b). Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm. và chiều cao 3dm.
Bài giải
Chu vi mặt đáy là:
Cđ = (6+4) x 2 = 20(dm2)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
DTXQ = 20 x 3 = 60(dm2)
Diện tích một mặt đáy là:
DT 2 mặt đáy = 6 x 4 x 2 = 48(dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
DTTP = 60 + 48 = 108(dm2)
Đáp số: DTXQ = 60dm2
DTTP = 108dm2
71 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn học Toán 5 Vnen - Học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diện tích hình thoi: 1,5 m2
4. Một mảnh bìa hình chữ nhật, người ta khoét đi một nữa hình tròn (như hình vẽ). Tính chu vi mảnh bìa sau khi khoét?
Bài làm
Diện tích của mảnh bìa khi chưa bị khoét là:
S = 8 x 9 = 72 (cm2)
Bán kính của hình tròn bị khoét là:
8 : 2 = 4 (cm)
Diện tích nửa hình tròn bị khoét là:
S = 4 x 4 x 3,14 : 2 = 25,12 (cm2)
Vậy diện tích mảnh bìa sau khi bị khoét là:
72 - 25,12 = 46,88 (cm2)
Đáp số: 46,88 (cm2)
------------------------------------
Bài 68. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT . HÌNH LẬP PHƯƠNG
(1 Tiết)
* Mục tiêu
Em nhận dạng được hình hộp chữ nhật, hình lập phương và nhận biết một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
A. Hoạt động thực hành
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a) Lấy một số đồ vật như bao diêm, hộp chè, ... quan sát hình dạng các đồ vật đó.
b) Trả lời câu hỏi;
- Các đồ vật trên có dạng hình gì?
- Mỗi hình có mấy mặt? Có mấy đỉnh?
- Nhận xét về hình dạng các mặt của từng hình.
Trả lời
+ Các đồ vật trên có dạng hình hộp
+ Mỗi hình có 6 mặt, có 8 đỉnh
+ Qua quan sát em thấy, các mặt đối diện của vật đều bằng nhau
2. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Em đọc kĩ nội dung sau rồi chia sẻ với bạn: (trang 40)
b) Kể tên một số đồ vật có dạng:
Trả lời
Đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật: hộp bánh, hộp khăn giấy, hộp bút, tủ đựng ti vi....
Đồ vật có dạng hình lập phương: hộp phấn, khối rubic, hộp quà, ....
3. Thực hiện các hoạt động sau:
a) Mỗi nhóm lấy một hình hộp chữ nhật và một hình lập phương.
- Đánh số thứ tự vào các mặt.
- Quan sát các mặt, các cạnh, các đỉnh của hình.
- Thảo luận rồi viết số thích hợp vào bảng sau:
Số mặt, cạnh, đỉnh
Hình
Số mặt
Số cạnh
Số đỉnh
Hình hộp chữ nhật
Hình lập phương
Bài làm
- Đánh số vào các mặt:
- Hoàn thành bảng:
Số mặt, cạnh,
đỉnh
Hình
Số mặt
Số cạnh
Số đỉnh
Hình hộp chữ nhật
6
12
8
Hình lập phương
6
12
8
Trả lời:
+ Các mặt của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 3, mặt 2 bằng mặt 4, mặt 5 bằng mặt 6
+ Các mặt của hình lập phương là hình vuông. Các mặt của hình lập phương đều bằng nhau.
4. Em đọc kĩ nội dung sau rồi chia sẻ với bạn (trang 42)
a). Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
b). Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
5. Chơi trò chơi “Đố bạn”
Trong các hình dưới đây:
- Hình nào là hình hộp chữ nhật?
- Hình nào là hình lập phương?
Bài làm
+ Hình hộp chữ nhật bao gồm các hình: Hình a và hình h
+ Hình hộp lập phương bao gồm hình b và hình e.
B. Hoạt động thực hành
1. Cho hình hộp chữ nhật sau:
a). Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật:
b). Các mặt bằng nhau của hình hộp chữ nhật:
c). Biết hình hộp chữ nhật trên có chiều dài 5cm, chiều rộng 4cm, chiều cao 3 cm, tính diện tích mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM, CBNP?
Bài làm
a). Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
+ AD = DC = QP = MN = 5cm
+ AM = DQ = CP = BN = 3cm
+ AD = BC = MQ = NP = 4cm
b). Các mặt bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
+ ABCD = MNPQ
+ ABNM = DCPQ
+ ADQM = BCPN
c). Diện tích mặt đáy MNPQ là : S = 5 x 4 = 20 (cm2)
+ Diện tích mặt bên ABNM là: S = 5 x 3 = 15 (cm2)
+ Diện tích mặt bên CBNP là: S= 3 x 4 = 12 (cm2)
2. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Bài làm
Trong các hình trên:
+ Hình A là hình hộp chữ nhật
+ Hình C là hình lập phương
C. Hoạt động ứng dụng
1. Em làm hộp quà có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương bằng giấy bìa rồi dùng bút màu làm trang trí theo ý thích của em theo hướng dẫn sau:
Bài làm
------------------------------
Bài 69. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT.
(2 Tiết)
* Mục tiêu
Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật
A. Hoạt động thực hành
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a). Thảo luận và điền tiếp vào bảng cho thích hợp
Ví dụ: Ở một cửa hàng, người ta làm các hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật để đựng bánh có kích thước như sau:
Tính diện tích bìa để làm chiếc hộp đó (diện tích các mép dán coi như không đáng kể)
Bài làm
Chiều dài
Chiều rộng
Diện tích
Mặt 1
12 cm
5 cm
60 cm2
Mặt 2
12 cm
5 cm
60 cm2
Mặt 3
10cm
5 cm
50 cm2
Mặt 4
12cm
10cm
120 cm2
Mặt 5
10cm
5 cm
50 cm2
Mặt 6
12cm
10cm
120 cm2
b). Trả lời câu hỏi:
- Những mặt nào có diện tích bằng nhau?
- Tổng diện tích của bốn mặt bên của chiếc hộp là bao nhiêu?
- Tổng diện tích tất cả các mặt của chiếc hộp là bao nhiêu?
Trả lời:
+ Mặt bên bằng nhau của hộp là: 1 bằng 2; 4 bằng 6; 3 bằng 5.
+ Tổng diện tích bốn mặt bên của chiếc hộp là:
50 + 120 + 50 + 120 = 340(cm2)
+ Tổng diện tích tất cả các mặt của chiếc hộp là:
60 + 60 + 50 + 120 + 50 + 120 = 460(cm2)
c). Thảo luận cách tính tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật bằng cách thuận tiện nhất.
+ Em, muốn tính tổng diện tích bốn mặt ta chỉ cần tính diện tích hai mặt bên liền kề vuông góc với nhau rồi sau đó nhân hai.
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a). Đọc kĩ nội dung
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật
b). Thảo luận cách giải bài toán:
Bài toán: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó?
c). Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp:
Quan sát hình hộp khai triển trên đây ta thấy: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích của hình chữ nhật có:
Chiều dài là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm)
(tức bằng chu vi mặt đáy hộp)
Chiều rộng là: 4 cm (tức là bằng chiều cao hình hộp)
Do đó, diện tích xung quanh của hình hộp đó là:
26 x 4 = 104 (cm2)
d). Đọc kĩ nội dung sau;
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
DTXQ = Chu vi đáy x chiều cao, hoặc DTXQ = Cđ x h
DTXQ: Diện tích xung quanh; Cđ: chu vi đáy; h: chiều cao
Cđ = (chiều dài + chiều rộng) x 2; (chiều dài và chiều rộng cùng đơn vị đo)
Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 10 cm và chiều cao 5 cm.
*Cđ = (chiều dài + chiều rộng) x 2
*DTXQ = Chu vi đáy x chiều cao
Bài giải
Chu vi mặt đáy là:
Cđ = (20 + 10) x 2 = 60(cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
DTXQ = 60 x 5 = 300(cm2)
Đáp số: 300cm2
3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a). Đọc kĩ nội dung sau rồi chia sẻ với bạn:
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật đó
DTTP = DTXQ + DT 2 mặt đáy
DTTP: diện tích toàn phần ; DTXQ: diện tích xung quanh
(DT 2 mặt đáy = a x b x 2) (DT 1 mặt đáy = a x b )
Ví dụ 2: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ở ví dụ 1
*DT 1 đáy = chiều dài x chiều rộng
*DTTP = DTXQ + DT 2 mặt đáy
Bài giải
Diện tích một mặt đáy là:
DT 1 mặt đáy = 20 x 10 = 200 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là
DTTP = 300 + 200 x 2 = 700 (cm2)
Đáp số: 700 cm2
b). Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm. và chiều cao 3dm.
Bài giải
Chu vi mặt đáy là:
Cđ = (6+4) x 2 = 20(dm2)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
DTXQ = 20 x 3 = 60(dm2)
Diện tích một mặt đáy là:
DT 2 mặt đáy = 6 x 4 x 2 = 48(dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
DTTP = 60 + 48 = 108(dm2)
Đáp số: DTXQ = 60dm2
DTTP = 108dm2
B. Hoạt động thực hành
1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chữ nhật có:
a). Chiều dài 25dm, chiều rộng 1,5m và chiều cao 18dm.
Bài làm
a). Chiều dài 25dm, chiều rộng 1,5m và chiều cao 18dm
Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là:
25 + 1,5 + 25 + 1,5 = 53 (dm)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:
53 x 18 = 954 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
25 x 1,5 = 37,5 (dm2)
Vậy, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
954 + 37,5 x 2 = 1029 (dm2)
b) Chiều dài m, chiều rộng m và chiều cao m.
b. Chiều dài 45, chiều rộng 13 và chiều cao 14.
Đổi: m = 0,8m; m = 0,33m ; = 0,25m
Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là:
0,8 + 0,33 + 0,8 + 0,33 = 2,26 (m)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:
2,26 x 0,25 = 0,565 (m2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
0,8 x 0,33 = 0,264 (m2)
Vậy, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
0,565 + 0,264 x 2 = 1,093 (m2)
2. Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,6m và chiều cao 8dm. người ta sơn mặt ngoài của thùng . Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu mét vuông?
Bài làm
Đổi : 8dm = 0,8m
Chiều dài các mặt bên hình hộp là:
1,5 + 0,6 + 1,5 + 0,6 = 4,2 (m)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
4,2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 0,6 = 0,9 (m2)
Vậy, diện tích quét sơn là:
3,36 + 0,9 = 4,26 (m2)
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật A và B bằng nhau c
b) Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật A và B bằng nhau c
Bài làm
* Hướng dẫn:
Để biết đúng hay sai, chúng ta phải tính ra kết quả bên ngoài.
Hình A:
+ Chiều dài các mặt xung quanh là: 1,5 + 2,5 + 1,5 + 2,5 = 8 (dm)
+ Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là: 8 x 1,2 = 9,6 (dm2)
+ Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 2,5 x 1,5 = 3,75 (dm2)
+ Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 9,6 + 3,75 x 2 = 17,1(dm2)
Hình B:
+ Chiều dài các mặt xung quanh là: 1,5 + 1,2 + 1,5 + 1,2 = 5,4 (dm)
+ Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là: 5,4 x 2,5 = 13,5 (dm2)
+ Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 1,5 x 1,2 = 1,8 (dm2)
+ Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 13,5 + 1,8 x 2 = 17,1(dm2)
* Điền Đ hoặc S:
a). Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật A và B bằng nhau → S
b). Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật A và B bằng nhau → Đ
C. Hoạt động ứng dụng
1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật:
Bài làm
* Hình a:
Chiều dài các mặt bên chiếc hộp là:
22 + 11,5 + 22 + 11,5 = 67 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
76 x 8 = 608 (cm2)
Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
22 x 11,5= 253 (cm2)
Vậy, diện tích toàn phần chiếc hộp là:
608 + 253 x 2 = 1114 (cm2)
* Hình b:
Chiều dài các mặt bên chiếc tủ hình hộp chữ nhật là:
0,75 + 0,5 + 0,75 + 0,5 = 2,5 (m)
Diện tích xung quanh của chiếc tủ đó là:
2,5 x 1,6 = 4 (m2)
Diện tích mặt đáy của chiếc tủ là:
0,75 x 0,5 = 0,375 (m2)
Vậy, diện tích toàn phần chiếc tủ là:
4 + 0,375 x 2 = 4,75 (m2)
2. Tìm trong nhà một đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật sau đó đo và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của đồ vật đó.
Bài làm
Ví dụ
Đo chiếc hộp dựng bút của em và được kết quả như sau:
+ Chiều dài: 25cm
+ Chiều rộng: 10 cm
+ Chiều cao: 4 cm
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần chiếc hộp bút
Bài giải:
Chiều dài các mặt bên hộp bút là:
(25 + 10) x 2 = 70 (cm)
Diện tích xung quanh hộp bút là:
70 x 4 = 280 (cm2)
Diện tích một mặt đáy hộp bút là:
25 x 10 = 250 (cm2)
Vậy, diện tích toàn phần chiếc hộp bút là:
280 + 250 x 2 = 780 (cm2)
2. Đề bài: Nhà em có một ........................................dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài .................., chiều rộng ................... và chiều cao ............................. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của ..........................................
Bài làm
-------------------------------------
Bài 70. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
(2 Tiết)
* Mục tiêu
Em biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi " Đố bạn "
a). Em đố bạn và điền kết quả vào bảng sau:
Hình hộp chữ nhật
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
9 dm
5 dm
8 dm
224(dm2)
314(dm2)
7 cm
7 cm
7 cm
196(cm2)
294(cm2)
3,1 m
3,1 m
3,1 m
38,44(m2)
57,66(m2)
b). Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau thì diện tích các mặt có bằng nhau không?
Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau?
Trả lời:
- Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau thì diện tích các mặt đó bằng nhau.
- Nếu hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau thì tính:
+ Diện tích xung quanh bằng diện tích một mặt nhân 4
+ Diện tích toàn phần bằng diện tích một mặt nhấn 6
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a) Thảo luận cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm
b). Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên
- Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
DTXQ = (5 x 5) x 4 = 100 (cm2)
- Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
DTIP = (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
c). Đọc kĩ nội dung sau và chia sẻ với bạn:
* Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
* Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
3. a). Nói cho bạn nghe cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4
Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6
b). Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,3m.
Bài làm
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
(2,3 x 2,3) x 4 = 21,16 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
(2,3 x 2,3) x 6 = 31,74 (m2)
B. Hoạt động thực hành
1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có:
a). Cạnh 2,5dm.
b). Cạnh 4m 2cm.
Bài làm
a). Cạnh 2,5dm
Diện tích xung quang của hình lập phương đó là:
(2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
(2,5 x 2,5) x 6 = 37,5 (dm2)
b). Cạnh 4m2cm
Đổi 4m2cm = 402cm
Diện tích xung quang của hình lập phương đó là:
(402 x 402) x 4 = 646416 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
(402 x 402) x 6 = 969624 (dm2)
2. Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 3,5 dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm cái hộp đó (không kể mép dán)
Bài làm
Do chiếc hộp không có nắp nên diện tích mảnh bìa cần dùng là tổng diện tích của 5 mặt giấy bìa cứng.
Diện tích một mặt hình lập phương là:
3,5 x 3,5 = 12,25 (dm2)
Diện tích bìa cần dùng là:
12,25 x 5 = 61,25 (dm2)
Đáp số: 61,25 dm2
3. Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương?
Trả lời
Mảnh bìa có thể gấp được một hình lập phương là: Hình 3 và hình 4
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B c
b) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B c
c) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B c
c) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B c
Trả lời:
a). → Sai; b).→ Đúng; c). → Sai; d).→ Đúng
C. Hoạt động ứng dụng
1. Hà dán giấy màu vào các mặt của một hộp quà hình lập phương cạnh 2dm. Hỏi diện tích giấy đã dán là bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
Bài làm
Diện tích giấy Hà đã dán là:
2 x 2 x 6 = 24 (dm2)
Đáp số: 24 dm2
----------------------------------
Bài 71. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
(1 Tiết)
* Mục tiêu
Em ôn tập về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
A. Hoạt động thực hành
1. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chũ nhật có:
a) Chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,1m, chiều cao 0,5m
b) Chiều dài 3m, chiều rộng 15dm, chiều cao 9dm
Bài làm
a). Chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,1m và chiều cao 0,5m
Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là:
2,5 + 1,1 + 2,5 + 1,1 = 7,2 (m2)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:
7,2 x 0,5 = 3,6 (m2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
2,5 x 1,1 = 2,75 (m2)
Vậy, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
3,6 + 2,75 x 2 = 9,1(m2)
b). Chiều dài 3m, chiều rộng 15dm và chiều cao 9dm
Đổi: 15dm = 1,5m; 9dm = 0,9m
Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là:
3 + 1,5 + 3 + 1,5 = 9 (m2)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:
9 x 0,9 = 8,1(m2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
3 x 1,5 = 4,5 (m2)
Vậy, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
8,1 + 4,5 x 2 = 17,1(m2)
2. Viết số đo thích hợp vào ô trống
Bài làm
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
4m
m = 0,4m
0,8cm
Chiều rộng
3m
0,25m
0,6cm
Chiều cao
5m
m = 0,5m
0,6 cm
Chu vi mặt đáy
14m
m = 1,3m
2,8cm
Diện tích xung quanh
70m2
0,65m2
1,68m2
Diện tích toàn phần
94m2
0,85m2
2,64m2
3. Một hình lập phương có cạnh 5 cm. Nếu cạnh hình lập phương gấp lên 4 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần?
Bài làm
Ta có:
Diện tích xung quanh của hình lập phương ban đầu là:
5 x 5 x 4 = 100 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương sau khi tăng 4 lần là:
(5 x 4) x (5 x 4) x 4 = 1600 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương ban đầu là:
5 x 5 x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương sau khi tăng 4 lần là:
(5 x 4) x (5 x 4) x 6 =2400 (cm2)
Mà: 1600 : 100 = 16; 2400 : 150 = 16
Vậy một hình lập phương có cạnh 5cm. Nếu cạnh hình lập phương gấp lên 4 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần nó gấp lên 16 lần.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Người ta muốn sơn mặt ngoài (không sơn đáy) một chiếc tủ hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,2m, chiều rộng 40cm, chiều cao 80cm. Tính diện tích phần sơn.
Bài làm
Do hai mặt đáy không sơn nên phần diện tích sơn của chiếc tủ chính là diện tích xung quanh. Ta có:
Đổi: 40cm = 0,4m; 80cm = 0,8m
Chiều dài mặt bên chiếc tủ hình chữ nhật là:
(2,2 + 0,4) x 2 = 5,2 (m)
Diện tích xung quanh chiếc tủ hình chữ nhật là:
5,2 x 0,8 = 4,16 (m2)
Vậy: diện tích sơn cho chiếc tủ hình hộp chữ nhật là 4,16m2
2. Trên mặt của hình lập phương có các chữ A, C, D, E, G, H. Hãy cho biết mặt đối diện với mặt chứa các chữ H, A, E là mặt chữa chữ gì?
Bài làm
+ Mặt đối diện với mặt chứa chữ H là chữ D
+ Mặt đối diện với mặt chứa chữ A là chữ C
+ Mặt đối diện với mặt chứa chữ E là chữ G
---------------------------------
Bài 72. THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
(1 Tiết)
*Mục tiêu
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau;
a). Lấy một hình lập phương nhỏ rồi thả vào bên trong một hình hộp chữ nhật (xem hình vẽ).
b). Em đọc và giải thích cho bạn nghe
Trong hình trên, hình lập phương nẳm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật.
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau;
a). Mỗi bạn lấy 4 hình lập phương như nhau. Từ 4 hình lập phương đó ghép thành một hình mới tùy ý.
C D
b). Em đọc và giải thích cho bạn nghe.
Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói: Thể tích hình C bằng thể tích hình D
3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau;
a) Quan sát hình vẽ:
P M N
b). Em đọc và giải thích cho bạn nghe:
4. a). Lấy một số hình lập phương như nhau, Ghép lại một hình mới tùy ý.
b). Em đố bạn, hình em vừa ghép có mấy hình lập phương nhỏ?
c). So sánh thể tích các hình mà mỗi bạn trong nhóm vừ ghép được rồi cho biết bạn nào ghép được hình có thể tích lớn hơn. Tại sao?
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trong hai hình dưới đây:
1 cm 1 cm
A B
+ Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ?
+ Hình hộp chữ nhật B gồm mấy hình lập phương nhỏ?
+ Hình nào có thể tích lớn hơn?
Bài làm
Quan sát hình trên ta thấy:
+ Hình A gồm 8 hình lập phương nhỏ (vì có 2 lớp, mỗi lớp 4 hình lập phương nhỏ)
+ Hình B gồm 12 hình lập phương nhỏ (vì có 2 lớp, mỗi lớp 6 hình lập phương nhỏ)
+ Hình B có thể tích lớn hơn hình A (vì 12 > 8)
2. + Hình C gồm mấy hình lập phương nhỏ?
+ Hình D gồm mấy hình lập phương nhỏ?
+ So sánh thể tích của hình C và hình D:
C D
Bài làm
+ C gồm 8 hình lập phương nhỏ
+ Hình D gồm 10 hình lập phương nhỏ
+ Thể tích hình D lớn hơn thể tích hình C
3. Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm
Hãy xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?
Bài làm
C. Hoạt động ứng dụng
1. a) Dựa vào tranh vẽ, hãy kể lại câu chuyện về chú quạ thông minh
b) Theo em, khi quạ thả những viên sỏi vào bình nước, mực nước của bình có thay đổi không?
Bài làm
a). Kể lại câu chuyện chú quạ thông minh
Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó nhìn quanh và bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc cây.
Khi tới gần, nó mới phát hiện ra rằng cái bình có chứa rất ít nước, và nó không thể chạm mỏ đến gần đáy mà uống được. Nó thử đủ cách để thò mỏ được đến mặt nước, nhưng mọi cố gắng của nó đều thất bại.
Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy. Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình.
Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi.
b.) Theo em, khi quạ thả những viên sỏi vào bình nước, mực nước của bình sẽ thay đổi.
2. Duy xếp các hình lập phương đồ chơi vào một chiếc hộp dạng hình hộp chữ nhật. Mỗi lớp Duy xếp được số hình lập phương đồ chơi như hình vẽ. Tính xem Duy có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương như thế, biết rằng xếp 6 lớp thì đầy hộp
Bài làm
Theo hình trên ta thấy:
+ Chiều dài của chiếc hộp có 3 hình lập phương
+ Chiều rộng của chiếc hộp có 3 hình lập phương
+ Một lớp, hình hộp chữ nhật xếp được số hình lập phương là:
3 x 3 = 9 (hình lập phương)
+ Vậy 6 lớp, hình hộp chữ nhật xếp được số hình lập phương là:
9 x 6 = 54 (hình lập phương)
---------------------------------
Bài 73. XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
(1 Tiết)
* Mục tiêu:
Em nhận biết:
- Biểu tượng về xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- Quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
Thi đua nhau viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a). cm, dm là đơn vị đo .................................................
1 dm = ...................... cm
b). cm2, dm2 là đơn vị đo .............................................
1 m2= .......................... cm2
Trả lời
a). cm, dm là đơn vị đo chiều dài
1dm = 10 cm
b). cm2, dm2 là đơn vị đo diện tích
1dm2 = 100cm2
2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn:
Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị; xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
a) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 cm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3.
b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
c) Hình lập phương có cạnh 1 dm gồm: 10x10x10=1000 hình lập phương có cạnh 1 cm. ta có:
1 dm3 = 1000 cm3
1 dm3 = 1 lít
3. a) Ghi cách đọc các số đo thể tích sau: 68 cm3 ; 54,3 dm3 : cm3
b) Viết các số đo: Ba mươi bảy đề-xi-mét khối, Năm phần tám xăng-ti-mét khối
Bài làm
a). Đọc:
+ 83cm3: Tám mươi ba xăng ti mét khối;
+ 54,3dm3: Năm mươi bốn phẩy ba đề xi mét khối;
+ 45 cm3: Bốn phần năm xăng ti mét khối
b). Viết số:
+ Ba mươi bảy đê xi mét khối → 37 dm3
+ Năm phần tám xăng ti mét khối → 58cm3
c) Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm:
1 cm 1 cm
Thể tích hình trên là 8 cm3 Thể tích hình trên là 11 dm3
B. Hoạt động thực hành
1. Viết vào ô trống (theo mẫu)
Bài làm
Viết
Đọc
85cm3
Tám mươi lăm xăng-ti-mét khối
604dm3
Sáu trăm linh tư đề-xi-mét khối
23,02dm3
Hai mươi ba phẩy không hai đề-xi-mét khối
38 cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét khối
428cm3
Bốn trăm hai mươi tám xăng-ti-mét khối
9,103dm3
Chín phẩy một trăm linh ba đề-xi-mét khối
49 cm3
Bốn phần chín xăng-ti-mét khối
2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 dm3 = .......................... cm3 634 dm3 = .................... cm3
10,2 dm3 = .................... cm3 . 0,8634 dm3 = ....................cm3
b) 6 000 cm3= ....................dm3 234 000 cm3= ....................dm3
Bài làm
a). 1dm3 = 1000 cm3 10,2dm3 =
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HDH Toan Vnen 5 Tap 2A.docx