LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .20
1.1. Tình hình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông đại chúng .20
1.2. Tình hình nghiên cứu về truyền thông tổ chức .29
1.3. Tình hình nghiên cứu về hoạt động truyền thông của cơ quan hành
chính nhà nước cấp Trung ương tại việt nam.35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NưỚC TẠI VIỆT NAM.40
2.1. Một số khái niệm cơ bản .40
2.2. Cơ sở lý luận hoạt động truyền thông .48
2.3. Cơ sở thực tiễn hoạt động truyền thông .71
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NưỚC CẤP TRUNG ưƠNG TẠI VIỆT NAM.83
3.1. Giới thiệu các cơ quan trong diện khảo sát .83
3.2. Mô hình hoạt động truyền thông của các cơ quan trong diện khảo sát .85
3.3. Hoạt động truyền thông của các cơ quan trong diện khảo sát.94
3.4. Đánh giá kết quả khảo sát.125
Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LưỢNG
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NưỚC CẤP TRUNG ưƠNG TẠI VIỆT NAM.133
4.1. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài .133
4.2. Những vấn đề đặt ra .141
4.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các
CQHCNNTW tại Việt Nam .146
4.4. Những đề xuất nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các
CQHCNNTW tại Việt Nam .158
KẾT LUẬN .170
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐưỢC CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .174
TÀI LIỆU THAM KHẢO .175
PHỤ LỤC .189
254 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra, lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một lĩnh vực thuộc Bộ
quản lý nên trong 3 năm, có 389 bài viết đề cập đến chủ đề này trên tờ báo của Bộ.
Chuyên mục đề cập đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tƣơng đối rộng,
trong đó, có chuyên mục Kinh tế có tỷ lệ bài về lĩnh vực này xuất hiện cao nhất
(38,8% trong tổng số 389 bài), tiếp đến là hai chuyên mục Pháp luật (16,7%) và
Thời sự (16,2%). Chuyên mục Đời sống - Xã hội cũng có 14,4% số bài. Ngoài ra,
các bài đề cập đến lĩnh vực này còn xuất hiện trong các chuyên mục: Khuyến
nông; Sức khỏe - Gia đình; NNVN & Bạn đọc; Nông thôn mới; Luật sƣ của bạn,
Xã hội; và Doanh nghiệp - HTX.
Báo Sức khỏe và Đời sống: Trong các lĩnh vực mà báo Sức khỏe và Đời
sống nêu thì ba lĩnh vực có số lƣợng bài viết nhiều hơn là khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng (chiếm 28,1% trong số bài đƣợc phân tích); y tế dự phòng,
CSSK ban đầu (24,0%); và cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế (24,0%). Ví dụ về
một số bài viết về các chủ đề trên:
Ngoài ra, lĩnh vực quản lý dƣợc phẩm, mỹ phẩm, thuốc, bảo hiểm y tế, và
vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đƣợc đề cập nhƣng với tỷ lệ bài thấp hơn (từ
10,4% - 12,5%). Giá/ chi phí khám chữa bệnh, thuốc cũng đƣợc đề cập trong 7,3%
bài viết trong mẫu phân tích. Còn lại là những bài viết đề cập đến những lĩnh vực
khác của ngành y tế nhƣ vấn đề rác thải y tế, các hoạt động từ thiện, việc xử phạt
hành chính, Xem chi tiết bảng/biểu đồ phần Phụ lục 9.
Trên chuyên mục Truyền hình trực tuyến của Báo Sức khỏe và Đời sống
còn đăng tải những bài viết kèm clip truyền hình trực tiếp được cho là độc quyền
của tờ báo truyền hình trực tiếp những ca mổ, phẫu thuật những loại bệnh hiểm
nghèo, phức tạp hoặc áp dụng những phương pháp mổ, phẫu thuật đầu tiên, tiên
tiến được áp dụng và thành công trên thế giới và ở Việt Nam.
3.3.1.1.4. Tính tương tác của các tờ báo ngành
Nhìn tổng thể, các tờ báo mặc dù tiếp cận thông tin và ý kiến từ nhiều
nhóm xã hội nhƣng hoạt động truyền thông vẫn mang tính một chiều, rất ít
các tƣơng tác cũng nhƣ phản hồi của độc giả. Nếu độc giả tham gia vào quá
102
trình tƣơng tác thì chủ yếu cũng là ngƣời đặt câu hỏi thắc mắc về một vấn đề
mà họ quan tâm.
Báo điện tử Chính phủ: Tờ báo này có hai chuyên mục với tên Hội nhập
và Ý kiến bạn đọc là có sự tƣơng tác với độc giả. Trong đó, chuyên mục Hội nhập
có mục Hỏi đáp là nơi đăng tải những câu hỏi thắc mắc và giải đáp của báo đối
với những vấn đề liên quan đến các hoạt động của các Bộ/ngành do Chính phủ
quản lý. Cũng có những bài câu hỏi đặt ra là từ phía phóng viên với một đại diện
Bộ/Ngành theo dạng một bài phỏng vấn. Dƣới các bài này không có các bình luận
của độc giả. Ở chuyên mục Ý kiến bạn đọc chƣa thể hiện đƣợc tính tƣơng tác vì
không biết những ý kiến của bạn đọc sẽ đƣợc xử lý thế nào.
Thời báo Tài chính Việt Nam: Tờ báo này có một chuyên mục với tên gọi
―Hỏi đáp chính sách‖, ở đó, độc giả có thể đặt những câu hỏi thắc mắc liên quan
đến các chính sách tài chính và gửi về tòa soạn báo dƣới dạng nhƣ thƣ điện tử.
Tuy nhiên, nếu nhƣ giai đoạn trƣớc 2015 chuyên mục này vẫn đăng tải
thƣờng xuyên các bài hỏi đáp liên quan đến chính sách tài chính thì trong giai
đoạn 2015 - 2017 chỉ có duy nhất 03 bài (đƣợc đăng cùng ngày 17.4.2015) hỏi
đáp về những vấn đề về giảm trừ gia cảnh, đào tạo và cấp chứng chỉ bồi
dƣỡng kế toán trƣởng, và chế độ và chi phí đấu giá quyền sử dụng đất. Không
rõ lí do tại sao tờ báo không tiếp tục đăng tải bài trên chuyên mục này nữa.
Báo Nông nghiệp Việt Nam: Tờ báo này có chuyên mục duy nhất là
―Sức khỏe - Gia đình‖ trong đó có mục Tâm sự Dạ hƣơng là nơi độc giả có
thể gửi những câu hỏi và nhận đƣợc tƣ vấn từ phía báo về những vấn đề liên
quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình. Nhƣ vậy, tính tƣơng tác của tờ báo
này cũng thấp và không có chỗ để độc giả tƣơng tác với báo về những vấn đề
liên quan đến Bộ phụ trách và quản lý.
Báo Sức khỏe và Đời sống: Đây là một tờ báo mà cung cấp các bài viết
kiểu báo chí dịch vụ nhiều nhất, vì có rất nhiều bài viết cung cấp kiến thức về
phòng, tránh, và cách thức xử lý đối với các bệnh thông thƣờng và các bệnh cấp,
mãn tính cũng nhƣ truyền thông về dịch bệnh. Trong 10 chuyên mục thì có đến 9
chuyên mục cung cấp các dạng bài kiểu này, chỉ có chuyên mục thời sự là đề cập
đến các sự kiện, hoạt động chung cũng nhƣ của ngành y tế. Tuy nhiên, cũng có thể
thấy tờ báo này đã có nỗ lực trong việc tăng tính tƣơng tác với độc giả thông qua
chuyên mục ―Truyền hình trực tuyến‖.
Truyền hình trực tuyến phát trực tiếp vào những ngày nhất định trong tháng do
Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức tại trƣờng quay, có những chủ đề cụ thể, mời
chuyên gia và đƣa thông tin cụ thể để độc giả của báo có thể đặt các câu hỏi và nhận
đƣợc câu trả lời, tƣ vấn của chuyên gia sức khỏe - y tế, đại diện lãnh đạo của các cơ
quan thuộc Bộ Y tế. Có thể nói đây là một chuyên mục có tính tƣơng tác cao giữa
báo, chuyên gia và độc giả. Trong thời gian khảo sát 03 năm (2015-2017), trên mục
103
Truyền hình trực tuyến xuất hiện tổng cộng 84 bài, gắn với các sự kiện đƣợc đăng tải.
Trong đó, số lƣợng bài đƣợc đăng tải qua các năm nhƣ sau: Năm 2015 (15 bài); Năm
2016 (35 bài); Năm 2017 (34 bài).
3.3.1.1.5. Sự đa dạng của hình thức đưa tin
Xét về hình thức thông tin và thể loại tin bài thì nhìn chung các bài viết trên
04 tờ báo chủ yếu tập trung ở hình thức thông tin báo chí và tin và bài phản ánh.
Tuy nhiên, nếu xét về lĩnh vực hay nội dung hay vấn đề đƣợc đề cập trên các tờ
báo thì có thể thấy có sự đa dạng trong việc đăng tải một lĩnh vực, nội dung hay
vấn đề cụ thể trên các chuyên mục.
Ví dụ về sự kiện nổi bật đƣợc đề cập trên Báo Sức khỏe và Đời sống ―Bạo
hành đối với cán bộ, nhân viên y tế”:
Nhân một loạt vụ bạo hành đối với cán bộ, nhân viên y tế ở các bệnh viện,
trung tâm khám chữa bệnh, Báo Sức khỏe và Đời sống đã đăng một loạt bài đề
cập đến vấn đề này. Những vấn đề về bạo hành đối với cán bộ, y tế đƣợc đăng chủ
yếu ở chuyên mục Thời sự, tuy nhiên, cũng có các bài xuất hiện trong các chuyên
mục khác nhƣ Góc chuyên gia, Camera bệnh viện và đặc biệt là có hai bài đăng
trên chuyên mục Truyền hình trực tuyến kèm clip đƣa nội dung về buổi truyền
hình trực tuyến với tên ―Nhức nhối nạn bạo hành nhân viên y tế‖ (đã đƣợc phát
vào ngày 31/8/2017) và ―Luật chống bạo hành nhân viên y tế‖ (đã đƣợc phát vào
ngày 22/6/2017) đều đƣợc đăng vào ngày 25/10/2017.
Có thể nói là những bài đƣợc đăng tải trong chuyên mục ―Truyền hình trực
tuyến‖ trên báo là một thể loại báo chí đa phƣơng tiện mà mang tính tƣơng cao cao
nhất so với các chuyên mục khác trên tờ báo này. Vừa có phóng sự, vừa có trao đổi,
thảo luận đƣa ra ý kiến, và có câu hỏi, bình luận của độc giả. Các thông tin đƣợc đƣa
trong bài viết cũng nhƣ clip cũng rất đa dạng, từ cung cấp các số liệu thống kê chính
thức từ cơ quan chức năng, những phóng sự ghi nhận từ hiện trƣờng đến những ý
kiến đa dạng của các thành phần, từ chuyên gia, đại diện của Bộ và đơn vị dƣới Bộ
đến ngƣời dân. Tuy nhiên, số bài nêu ra những vấn đề của Bộ Y tế còn rất ít, mà chủ
yếu tập trung vào việc mời chuyên gia đến giải đáp về phòng, chữa bệnh. Mặc dù có
tƣơng tác với công chúng của tờ báo nhƣng công chúng trong các buổi tƣ vấn này
cũng chủ yếu là ngƣời đặt câu hỏi, còn chuyên gia tƣ vấn. Thêm vào đó, đại diện của
Bộ cũng gần nhƣ không xuất hiện trực tiếp để trao đổi, tƣơng tác với ngƣời dân.
Một vài nhận xét:
Qua kết quả phân tích hoạt động báo chí của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, cho thấy: Các tờ báo ngành chủ yếu
đƣợc các nhà báo/cá nhân thu thập thông tin và viết bài thay vì dẫn lại từ các nguồn
khác. Các tác giả của các tờ báo ngành đã tiếp cận và khai thác thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, cả các tài liệu có sẵn và các tài liệu mà các tác giả tự mình thu thập
qua thâm nhập hiện trƣờng, phỏng vấn. Có thể thấy là nguồn tài liệu có sẵn gồm các
104
báo cáo, thống kê, các văn bản, quyết định, chỉ thị của ngành là một nguồn thông
tin mà các nhà báo sử dụng trong nhiều bài viết. Việc khai thác các thông tin trên
truyền thông xã hội hay mạng xã hội là rất hạn chế ở các tờ báo ngành. Đây có thể
nói là điều khác biệt giữa các tờ báo ngành và các tờ báo đại chúng khác, thể hiện
tính chính thống, tin cậy của thông tin về ngành. Tuy nhiên, cũng có thể thấy là các
nhà báo của các tờ báo ngành này còn hạn chế trong việc khai thác thông tin, phỏng
vấn những đối tƣợng nhƣ ngƣời dân, doanh nghiệp hay các đối tƣợng mà các chính
sách của ngành hƣớng đến hoặc là những đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi chính sách của
ngành. Đặc biệt, tiếng nói, phát ngôn từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu hoặc
chuyên gia về các vấn đề của ngành của rất ít, thậm chí không đƣợc thể hiện trong
các bài viết trên các tờ báo ngành. Điều này làm cho chức năng phản biện xã hội của
tờ báo ngành không phát huy tác dụng và giảm đi tính đa dạng của thông tin.
Nội dung mà các báo đề cập khá đa dạng, ngoài những vấn đề của
ngành/tổ chức thì các báo cũng đƣa thông tin đa dạng về các sự kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội mang tính thời sự ở trong nƣớc và quốc tế. Trong số những vấn đề
của ngành thì có vẻ nhƣ các tờ báo này né tránh đƣa những vụ việc tiêu cực mà
gây bất lợi cho ngành. Những vấn đề nổi cộm đƣợc đƣa tin lên các tờ báo ngành
chủ yếu rơi vào những sự vụ sai phạm trong lĩnh vực mà ngành quản lý, sai
phạm của đối tƣợng mà chính sách ngành hƣớng đến và thƣờng có chỉ đạo từ
phía Chính phủ, Bộ, Ngành cũng nhƣ việc xử lý những sai phạm. Gần nhƣ không
nhắc đến những bất cập trong chính sách của ngành, những sai phạm của chính
cán bộ, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao của ngành. Nếu có đề cập đến những vấn đề
bất cập thì chủ yếu là thông tin dƣới dạng chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dƣới
cũng nhƣ những phát ngôn theo kiểu hô khẩu hiệu cần phải làm gì, làm nhƣ thế
nào. Dù sao cũng phải ghi nhận một điều là các tờ báo ngành đã kịp thời thông
tin về các hoạt động, chính sách, các kết quả đạt đƣợc của Bộ, ngành để những
ngƣời quan tâm có đƣợc các thông tin nhanh và chính thống.
Hình thức đƣa tin có sự đa dạng nhƣng chủ yếu tập trung vào loại hình
thông tin báo chí với hai thể loại phổ biến là tin và bài phản ánh. Với những vấn
đề nóng hổi của ngành thì đƣợc đƣa thông tin dƣới nhiều dạng hơn, với những góc
nhìn đa dạng hơn. Tuy nhiên, thông tin báo chí trên các tờ báo này vẫn chủ yếu
mang tính một chiều, ít có sự tƣơng tác với độc giả. Cách viết của các tác giả cũng
chủ yếu nhằm cung cấp thông tin cho công chúng, hoặc đơn giản chỉ mang tính
chất thông báo cho những ngƣời liên quan biết đƣợc các chính sách, chủ trƣơng,
các văn bản, nghị định, thông tƣ, chỉ thị, các hoạt động và Chính phủ, Bộ, ngành
đã đƣợc triển khai nhƣ thế nào. Bản thân tác giả các bài viết cũng ít thể hiện quan
điểm, ý kiến của mình trong các bài viết.
Có vẻ nhƣ các tờ báo ngành chƣa bắt kịp với xu hƣớng báo chí thời đại mới,
trong khi các báo điện tử nói chung ngày càng trở thành một loại hình báo chí đa
105
phƣơng tiện, tăng tính tƣơng tác với công chúng và khuyến khích công chúng tham
gia vào các vấn đề xã hội thông qua việc họ có thể là ngƣời sản xuất tin tức, bình luận
hoặc chia sẻ thông tin thì các tờ báo ngành này vẫn dậm chân tại chỗ. Hình thức
đƣa thông tin vẫn theo hình thức cũ trƣớc đây là sử dụng tin bài dạng viết không có
ảnh hoặc có kèm ảnh. Các hình thức nhƣ bài viết kèm video rất ít. Thậm chí, chức
năng của các tờ báo ngành này còn giảm đi khi mà một số chuyên mục hấp dẫn, có
thể thu hút công chúng tham gia nhiều hơn thì gần nhƣ không hoạt động.
3.3.1.2. Truyền thông trên báo ngoài ngành
3.3.1.2.1. Thể hiện qua phân tích nội dung tin bài trên báo chí
Tác giả tiến hành phân tích nội dung của các tin bài trên 5 tờ báo (3 báo in
gồm Nhân Dân, Lao Động, Tuổi Trẻ và 2 báo mạng gồm Vietnamnet và VnExpress)
trong thời gian từ 1/1/2014 đến 31/12/2016 bằng việc tìm kiếm các tin bài theo Bộ từ
khoá cấp 1 có tên liên quan đến các Bộ (―Bộ Tài chính‖, ―Bộ Y tế‖, ―Bộ Nông
nghiệp‖) trên Công cụ tìm kiếm nâng cao của Google. Sau khi tìm kiếm đƣợc các tin
bài này, tác giả tiếp tục khảo sát và tìm kiếm tin bài theo Bộ từ khoá kết hợp giữa
―tên bộ‖ và ―chủ đề/vấn đề nổi bật của Bộ‖. Phƣơng pháp này đã đƣợc miêu tả trong
phần Mở đầu của luận án, kết quả của nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Số lƣợng tin bài đƣa tin về các Bộ
Kết quả khảo sát cho thấy, số lƣợng tin bài trên báo về các Bộ trong mỗi
năm là khá lớn, số lƣợng tin bài mỗi Bộ tăng lên đáng kể theo từng năm dẫn đến
tổng số tin bài ở 3 Bộ tăng mạnh trong 3 năm.
Tổng số kết quả tìm kiếm là trên 5 báo của 3 Bộ là 54773 và sau khi lọc, số tin
bài trên 5 báo đƣa tin về các Bộ trong 3 năm là 38426, trong đó, năm 2014 số tin bài là
5489 (chiếm 14,3%), năm 2015 là 15909 (41,4%), năm 2016 là 17028 (44,3%).
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ tất cả kết quả tìm kiếm và kết quả tin bài (sau khi lọc chỉ lấy
mình tin bài trong tất cả kết quả tìm kiếm) trong 3 năm 2014-2016
54773
38426
Tất cả kết quả tìm kiếm Kết quả tin bài
106
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ tin bài đưa tin mỗi năm
So sánh 3 Bộ có thể thấy, tổng số kết quả tìm kiếm về Bộ Y tế trong 3
năm trên 5 báo chiếm số lƣợng lớn nhất là 42524, Bộ Tài chính đứng thứ 2
với 8976 kết quả và Bộ Nông nghiệp thấp nhất là 3273. Kết quả lọc tin bài
về Bộ Y tế chiếm số lƣợng lớn nhất với tổng số tin bài trong 3 năm là 30024
(chiếm 78,1%).
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ tin bài mỗi Bộ
Đặc biệt năm 2016, tin bài về các vấn đề liên quan đến Bộ Y tế là 12954,
tức trung bình hơn 35 tin bài mỗi ngày, gần 7 tin bài mỗi báo. Bộ NNPTNT có số
lƣợng tin bài ít nhất là 1057.
14.3
41.4
44.3
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
16.6
78.1
5.3
Bộ Tài chính Bộ Y tế Bộ NNPTNT
107
Biểu đồ 3.7: Số lượng tin bài về mỗi Bộ trong mỗi năm
Số lƣợng tin bài của Bộ Y tế có tỷ lệ chênh lệch rất lớn so với các Bộ. Có thể
thấy Bộ Y tế là Bộ quản lý chức năng phải giải quyết các vấn đề liên quan đến sức
khoẻ và sinh mệnh của ngƣời dân. Đây là những vấn đề cấp thiết, có tính chất sát
sƣờn với quyền lợi của ngƣời dân, luôn dễ phát sinh các vấn đề nổi cộm mà dƣ luận
quan tâm, chính vì vậy, lƣợng tin bài về Bộ Y tế chiếm số lƣợng lớn. Một lý do nữa,
trong năm 2014, Bộ Y tế liên tục xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trong đó có vụ
khủng hoảng dịch sởi gây ra cái chết của hơn 111 trẻ em trên toàn quốc, và rất nhiều
các vấn đề nổi cộm cũng diễn ra vào các năm 2015, 2016. Chính vì vậy, số lƣợng tin
bài đƣa tin nhiều để phản ảnh thông tin và đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dân.
Biểu đồ 3.7. cũng cho thấy lƣợng tin bài tăng mỗi Bộ lên mỗi năm. Nguyên
nhân có thể khẳng định là trong những năm gần đây, cùng với Quy chế phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí và lãnh đạo các Bộ cũng quan tâm hơn đến các
vấn đề truyền thông thông tin, do vậy, việc cung cấp thông tin cho các báo đƣợc
đẩy mạnh, báo chí dễ dàng tiếp cận với các Bộ hơn so với trƣớc đây. Một lý do
khiến số lƣợng tin bài tăng lên là do sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng
xã hội, nhà báo có thể tiếp nhận nhiều nguồn tin khác nhau, nhiều vấn đề nóng
khiến dƣ luận quan tâm liên quan đến việc quản lý chức năng của các Bộ nhanh
chóng đƣợc lan truyền và chia sẻ trên rất nhiều kênh thông. Do vậy, lƣợng thông
tin về các Bộ nhiều hơn khiến số lƣợng tin bài phản ánh cũng tăng lên.
Biểu đồ 3.8 cho thấy, so sánh số lƣợng tin bài về 3 bộ trong 3 năm, có thể
thấy số lƣợng tin bài trên báo VnExpress chiếm tỉ lệ lớn nhất với số lƣợng là
15466, tiếp theo là Vietnamnet (11064), Tuổi Trẻ (5227), Lao Động (5105) và
cuối cùng là Nhân Dân (1564).
833
2527
3017
4346
12724 12954
310 658
1057
Bộ Tài chính Bộ Y tế Bộ NNPTNT
108
Biểu đồ 3.8: Tổng số tin mỗi báo trong 3 năm
Biểu đồ 3.9: Số lượng tin bài từng Bộ trên mỗi báo năm 2016
Nhìn chung, tỉ lệ tin bài giữa các báo không thay đổi trong năm 2016 so với
các năm khác. VnExpress vẫn chiếm số lƣợng nhiều nhất, Vietnamnet vẫn đứng
thứ 2, Lao động và Nhân dân vẫn có tỉ lệ thấp nhất.
1564
5105 5227
11064
15466
Nhân Dân Lao Động Tuổi trẻ Vietnamnet VnExpress
232 198
650
1230
707
362
592
1510
4270
6220
308
85 212 139
313
Bộ Tài chính Bộ Y tế Bộ NNPTNT
109
Các vấn đề nổi bật trên các báo của các Bộ năm 2016
Kết quả khảo sát cho thấy, các vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Tài chính
năm 2016 bao gồm: Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Kho bạc, Nợ công, Phí,
Giá và Bảo hiểm. Trong các vấn đề trên, vấn đề về phí, thuế và giá là 3 vấn đề
đƣợc báo chí đề cập nhiều nhất, đặc biệt là VnExpress. Cụ thể, trong năm
2016, tổng số tin bài đƣa tin về vấn đề phí là 2520, trong đó VnExpress có
1002. Sở dĩ các tin bài về các vấn đề nổi bật nhƣ phí, thuế, giá chiếm tỉ lệ lớn
vì các báo đặc biệt là VnExpress và Vietnamnet có hẳn mục Kinh doanh hoặc
Tài chính, và thực chất tin bài ở các vấn đề nổi bật khác cũng thƣờng rơi vào
các mục này.
Sở dĩ tổng số tin bài tìm kiếm theo từ khoá các vấn đề nổi bật nhiều hơn
tổng số tin bài tìm kiếm theo từ khoá các Bộ là do có sự xuất hiện nhiều từ
khoá vấn đề nổi bật trong 1 tin bài dẫn đến sự trùng nhau. Điều này hoàn toàn
bình thƣờng bởi tin bài có thể bàn đến nhiều vấn đề của ngành Tài chính.
Biểu đồ 3.10: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Tài chính năm 2016
77
23
225
10 21
125
225
8 12
251
19
42
4
270
320
253
280
20
281
77
25 12 30
419
542
44 29
301
176
74
9
45
654
756
115
45
970
691
494
53 36
1002
323
92
70
Thuế Hải quan Chứng
khoán
Kho bạc Nợ công Phí Giá Bảo hiểm Khác
Nhân Dân Lao Động Tuổi trẻ Vietnamnet VnExpress
110
Các vấn đề nổi bật của Bộ Y tế trên các báo là: An toàn thực phẩm, Y tế dự
phòng, Bảo hiểm y tế, Sức khoẻ, Khám chữa bệnh, Dịch bệnh, Vắc xin, Sốt xuất
huyết, Trang thiết bị. Trong các vấn đề nêu trên, riêng vấn đề sức khoẻ chiếm tỉ lệ
vƣợt trội. Lý do là trên tất cả các trang báo đều có riêng một mục sức khoẻ và bên
cạnh vấn đề sức khoẻ thì rất nhiều vấn đề khác liên quan đến ngành Y cũng đƣợc
đƣa vào mục này và từ ―sức khoẻ‖ bao hàm nghĩa chủ đạo bao trùm khi nói đến
các vấn đề của Bộ Y tế. Ngoài ra, an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đƣợc các báo
quan tâm. Đặc biệt trên Vietnamnet cũng có riêng mục An toàn thực phẩm, do đó
số lƣợng tin bài về vấn đề này cũng chiếm tỉ lệ lớn.
Biểu đồ 3.11: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ Y tế năm 2016
Các vấn đề nổi bật trên báo của Bộ NNPTNT là Tái cơ cấu nông nghiệp,
Xây dựng nông thôn mới, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Chăn nuôi, Trồng trọt,
Nông sản, Phân bón, Xuất khẩu. Số lƣợng tin bài về các vấn đề nổi bật của Bộ
NNPTNT khá đồng đều trong đó số lƣợng tin bài về Vệ sinh an toàn thực phẩm,
Xuất khẩu (nông sản), Nông sản, Xây dựng nông thôn mới là những vấn đề đƣợc
các báo đề cập nhiều hơn các vấn đề còn lại.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
An toàn
thực
phẩm
Y tế dự
phòng
Bảo
hiểm y
tế
Sức
khoẻ
Khám
chữa
bệnh
Dịch
bệnh
Vắc xin sốt xuất
huyết
Trang
thiết bị
Khác
Nhân Dân Lao Động Tuổi trẻ Vietnamnet VnExpress
111
Biểu đồ 3.12: Những vấn đề nổi bật trên báo của Bộ NNPTNT năm 2016
Nhƣ vậy, các kết quả khảo sát cho thấy những vấn đề mà báo chí thƣờng
xuyên phản ánh trở thành vấn đề nổi bật của ngành trên báo chí là những vấn đề
có ý nghĩa sát sƣờn với quyền ngƣời dân hay các doanh nghiệp, tổ chức.
Một vài nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy: Một là, số lƣợng tin bài đƣa tin về các Bộ tăng
lên đáng kể trong mỗi năm, một trong những lý do là các Bộ ngày càng chú trọng
cung cấp thông tin cho báo chí. Thứ hai, số lƣợng tin bài của Bộ Y tế chiếm tỉ lệ
vƣợt trội so với Bộ Tài chính và Bộ NNPTNT. Do đặc thù lĩnh vực quản lý của
Bộ Y tế là các vấn đề dân sinh, liên quan sát sƣờn đến đời sống và sinh mệnh của
ngƣời dân, do vậy, các thông tin của Bộ Y tế luôn là tâm điểm của báo chí và cũng
thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Thứ ba, so sánh giữa các báo, thì tờ
báo mạng Vnexpress chiếm tỉ lệ cao nhất về số lƣợng tin bài trong 3 năm cũng
nhƣ trong năm 2016. Thứ tự tiếp theo là Vietnamnet, Tuổi trẻ, Lao động và cuối
cùng là báo Nhân dân. Tuy nhiên, trong một hai năm trở lại đây, các tờ báo Tuổi
trẻ vào Lao động đang có những thay đổi đáng kể về cơ sở hạ tầng cho phiên bản
điện tử của mình và số lƣợng tin bài cũng tăng lên đáng kể so với vài năm trƣớc.
Thứ tư, các vấn đề nổi bật trên các báo khi đƣa tin về các Bộ rất đa dạng và phong
phú. Các vấn đề nổi bật của Bộ Tài chính năm 2016 bao gồm: Thuế, Hải quan,
Chứng khoán, Kho bạc, Nợ công, và đƣợc đề cập nhiều nhất trên Vnexpress.
Các vấn đề nổi bật của Bộ Y tế trên báo là An toàn thực phẩm, Y tế dự phòng,
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Tái cơ
cấu
nông
nghiệp
Xây
dựng
nông
thôn mới
Vệ sinh
an toàn
thực
phẩm
Chăn
nuôi
Trồng
trọt
Nông sản Phân bón Xuất
khẩu
Khác
Nhân Dân Lao Động Tuổi trẻ Vietnamnet VnExpress
112
Bảo hiểm y tế, Sức khoẻ, Khám chữa bệnh, Các vấn đề nổi bật của Bộ
NNPTNT trên báo là Tái cơ cấu nông nghiệp, Xây dựng nông thôn mới, Vệ sinh
an toàn thực phẩm, Chăn nuôi, Hầu hết các báo có tỉ lệ lớn tin bài về vấn đề
sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế, giá, phí do trên các báo này có riêng
chuyên mục Sức khoẻ hoặc Kinh doanh. Trong khi đó, các báo ít đề cập lĩnh vực
nông nghiệp hơn so với lĩnh vực tài chính và y tế trên các báo mà tác giả khảo sát.
Thực tế, một số tờ báo nhƣ Nông thôn ngày nay là tờ chuyên về lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, nhắm đến đối tƣợng công chúng riêng biệt, nên có số lƣợng tin
bài lớn về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây không phải là những tờ báo trong diện
khảo sát của tác giả.
Những kết quả trên sẽ là gợi ý cho các Bộ khi muốn đẩy mạnh thông tin về
nội dung nào để nó trở thành vấn đề nổi bật. Các Bộ cũng sẽ hiểu tôn chỉ mục
đích, nhu cầu cung cấp thông tin của các báo có các chuyên mục đúng chuyên
ngành của ngành mình nhƣ Chuyên mục Kinh doanh/Tài chính chuyên bàn về các
vấn đề nổi bật nhƣ Phí, Thuế, Giá
3.3.1.2.2. Thể hiện qua phỏng vấn sâu các nhà báo
Để tiến hành phƣơng pháp nghiên cứu này, tác giả thực hiện phỏng vấn 11
trƣờng hợp (6 lãnh đạo và quản lý thuộc cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo
chí và 5 nhà báo, phóng viên). Các trƣờng hợp đƣợc phóng vấn là những ngƣời đã
từng làm việc với các CQHCNNTW và đƣa tin về các cơ quan này. Kết quả
phỏng vấn sâu góp phần bổ sung và so sánh vào kết quả khảo sát thực địa. Cụ thể:
Có thể nói, báo chí rất quan trọng đối với các Bộ, ngành, khi họ cung cấp
cho báo chí những thông tin cần thiết thì những thông tin đó sẽ đƣợc phổ cập ra xã
hội. Tuy nhiên, mặc dù đã có những Bộ quan tâm và tạo điều kiện cho báo chí
trong việc khai thác thông tin, thúc đẩy hoạt động truyền thông của Bộ, vẫn xảy ra
tình trạng các phòng truyền thông của không ít các Bộ còn thiếu chuyên nghiệp,
không đƣợc đào tạo bài bản nên chƣa tham mƣu đƣợc cho các lãnh đạo các Bộ
phƣơng thức, chiến lƣợc truyền thông hiệu quả.
Thuận lợi và khó khăn của báo chí khi khai thác thông tin của Bộ ngành
Nhà báo theo dõi Bộ Tài chính (trong thời gian 10 năm) nhận định, Bộ đã
có những bƣớc tiến rất đáng kể trong hoạt động cung cấp thông tin cho các nhà
báo. Hiện nay, Bộ Tài chính là một trong những Bộ, ngành luôn luôn dẫn đầu về
chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, nên các giấy mời họp báo, thông cáo báo chí
và các thông tin đƣợc gửi kịp thời và thƣờng xuyên tới phóng viên qua email.
Phóng viên có yêu cầu cung cấp thông tin, gửi email tới Phòng Tuyên truyền của
Bộ, cũng nhƣ một số lãnh đạo cũng đƣợc hồi đáp nhanh. Bộ Tài chính hiện đứng
đầu trong các Bộ về sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp thông tin cho báo chí -
113
điều này do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá. [PVS, Trƣờng hợp 3.1, Nữ,
Nhà báo có kinh nghiệm mảng kinh tế - tài chính, Cơ quan báo chí 4, Phụ lúc 6]
Một nhà báo chuyên theo dõi mảng y tế nhận định: Bộ Y tế còn hạn chế trong
truyền thông. Nhiều lần nhà báo đến hiện trƣờng các bệnh viện hay tại Bộ thì không
đƣợc tiếp. Đơn cử nhƣ vụ việc tai biến sau tiêm chủng tại Quảng Trị tháng 7/2014
khiến nhiều ngƣời tử vong. Cơ quan báo chí của nhà báo cử 2 kíp đến hiện trƣờng
bệnh viện thì không đƣợc cho vào, họ liên lạc với lãnh đạo Bộ thì cũng bị từ chối trả
lời. Vụ việc này về sau công an đã vào cuộc vụ, điều tra và kết luận nguyên nhân là
do tiêm nhầm thuốc co giãn tử cung. Do đó, nhà báo đã khai thác thông tin từ phía
ngành Công an. Nhà báo này nhận định: Nếu Bộ Y tế làm truyền thông tốt và thẳng
thắn ngay từ đầu, sẽ giảm đƣợc sự bức xúc của dƣ luận. [PVS, Trƣờng hợp 3.2, Nữ,
Nhà báo có kinh nghiệm mảng y tế, Cơ quan báo chí 5, Phụ lục 6]
Nhà báo chia sẻ: ―Mặc dù, Bộ Y tế cũng đã tổ chức họp báo chuyên đề, mỗi
tháng gặp gỡ báo chí một lần, nhƣng việc tiếp cận lãnh đạo B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_truyen_thong_cua_cac_co_quan_hanh_chinh_nha_nuoc_c.pdf