Hướng dẫn dành cho điều dưỡng viên nước ngoài về công việc và cuộc sống tại Phần Lan

Cơ sở chăm sóc chuyên ngành bao gồm bệnh viện khu vực và bệnh viện trường đại học, có sử dụng các điều

dưỡng trong các chuyên ngành y tế. Các điểm chuyên biệt bao gồm, ngoài những loại hình khác ra còn có

nội khoa, phẫu thuật chỉnh hình các bệnh, bệnh phổi, ung thư, thấp khớp, thần kinh, huyết học, phụ khoa, rối

loạn nhi khoa và tâm thần học.

Y tá cũng có thể làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau trong dịch vụ phúc lợi xã hội, chẳng hạn

như dịch vụ trợ giúp tại gia, giúp đỡ những người đang sống ở đấy, ví dụ như nhà dưỡng lão, trại cai nghiện.

Khu vực tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Y tá làm việc tại phòng

khám tư nhân, nhà điều dưỡng, doanh nghiệp y tế và vận chuyển bệnh nhân.

Y tá cũng có thể làm việc ở công ty dược phẩm, ví dụ như đại diện dược hoặc trình dược viên với các nhà sản

xuất sản phẩm vật tư thiết bị điều trị và hỗ trợ sức khỏe.

Vận chuyển bệnh nhân

trường hợp cấp cứu

Điều dưỡng chuyên môn

Phòng khám ngoại trú

Bệnh viện

Chăm sóc sức khỏe

Trung tâm y tế

Nhà dưỡng lão

Bệnh viện tại gia

Dịch vụ xã hội

Khu vực tư nhân

Bệnh viện

Phòng khám tư nhân

Doanh nghiệp dịch

vụ điều dưỡng

Khu vực thứ ba

Tổ chức phi lợi

nhuận

Công việc phúc

lợi của nhà thờ13

Khu vực thứ ba vận hành cùng với các nhà cung cấp dịch vụ y tế cộng đồng và tư nhân bao gồm các hoạt

động và các đơn vị điều trị của các tổ chức và hiệp hội khác nhau. Trong số các tổ chức lớn nhất ở Phần Lan

bao gồm Hiệp hội Tim mạch Phần Lan và Hiệp hội bệnh Tiểu đường Phần Lan. Các phúc lợi và công việc

tình nguyện thực hiện bởi nhà thờ cũng được coi là một phần của khu vực thứ ba.

Một điều dưỡng cũng có thể tự sáng lập ra công ty riêng của mình và tự làm chủ doanh nghiệp y tế. Điều

dưỡng cũng làm việc như nhà hoạch định kế hoạch, chuyên gia và nhà tư vấn trong các dự án phát triển y tế

khác nhau.

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn dành cho điều dưỡng viên nước ngoài về công việc và cuộc sống tại Phần Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc và xác minh những gì đã được thực hiện.” (Kassara et al, 2004, t.55) 1 10 0 Người y tá được đòi hỏi khả năng ứng dụng kỹ thuật mới, theo sát những hướng dẫn pháp lý và các phương pháp điều hành. Hồ sơ bệnh nhân được ghi chép lại chủ yếu ở định dạng điện tử, và phải tuân theo những quy định cụ thể trong việc sử dụng và chuyển giao. Dự án về chuyển giao dữ liệu điện tử trong lĩnh vực y tế và xã hội trên toàn quốc hiện nay đang được chuẩn bị ở Phần Lan. Mục tiêu nhằm vào việc xây dựng một trung tâm trên toàn quốc về đăng ký dữ liệu và kê toa thuốc cho bệnh nhân- hai nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống dữ liệu y tế. Việc nhập liệu những hoạt động chăm sóc bệnh nhân được dựa trên những thuật ngữ, phân loại và mã hóa được chấp nhận trên toàn quốc. Đôi khi làm điều dưỡng sẽ rất mệt mỏi về thể chất và đòi hỏi nhiều về yếu tố tinh thần; do đó, điều dưỡng viên nên biết cách tự chăm sóc điều kiện sức khỏe và tâm lý của mình. Người quản lý hỗ trợ cho điều dưỡng viên trong việc quản lý khối lượng công việc bằng cách giám sát công việc và tăng cường đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng những thử thách trong công việc hiện tại. Luật quy định người điều dưỡng phải duy trì và phát triển khả năng chuyên môn bằng cách tham gia đào tạo bổ sung để hỗ trợ các hoạt động chuyên ngành. Người quản lý được yêu cầu bảo đảm rằng các điều kiện tiên quyết về việc tham gia của điều dưỡng trong các đào tạo bổ sung chuyên nghiệp cần thiết được thực hiện. Trách nhiệm để thực hiện liệu pháp dược và theo dõi tình trạng của bệnh nhân được nhấn mạnh trong ngành điều dưỡng. Tính toán để ra đơn thuốc và trách nhiệm kỹ thuật trong việc quản lý liệu pháp dược được yêu cầu mỗi ngày, vì vậy, việc duy trì các kỹ năng chuyên nghiệp rất quan trọng. Mức độ cần cho liệu pháp dược thay đổi trong các đơn vị hoạt động khác nhau, do đó, người quản lý cần đảm bảo rằng giấy phép hành nghề của các y tá để thực hiện liệu pháp dược hợp lệ. Mức độ thỏa đáng và duy trì năng lực cũng nên được theo dõi. "Một điều dưỡng viên phải có đủ năng lực qua xem xét và kiểm tra về mặc đạo đức, bởi vì mỗi sự lựa chọn, hành động và gặp gỡ trong chăm sóc điều dưỡng luôn luôn liên quan đến một quyết định đạo đức". (Kassara et all 2004, 26) Theo luật về tình trạng và quyền lợi của bệnh nhân, mọi người Phần điều được quyền hưởng sự chăm sóc y tế và sức khỏe chất lượng cao tương ứng với nguồn tài nguyên sẵn có tại bất kỳ thời gian nào. Quyền thông tin về tình trạng, quyền được chữa trị và ra những quyết định có liên quan của bệnh nhân được quy định bởi pháp luật. Khi tiếp cận điều trị tình trạng của một bệnh nhân bệnh nhẹ, bệnh nhân có quyền xem hồ sơ của mình. Việc lập và duy trì hồ sơ bệnh nhân, duy trì bảo mật các dữ liệu bệnh nhân và nghĩa vụ để duy trì bí mật cũng theo quy định của pháp luật. Đó là đề xuất trong luật pháp mà các đơn vị hoạt động y tế phải thuê một nhân viên thanh tra để có thể cung cấp hỗ trợ những vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật, cũng như trong thủ tục tố tụng pháp lý. Thanh tra này cũng cung cấp thông tin về quyền của bệnh nhân và có quyền hành động thay mặt cho quyền bệnh nhân nói chung. 11 Điều dưỡng viên phải xem mỗi bệnh nhân như một cá nhân riêng biệt và quan trọng. Cách tiếp cận để chăm sóc bệnh nhân dựa trên nhu cầu của bệnh nhân, và trong khi điều trị anh ta hoặc cô ta phải được coi là một cá nhân có ý thức và trách nhiệm. Bệnh nhân nên được đối xử bình đẳng trong mỗi giai đoạn điều trị, không nên vi phạm nhân phẩm của bệnh nhân, cũng như niềm tin và sự riêng tư của họ phải được tôn trọng. Bệnh nhân cũng có quyền quyết định anh ta hoặc cô ta có hay không muốn trải qua quá trình điều trị. Để cho bệnh nhân có thể đưa ra quyết định, họ phải được thông báo về tình trạng sức khỏe của mình, hiểu được ý nghĩa của việc điều trị và các cách điều trị, và phải hiểu những vấn đề quan trọng liên quan đến việc chăm sóc cho họ. Điều dưỡng viên có nghĩa vụ duy trì bí mật của bệnh nhân và thông tin khách hàng, vì vậy, điều dưỡng viên bị ràng buộc bởi một nghĩa vụ giữ bí mật suốt đời liên quan đến công tác (bổn phận giữ im lặng). Nghĩa vụ giữ bí mật và nghĩa vụ giữ im lặng có liên quan đến quyền hiến pháp của bệnh nhân để bảo vệ sự riêng tư (Hiến pháp Phần Lan 731/1999, § 10). Các y tá không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân hoặc khách hàng, ví dụ như nói ra với bất kỳ người nào bên ngoài. Những người hoặc các bên khác nhau ngoài bộ phận tham gia chăm sóc bệnh nhân trong đơn vị hoạt động đối với vấn đề này được coi là người ngoài. Mỗi nhân viên đều có trách nhiệm và phải tận tâm cho an toàn bệnh nhân - đây là một yêu cầu chuyên môn quan trọng. Mỗi nhân viên cần đánh giá hiệu suất của mình, phương pháp và các hoạt động từ quan điểm về an toàn bệnh nhân, và thực hiện các bước để làm cho được mọi thứ được an toàn hơn. Hiện nay, các hoạt động và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe đang được tổ chức lại để việc điều trị diễn ra như một tổng thể, và ý kiến chuyên môn của các nhóm công việc khác nhau đều được xem xét. Từ kết quả của việc cải tổ việc phân phối công việc, phạm vi trách nhiệm của người điều dưỡng trở nên sâu sắc hơn, việc đánh giá và thực thi công việc điều dưỡng một cách độc lập và việc ra quyết định có liên quan được mở rộng phạm vi. Cơ hội để phát triển và mở rộng chuyên môn trong khả năng chuyên môn có ảnh hưởng đến sự nâng cao giá trị của người y tá trong công việc của chính họ. Kỹ năng nâng cao và kiểm soát chất lượng luôn được nhấn mạnh trong chuyên môn của y tá trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe. 12 4 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Điều dưỡng có thể làm việc trong những môi trường hoạt động khác nhau trong cộng đồng, tư nhân hoặc khu vực thứ ba. Các công việc điển hình nhất trong lĩnh vực cộng đồng, ví dụ như dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng được sở hữu và tổ chức bởi các đô thị hoặc tiểu bang. Việc duy trì và cung cấp các dịch vụ này được tài trợ chủ yếu bởi các khoản lợi nhuận về thuế. Đô thị và liên đoàn các đô thị có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công cho người dân trong khu vực của họ. Dịch vụ được chia thành chăm sóc sơ cấp cứu và chuyên ngành. Các cơ sở sơ cấp cứu bao gồm các trung tâm chăm sóc y tế cộng đồng, nơi y tá làm việc với dịch vụ gọi khẩn cấp, phòng khám ngoại trú, khu vực bệnh viện, vận chuyển bệnh nhân hoặc chăm sóc tại gia. Vận chuyển bệnh nhân trường hợp cấp cứu Điều dưỡng chuyên môn Chăm sóc sức khỏe Phòng khám ngoại trú Trung tâm y tế Bệnh viện Nhà dưỡng lão Bệnh viện tại gia Dịch vụ xã hội Khu vực tư nhân Khu vực thứ ba Bệnh viện Tổ chức phi lợi Phòng khám tư nhân nhuận Doanh nghiệp dịch Công việc phúc vụ điều dưỡng lợi của nhà thờ Hình 2: Môi trường hoạt động Cơ sở chăm sóc chuyên ngành bao gồm bệnh viện khu vực và bệnh viện trường đại học, có sử dụng các điều dưỡng trong các chuyên ngành y tế. Các điểm chuyên biệt bao gồm, ngoài những loại hình khác ra còn có nội khoa, phẫu thuật chỉnh hình các bệnh, bệnh phổi, ung thư, thấp khớp, thần kinh, huyết học, phụ khoa, rối loạn nhi khoa và tâm thần học. Y tá cũng có thể làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau trong dịch vụ phúc lợi xã hội, chẳng hạn như dịch vụ trợ giúp tại gia, giúp đỡ những người đang sống ở đấy, ví dụ như nhà dưỡng lão, trại cai nghiện. Khu vực tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Y tá làm việc tại phòng khám tư nhân, nhà điều dưỡng, doanh nghiệp y tế và vận chuyển bệnh nhân. Y tá cũng có thể làm việc ở công ty dược phẩm, ví dụ như đại diện dược hoặc trình dược viên với các nhà sản xuất sản phẩm vật tư thiết bị điều trị và hỗ trợ sức khỏe. 13 Khu vực thứ ba vận hành cùng với các nhà cung cấp dịch vụ y tế cộng đồng và tư nhân bao gồm các hoạt động và các đơn vị điều trị của các tổ chức và hiệp hội khác nhau. Trong số các tổ chức lớn nhất ở Phần Lan bao gồm Hiệp hội Tim mạch Phần Lan và Hiệp hội bệnh Tiểu đường Phần Lan. Các phúc lợi và công việc tình nguyện thực hiện bởi nhà thờ cũng được coi là một phần của khu vực thứ ba. Một điều dưỡng cũng có thể tự sáng lập ra công ty riêng của mình và tự làm chủ doanh nghiệp y tế. Điều dưỡng cũng làm việc như nhà hoạch định kế hoạch, chuyên gia và nhà tư vấn trong các dự án phát triển y tế khác nhau. Điều dưỡng chuyên khoa lâm sàng Sami Kaivos của Hiệp hội Tim mạch Phần Lan mô tả công việc của mình như sau: " Tôi viết nhiều bài viết và các văn bản hướng dẫn khác nhau liên quan đến việc điều dưỡng tim học và hướng dẫn bệnh nhân. Tôi cũng thuyết trình cho bệnh nhân và đào tạo chuyên gia y tế. Tôi cũng thường xuyên hướng dẫn cho bệnh nhân qua điện thoại. Tôi tham gia tổ chức các khóa học phục hồi chức năng và các cuộc gặp gỡ của bệnh nhân. Tôi tham gia vào các nhóm làm việc khác nhau để nâng cao việc đào tạo sinh viên trong lĩnh vực y tế. Tôi cũng cộng tác thường xuyên với các ngành khác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. " 14 5 NHỮNG NHÓM TRỌNG TÂM Những người trong các nhóm công việc chính khác thường phối hợp với các y tá – ngoài các y tá khác - bao gồm bác sĩ, y tá được cấp phép hành nghề, kỹ thuật viên cấp cứu như các nhân viên vận chuyển bệnh nhân, nhân viên xã hội và các nhân viên hỗ trợ khác trong hệ thống y tế và xã hội. Những y tá được cấp phép hành nghề bao gồm một nhóm có mục tiêu và nội dung công việc gần giống công việc của một y tá đã đăng ký. Công việc của một y tá được cấp giấy phép bao gồm hỗ trợ phúc lợi xã hội, nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh. Việc giáo dục y tá cấp phép hành nghề được dựa trên bậc cơ bản trong hệ thống y tế và xã hội, trong khi các y tá có đăng ký được cấp bằng từ trường đại học khoa học ứng dụng - nội dung sau đây thể hiện trong phạm vi rộng hơn. Các y tá có đăng ký có trách nhiệm chính về việc lên kế hoạch toàn diện về chăm sóc bệnh nhân, cũng như đánh giá hiệu quả của nó. Thực hiện liệu pháp dược và tiến hành kiểm tra cũng được nhấn mạnh trong công việc của y tá. Họ cũng chịu trách nhiệm phối hợp điều trị, và thường hoạt động như các nhà lãnh đạo của nhóm làm việc tham gia chăm sóc bệnh nhân. Trong khi đó, trách nhiệm của một y tá được cấp phép hành nghề tập trung về thủ tục chăm sóc cơ bản, như giúp bệnh nhân trong ăn uống, tắm rửa và mặc quần áo, và hỗ trợ trong phương thức điều trị. Tuy nhiên, sự khác biệt về trách nhiệm giữa các khu vực tùy vào các đơn vị hoạt động khác nhau. Trong cộng đồng chăm sóc bệnh nhân đa chuyên môn, sự hợp tác tốt, liền mạch giữa các nhóm chuyên môn khác nhau vì lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân được nhấn mạnh. Bảng sau liệt kê những đề mục chính trong ngành y (Saranto, vv 2009): Nhân viên y tế Y tá khoa suyễn Y tá khoa dạ dày Nhân viên phòng thí nghiệm Y tá khoa tâm thần Y tá khoa tiểu đường Nhân viên cấp cứu Dược sỹ Nhân viên Vật lý trị liệu Y tá băng bó vết thương Y tá trưởng Trưởng khoa Y tá Y tá khoa truyền nhiễm Y tá chăm sóc tại gia Y tá thực hành Bác sỹ Bác sỹ gia đình Y tá phụ trách khoa Thư ký khoa Chuyên gia dinh dưỡng Y tá khoa thấp khớp Kỹ thuật viên X quang Y tá (đã đăng ký) Nhân viên trị liệu nghề nghiệp Y tá điều hành 15 6 LƯƠNG TRONG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG Lương trên hợp đồng của y tá dựa trên hiệp định thỏa thuận chung của thành phố (KVTES). Mức lương của thành phố bao gồm mức lương cơ bản dựa trên nhiệm vụ cụ thể tương ứng với mức thỏa thuận chung cộng với lương cá nhân và các phần lương khác. Tổng thu nhập của y tá bao gồm lương cơ bản tùy nhiệm vụ cụ thể, phụ thu cá nhân (phụ thu hàng năm) và tiền làm việc ngoài giờ quy định. Lương cơ bản bao gồm phần lương cơ bản tùy nhiệm vụ cụ thể, được xác định tại nơi làm việc cho mỗi y tá dựa trên mức độ trách nhiệm của công việc. Mức lương tối thiểu trên toàn quốc được xác định cho các y tá là 2,100.39 EUR / tháng (tính đến ngày 01 Tháng 1 năm 2010, KVTES). Một phần tư thu nhập của y tá bao gồm các phần bổ sung khác nhau, vì công việc của y tá thường chia ra thành ba ca. Việc điều chỉnh mức lương từ mức lương căn bản thêm phần phụ thu làm cho mức lương được cao hơn. Các khoản thu nhập bình quân làm việc theo giờ cũng bao gồm tiền đền bù cho làm việc buổi tối, ca đêm, thứ bảy và chủ nhật. Số tiền này có thể đạt gần 15% của tổng thu nhập. Tổng thu nhập cũng bao gồm phần phụ thu và bồi thường thêm giờ - phần thêm vào này gần ba phần trăm của tổng thu nhập. Theo số thống kê mức lương hàng tháng của y tá là 2.772 EUR, đó là tổng thu nhập bình quân mỗi tháng trong năm 2008. Mức lương của một y tá làm việc cho chủ nhân tư nhân được dựa trên thỏa thuận giữa nhân viên và chủ và quy định tiền lương ở khu vực tư nhân. Trong khu vực tư nhân, tiền lương trung bình của y tá trong công việc theo giờ làm việc thường xuyên được 2.536 EUR / tháng trong năm 2008. Chủ/ lương Lương căn bản EUR/ Tổng bình quân lương tháng EUR/ tháng Khu vực công 2,100.39 2,772 Khu vực tư nhân Lương bình quân theo giờ làm việc EUR/ tháng 2,536 Hình 3. Lương tối thiểu của y tá EUR / tháng từ ngày 01 tháng 1 2010 (KVTES) và tổng số thu nhập trung bình EUR / tháng trong khu vực công. Thu nhậpbình quân trong khu vực tư nhân tính theo công việc thực hiện trong giờ làm việc EUR / tháng trong năm 2008. Khi xem xét mức lương y tá nên tính đến việc số tiền lương nêu ra phản ánh tổng thu nhập, mà thuế thu nhập chưa bị khấu trừ. Tại Phần Lan, tất cả mọi người phải nộp thuế thu nhập theo quy định tỷ lệ khấu trừ cho từng cá nhân. Xem thêm thông tin về thuế hiện có sẵn trên trang web của Cục Thuế Phần Lan tại www.vero.fi 16 CHƯƠNG II 7 LÀM ĐIỀU DƯỠNG TẠI PHẦN LAN Tại Phần Lan, chỉ có người có bằng điều dưỡng có thể làm công việc y tá. Một y tá người đã đạt trình độ chuyên môn trong ngành điều dưỡng ở một đất nước khác ngoài Phần Lan và trong khối EU / EEA có thể được cấp quyền hành nghề điều dưỡng, với điều kiện là các tiêu chí nhất định phải được đáp ứng. Trong trường hợp các y tá đến từ bên ngoài khối EU / EEA, quá trình công nhận trình độ chuyên môn sẽ khác nhau. Xem thêm thông tin sẵn có tại Quyền hành nghề của các điều dưỡng viên được quy định theo Đạo luật về Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp (28 Tháng sáu 1994 / 559). Mục đích của luật là để cải thiện an toàn cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 7.1 QUYỀN HÀNH NGHỀ Quyền hành nghề của ứng viên được xem xét trên cơ sở các chỉ thị về việc công nhận trình độ chuyên môn (2005/36/EU), được thực thi tại Phần Lan bằng cách chỉnh sửa Đạo luật về Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp (559/1994) và Nghị định về Chuyên gia Y tế (564/1994). Theo chỉ thị, một nhà nước thành viên EU phải công nhận trình độ giáo dục hoặc chuyên môn của một công dân EU đạt được từ một nước thành viên khác, với điều kiện là người tự làm chủ hoặc nhân viên được yêu cầu phải có trình độ giáo dục hoặc chuyên môn nhất định theo các quy định của pháp luật, nghị định và quy định hành chính của quốc gia thành viên. Cơ quan Giám sát Quốc gia về Phúc lợi và Y tế Valvira cấp quyền hành nghề để trở thành nhà chuyên môn có giấy phép hoặc uỷ quyền, và cơ quan này cũng duy trì một trung tâm đăng ký chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp (đăng ký Terhikki) để hoàn thành trọng trách giám sát của mình. Khi một y tá được trao quyền hành nghề có nghĩa là được tự động công nhận trình độ chuyên môn, áp dụng tương ứng với chỉ thị về công nhận trình độ chuyên môn, và nếu cần thiết, trong hệ thống công nhận chung. Hệ thống công nhận chung dựa trên sự công nhận của bằng cấp trình độ đào tạo tối thiểu. Hệ thống công nhận chung dựa trên sự so sánh trình độ chuyên môn của người nộp đơn đã đạt được tại quốc gia thành viên của họ với trình độ chuyên môn được đòi hỏi tại nước nhận đơn. Một quốc gia thành viên có thể cung cấp các điều kiện nhất định phải được đáp ứng, yêu cầu người nộp đơn thực hiện các tiêu chuẩn thay thế để đánh giá, một khoảng thời gian định hướng hoặc kiểm tra năng lực. Các nguyên tắc hướng dẫn được thừa nhận dựa trên đánh giá trình độ giáo dục của người y tá nộp đơn đã đạt được ở nước xuất phát - nếu họ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về trình độ, quyền hành nghề được cấp. Nếu trình độ giáo dục không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, kinh nghiệm làm việc hoặc tham gia các dịch vụ của ứng cử viên có thể được tính vào để chứng minh khả năng của họ. Bản chất, thời gian và số lượng dịch vụ đã thực hiện sẽ được xem xét. Người nộp đơn có thể phải bắt buộc trải qua một khoảng thời gian định hướng khả năng hay kiểm tra năng lực như một biện pháp thay thế. Valvira ra các quyết định về các biện pháp thay thế. Các biện pháp này có thể bao gồm: • Thực hành nghề điều dưỡng dưới sự giám sát của một chuyên viên có thẩm quyền ở Phần Lan, có thể đi kèm với các khóa đào tạo có liên quan. • Tham gia một bài kiểm tra năng lực để đo kiến thức chuyên môn. Mục đích của bài kiểm tra là để đánh giá khả năng của người nộp đơn để hành nghề tại Phần Lan. 17 7.2 THỦ TỤC NỘP ĐƠN Ứng viên phải nộp một đơn xin hành nghề để làm một nhà chuyên môn được cấp giấy phép hoặc uỷ quyền. Đơn nộp có thể không theo mẫu, hoặc người nộp đơn có thể sử dụng mẫu đơn có sẵn trên các trang Internet của Valvira. Các tài liệu sau đây phải được nộp kèm theo đơn: Bản sao từ sổ đăng ký hộ khẩu hoặc bản sao hộ chiếu của bạn Bằng cấp giấy chứng nhận của các cơ sở giáo dục phù hợp với các phụ lục được yêu cầu Đăng ký, cấp phép hoặc quyết định liên quan đến vấn đề hành nghề tại nước xuất xứ Giấy chứng nhận bản gốc do nước xuất xứ chứng minh trình độ chuyên môn của bạn đáp ứng các yêu cầu của Chỉ thị 2005/36/EU (Giấy chứng nhận Tình trạng chuyên nghiệp hiện tại) Tất cả các tài liệu phải được công chứng. Valvira chấp nhận các tài liệu bằng các ngôn ngữ sau: tiếng Phần Lan, Thụy Điển và tiếng Anh. Pháp luật Châu Âu không yêu cầu chứng minh khả năng ngôn ngữ tại thời điểm cấp phép / giấy phép. Tuy nhiên, Đạo luật về Hành nghề chuyên nghiệp đòi hỏi một chuyên viên y tế sở hữu kỹ năng ngôn ngữ thích hợp để thực hiện trách nhiệm công việc của mình. Do đó, những nhà quản lý Phần Lan yêu cầu trình độ thông thạo ngôn ngữ thích hợp. Về trình độ thông thạo ngôn ngữ nên thảo luận và thoả thuận với người chủ. Việc tiến hành việc tự động công nhận bằng cấp kéo dài ba tháng; trong các trường hợp khác sẽ là bốn tháng. Lệ phí quyết định được quy định bởi nghị định của Valvira về tính phí công khai hiện hành. 18 8 GIÁO DỤC BỔ SUNG VÀ VIỆC HỌC TIẾNG PHẦN Nếu các bằng cấp đạt được tại nước xuất xứ không tương ứng và thỏa mãn các yêu cầu cần thiết, người nộp đơn phải tham gia chương trình giáo dục bổ sung. Các bằng cấp có thể được bổ sung tại các trường đại học khoa học ứng dụng, tại đây họ sẽ lên kế hoạch về các khóa học tổng hợp. Một danh sách những trường đại học khoa học ứng dụng cung cấp giáo dục bổ sung có thể được tìm thấy trên các trang Internet của Bộ Giáo dục. Các khóa học ngôn ngữ Phần Lan được giảng dạy trên toàn quốc - đối với người di dân đến Phần Lan, các khóa học ngôn ngữ Phần Lan được cung cấp chủ yếu bởi các trường ngôn ngữ tư nhân, cao đẳng mở và các học viện dành cho người đi làm. Các nhà quản lý Phần Lan tích cực tìm kiếm thuê nhân viên sẽ tổ chức việc đào tạo ngôn ngữ và trả tiền cho các chi phí đó. Một người nhập cư cũng có thể tham gia kỳ thi trình độ thông thạo ngôn ngữ quốc gia (Yleinen kielitutkinto, YKI). Việc kiểm tra trình độ thông thạo ngôn ngữ được định hướng cho người trưởng thành, và được thiết kế để đánh giá trình độ thông thạo ngôn ngữ trong các tình huống thực tế mà người trưởng thành phải nói, nghe, viết hoặc đọc ngôn ngữ được yêu cầu. Vượt qua các kỳ thi sẽ chính thức cung cấp chứng nhận về trình độ thành thạo ngôn ngữ. Lệ phí được áp dụng cho kỳ thi, số tiền được xác định bởi mức độ kiểm tra đã chọn. Cấp học Phân loại theo tiêu Thi phân lọai thông chuẩn Châu Âu thạo ngôn ngữ Quốc gia (YKI) Bậc cao cấp Bậc trung cấp YKI, mức cơ bản Bậc cơ bản Bậc sơ cấp Hình 4. So sánh các cấp độ khóa học theo tiêu chuẩn phân loại Châu Âu và kỳ thi kiểm tra trình độ thông thạo ngôn ngữ quốc gia tại Phần Lan (YKI). Nguồn: www.selma-net.fi Phần Lan là một quốc gia sử dụng hai ngôn ngữ tiếng Phần Lan và Thụy Điển. Trên hầu hết các vùng của Phần Lan, ngôn ngữ làm việc của y tá là tiếng Phần Lan, tuy nhiên, cũng nên biết tại một số vùng trong nước, việc chăm sóc bệnh nhân và dịch vụ được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Thụy Điển. Trong những trường hợp như vậy, các y tá phải nên thông thạo cả tiếng Thụy Điển và Phần Lan. 19 Việc học tiếng Phần Lan cũng có thể bắt đầu tự học trên Internet. Tài liệu có sẵn tại Infopankki (ngân hàng thông tin, để giúp bạn làm quen với việc tự học tiếng Phần Lan. Nguồn từ vựng chuyên ngành liên quan đến chuyên môn y tế và điều dưỡng để hỗ trợ các y tá trong các tình huống tương tác người đó có thể gặp trong thực tế điều dưỡng đã được biên soạn bởi bởi cả các nhà quản lý và một số trường đại học khoa học ứng dụng. 9 KHỞI ĐẦU CÔNG VIỆC Các điều khoản tương tự về công việc và các yêu cầu an toàn trong công việc áp dụng cho cả người lao động nước ngoài và người Phần Lan. Theo luật Hợp đồng của Đạo luật Việc làm và nghề nghiệp cung cấp cụ thể hướng dẫn trong các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động và nội dung làm việc. Người quản lý cũng được yêu cầu cung cấp đầy đủ cho các nhân viên tất cả các khóa đào tạo và hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Khi một nhân viên bắt đầu làm việc, người đó đầu tiên phải điền vào hợp đồng làm việc, thể hiện các vấn đề chính liên quan đến việc làm đã thoả thuận với người chủ. Hợp đồng làm việc luôn luôn thể hiện trên văn bản. Nếu các điều khoản chính về lao động không được xác định rõ trong hợp đồng lao động, người chủ phải giải thích cho nhân viên bằng văn bản. Các mục quan trọng nhất của một hợp đồng làm việc bao gồm mô tả công việc, thời gian làm việc, tiền lương và giờ làm việc. Thông tin thêm về làm việc tại Phần Lan có thể được tìm thấy trên các trang Internet của Văn phòng Lao động và Phát triển Kinh tế. Công việc của y tá bao gồm một diện tích hoạt động khá rộng, với các nội dung và yêu cầu trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào loại hình hoạt động của đơn vị mà người điều dưỡng bắt đầu công việc của mình. Làm việc tại một bệnh viện sẽ khác nhau với làm việc tại một trung tâm cấp cứu y tế hoặc một phòng khám ngoại trú chuyên chăm sóc chuyên ngành. Tuy nhiên, sẽ có sự định hướng từng nơi làm việc cụ thể, và định hướng sẽ diễn ra trong các đơn vị hoạt động, nơi nhân viên bắt đầu làm việc. Theo Luật bảo hộ lao động, người chủ phải đặc biệt chú trọng việc định hướng cho các nhân viên về công việc của họ và các điều kiện tại nơi làm việc, các biện pháp an toàn lao động và nếu cần thiết, tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên. Việc định hướng dược lên kế hoạch tốt và được triển khai thực hiện tại nơi làm việc cụ thể rất quan trọng cho người học việc, mặc dù người đó đã có những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết nói chung. Các kế hoạch định hướng được hoạch định tốt cũng sẽ đảm bảo an toàn bệnh nhân và thực hiện các quyền của bệnh nhân. 20 Việc định hướng tại nơi làm việc cụ thể bao gồm:  Làm quen với đơn vị hoạt động: làm quen với mô hình tổ chức, các khái niệm và phương pháp hoạt động  Làm quen với cộng đồng làm việc: trở nên quen thuộc với các nhân viên và cộng tác viên  Hướng dẫn công việc: trở nên quen thuộc với các nhiệm vụ thực tế, trách nhiệm và nguyện vọng có liên quan  Làm quen với an toàn lao động Những phòng ban và đơn vị hoạt động sẽ tự lên kế hoạch định hướng và hướng dẫn liên quan đến phương châm hoạt động, mô hình và phương pháp, cũng như các nhiệm vụ chính. Nói chung, tại các đơn vị hoạt động, việc phân bổ nhân sự được xem xét bằng cách đưa các nhân viên mới làm cùng ca với người giám sát được chỉ định. Một kế hoạch định hướng tốt chuyển tải thông điệp tới các nhân viên mới rằng cô ta hoặc anh ta được chào đón đến với cộng đồng làm việc mới. Một định hướng thành công sẽ đề cao nhân viên mới, cũng như sự hài lòng về cộng đồng làm việc, và tạo điều kiện cho việc làm việc xuất sắc và an toàn trong chăm sóc bệnh nhân. 1 0 MIÊU TẢ CÁC QUYỀN LỢI Quyền của nhân viên được bảo vệ bởi luật để trở thành thành viên của hiệp hội và tham gia vào những hoạt động của hiệp hội đó. Nhân viên có thể chọn liệu họ có muốn tham gia vào tổ chức thương mại hay không. Tại Phần Lan, nhân viên được tổ chức công đoàn ở một mức độ cao, tức là số lượng công nhân viên tham gia công đoàn rất cao. Trong số người làm việc điều dưỡng, khoảng 90% tham gia công đoàn. Liên hiệp Chuyên Gia Điều dưỡng và Xã Hội (Tehy) là tổ chức thương mại lớn nhất ở Phần Lan cho những ai có bằng cấp về y tế và chăm sóc xã hội làm việc trong lĩnh vực, cũng như những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Tehy có trách nhiệm hỗ trợ các lợi ích tiêu biểu và phát tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuong_dan_danh_cho_dieu_duong_vien_nuoc_ngoai_ve_cong_viec_v.pdf