Hiện nay, để tính khấu hao TSCĐ ở công ty và các phòng, cửa hàng phụ thuộc, hàng quý kế toán TSCĐ ở Công ty tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của toàn công ty rồi phân bổ cho các đơn vị phụ thuộc tuỳ theo nhu cầu sử dụng TSCĐ của các đơn vị đó. Tại các đơn vị phụ thuộc này nhân viên kế toán cũng căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ mà công ty giao để tính và trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trong kỳ kế toán đó.
Công ty vẫn đang áp dụng cách tính khấu hao đối với nhứng TSCĐ tăng (giảm ) trong quý này thì sang quý sau mới tính ( hoặc thôi tính ) khấu hao. Theo quyết định như hiện nay thì không sai. Song điều này không làm cho giá thành sản phẩm giảm tính chính xác. Để khắc phục nhược điểm này, đơn vị có thể tiến hành trích ( hoặc thôi trích ) khấu hao đối với những TSCĐ tăng (giảm) ngay từ ngày TSCĐ này bắt đầu được đưa vào sử dụng ( hoặc thôi sử dụng ). Việc tính khấu hao của những TSCĐ này có thể áp dụng cách : Tính ( hoặc thôi) trích khấu hao TSCĐ theo số ngày sử dụng.
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc sửa chữa, người ta tiến hành chia sửa chữa TSCĐ thành ba loại :
+ Sửa chữa nhỏ:
Sửa chữa nhỏ là sửa chữa mà chi phí ít, thời gian sửa chữa ngắn hoặc là những hoạt động bảo dưỡng TSCĐ theo định kỳ. Trong sửa chữa nhỏ, toàn bộ chi phí sửa chữa được phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ cho bộ phận sử dụng.
+ Sửa chữa lớn:
Sửa chữa lớn là sửa chữa mà chi phí phát sinh nhiều, thời gian kéo dài và thường sửa chữa các bộ phận quan trọng của TSCĐ. Chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp và phân bổ dần vào trong kỳ hoặc kỳ tiếp theo.
+ Sửa chữa nâng cấp:
Là công việc sửa chữa kéo dài thời gian sử dụng TSCĐ hoặc để hiện đại hóa TSCĐ nâng cao công suất tính năng hoạt động của TSCĐ và có nguồn vốn bù đắp riêng. Các chi phí sửa chữa trong trường hợp này được tập hợp và kết chuyển tăng nguyên giá.
Để hạch toán TSCĐ sửa chữa TSCĐ kế toán sử dụng thêm các TK:
TK 1421 : Chi phí trả trước
Bên nợ: Phản ánh chi phí trả trước phát sinh trong kỳ
Bên có: Phân bổ dần chi phí vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Du nợ: Chi phí trả trước thực tế đa phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh
TK 335: Chi phí phải trả
Bên nợ: Chi phí phải trả phát sinh trong kỳ
Bên có: Trích trước chi phí
Dư nợ: Chi phí phải trả đã tính trước vào nhưng thực tế chưa phát sinh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀN
2.1 Tình hình trang bị TSCĐ ở Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hàng hoá cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng, mẫu mã, phương thức giao hàng và các dịch vụ sau bán hàng như vân chuyển, lắp đặt, bảo hành. Những vấn đề cốt yếu là chất lượng sản phẩm và giá cả. Hiện tại trên thị trường công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, để dành được thế chủ động đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Chính vì vậy, công ty đã và đang cải tiến sản phẩm, cung cấp những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu nguời tiêu dùng bằng cách cải tiến và đổi mới các thiết bị công nghệ sản xuất. Thực hiện chính sách mở cửa, hoà nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, điều kiện nhằm thúc đẩy nền công nghiệp nước ta phát triển. Tuy nhiên điều đó cũng mang không ít khó khăn đối với nền công nghiệp trong nước nói chung và ngành sản xuất xe đạp xe máy nói riêng.
Hiện nay việc đầu tư, mua sắm TSCĐ của công ty mang tính chất bổ sung. Nguồn vốn đầu tư TSCĐ chủ yếu bằng nguồn vốn khấu hao và quỹ phát triển sản xuất, tính đến thời điển này TSCĐ của công ty ở mức 7.207.229.145 đông về nguyên giá, trong đó số đã khấu hao là 3.345.481.238 đồng, giá trị còn lại là 3.861.747.907 đồng.
Để sản xuất xe đạp, xe máy của công ty hội nhập với thị trường thì đầu tư vào TSCĐ là yếu tố quan trọng để đưa công ty đến thành công. Trên thực tế công ty đã có nhiều nỗ lực để không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của mình.
2.2 Các cách phân loại TSCĐ ở công ty.
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty đã thực hiện công việc phân loại TSCĐ một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay TSCĐ của công ty được phân loại theo hai tiêu thức : Theo nguồn hình thành và đặc trưng kỹ thuật.
2.2.1 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong công ty được chia thành hai loại là :
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách : 2.283.397.472 đồng
TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn tự bổ sung: 4.923.831.673 đồng
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tụ bổ sung là những tài sản mà Công ty bỏ tiền mua và xây dựng. Nguồn vốn đầu tư được trích ra từ nhiều nguồn khác nhau : Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, từ lợi nhuận thu được trong SXKD và từ các nguồn vốn khác. Những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn này thì công ty có quyền quản lý, sử dụng và có quyền sở hữu. Trên cơ sỏ đó ta có thể xem xét thực lực của công ty. Bởi đây chính là tài sản thực của công ty bằng chính tiền vốn và thành quả lao động của công ty tạo ra. Kế toán căn cú và kế hoạch sử dụng nguồn vốn của Công ty, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ để ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành.
Qua cách phân loại này giúp cho công ty và các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác tình trạng cơ sỏ vật chất hiện có của Công ty trong mối quan hệ với các nguồn vốn của Công ty. Từ đó, Công ty có kế hoạch tổ chức và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, cân nhắc tính toand khấu hao đảm bảo thu hồi vốn cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.2.2 Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kế hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiện nay công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiẹn nay Công ty tiến hành phân loại với TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Biểu 01: Bảng phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật.
Phân loại
Đơn vị
Tổng số tiền
A
TSCĐ hữu hình
6.194.252.186
1
- Nhà cửa, vật kiến trúc
Đồng
2.785.814.208
2
- Máy móc, thiết bị động lực
Đồng
689.196.519
3
- Máy móc, thiết bị công tác
Đồng
1.142.713.528
4
Thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn
Đồng
1.039.245.961
5
- Thiết bị, dụng cụ quản lý
Đồng
537.281.970
B
TSCĐ vô hình
1.012.976.959
Theo cách phân loại này, giúp cho các nhà quản lý biết đơn vị mình có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong tổng tài sản. Điều này giúp cho Công ty quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả, hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại, từng TSCĐ.
2.3 Đánh giá TSCĐ.
Ở Công ty, TSCĐ vô hình không được đánh giá. Việc đánh giá TSCĐ hữu hình được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán hiện hành. Hiện nay, TSCĐ ở công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá.
Công ty áp dụng Luật thuế GTGT trong hạch toán TSCĐ. Do đó, phần thuế được tính vào nguyên giá TSCĐ hiện nay là thuế nhập khẩu, loại trừ thuế GTGT Phần thuế TGTG này sẽ được coi là thuế TGTG đầu vào được khấu trừ hay hoàn lại tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc hình thành TSCĐ, Công ty thành lập Ban kiểm nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận TSCĐ.
Để xác nhận giá trị ghi sổ cho TSCĐ, Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ từng loại TSCĐ mà có cách đánh giá khác nhau.
Ví dụ 1: Ngày 10/08/2007, Công ty mua 01 xe ô tô FORD 5 chỗ. Trị giá của chiếc xe quy đổi sang VNĐ là 393.083.428 đồng ( giá chưa có thuế GTGT) Lệ phí trước bạ là 20.635.000 đồng. Vậy căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và một số chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận nguyên giá của TSCĐ trên như sau :
Nguyên giá xe ô tô FORD :
= 393.083.428 + 20.635.000 = 413.718.428 đồng.
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Do vậy trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước. Cụ thể :
Giá trị còn lại của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Giá trị hao mòn TSCĐ ( Khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định)
Định kỳ vào mỗi cuối năm Công ty tiến hành kiểm kê tài sản một lần nhưng không đánh giá lại. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và hạch toán TSCĐ chỉ thông qua số liệu trên sổ sách, năng lực hoạt động TSCĐ không được đánh giá một cách xác thực sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty.
2.4 Kế toán tàng, giảm TSCĐ ở Công ty.
Tình hình TSCĐ của Công ty trong các năm có nhiều biến động. Trong năm 2007 có thể nói TSCĐ của Công ty tăng khá nhiều so với những năm trước chủ yếu là do hoạt động SXKD của Công ty phát triển mạnh hơn. Chính vì vậy việc đầu tư cho TSCĐ cũng tàng lên đáng kể. TSCĐ của Công ty tăng lên chủ yếu do mua sắm, ngoài ra còn có trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê. Bên cạnh đó,TSCĐ giảm nhưng không đáng kể, chủ yếu là do các TSCĐ đã bị hư hỏng, không sử dụng được nữa hoặc không phù hợp với sản xuất kinh doanh nên không thể đưa vào sử dụng.
Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ ở Công ty sử dụng các tài khoản sau đây để hạch toán :
TK 211 : TSCĐ hữu hình
TK 213 : TSCĐ vô hình
TK 214 : Hao mòn TSCĐ
TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh
TK 414 : Quỹ đầu tư phát triển
TK 441 : Nguồn vốn đầu tư XD cơ bản.
Và một số tài khoản có liên quan khác như : TK 111, 112, 142, 1332, 335
Các NKCT liên quan : NKCT số 1, NKCT số 7, NKCT số 9, NKCT số 10.
Thực tế năm 2007 công ty đã mua sắm đầu tư cũng như đã thanh lý một số TSCĐ như sau :
Biểu 02:
BẢNG TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
NĂM 2007
Đơn vị: đồng
STT
Tên TSCĐ
Nguyên giá
Thời gian (năm)
Ghi chú
Tổng số
Nguồn NS
Nguồn TBS
I
Dư đầu kỳ 01/01/2007
6.395.152.571
2.283.397.472
4.111.755.099
II
Tăng trong kỳ
1.114.276.574
1.114.276.574
A
Tài sản cố định hữu hình
1.099.276.574
1.099.276.574
Xây dựng lắp đặt trạm biến áp
136.105.079
136.105.079
15
Xây dựng xưởng sản xuất
269.994.805
269.994.805
20
Mua máy hàn
181.679.922
181.679.922
8
Ô tô FORD 5 chỗ
413.718.428
413.718.428
10
Máy dập khửu
24.187.000
24.187.000
7
Máy tiện vạn năng
44.240.440
44.240.440
8
Máy photocopy
29.350.900
29.350.900
6
B
Tài sản cố định vô hình
15.000.000
15.000.000
Phần mềm kế toán
15.000.000
15.000.000
6
III
Giảm trong kỳ
317.200.000
317.200.000
Ô to MAZDA 323 - 4 chỗ
317.200.000
317.200.000
IV
Dư cuối kỳ 31/12/2007
7.027.229.145
2.283.397.472
4.923.831.673
2.4.1 Kế toán tăng TSCĐ ở Công ty
TSCĐ là một phần cơ bản nhất của nguồn vốn kinh doanh, kế toán Công ty luôn chú ý đến nguyên tắc thận trọng hach toán, bảo đảm tính chính xác đối tượng ghi TSCĐ. Việc hạch toán luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc chứng minh cho tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với trường hợp mua sắm mới : Công ty có nhu cầu dùng TSCĐ nào đó để phục vụ SXKD trước hết bộ phận cần sử dụng TSCĐ đó làm tờ trình lên lãnh đạo Công ty. Nếu được lãnh đạo phê duyệt thì phòng hành chính có nhiệm vụ lấy báo giá, chọn nhà cung cấp.
Sau khi chọn nhà cung cấp, tiến hành ký kết hợp đòng kinh tế.
Bên cung cấp có trách nhiệm giao hàng cho công ty theo thoả thuận trong hợp đồng cùng với các chứng từ có liên quan khác.
Công ty tiến hành lập Biên bản giao nhận TSCĐ khi mua hàng về, thoả mãn những điều kiện đã ký trong hợp đồng.
Trên cơ sở quyết định trang bị TSCĐ : Hợp đồng kinh tế, Biên bản giao nhận TSCĐ và những chứng từ liên quan khác, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ trên sổ kế toán.
Đối với trường hợp tăng do XDCB : Khi công trình hoàn thành được nghiệm thu, kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, quyết toán công trình được phê duyệtđể hạch toán tăng TSCĐ.
Tăng TSCĐ hữu hình.
Vị dụ : Tháng 8/2007 công ty mua một ô tô FORD 5 chỗ. Quy trình hạch toán tăng TSCĐ được thực hiện như sau :
Ngày 10/08/2007 mua một ô tô FORD 5 chỗ của công ty FORD Thăng Long.
Giá mua trên hoá đơn : 393.083.428 đồng
Thuế GTGT : 19.654.172 đồng
Thuế trước bạ : 20.635.000 đồng
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản (Trả bằng TGNH)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ MUA BÁN XE Ô TÔ
- Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/9/1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Căn cứ nhu càu và khả năng cung cấp của hai bên.
Hôm nay, ngày 10/08/2007 tại trụ sở công ty Cổ phần FORD Thăng Long, chúng tôi gồm :
BÊN BÁN : Công ty cổ phần FORD Thăng BÊN MUA : Công ty TNHH Đầu
Long tư và thương mại Việt Hoàn
Địa chỉ : Số 105 Láng Hạ - Đống Đa Địa chỉ : Số 299 Hoàng Văn Thụ -
Hà Nội Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại : ( 84-4 ) 5621991 Điện thoại : ( 84-4 ) 5113106
Đại diện : Ông Trần Đăng Hiệp Đại diện : Ông Lê Anh Tuấn
Tài khoản : 0021000004295 tại ngân Tài khoản : 710A00778 tại sở giao
hàng Ngoại Thương HN dịch NH Công thương VN
Sau khi đàm phán, hai bên trên đây ký kết hợp đồng này với các điều khoản và điều kiện sau:
Điều I : Tên hàng - số lượng - chất lượng – giá trị hợp đồng
Tên xe
Số lượng (chiếc)
Đơn giá (USD/chiếc) chưa có VAT
Thuế VAT (USD/chiếc) 5%
Thành tiền (USD
/chiếc)
Thành tiền (VNĐ/
chiếc)
Ford Ranger 4x2 XL
-Mới 100% được lắp ráp tại VN
-Màu thân xe: Đen(PB)
01
25.143
1.257
26.400
412.737.600
( Bằng chữ : Bốn trăm mười hai triệu bảy trăm ba bảy ngàn sáu trăm đồng chẵn)
Điều 2 : Phương thức thanh toán.
Bên mua thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên bán ngay sau khi nhận đủ xe và hồ sơ xe.
Thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản bên bán, quy đổi theo tỷ giá bình quân giữa tỷ giá mua và bán đô la Mỹ của Ngân hàng Ngoại thương VN trong ngày thanh toán.
Điều 3 : Thời gian và điạ điểm giao xe ....
Điểu 4 : Trách nhiệm của bên bán ....
Điều 5 : Trách nhiệm của bên mua ...
Điều 6 : Thời gian bảo hành ....
Điều 7 : Cam kết ....
Điều 8 : Hiệu lực của hợp đồng ...
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA
HOÁ ĐƠN ( GTGT )
Liên 2 : Giao khách hàng
Ngày : 10 thàng 08 năm 2007
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ phần FORD Thăng Long
Địa chỉ : Số 105 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội
Số TK : 0021000004295
Điện thoại : ( 84-4 ) 5621991
MST : 010077422-1
Họ tên người mua : Lê Anh Tuấn
Tên đơn vị : Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn
Địa chỉ : Số 299 Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội
Số TK : 710A00778
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản MS : 0100100720
Stt
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(A)
(B)
(C)
(1)
(2)
(3 = 1*2)
01
Xe ô tô con 5 chỗ
Nhãn hiệu: Ford Ranger
Số khung:
JS7XXXSRNC3M04054
Số máy: FP885495
Cái
01
393.083.428
Cộng tiền hàng
393.083.428
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT:
19.654.172
Tổng tiền thanh toán
412.737.600
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm mười hai triệu, bảy trăm ba bảy ngàn sáu trăm đồng chẵn
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
BIÊN BẢN BÀN GIAO XE
BÊN GIAO : Công ty cổ phần FORD Thăng Long
Người giao : Lê Thị Hảo
Giao xe tại địa điểm : 105 Láng Hạ, ĐĐ, HN
Ngày giao xe : 12/08/2007
BÊN NHẬN : Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn
Người nhận : Lê Anh Tuấn
Địa chỉ : Số 299 Hoàng Văn Thụ, HM, HN
Điện Thoại : (84-4)8517616
Chúng tôi tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật chiếc xe trước khi giao cho khách hàng như sau :
Loại xe : Ford Ranger 4x2 XL
Số khung : JS7XXXSRNC3M04054
Màu : Đen (PB)
Số máy : FP 885495
I.Tình trạng tổng quát bên ngoài xe
1.Nước sơn mới,nguyên thuỷ,tổt
2.Không bị móp,nứt,bể
3.Không bị sét,rỉ
4.Các chụp đèn đều mới và tổt
5.Vỏ xe tổt đủ áp lực
6.Kính chiếu hậu
7.Bánh xe dự phòng ( 2bánh )
II.Tình trạng máy
1.Đổ đủ nhớt máy
2.Máy hoạt động tổt
III.Tính trạng hệ thống điện
1.Hệ thống đèn chạy ban đêm
2.Hệ thống đèn xi nhan
3.Còi
4.Hệ thống đèn thắng
5.Công tắc máy
6.Bình ắc quy
IV.Trong thùng carton
1.Chụp bánh xe ( 4 cái )
2.Châm thuốc
V.Hệ thống điều khiển xa
1.Khởi động máy
2.Chân ga
3.Ly hợp
4.Sang số
5.Tay lái
VI.Hệ thống máy lạnh
1.Các núm điều khiển
2.Hướng dẫn điều khiển
3.Tình trạng máy lạnh
4.Radio casstte
VII.Phụ kiện kèm theo
1.Chìa khoá ( 2 cái )
2.Sách hướng dẫn sử dụng
3.Sổ bảo hành
4.Túi đồ nghề kèm theo
- 1 kích,1bulong lắp lốp,1 tay quay kích
5.Các giấy tờ khác
Hoá đơn tài chính
Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
Bản sao y hoá đơn gốc,bản cà số
Chúng tối đã đóc lại, cùng thống nhất nội dung trên và đồng ý ký tên dưới đây:
BÊN GIAO BÊN NHẬN
Lê thị Hảo Lê Anh Tuấn
Sau khi mua TSCĐ, căn cứ vào Biên bản giao nhận số 21 TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành lập thể TSCĐ để theo dõi chi tiết TSCĐ đó từ khi mua về đến khi thanh lý hoặc nhượng bán. Sau đó ghi vào sổ TSCĐ ( phần ghi tăng TSCĐ)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số . ngày 12/08/2007 về việc giao xe ô tô FORD cho Công ty, kế toán ghi sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng.
Biểu 03:
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 68
Ngày 15/08/2007 lập thẻ
Kế toán trưởng ( Họ và tên ) :
Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ số 21 ngày 12/08/2007
Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách (Cấp hạng) : Xe ô tô Ford
Nước sản xuắt : Liên doanh Mỹ - Việt Năm sản xuất 2003
Bộ phận quản lý sử dụng : Văn phòng công ty
Năm đưa vào sử dụng : 2007
Thể tích làm việc của động cơ : 1840 cm3
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày .tháng .năm
Lý do đình chỉ :..
Đơn vị : đồng
Chứng từ số
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
21
15/8/2007
413.718.428
2007
5.171.480
5.171.480
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ngày..tháng..năm..
Lý do giảm.
Căn cứ vào các chứng từ : Hoá đơn bán hàng, biên lai nộp lệ phí trước bạ, giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu chi..và căn cứ vào biên bản nghiệm thu và bàn giao xe ô tô, kế toán định khoản.
Ghi tăng TSCĐ :
Nợ TK 211 : 413.718.428
Nợ TK 133(2) : 19.654.172
Có TK 333 : 20.635.000
Có TK 112 : 412.737.600
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn, doanh nghiệp sử dụng quỹ đầu tư và phát triển mua TSCĐ, kế toán định khoản :
Nợ TK 414 : 413.718.428
Có TK 411 : 413.718.428
Khi nộp lệ phí trước bạ, kế toán định khoản :
Nợ TK 333 : 20.635.000
Có TK 111 : 20.635.000
Kế toán phản ảnh các bút toán trên vào sổ ké toán như sau :
Biểu 04:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2
Ghi có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tháng 8 – 2007
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 112,ghi nợ TK
Cộng có
TK 112
TK 211
TK 1332
1
31/8/2007
Mua xe ô tô FORD
393.083.428
19.654.172
412.737.600
Cộng
393.083.428
19.654.172
Người ghi sổ
(Ký,họ và tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký, họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
Biểu 05:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10
Ghi có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Tháng 8 – 2007
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 333,ghi nợ câc TK
Cộng có
TK 333
TK 211
..
1
31/8/2007
Lệ phí trước bạ xe ô tô FORD
20.635.000
20.635.000
Cộng
20.635.000
Người ghi sổ
(Ký,họ và tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký,họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
Từ NKCT số 2 và NKCT số 10, kế toán ghi vào sổ cái TK 211
Tăng TSCĐ vô hình.
Trong năm nay, TSCĐ vô hình tăng do mua phần mềm kế toán. Cụ thể là tháng 1/2007, phần mềm kế toán đã được doanh nghiệp đưa vào sử dụng.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ và giấy tờ hợp lệ, kế toán định khoản :
Nợ TK 213 : 15.000.000
Nợ TK 133(2) : 750.000
Có TK 111 : 15.750.000
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn, doanh nghiệp sử dụng quỹ đầu tư xây dựng cơ bản mua TSCĐ vô hình, kể toán định khoản :
Nợ TK 441 : 15.000.000
Có TK 411 : 15.000.000
Kế toán phản ánh bút toán trên vào NKCT.
Biểu 06:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK 111 - Tiền mặt
Tháng 1 – 2007
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 111,ghi nợ TK
Cộng có TK 111
TK 213
TK 1332
1
30/1/2007
Mua phần mềm vi tính
15.000.000
750.000
15.750.000
Cộng
15.000.000
750.000
Người ghi sổ
(Ký,họ và tên)
Kể toán tổng hợp
(Ký,họ và tên)
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
2.4.2 Kế toán giảm TSCĐ ở Công ty.
TSCĐ của công ty giảm do nhiều nguyên nhân như thanh lý, nhượng bán. Xuất phát từ yêu cầu của từng bộ phận trực tiếp sử dụng và căn cứ vào thực trạng của TSCĐ để ra quyết định thanh lý, nhượng bán. Mọi trường hợp giảm TSCĐ đều phải có quyết định của Giám đốc Công ty, căn cứ vào quyết định đó đẻ lập các giấy tờ có liên quan tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Trừ trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ quá nhỏ, chủ yếu Công ty tổ chức thanh lý, nhượng bán đấu giá. Thành phần tham gia đáu giá bao gồm mọi cán bộ công nhân viên của Công ty có nhu cầu về tài sản thanh lý. Nếu giá trị tài sản thanh lý lớn hơn hoặc cán bộ nhân viên không có nhu cầu Công ty sẽ nhượng quyền đấu giá cho các đối tượng ngoài Công ty.
Trong trường hợp thanh lý TSCĐ, Công ty đều phải có quyết định thanh lý, thành lập ban thanh lý gồm lãnh đạo Công ty và đại diện các phòng ban, tổ đội có liên quan, ban thanh lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lý và lập biên bản thanh lý.
Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu thu tiền, biên bản bàn giao TSCĐ để tiến hành ghi sổ kế toán.
Ví dụ : Trong quý III năm 2007, Công ty đã thanh lý ô tô MAZDA323 – 4 chỗ.
Nguyên giá : 317.200.000 đồng
Khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm thanh lý là : 317.200.000 đồng
Giá trị thu hồi từ việc thanh lý TSCĐ : 134.600.000 đồng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
..o0o.
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THANH LÝ TSCĐ
Kính gửi : Ông Lê Tuấn Anh – giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Hoàn
Hiện nay bộ phận quản lý văn phòng công ty có một TSCĐ, cụ thể là : 01 xe ô tô MAZDA323 – 4 chỗ có tình trạng như sau :
I Số liệu chung
- Tên TSCĐ : Ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
- Ký hiệu, sổ kiểm kê : Số khung : 001106; Số máy : 501453
- Màu sơn : Ghi
- Nước sản xuất : Việt Nam
- Biển số đăng ký : 29L – 2370 tại Hà Nội
- Đơn vị sử dụng : Phòng kinh doanh
II Số liệu kinh tế
- Nguyên giá TSCĐ : 317.200.000 đồng
- Hao mòn TSCĐ : 317.200.000 đồng
- Giá trị còn lại : 0 đồng
III Tình trạng kỹ thuật
- Phần máy còn 30% (đã đến kỳ đại tu )
- Phần vỏ còn 25%
- Nội thất còn 30%
IV Đánh giá chung và biện pháp xử lý :
Hiện nay xe ô tô đã hết khấu hao, tình trạng xe hư hỏng nhiều, nếu sử dụng phải đầu tư kinh phí sửa chữa lớn. Do đó nên bán để thu hồi vốn.
Đề nghị thanh lý Ngày 17 tháng 9 năm 2007
Trưởng phòng kinh doanh
Sau khi được sự đồng ý của ban giám đốc, Ban thanh lý được thành lập.
CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc
..o0o.
Hà nội, ngày 02 tháng 10 năm 2007
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Nợ TK : 214,635
Có TK : 211
Căn cứ theo quyết định của ban giám đốc, hội đồng ban thanh lý của công về việc thanh lý TSCĐ.
I . BAN THANH LÝ TSCĐ GỒM :
Giám đốc Công ty Trưởng ban
Kế toán trưởng Phó ban
Trưởng phong kinh doanh Uỷ viên
II . TIẾN HÀNH THANH LÝ
Tên TSCĐ : Ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
Số thẻ TSCĐ : 13
Nguyên giá TSCĐ : 317.200.000 đồng
Giá trị hao mòn : 317.200.000 đồng
Giá trị còn lại : 0 đồng
III . KẾT LUẬN CỦA BAN THANH LÝ TSCĐ
Quyêt định bán ô tô MAZDA323 để thu hồi vốn
Phương thức bán : Theo nguyên tắc bán đấu thầu công khai
Giá sàn ( giá thấp nhất ) : 100.000.000 đồng
Người được tham gia dự thầu múa xe : CBCNV trong công ty và tất cả
mọi người ngoài công ty.
Hà nội ngày 02 thàng 10 năm 2007
Trưởng ban thanh lý
IV . KẾT QUẢ THANH LÝ TSCĐ
Chi phí thanh lý : 800.000đ ( Tám trăm ngàn đồng )
Giá trị thu hồi TSCĐ : 134.600.000đ ( Một trăm ba mươi tư triệu sáu
trăm ngàn đồng )
Đã ghi giảm số thẻ TSCĐ ngày 9 tháng 9 năm 2007
Hà nội ngày 9 tháng 10 năm 2007
Kể toán trưởng
(Ký,họ va tên)
Giám đốc
(Ký,họ và tên)
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 09/10/2007, kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ. Sau đó ghi vào sổ theo dõi TSCĐ ổ đợn vị sử dụng và sổ TSCĐ ( Phần ghi giảm TSCĐ ).
Biểu 07:
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 10
Ngày 10/04/2000 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ
Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách (cấp hạng) : Xe ô tô MAZDA323
Nước sản xuất : việt Nam
Bộ phận quản lý sử dụng : Văn phòng Công ty
Đình chỉ sử dụngTSCĐ ngày 09 tháng 09 năm 2007
Lý do đình chỉ : Thanh lý.
Chứng từ số
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày,tháng,năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
05
10/04/2000
317.200.000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
32.726.983
45.314.286
45.314.286
45.314.286
45.314.286
45.314.286
45.314.286
12.587.301
32.726.983
78.041.269
123.355.555
168.669.841
213.984.127
259.298.413
304.612.699
317.200.000
Lý do giảm: Thanh lý
Căn cứ biên bản bàn giao TSCĐ, phiếu thu, kế toán định khoản.
Đối với nghiệp vụ giảm
Nợ TK 214 : 317.200.000
Có TK 211 : 317.200.000
Thu nhập từ hoạt động thanh lý
Nợ TK 111 : 134.600.000
Có TK 711 : 134.600.000
Chi phí từ hoạt động thanh lý
Nợ TK 811 : 800.000
Có TK 111 : 800.000
Các bút toán này được phản ảnh vào sổ kế toán như sau :
Giảm nguyên giá và giảm hao mòn TSCĐ trên NKCT số 9
Ghi tăng tiền mặt đã thu được khi thanh lý trên bảng kê số 1
Từ NKCT, kế toán ghi vào sổ cái TK 211
Biểu 08:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9
Ghi có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Đơn vị : đồng
Số TT
Ngày tháng
Diễn giải
Ghi có TK 211, ghi nợ cácTK
Cộng có TK 211
TK 214
1
2/10/2007
Thanh lý ô tô MAZDA323 – 4 chỗ
317.200.000
317.200.200
Cộng
317.200.000
Người ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
(Ký,họ và tên)
(Ký,họ và tên)
(Ký,họ và tên)
Biểu 09:
SỔ CÁI
Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình
Năm 2007
Đơn vị : đồng
Số dư đầu năm
Nợ
Có
5.412.175.612
0
Ghi có các TK đối ứng với TK này
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
Ghi có TK 111
24.187.000
29.350.900
44.240.440
97.778.340
Ghi có TK 112
181.679.922
393.083.428
574.763.350
Ghi có TK 333
20.635.000
20.635.000
Ghi có TK 241
406.099.884
406.099.884
Cộng phát sinh Nợ
24.187.000
435.450.784
225.920.362
413.718.428
1.099.276.574
Cộng phát sinh Có
317.200.000
317.200.000
Số dư cuối tháng: Nợ
5.436.362.612
5.871.813.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6322.doc