Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Da giầy Hà Nội

MỞ ĐẦU 6

 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH

 DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 8

 I. QUAN NIỆM, THỰC CHẤT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

 DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 8

1. Các quan niệm về chiến lược kinh doanh 8

2. Thực chất của chiến lược 11

3. Quan niệm về chiến lược 12

II. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

 CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ 14

1. Đặc điểm của nền kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá 14

2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.15

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 17

1. Xác định rõ lý ro tồn tại và mục tiêu của doanh nghiệp 17

 1.1 Xác định lý do tồn tại của doanh nghiệp 17

 1.2 Xác định mục tiêu tồn tại 18

2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài. 19

 2.1 Môi trường vĩ mô 19

 2.2 Môi trường ngành 21

3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp. 23

 3.1 Bức tranh tài chính - kế toán 23

 3.2 Năng lực hoạt động marketing 24

 3.3 Năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp 24

4. Hoạch định mục tiêu mô hình chiến lược phát triển kinh doanh. 25

5. Lựa chọn chiến lược. 27

6. Tổ chức lựa chọn chiến lược .27

7. Đánh giá chiến lược. 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH

 DOANH TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 29

 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 29

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Da giầy Hà Nội. 29

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 32

3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến

lược của công ty. 33

 3.1 Đặc điểm về quy trình công nghệ. 33

 3.2 Đặc điểm về lao động - tiền lương. 33

 3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị. 34

 3.4 Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu 35

 3.5 Đặc điểm về cơ cấu quản lý .37

4. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Da giầy Hà Nội 38

4.1 Giám đốc 39

4.2 Phó giám đốc kinh doanh 39

4.3 Phó giám đốc sản xuất 41

4.4 Trợ lý giám đốc 41

4.5 Phòng tài chính kế toán 42

4.6 Phòng kinh doanh 42

4.6 Phòng tiêu thụ nội địa 43

4.7 Phòng xuất nhập khẩu 44

4.8 Quản lý chất lượng 44

4.9 Văn phòng công ty 44

4.9 Trung tâm kỹ thuật mẫu 44

4.10 xưởng điện 45

4.11 Xưởng may - chặt 45

4.12 Xí nghiệp - gò chặt 46

4.13 Xưởng cao xu 46

II. THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VỀ CÔNG

TY DA GIẦY HÀ NỘI.

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sản xuất, năm 1994 công ty đã nhập một dây chuyền sản xuất từ Italia và thực hiện chuyển giao công nghệ bằng nguồn vốn ODA của Italia. Song do có sự thay đổi về mặt chính trị, tổ chức về phía đối tác, hợp đồng chuyển giao công nghệ trên không được thực hiện hoàn chỉnh. Đến nay, toàn bộ dây chuyền của công ty Da giầy Hà Nội đã được chuyển giao cho nhà máy da giầy Vinh. Công ty Da giầy Hà Nội thực hiện chuyển đổi mặt hàng sản xuất. Hiện nay, sản phẩm chính của công ty là giầy da, giầy vải. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Theo điều lệ thành lập công ty, công ty Da giầy Hà Nội có các chức năng nhiệm vụ chính sau : - Sản xuất các loại da và thiết bị ngành da phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, công ty sản xuất hai loại da chính là: Da cứng dùng cho chế biến dụng cụ và các thiết bị ngành da phục vụ chủ yếu cho cho công nghiệp, da mền chủ yếu phục vụ cho quân trang quân dụng và các hàng tiêu dùng khác phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân. Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hoá chất thuộc ngành da. Sản xuất da công nghệ: -Sản xuất giầy vải xuất khẩu. Trong thời gian qua công ty đã lỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Song do công ty luôn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, công ty cũng chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi nên hiệu quả kinh tế của công ty còn thấp, lợi nhuận chưa cao có những thời kỳ là con số âm. Và thế kỉ mới đang mở ra, nó sẽ mang đến cho công ty nhiều cơ hội phát triển mới, nhưng cùng với nó cũng có muôn vàn khó khăn, thách thức đòi hỏi công ty phải vượt qua. Vì vậy, công ty cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, một chương trình hành động cụ thể để kịp thời tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro để đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới, đảm trách được vai trò và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. 3. Một số đặc điểm kinh tế – kỹ thuật có ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. 3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ : Công ty Da giầy Hà Nội hiện nay đang sản xuất hai loại sản phẩm chính là giầy da và giầy vải. Tuy là hai loại sản phẩm khác nhau, song do có cùng một điểm chung là cả hai sản phẩm đều là sản phẩm giầy, vì vậy quy trình sản xuất hai loại sản phẩm này có những lét tương đồng với nhau. Điều đó phần nào đã ảnh hưởng tới hình thức tổ chức của công ty như trên đã trình bầy. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức sản xuất giữa hai loại sản phẩm đó là nguyên liệu sử dụng khác nhau, máy móc thiết bị sử dụng không hoàn toàn giống nhau tuy nhiên ở nhiều bộ phận có những điểm tương đồng. Nói chung quy trình sản xuất ở công ty Da giầy Hà Nội được khái quát như sau: Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất ở công ty da giầy Hà Nội. Nguyên phụ liệu Chặt Gò May Chính lý Hoàn tất 3.2 Đặc điểm về lao động - tiền lương. Công ty Da giầy Hà Nội trước đây là một doanh nhiệp lớn, số công nhân đông, khi rơi vào tình trạng khủng khoảng, vấn đề đặt ra đối với ban lãnh đạo là giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động. Nhân thức được xu thế phát triển. Năm 1980 được sự đồng ý của Tổng công ty da giầy Việt Nam, công ty Da giầy Hà Nội đã chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất da cho nhà máy da Vinh. Đồng thời nhập hai dây chuyền sản xuất giầy vải và một dây chuyền giầy da từ Đài Loan. Việc vận hành dây chuyền sản xuất mới này đã thu hút hơn 500 lao động. Vì vậy vấn đề công ăn việc làm trong công ty đã được giải quyết, thu nhập tuy chưa cao nhưng cũng đảm bảo đời sống anh chị em công nhân. Biểu 1: Tình hình sử dụng lao động ở công ty da giầy Việt Nam. Chỉ tiêu Năm 2001 Tổng lao động (người). Trong đó: -Lao động trược tiếp. -Lao động gián tiếp. +Trên đại học. + Đại học, cao đẳng. +Trung cấp. +công nhân kỹ thuật. 815 695 120 4 90 10 16 Nguồn: Phòng tổ chức. Định mức sử dụng lao động cũng được áp dụng tại công ty Da giầy Hà Nội đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Chẳng hạn, đối với xí nghiệp giầy vải, định mức sản xuất cho từng dây chuyền với 300 công nhân là 2000 sản phẩm trên ngày. 3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng, giá trị của nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cố định của công ty (65% tổng vốn cố định). Trong hoạt động sản xuất của công ty. Do đặc trưng của ngành nên máy móc thiết bị đóng vai trò lớn trong việc nâng cao năng xuất lao động và chất lượng lao động của công ty. Hiện nay, do vừa chuyển đổi mặt hàng sản xuất, toàn bộ máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty đều được nhập trong những năm gần đây (chủ yếu vào năm 1998). Máy móc thiết bị hiện nay được sử dụng khá tốt. Biểu 2: Một số loại máy móc thiết bị chủ yếu. Thứ tự Loại máy Đơn vị sử dụng 1 Máy chặt XN giầyda, XN vải 2 Máy lạng da XN giầy da 3 Máy bôi keo XN giầy da 4 Máy may công nghiệp XN giầy da, XN vải 5 Máy gò XN giầy da, XN vải 6 Máy hấp XN vải 7 Mý cán XN vải 8 Máy bắn đinh XN giầy da Nguồn: Phòng ISO. Hiện nay công ty đang đưa hai dây chuyền vào sản xuất với công xuất 30.000 đôi/ tháng. 3.4 Đặc điểm nguyên nhiên vật liệu. Với sản phẩm chính của công ty hiện nay là giầy vải và giầy da. Nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu trong công ty là các loại vải, da, cao xu, hoá chất. Đối với hoạt động sản xuất của công ty hiện nay, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành phẩm. Chẳng hạn, đối với giầy vải, giá trị nguyên vật liệu chiếm từ 80% giá thành sản phẩm hoàn thành. Vì vậy việc quản lý việc thu mua nguyên vật liệu, bảo quản hợp lý hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay, theo cơ chế quản lý của công ty, hàng năm phòng kế hoạch - Vật tư lập kế hoạch tập chung cho toàn công ty về vấn đề cung cấp nguyên vật liệu. Song do tính chất hoạch toán độc lập của các xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp có quyền lựa chọn nguyên vật liệu trong phạm vi xí nghiệp mình. Việc thu hút mua, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty hiện nay hoàn toàn do công ty tự tìm kiếm, thoả thuận giá cả và điều kiện mua. Công ty không còn được Nhà nước ưu đãi cũng như điều động về nguồn nguyên liệu như trước đây. Trong điều kiện hiện nay, một số loại nguyên vật liệu do công ty sử dụng vẫn chưa được sản xuất ở nước ta. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước như : Vải, cao xu và các loại da... Công ty còn sử dụng một số loại nguyên liệu nhập từ nước ngoài như: Hoá chất (hoàn toàn được nhập từ nước ngoài), một số loại da cao cấp... việc phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài làm cho công ty gặp rất nhiều bất lợi: Về tỷ giá hối đoái, không chủ động, chi phí nhập khẩu và giao dịch cao. Hiện nay để đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu hạ thấp giá thành sản phẩm công ty đã đề ra định mức tiêu dùng đối với một số loại nguyên vật liệu chủ yếu như sau: Biểu 3: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu Lượng tiêu hao nguyên vật liệu Lượng sản phẩm 1. Vải 1.m khổ 90 inch 6 đôi giầy vải 2. Cao xu 0.3 kg 1 đôi giầy vải 3. Da 2 bia (30cm x 30cm ) 1 đôi giầy vải Nguồn: phòng kế hoạch. Việc quy định định mức tiêu dùng nguyên vật liệu đã làm giảm lãng phí do lượng phế thải gây ra, tiết kiệm chi phí nâng cao trách nhiệm tới từng người lao động. 3.5 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Theo điều lệ của công ty thì bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - Chức năng thống nhất từ trên xuống dưới. Tham gia vào hoạt động quản lý của công ty bao gồm bốn bộ phận: Đảng lãng đạo chính quyền điều hành, công đoàn và thanh niên tham gia quản lý. Cụ thể được mô hình hoá như sau. Phòng quản lý chất lượng PGĐ Kỹ thuật Tổng công ty Da giầy Hà Nội Công ty da giầy Hà Nội Hanshoes XN cao su Phòng tổ chức bảo vệ Trợ lý giám đốc XN Gò ráp Phòng tài chính kế toán Liên doanh hà việt tungshinh Giám đốc Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty da giầy Hà Nội Hanshoes Phòng xuất nhập khẩu PGĐ Sản xuất Trung tâm kỹ thuật mẫu XN may Văn phòng công ty PGĐ Kinh doanh Phòng thị trường nội địa Xưởng cơ điện Phòng kinh doanh 3.1. Giám đốc: Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất công ty, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý và các cán bộ do giám đốc ký bổ nhiệm và đề nghị bổ nhiệm, bao gồm: các phó giám đốc, các trưởng - phó phòng ban công ty, Chánh phó giám đốc các xí nghiệp, chánh phó giám đốc các xí nghiệp, chánh phó quản đốc phân xưởng. Giám đốc là đại diện cao nhất cho pháp nhân của Công ty, là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty da giầy Hà Nội về các kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc được sử dụng phương thức và các kết quả kinh doanh của Công ty cấp cho các cấp, các cá nhân. Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về các hoạt động đã uỷ quyền. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: 3 phó giám đốc Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tổ chức - Bảo vệ 3.2. Phó giám đốc kinh doanh Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người điều hành công ty khi giám đốc đi vắng uỷ quyền. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công phụ trách. Báo cáo, bảo vệ kế hoạch và phương án để Giám đốc phê duyệt. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, phương án đã được phê duyệt, báo cáo định kỳ các hoạt động của mình phụ trách lên Giám đốc. Kiến nghị, đề xuất các phương án liên quan đến cơ cấu tổ chức và nhân sự đối với lĩnh vực mình phụ trách. Quy định chi tiết lề lối điều hành đối với các bộ phận, lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: + Phòng kinh doanh. + Phòng tiêu thụ nội địa. + Văn phòng công ty. + Xưởng cơ điện. Trực tiếp phụ trách các công tác kinh doanh, kiêm trưởng phòng kinh doanh. Công ty tiêu thụ nội địa. Công tác lao động tiền lương. Công tác quốc phòng an ninh và bảo vệ, quân sự, quan hệ với địa phương. Được ủy nhiệm ký và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các hợp đồng kinh doanh tổng hợp, hợp đồng đại lý tiêu thụ nội địa. 3.3. Phó giám đốc sản xuất Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về chỉ lệnh sản xuất mẫu, kế hoạch sản xuất cho các Xí nghiệp và các hoạt động xuất nhập khẩu. Được uỷ nhiệm ký kết và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hợp đồng, chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu giầy dép các loại. - Là người được điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng uỷ quyền. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phân công. Báo cáo, bảo vệ kế hoạch và phương án để được Giám đốc phê duyệt. Báo cáo định kỳ các hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách lênGiám đốc. - Chịu trách nhiệm trước Công ty về các hoạt động cung ứng vật tư cho sản xuất. - Kiến nghị, đề xuất các phương án liên quan đến cơ cấu tổ chức và nhân sự đối với các lĩnh vực mình phụ trách. - Quy định chi tiết lề lối điều hành đối với các bộ phận, lĩnh vực thuộc thẩm quyền. - Quyết định các phương án tác nghiệp và điều độ sản xuất chung trong Công ty nhằm đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch tác nghiệp đã đề ra. - Phó Giám đốc sản xuất trực tiếp phụ trách các đơn vị: + Phòng xuất nhập khẩu. + Trung tâm kỹ thuật mẫu. + Xí nghiệp may. 3.4. Trợ lý giám đốc Trợ lý giám đốc thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau: Chức năng thư ký tổng hợp: Với chức năng này trợ lý giám đốc là người thu thập và tổng hợp những thông tin quan trọng cô đọng nhất để báo cáo giám đốc hàng ngày, hàng tuần. Chức năng văn thư liên lạc: Xử lý, bố trí làm việc, thực hiện truyền lại các thông báo, quyết định của giám đốc cho các cấp, các bộ phận, các tổ chức trong và ngoài công ty. Chức năng tham mưu: Thừa lệnh Giám đốc là người tham mưu đắc lực cho giám đốc trong việc hình thành và chuẩn các yêu cầu quản lý. 3.5. Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tài chính - kế toán đặt dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty là bộ phận tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của công ty trong quá khứ, ở hiện tại cũng như hình ảnh trong tương lai làm cơ sở để giám đốc ra quyết định tài chính. Thực hiện liên hệ giữa kế toán - tài chính của công ty, các phòng ban, bộ phận, xí nghiệp nội bộ trong công ty, với cấp trên, thực hiện quan hệ hữu quan khác như: Ngân hàng, cơ quan kiểm toán, bảo hiểm, các công ty thuộc tổng công ty. Một số chức năng nhiệm vụ khác nữa. 3.6. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh nằm dưới sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh, thực hiện chức năng sau: Phục vụ cho sản xuất kinh đoanh trực tiếp công ty Kinh doanh Nhiệm vụ cụ thể: Theo dõi chủng loại nguyên phụ liệu đầu vào ngành da giầy, lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu các thị trường cung ứng cho ngành. Xây dựng kế hoạch cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho công ty. Nhập khẩu các nguyên phụ liệu trong nước chưa có bảo toàn và phát triển nguồn tài chính. Phòng kinh doanh có hai mối liên hệ chính: Quan hệ nội bộ với giám đốc, các phòng ban chức năng, quan hệ bên ngoài để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quyền hạn của mình. 3.7. Phòng thị trường nội địa. Phòng thị trường nội địa nằm dưới sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh. Phòng thị trường nội địa thực hiện khai thác Thị trường nội địa, mở rộng hệ thống đại lý của công ty đóng một phần vào doanh thu công ty. Nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu về giầy bảo hộ lao động, thể thao, giầy da trong nước. Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về việc tiêu thụ trong nước. Lập kế hoạch tiêu thụ, thu thập thông tin và cố vấn cho lãnh đạo về thị trường trong. Hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm kinh doanh đối với phòng của mình. 3.8. Phòng xuất nhập khẩu Phòng xuất nhập khẩu nằm dưới sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật, thực hiện các chức năng: -Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. -Theo dõi, phát hiện những vấn đề bất cập trong tổ chức công ty. -Thực hiện vấn đề nhân sự: Đào tạo, tuyển dụng, sa thải nhân sự đề ra quy chế về các loại định mức lao động, ban hành quy chế lương, thưởng, phụ cấp phù hợp với từng điều kiện của từng xí nghiệp, xưởng,phân xưởng và toàn công ty. 3.9. Phòng quản lý chất lượng Phòng quản lý chất lượng chịu sự quản lý của phó giám đốc chất lượng, thực hiện các chức năng: Thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn công ty, xây dựng quy trình kiêm tra chất lượng cho từng khâu, từng bộ phận và hướng dẫn đào tạo các nhân viên thực hiện theo hệ thống chứng chỉ ISO 9002 và tiến tới là chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000. Tổ chức kiểm soát hệ thống chất lượng trong toàn công ty, hướng dẫn đào tạo các nhân viên thực hiện theo hệ thống chứng chỉ chất lượng ISO 9002. Thực hiện các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện giao dịch với bên ngoài liên quan đến chất lượng nguyên vật liệu, vật tư đuợc cung ứng, bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm nhập kho, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng. Đề xuất với lãnh đạo công ty giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. Thực hiện lưu trữ hồ sơ liên quan đến chất lượng. 3.10. Văn phòng công ty. Văn phòng công ty chịu sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực hành chính - tổng hợp và đối ngoại, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tham mưu phương án giải quyết. 3.11. Trung tâm kỹ thuật mẫu. Trung tâm kỹ thuật mẫu dưới sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật, thực hiện các chức năng: Nghiên cứu mang tính phát hiện mới, sáng tạo mới các nguyên lý mới, các nguyên vật liệu, kiểu dáng mới để tiếp tục cho các nghiên cứu ứng dụng triển khai. Nghiên cứu ứng dụng các ý tưởng sáng tạo, triển khai sản xuất thử, xem xét sự phù hợp với công ty cả thị trường lẫn khả năng công nghệ. Kết hợp các sản xuất thử, điều chỉnh công nghệ để phù hợp với dây chuyền sản xuất mới. 3.12. Xưởng cơ điện. Xưởng cơ điện chịu sự quản lý của phó giám đốc kinh kinh doanh, thực hiện các chức năng: Duy trì năng lực hiện có hoạt động của tất cả các thiết bị hiện có trong công ty bao gồm: cơ, điện nước. Phát triển năng lực thiết bị cơ, điện, nước. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cho công ty. 3.13. Xí nghiệp May - chặt. Xí nghiệp May - chặt chịu sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật thực hiện các chức năng: Phân xưởng chặt thực hiện: Việc tiếp nhận nguyên vật liệu và chặt chúng thành bán thành phẩm từ các khuôn chặt khác nhau, theo quy trình công nghệ nhất định. + Thực hiện bồi tráng keo để hoàn thiện những chi tiết cần thiết trước khi chuyển sang phân xưởng may. Phân xưởng may thực hiện may ráp chi tiết ngoài và lót thành đôi giày để hoàn chỉnh. + Hoàn chỉnh xắp xếp, vệ sinh từng đôi mũ giầy chuyển cho xí nghiệp gò ráp. 3.14. Xí nghiệp gò - hoàn thiện. Xí nghiệp gò chịu sự quản lý của phó giám đốc chất luợng thực hiện các chức năng: Gò hoàn thiện từng đôi giày từ những sản phẩm như mũ giày và đế. Vệ sinh và đóng gói giầy. 2.15. Xưởng cao su. Xưởng cao su nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc chất lượng thực hiện các chức năng sau: Nhập nguyên vật liệu và chế tạo ra đế giầy nói chung, chủ yếu là đế giầy ba ta. Các loại keo công nghiệp, cung cấp cho các xưởng chặt và gò. II. Thực trạng của hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội. 1. Căn cứ cà phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội. 1.1 Xác lập căn cứ. Công ty Da giầy Hà Nội trong thời gian vừa qua đã hoạch định những chiến lược mang tính chất ngắn hạn, trong thời gian tới công ty sẽ có những chiến lược phát triển mang tính chất dài hơn mà chủ yếu dựa vào các căn cứ sau: Dựa vào định hướng phát triển của nghành, của tổng công ty da giầy Việt Nam. Ngành da giầy là ngành công nghiệp nhẹ và trong giai đoạn hiện nay đang được ưu tiên phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Một trong những mục tiêu cảu ngành da giầy đến năm 2010 là: Đầu tư hiện đại hoá dây chuyền giầy da, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chuyển dần việc nhận gia công giầy dép qua trung gian sang tự trường sản xuất và trực tiếp xuất khẩu( định hướng phát triển chung của ngành đến năm 2010). Như vậy công ty dựa vào chiến lược phát triển chung của ngành nhằm hoạch định chiến lược và tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước trong chiến lược phát triển chung từ đó hoạch định các mục tiêu dài hạn. b. Căn cứ vào kết quả phân tích môi trường kinh doanh, khách hàng và đói thủ cạnh tranh: Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Đó cũng có thể dựa vào kết quả phân tích thời kỳ trước tiêu thụ hay thái độ của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty cũng như xu thế tiêu dùng trong tương lai... đây được xem là căn cứ cơ bản nhất để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh. c. Chiến lược phát triển kinh doanh phải được xây dựng dựa trên thực lực của công ty : Đó là tình hình tài chính, nguồn nhân lực, khả năng sản xuất cũng như uy tín và các mối quan hệ của công ty. Nghĩa rằng các chiến lược được xây dựng phải dựa trên sức mạnh thực sự của công ty. d. Căn cứ vào định hướng phát triển của công ty, chủ trương phát triển của ban giám đốc công ty. Như vậy muốm có một chiến lược đúng đắn thì phải được xây dựng dựa trên các căn cứ chính xác thì mới mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty. 1.2 Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty da giầy Hà Nội. a) Phương hướng chung. Phương pháp trung nhất được sử dụng để tiến hành xây dựng kế hoạch tại công ty Da giầy Hà Nội là phương pháp cân đối. Phương pháp này thực hiện việc cân đối nhu cầu và khả năng để đưa ra con số kế hoạch sao cho phù hợp với thực lực của công ty vừa có khả năng tiêu thụ đạt hiệu quả cao. Khi xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược, công ty xác định khả năng của mình thông qua việc tổng hợp tất các điểm mạnh - yếu. Máy móc thiết bị: Công ty tính toán chính xác công suất hoạt động tối đa của các loại máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, khi xác lập các kế hoạch dài hạn, công ty thường tính đến kế hoạch đầu tư mới trong thời kỳ kế hoạch. Nguồn nhân lực: Công ty tính toán khả năng thông qua việc tính toán số lượng lao động hiện có trình độ và năng suất lao động bình quân, cùng với nó là dự tính số lượng lao động sẽ thu hút thêm trong suốt thời kỳ kế hoạch. Khả năng tài chính: Dự tính nguồn tài chính có thể huy động trong kỳ, nguồn vốn dành cho đầu tư và vốn lưu động. Từ đó, xác định khả năng đảm bảo hoàn thành kế hoạch. Để xác định khả năng sản xuất của mình công ty xác định khả năng công xuất nhỏ nhất trong số các khả năng riêng lẻ của từng nguồn lực nêu trên. Về mặt yêu cầu, công ty thực hiện dự toán thông qua việc phân tích tình hình thị trường thế giới và thị trường nội địa từ đó dự đoán xu thế phát triển nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp về chiến lược thị trường. Tuy nhiên, với mỗi chỉ tiêu kế hoạch cụ thể công ty thường sử dụng các phương pháp nghiệp vụ cụ thể khác nhau nhưng vẫn tuân thủ các phương pháp này. Phương pháp chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng chủ yếu. Giá trị tổng sản lượng là giá trị của toàn bộ khối lượng công việc mà công ty tiến hành trong kỳ. Để xác định giá trị tổng sản lượng, công ty thường căn cứ vào một số chỉ tiêu cơ bản sau: - Số lượng sản phẩm sản xuất theo kỳ kế hoạch và giá trị bình quân dự tính có thể sản xuất được, giá trị sản phẩm gia công theo đơn dặt hàng theo kế hoạch trong kỳ. Giá trị của các công việc có tính chất công nghiệp - lắp đặt, bảo dưỡng... mà công ty thực hiện theo kế hoạch của mình. c. Phương pháp chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu. Xác định sản lượng sản phẩm chủ yếu là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kế hoạch khác. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên cơ sở của kết quả phân tích của môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường ngành, qua đó xác định được sản lượng cần sản xuất trong kỳ kế hoạch. Đối với công ty Da giầy Hà Nội hiện nay, năng lực sản xuất là 1.600.000 đôi giầy vải và 1.100.000 đôi giầy da, chỉ tiêu năm 2001 là đạt 629.000 đôi giầy da. Như vậy, công xuất dư thừa còn khá lớn. Việc dự đoán nhu cầu thị trường thường được thực hiện qua một số phương pháp sau: Phân tích quan hệ cung cầu trên thị trường về sản phẩm giầy da, giầy vải các loại. - Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố: Như giá cả tỷ giá hối đoái hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu... tới sự thay đổi nhu cầu. Nghiên cứu định hướng phát triển của công ty, các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đều phải thông qua sự phê duyệt của Tổng công ty da giầy Việt Nam. Do vậy việc nghiên cứu phát triển của tổng công ty là một việc làm tất yếu và cần thiết. 2. Thực trạng phân tích môi trường kinh doanh tại công ty da giầy Hà Nội. Việc phân tích môi trường kinh doanh là một quá trình tất yếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh và nó phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục trong một môi trường tổng thể. ở đây trong khuôn khổ có hạn của đề tài chỉ xin giới thiệu phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty. Trước hết là các đối thủ cạnh tranh ở thị trường trong nước và đi sâu vào các đối thủ cụ thể. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi, vì vậy phải luôn luôn theo dõi các biến động để có thể điều chỉnh kịp thời. Muốn vậy phải có một đội ngũ marketing đủ mạnh để thu nhập và sử lý các tín hiệu thị trường cũng như các yếu tố về văn hoá, xã hội, tỷ lệ lạm phát, các thông tin về đối thủ cạnh tranh để làm nền tảng cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Ngày nay trước bối cảnh toàn cầu hoá mà tác động trực tiếp nhất là hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký kết vào tháng 7- 2001 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khó tính này, hơn nữa ngành da giầy là ngành đòi hỏi nhiều lao động kỹ thuật không cao và đó chính là lợi thế cho nước nghèo như chúng ta. Tuy nhiên kể từ khi Trung Quốc ra nhập tổ chức thương mại thới giới WTO đã gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng mà các doanh nghiệp Tây Âu đã ký với các doanh nghiệp da giầy của ta đã bị huỷ bỏ mà thay thế vào đó là họ quay sang ký kết với khách hàng Trung Quốc vì họ có lợi thế mẫu mã đẹp giá thành hạ hơn của ta. Riêng công ty da giầy Hà Nội đã mất dần đơn hàng vào thị trường Đức (khác hàng lớn như INDANA), không duy trì được thị trường tiềm năng như: Italia, Bỉ... chính vì thế công ty đã chủ động xây dựng phòng xuất nhập khẩu đủ mạnh để có thể đảm nhận các giao dịch quốc tế mà không gặp phải khó khăn về nghiệp vụ ngoại thương, marketing quốc tế, đồng thời công tác chế taọ mẫu và điều độ sản xuất. Như vậy môi trường kinh doanh toàn cầu dã có tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty vì vậy việc phân tích tìm ra hướng đúng là rất cần thiết. Trở lại với thị trường trong nước ta thấy sự cạnh tranh cũng rất quyết liệt, một số công ty: Công ty giầy Thuỵ Khuê... họ đã có uy tín lâu năm trong việc xây dựng thương hiệu cho mình cũng như có thể nói chất lượng của họ tốt hơn hản chất lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0356.doc
Tài liệu liên quan