nóng được dung dịch A1 và 13,216 lít(đktc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26,34 gam gồm NO và NO2. Thêm BaCl2 dư vào A1 thấy tạo thành m1 ga

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUU HUYNH - BAI TOAN - ko li thuyet.doc
Tài liệu liên quan