Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 20

1.1. Khái quát về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 20

1.1.1. Khái niệm về chi phí, quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 20

1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí 22

1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị chi phí 25

1.1.4. Sơ lược quá trình phát triển kế toán quản trị chi phí 27

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán QTCP trong doanh nghiệp sản xuất. 30

1.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 36

1.2.1. Nhận diện chi phí 37

1.2.2. Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán chi phí 44

1.2.3. Phân bổ chi phí và xác định chi phí 50

1.2.4. Phân tích chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp 59

1.2.5. Hệ thống báo cáo kế toán QTCP 67

1.3. Kế toán QTCP ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69

1.3.1. Kế toán quản trị chi phí của Mỹ 69

1.3.2. Kế toán quản trị chi phí của một số nước Châu Âu 71

1.3.3. Kế toán quản trị chi phí của một số nước Châu Á 73

1.3.4. Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán QTCP cho Việt Nam 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 78

 

doc214 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quản lý và điều hành công ty; thực hiện thẩm định kết quả sản xuất kinh doanh, thẩm định chi phí sản xuất kinh doanh; Tham gia kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh toàn công ty bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện những quyết định về sách lược và biện pháp của Hội đồng quản trị. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về kỹ thuật, kinh doanh, nguyên liệu sản xuất. Các phòng ban chức năng: Phòng hành chính, phòng nông vụ, phòng công vụ, phòng kinh doanh, phòng Kế toán - Tài vụ. Các đơn vị cơ sở: Công ty TNHH mía đường Việt Nam - Đài có các đơn vị cơ sở: Nhà máy đường, phân xưởng sản xuất phân vi sinh, phân xưởng sản xuất men, xí nghiệp nguyên liệu, xí nghiệp cơ khí. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa * Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Qua kết quả khảo sát (phụ lục 1C) cho thấy, các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đều tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Điều này là do các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa chịu sự chi phối bởi đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp này. Theo tính chất mùa vụ trong nông nghiệp cộng với địa bàn nguyên vật liệu rộng tại các huyện, các tỉnh khác nhau vì vậy tại các trạm mía nguyên liệu, phân xưởng sản xuất đều bố trí nhân viên kế toán, nhân viên thống kê để theo dõi các chi phí phát sinh sau đó tập hợp vào các bảng kê chi tiết chuyển cho phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ ghi chép phản ánh đầy đủ nghiệp vụ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp mía đường không tách biệt nhân viên kế toán QTCP mà có sự phân công kết hợp trong công tác kế toán. Theo đó, mỗi nhân viên kế toán được phân công một phần hành kế toán cụ thể sẽ thực hiện kiêm nhiệm cả công việc kế toán tài chính và kế toán QTCP. Điều này làm cho bộ máy kế toán nói chung và bộ máy kế toán QTCP nói riêng gọn nhẹ, tuy nhiên tính chuyên môn hóa trong công tác kế toán QTCP chưa cao. Số lượng nhân viên trong phòng kế toán các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa khoản từ 10-16 người, tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mía đường. Sơ đồ bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa (Phụ lục 2.2a, 2.2b) * Chính sách kế toán, cơ chế tài chính tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa Theo kết quả khảo sát cho thấy, chế độ kế toán các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, cập nhật thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 sửa đổi bổ sung chế độ kế toán. Về hình thức kế toán: Theo kết quả khảo sát 100% các doanh nghiệp mía đường đều thực hiện kế toán máy: Công ty CP mía đường Lam Sơn sử dụng hình thức Nhật ký chung trên phần mềm hệ thống quản trị doanh nghiệp Enterprise resource planning (ERP) – Oracle E - Business site đã hợp nhất các dữ liệu của tất cả các đơn vị trong toàn công ty trên một cơ sở dữ liệu tạo được nguồn thông tin đồng bộ, đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đây là phần mềm tích hợp nhiều phân hệ quản lý các mảng khác khác nhau của doanh nghiệp. Công ty CP mía đường Nông Cống sử dụng hình thức Nhật ký chung phần mềm Bravo 7.0. Công ty TNHH mía đường Việt Nam - Đài Loan sử dụng sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ trên phần mềm Visual FoxPro. Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc và đều hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Mặc dù mỗi loại hình có cơ chế quản lý tài chính riêng, ty nhiên đối với các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có cơ chế quản lý tài chính như sau: Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại nguồn thu như: hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm đường (đường vàng, RE, RS); hoạt động sản xuất phụ trợ: phân bón, men thực phẩm, cồn công nghiệp, điện; phế liệu thu hồi bã mía, trong đó nguồn thu lớn nhất là từ đường mía chiếm 85-90% trong tổng các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Những đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán QTCP trên các nội dung: Ảnh hưởng trong việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán QTCP: Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có bộ máy kế toán tập trung, số lượng nhân viên kế toán nhiều và đặc biệt công ty CP mía đường Lam Sơn đã sử dụng phần mềm tích hợp hệ thống quản trị doanh nghiệp Enterprise resource planning (ERP). Đây là điều kiện nhằm tăng tính chuyên môn hóa của nhân viên kế toán QTCP, do vậy xây dựng mô hình bộ máy kế toán QTCP theo mô hình hỗn hợp: Trong đó một số bộ phận kế toán QTCP được tổ chức độc lập với kế toán tài chính, một số bộ phận khác lại tổ chức kết hợp là hợp lý. Ảnh hưởng trong việc lựa chọn hệ thống tài khoản dùng cho kế toán QTCP: Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại các doanh nghiệp mía đường Thanh, đồng thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, cần xây dựng hệ thống tài khoản kế toán dùng cho kế toán QTCP phù hợp. Ảnh hưởng trong việc xác định chi phí cho các hoạt động phụ trợ: Quá trình sản xuất đường sẽ sản xuất ra điện năng, điện sẽ phục vụ cho toàn bộ doanh nghiệp mía đường trong vụ ép, vì vậy cần xác định giá phí cho hoạt động phụ trợ phù hợp hoặc giá bán nội bộ của bã bùn để sản xuất phân bón, mật rỉ để sản xuất cồn công nghiệp, men thực phẩm. Ảnh hưởng trong việc lựa chọn hệ thống báo cáo kế toán QTCP: Nhằm cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp mía đường, ngoài các báo cáo theo quy định, kế toán QTCP cần xây dựng hệ thống báo cáo kế toán QTCP phù hợp đảm bảo được yêu cầu của nhà quản lý 2.2. Thực trạng kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa Để đánh giá thực trạng cứu kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả thực hiện khảo sát trên cơ sở phiếu điều tra về nhu cầu thông tin kế toán QTCP của nhà quản trị trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa (Phụ lục 1A) và phiếu điều tra nghiệp vụ (Phụ lục 1B). Tác giả tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát (Phụ lục 1C) và lượng hóa nhu cầu thông tin kế toán QTCP nhà quản trị (Phụ lục 04), cụ thể như sau: 2.2.1. Nghiên cứu nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa về kế toán QTCP Theo nội dung trình bày tại mục 1.1.3, tác giả nhận định thông tin của nhà quản trị là nhân tố mang tính định hướng cho nội dung của kế toán QTCP trong doanh nghiệp, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu kế toán QTCP nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Do vậy, để nghiên cứu kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu thông tin về kế toán QTCP của các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa. Thông qua phần mềm SPSS.20, tác giả lượng hóa nhu cầu thông tin kế toán QTCP của các cấp quản trị trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa bằng việc áp dụng các công cụ thống kê trong quá trình phân tích. * Mô hình nghiên cứu Dựa trên mục tiêu và bảng câu hỏi nghiên cứu, luận án tiến hành nghiên cứu đánh giá nhu cầu thông tin kế toán QTCP của các nhà quản trị mía đường trên 3 khía cạnh: (1) Nhu cầu của nhà quản trị về bộ máy kế toán QTCP, (2) Nhu cầu thông tin của nhà quản trị về nội dung kế toán QTCP, (3) Nhu cầu thông tin kế toán QTCP cung cấp, thông qua mô hình nghiên cứu sau đây: Đánh giá nhu cầu thông tin kế toán QTCP Nhu cầu thông tin của nhà quản trị về bộ máy kế toán QTCP Tổ chức bộ máy Cơ cấu nhân sự Đầu tư KTQTCP Nhận diện chi phí Dự toán chi phí Tài khoản, sổ KTQTCP Xác định chi phí Phân bổ chi phí Báo cáo KTQTCP Phân tích chi phí Nhu cầu thông tin của nhà quản trị về nội dung kế toán QTCP Quy trình thực hiện Mục tiêu cung cấp Thông tin ra QĐ Nhu cầu thông tin kế toán QTCP cung cấp Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp điều tra toàn thể các cấp quản trị trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa bao gồm: Các nhà quản trị cấp cao (Hội đồng quản trị, ban giám đốc), cán bộ điều hành, quản lý các phòng ban, bộ phận, bộ phận quản lý sản xuất, cán bộ phụ trách vùng nguyên liệu từ cấp phó xưởng trưởng trở lên. Sau khi nghiên cứu thu thập đầy đủ dữ liệu, luận án đã tiến hành xử lý và phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả và thống kê các biến số. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 250 phiếu, kết quả thu được 220 phiếu điều tra của các cấp quản trị trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa. * Kết quả phân tích, đánh giá nhu cầu thông tin kế toán QTCP của nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa Quy trình thực hiện đánh giá nhu cầu thông tin kế toán QTCP của các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa được tác giả thực hiện thông qua việc Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra (Cronbach's Alpha); Phân tích nhân tố khám phá (EFA); xác định giá trị trung bình các ý kiến của nhà quản trị. Kết quả xử lý phân tích dữ liệu thực hiện qua phần mềm SPSS.20 được trình bày ở phụ lục 04. Tác giả tổng hợp kết quả quá trình phân tích đánh giá, như sau: (1) Nhu cầu của nhà quản trị về bộ máy kế toán quản trị chi phí Từ kết quả phân tích tại Bảng 4.4 - phụ lục 04 cho thấy nhu cầu “Tổ chức bộ máy kế toán QTCP” theo mô hình hỗn hợp có giá trị trung bình cao nhất đạt 3,53. Điều này cho thấy số lượng lớn ý kiến các nhà quản trị trong các doanh nghiệp mía đường có mong muốn tổ chức kế toán QTCP theo hỗn hợp. Đối với ý kiến đánh giá của nhà quản trị về nhân tố “Cơ cấu nhân sự kế toán QTCP” thì biến quan sát “Nhân viên kế toán QTCP được đào tạo bài bản” có giá trị trung bình cao nhất là 3,63; đồng thời biến quan sát “Phân công kế toán QTCP phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực” có giá trị trung bình là 3,36. Điều này cho thấy các nhà quản trị rất mong muốn thông tin kế toán QTCP được cung cấp từ những người có kiến thức chuyên sâu về kế toán quản trị. (Bảng 4.5 - phụ lục 04). Với ý kiến đánh giá của nhà quản trị đối với “đầu tư cho kế toán QTCP” cho thấy công tác tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kế toán QTCP được các nhà quản trị cho là cần thiết với giá trị trung bình các ý kiến đạt 3,47. Tuy nhiên việc trang bị máy móc thiết bị cho kế toán QTCP và trang bị phần mềm kế toán hiện đại chưa được các nhà quản trị đánh giá cao. (Bảng 4.6 - Phụ lục 04) (2) Nhu cầu của nhà quản trị về nội dung kế toán quản trị chi phí Khi đánh giá nhu cầu của nhà quản trị về nội dung kế toán QTCP tác giả nghiên cứu trên các nội dung: Khía cạnh “Nhận diện chi phí” được các nhà quản trị đánh giá cao, trong đó phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với khối lượng hoạt động có giá trị trung bình lớn nhất đạt 3,55. Điều này cho thấy nhà quản trị có xu hướng mong muốn thông tin chi phí được phân định thành biến phí và định phí nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Bên cạnh đó nhận diện chi phí theo mức độ theo mức độ phù hợp giữa chi phí với quyết định quản trị và nhận diện chi phí theo khả năng quy nạp chi phí được các nhà quản trị quan tâm. (Bảng 4.10 - Phụ lục 04). Khi lấy ý kiến của nhà quản trị về biến quan sát “Dự toán chi phí”, nhận thấy các nhà quản trị cho rằng bên cạnh việc xây dựng dự toán tĩnh thì các doanh nghiệp mía đường cũng cần xây dựng cả dự toán linh hoạt. Các ý kiến đánh giá về xây dựng dự toán linh hoạt được các nhà quản trị cho là rất cần thiết với giá trị trung bình đạt 3,47. Với khía cạnh “Tài khoản, sổ kế toán QTCP” Các ý kiến đánh giá về mở tài khoản, sổ kế toán QTCP theo phân xưởng có giá trị trung bình đều đạt trên 3. Tuy nhiên ý kiến về chi tiết theo phân xưởng sản xuất kết hợp với mức độ hoạt động có giá trị trung bình cao nhất đạt 3,52. Điều này cho thấy các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hoá có nhu cầu theo dõi chi tiết theo mức độ hoạt động sản xuất. (Bảng 4.11, 4.12 - Phụ lục 04). Kết quả tại Bảng 4.13 - Phụ lục 04 cho thấy ý kiến đánh giá của nhà quản trị về “phương pháp xác định chi phí” thì tập trung vào phương pháp xác định chi phí theo chi phí thực tế kết hợp với định mức và kết hợp với phương pháp xác định giá phí hiện đại với giá trị trung bình là 3,32. Như vậy, các nhà quản trị quan tâm đến kết hợp các phương pháp hiện đại trong việc xác định chi phí. Đối với khía cạnh “phân bổ chi phí của bộ phận phụ trợ”: Nhu cầu phân bổ chi phí của bộ phận phụ trợ theo bậc thang có giá trị trung bình cao đạt 3,45. Điều này cho thấy các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đến phân bổ chi phí của bộ phận phụ trợ theo bậc thang. (Bảng 4.14 - Phụ lục 04). Các ý kiến đánh giá của nhà quản trị trong việc lập báo cáo kế toán QTCP tập trung vào các loại báo cáo phân tích chênh lệch phí, báo cáo phân tích thông tin thích hợp, báo cáo phân tích nguyên nhân biến động kết quả sản xuất, báo cáo trách nhiệm cho từng bộ phận đều được các nhà quản trị quan tâm. Trong đó lập báo cáo phân tích chênh lệch phí được các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường quan tâm nhất. Đối với ý kiến đánh giá về phân tích chi phí gồm: Phân tích điểm hòa vốn; phân tích chênh lệch phí, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận; phân tích thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định đều có giá trị trung bình cao. Đặc biệt là phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và phân tích chênh lệch phí có giá trị trung bình cao nhất, điều này cho thấy sự cần thiết trong phân tích thông tin kế toán QTCP của các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường. (Phụ lục 04 - Bảng 4.15, 4.16) (3) Nhu cầu của nhà quản trị về thông tin kế toán QTCP cung cấp Các ý kiến đánh giá về “quy trình thực hiện kế toán QTCP” thì quy trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin kế toán QTCP và sự phối hợp chặt chẽ của bộ phận kế toán QTCP với các bộ phận khác trong doanh nghiệp được nhà quản trị cho là thực sự cần thiết đối với kế toán QTCP. Đối với ý kiến đánh giá của nhà quản trị doanh nghiệp mía đường về “mục tiêu của kế toán quản trị phí”: Cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin để kiểm soát nội bộ, cung cấp thông tin chi tiết hơn các thông tin kế toán tài chính đều có giá trị trung bình đạt trên 3. Trong đó ý kiến về “cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản trị DN” có giá trị trung bình cao nhất đạt 3,47 điều này cho thấy nhu cầu cung cấp thông tin nhằm quản trị doanh nghiệp được cho là cần thiết trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa. (Phụ lục 04 - Bảng 4.20, 4.21) Nội dung “cung cấp thông tin cho quyết định quản trị” bao gồm: Quyết định giá bán, khung giá bán; Quyết định từ chối hay nhận đơn đặt hàng; Quyết định bán hay tiếp tục gia công chế biến; Quyết định duy trì hay loại bỏ một bộ phận của công ty. Các ý kiến của nhà quản trị về nhu cầu thông tin cho quyết định rất cao, trong đó “quyết định giá bán, khung giá bán” có giá trị trung bình cao nhất đạt 3,61; Quyết dịnh duy trì hay loại bỏ một sản phẩm của công ty có giá trị trung bình thấp nhất đạt 3,15. Điều này cho thấy các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường rất mong muốn kế toán QTCP cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định. (Phụ lục 04 - Bảng 4.22) Qua kết quả khảo sát thực tế, tác giả đã đánh giá nhu cầu thông tin kế toán QTCP của các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa trên các khía cạnh: Nhu cầu của nhà quản trị về bộ máy kế toán QTCP, nhu cầu của nhà quản trị về nội dung kế toán QTCP, nhu cầu thông tin kế toán QTCP cung cấp. Kết quả đánh giá nhu cầu thông tin kế toán QTCP của các cấp quản trị trong doanh nghiệp mía đường là cơ sở, tiền đề để luận án nghiên cứu, định hướng hoàn thiện kế toán QTCP tại doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa. 2.2.2. Nhận diện chi phí Theo kết quả phân tích, xử lý dữ liệu (Bảng 4.10 – phụ lục 04) nhận diện chi phí được các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đánh giá cao, trong đó nhận diện chi phí theo mối quan hệ chi phí với khối lượng hoạt động có với giá trị trung bình lớn nhất đạt 3,55. Điều này cho thấy nhà quản trị có xu hướng mong muốn thông tin chi phí được phân định thành biến phí và định phí nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Bên cạnh đó phân loại chi phí theo mức độ theo mức độ phù hợp giữa chi phí với mức độ hoạt động và khả năng quy nạp chi phí cho từng đối tượng được các nhà quản trị quan tâm, giá trị trung bình đạt 3,37; 3,36. Theo kết quả khảo sát (phụ lục 1C), hiện nay 100% các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đã tiến hành nhận diện chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí trong giá thành, cụ thể: * Nhận diện chi phí theo yếu tố, bao gồm: Một là, nguyên liệu chính (mía cây), bao gồm toàn bộ tiền mua nguyên liệu mía và các chi phí vận chuyển, nông vụ, chi phí đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, chi phí xây dựng, sửa chữa đường giao thông vùng mía,... Đặc điểm của chi phí này là không được xác định được một cách chính xác và nó còn phụ thuộc vào các yêu tố như đất, giống, chăm sóc, thời gian thu hoạch, bảo vệ, sâu bệnh, thời tiết... mà trong đó có những yếu tố rủi ro cao mà khó đưa ra giải pháp khắc phục như thiên tai. Hai là, chi phí vật liệu phụ, bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu phụ, bao bì, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác sử dụng vào sản xuất mía đường. Ba là, chi phí nhân công, bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp ngoài lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn của người lao động trong kỳ (bao gồm ban lãnh đạo công ty, khối quản lý, khối nguyên liệu, khối sản xuất, khối phục vụ, khối bán hàng). Bốn là, chi phí công cụ dụng cụ, bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm là, chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng mức khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Sáu là, chi phí dịch vụ mua ngoài: yếu tố này bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như dịch vụ điện nước, dịch vụ bảo hiểm tài sản, dịch vụ thuê nhà kho, phương tiện... Bảy là, chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. * Nhận diện theo khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ Cách nhận diện này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ cho từng đối tượng. Chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa được chia thành các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm: nguyên liệu chính (mía), phụ tùng thay thế, vật tư hóa chất, nhiên liệu, bao bì đóng gói, vật liệu khác. Trong khoản mục chi phí này chi phí nguyên liệu chính mía cây chiếm tỷ trọng lớn từ 82 đến 90%. Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất đường, phân bón, cồn, men công nghiệp của doanh nghiệp mía đường. Chi phí sản xuất chung, bao gồm: chi phí tiền lương, BHXH của quản lý phân xưởng đường, chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí sửa chữa lớn; chi phí cụ dụng cụ... và chi phí sản xuất chung khác. Chi phí bán hàng, bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng; chi phí phục vụ bán hàng; chi phí hội chợ; chi phí quảng cáo, khuyến mại, hoa hồng; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí thuê kho; chi phí vận chuyển, bốc xếp; chi phí vật liệu bao bì, dụng cụ, văn phòng phẩm; chi phí bán hàng khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu, bao bì dùng cho quản lý; chi phí dụng cụ, đồ dùng, bảo hộ lao động bộ phận quản lý; chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý; chi phí phục vụ quản lý như chi phí đi công tác, chi hội nghị hội thảo, tiếp khách giao dịch, chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học; chi phí bằng tiền khác như điện thoại, báo chí, tem thư, điện nước, phí chuyển tiền, thuê đất, thuế phí và lệ phí; chi phí kiểm toán quyết toán và kiểm kê; chi phí quản lý bằng tiền khác. Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp mía đường nhận diện chi phí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí trong giá thành nhằm phục vụ cho hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính. Hiện tại, không có doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa nào thực hiện nhận diện chi phí trong kế toán QTCP như: nhận diện chi phí theo khả năng quy nạp vào đối tượng chi phí, theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, như vậy chưa đảm bảo cung cấp thông tin theo yêu cầu kế toán QTCP. 2.2.3. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 2.2.3.1. Thực trạng xây dựng định mức chi phí Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy 100% các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đã lập các định mức chi phí sau: Định mức nguyên vật liệu trực tiếp, định mức nhân công trực tiếp và định mức sản xuất chung. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp mía đường xây dựng với mức độ khác nhau, cụ thể: * Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong sản xuất đường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất, do vậy các doanh nghiệp mía đường xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Theo khảo sát, 100% các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đã xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tương đối sát với thực tế tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa trên định mức nguyên vật liệu chính trực tiếp và định mức chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu được xác định cho 1 tấn đường, 1 tấn phân bón. Công ty CP mía đường Lam Sơn xây dựng định mức lượng và định mức giá. Đối với định mức lượng, phòng kỹ thuật căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật về quy trình sản xuất đường qua các thông số kỹ thuật đồng thời căn cứ vào nhu cầu sản xuất hàng năm để xác định bằng số lượng sản phẩm cần sản xuất nhân (x) với định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Đối với định mức giá, phòng kế hoạch căn cứ vào giá mua của năm hiện hành để xây dựng định mức. Trong quá trình thực hiện phòng kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi tình hình thực hiện định mức. Định kỳ, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành đánh giá tình hình thực hiện, qua đó nếu mức tiêu hao không hợp lý sẽ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Bảng 2.2: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TT Khoản mục ĐVT ĐM /TSP Sản lượng ĐM giá Thành tiền (1.000đ) I Nguyên vật liệu chính 810,021,410,160 - Mía cây (theo Z mía NL) tấn 780,000 1,038,489 810,021,410,160 II Vật liệu phụ 22,507,724,333 1 - Bao PP cái//tấn SP 20.010 1,720,860 5,909 10,168,561,740 2 - Bao PE cái//tấn SP 1.400 120,400 41,818 5,043,887,200 3 - Chỉ khâu kg/tấn SP 0.025 2,150 84,000 180,600,000 4 - Vôi cục - Đường vàng kg/tấn SP 8.500 390,000 1,350 526,500,000 5 - Vôi cục - Đường RE kg/tấn SP 8.500 146,939 1,500 516,375,000 6 - NaOH- Đường vàng kg/tấn SP 0.450 35,100 10,900 382,590,000 7 - NaOH- Đường RE kg/tấn SP 0.010 450 10,900 4,905,000 8 - H3PO4 kg/tấn SP 0.010 7,800 21,600 168,480,000 9 - Na3PO4 kg/tấn SP 0.002 1,248 12,600 15,724,800 10 - HCl 30% kg/tấn SP 0.028 21,840 3,500 76,460,000 11 - Chất đóng cặn lò hơi kg/tấn SP 0.003 2,340 134,658 315,099,720 12 - Chất chống sôi bồn kg/tấn SP 0.002 1,248 142,000 177,216,000 13 - Chất trợ lắng (Đường vàng) kg/tấn SP 0.005 3,900 148,800 580,320,000 14 - Chất trợ lọc (Đường RE) kg/tấn SP 0.020 9,000 15,000 135,000,000 15 Muối ăn 98% - Đường vàng kg/tấn SP 0.030 23,400 3,290 76,986,000 16 Muối ăn 98% - Đường RE kg/tấn SP 4.500 202,500 3,290 666,225,000 17 Phèn nhôm kg/tấn SP 0.006 4,680 5,200 24,336,000 18 Nước rửa m3 0.004 27 521,875 13,913,188 19 Dầu Castrol lít/tấn SP 0.040 3,120 78,430 244,701,600 20 Hidrat kg/tấn SP 0.010 225 102,429 23,047 (Nguồn: Công ty CP mía đường Lam Sơn) Công ty CP mía đường Nông Cống xây dựng định mức mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm đường RS, phân bón. Chẳng hạn, công ty xây dựng định mức cho sản phẩm đường gồm: mía cây; vật liệu phụ (vôi cục sản xuất, vôi xử lý nước, lưu huỳnh, thuốc tẩy, H3PO4, HCL, Na2CO3, NaOH chất trợ lắng, chất phá bọt, talomel, talodura, bao bì, chỉ khâu bao, men xử lý nước thải); nhiên liệu (điện lưới, dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn, dầu DO); hóa chất bổ sung (chất đóng cặn, chất diệt khuẩn antiformin, chất tẩy trắng tetraploc, chất tẩy phá cặn polystabil, bột trợ lọc diatomit, hydrarin hydrate). Đối với sản phẩm phân bón công ty xây dựng cho từng loại nguyên vật liệu: Đạm amôn, lân nung chảy, lân lâm thao, phốt pho rít mịn, đôlômít mịn, kaly bột, amôn mảnh, bao bì, chỉ khâu bao, dầu bôi trơn, điện lưới, than củi. Tuy nhiên, công ty mới chỉ dựa trên cơ sở đặc tính kỹ thuật của các loại sản phẩm, chưa gắn với khảo sát thực tế trong khi đó sản lượng sản phẩm thực tế, chẳng hạn đối với sản phẩm đường còn phụ thuộc vào trữ lượng đường của mía cây. Hơn nữa, định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà công ty xây dựng chỉ xác định mức lượng và chưa có định mứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclats_le_thi_minh_hue_7262_1854417.doc
Tài liệu liên quan