I- Mục đích, yêu cầu:
- KT: Nghe viết chính xác đoạn: Ê - đi - xơn, làm bài tập, phân biệt tr/ch.
- KN: Rèn kỹ năng nghe và viết đúng, sạch, đẹp.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức tự rèn chữ và giữ vở sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp chép 2 lần bài tập 2a.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn viết chính tả.
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoach bài dạy lớp 3 - Năm học: 2014 – 2015 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường trong các tình huống cụ thể.
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận xử lý một tình huống (vở bài tập đạo đức)
2- Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường.
- Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khă năng tham gia và mong muốn được tham gia.
- Yêu cầu đại diện mỗi tổ đọc to các phiếu cho các lớp nghe.
Kết luận: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổ phận của học sinh.
- Các nhóm thảo luận xử lí tình huống.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh xác định những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia ghi ra giấy.
- HS đọc những việc mình đã đăng kí làm.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
HDTH Toán
LUYỆN BÀI TẬP
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp HS củng cố về tên gọi các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
- KN: biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm).
- TĐ: Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập và lòng say mê học toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 1,2,3 năm 2015
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các tháng trong 1 năm ?
- Tháng 2 năm thường có bao nhiêu ngày
B- Bài mới:
1- Giới thiêu bài:
2- Bài tập:
* Bài tập 1:
- GV cho HS xem tờ lịch tháng 1,2,3 năm 2015
- Gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi trong VBT
Củng cố các ngày trong một tháng.
* Bài tập 2:
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát lịch năm 2015 trả lời câu hỏi như trong VBT
- Yêu cầu tự làm miệng.
- GV nhận xét, kết luận đúng sai.
* Bài tập 3:
-YC HS hoạt động cá nhân theo câu hỏi trong VBT
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi
-GV cùng HS đánh giá
* Bài tập 4:
- GV cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét kết luận câu trả lời đúng
IV- củng cố dặn dò: nhận xét tiết học
- 2 HS.
- 1 HS - nhận xét.
- HS nghe.
- HS quan sát lịch trong VBT.
- HS lần lượt trả lời, HS khác theo dõi nhận xét.
- HS quan sát lịch năm 2015 và trả lời.
- HS trả lời trước lớp.
.
-HS điền trong VBT
- HS 2 em ghi nhanh các tháng có 30 ngày,tháng có 31ngày.
.
- HS bài vào bảng con
HDTH Tiếng Việt
ÔN KỂ CHUYỆN Ê-ĐI-XƠN VÀ CỤ GIÀ
I- Mục đích, yêu cầu:
A- Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
- Hiểu nộ dung :Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn giàu sáng kiến,luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B- Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học.
KỂ CHUYỆN
1- Xác định yêu cầu:
- Yêu cầu HS đọc phần kể chuyện.
- Hướng dẫn tập kể.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Gọi 3 nhóm kể trước lớp.
- GV cùng HS theo dõi.
- GV nhận xét .
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS phân vai dựng lại câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ.
- HS kể trong nhóm.
- 3 nhóm thi kể trước lớp.
- HS chọn nhóm kể hay nhất.
IV- Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện em biết được gì về nhà bác học Ê - đi - xơn.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
THỂ DỤC
ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I- Mục tiêu:
+ KT: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân và chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức
+ KN: Rèn kỹ năng thực hiện đúng các động tác, chơi trò chơi ở mức tương đối đúng và chủ động.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và có ý thức rèn luyện sức khoẻ.
II- Địa điểm, phương tiện.
- HS tập tại sân trường, chuẩn bị còi và dây nhảy.
III- Hoạt động dạy học.
1- Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung yêu cầu.
- GV cho HS tập bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu HS chạy chậm 1 vòng.
2- Phần cơ bản:
+ Ôn nhảy dây:
- GV cho HS so dây tại chỗ, quay dây.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Gọi HS tập nhảy kiểu chụm 2 chân.
- Yêu cầu cả lớp tập nhảy, GV quan sát.
- Gọi HS thi nhảy.
- GV cùng HS chọn người nhảy đúng, nhiều lần nhất.
+ Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV cho HS chơi theo các đội.
- Yêu cầu thi giữa các đội chọn đôi nhất.
- HS nghe.
- HS tập bài thể dục.
- HS chạy chậm quanh sân tập.
- HS lần lượt làm từng đôi một.
- 4 HS làm thử, HS khác theo dõi.
- HS nhảy dây.
- Mỗi tổ 2 HS thi.
- HS nghe, 1 HS nêu lại cách chơi.
- HS chơi theo đội.
- Các đội thi với nhau.
3- Phần kết thúc: - HS đi đều và giậm chân
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (tiếp)
I- Mục tiêu:
- KT: HS biết thế nào là tôn trọng khách nước ngoài, vì sao làm như vậy và trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt mầu da, quốc tịch.
- KN: Rèn kỹ năng biết cư xử lịch sự khi gặp khách nước ngoài.
- TĐ: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài.
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức lớp 3.
III- Hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Kể 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết.
- Em có nhận xét gì về hành vi đó ?
+ GV kết luận: Cư xử với khách nước ngoài lịch sự là 1 hành vi tốt chúng ta nên học tập.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
+ Mục tiêu: HS nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận.
+ GV kết luận:
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai.
+ Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong tình huống cụ thể.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận cách ứng xử.
- Yêu cầu đóng vai.
- GV cho 2 nhóm thi đóng vai.
- GV cùng HS nhận xét chọn nhóm tốt nhất.
+ GV kết luận: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc. Giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.
- HS trao đổi với nhau.
- HS trình bày trước lớp, HS khác bổ sung.
- HS thảo luận theo yêu cầu trong vở bài tập, đại diện từng nhóm báo cáo.
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận từng cách trong SGK và vở bài tập.
- Các nhóm đóng vai.
- 2 nhóm diễn trước lớp.
- HS nghe.
IV- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hành theo yêu cầu bài đã học.
ÂM NHẠC
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
Thứ ba ngày 27 tháng 1 năm 2015
Toán
HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp HS có biểu tượng về hình tròn, biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- KN: Bước đầu biết dùng compa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ hình tròn, chiếc đĩa hình tròn.
- Com pa và mô hình hình tròn.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Giới thiêu hình tròn:
- GV đưa 1 số đồ vật có dạng hình tròn (mặt đồng hồ, đĩa hình tròn, ...).
- Các đồ vật có dạng hình gì ?
- Tìm xung quanh có đồ vật gì có dạng hình tròn ?
- GV dùng com pa vẽ 1 hình tròn trên bảng.
- Com pa dùng để làm gì ?
- GV giới thiêu cấu tạo của com pa.
- GV giới thiệu tâm, bán kính, đường kính.
3- Giới thiệu cách vẽ hình tròn.
- GV hướng dẫn cách sử dụng compa.
- HD vẽ hình tròn có tâm o và bán kính 2 cm.
- Yêu cầu HS vẽ.
- GV quan sát uốn nắn HS.
4- Thực hành:
* Bài tập 1:
- GV cho HS quan sát hình vẽ SGK.
- Gọi HS làm miệng.
- Độ dài bán kính so với độ dài đường kính thế nào ? và ngược lại ?
* Bài tập 2:
- Gọi HS nêu lại yêu cầu.
- GV cho HS thực hành nháp.
- GV giúp HS vẽ hình.
* Bài tập 3:
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
- Phần b cho 3 HS thi.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS quan sát mẫu.
- Hình tròn.
- HS tự tìm.
- HS quan sát.
- Vẽ hình tròn.
- HS quan sát và nghe.
- HS nghe và nhắc lại.
- HS nghe.
- HS theo dõi cách vẽ.
- HS vẽ nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS quan sát hình.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS.
- 2 HS lên bảng, dưới nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên bảng.
- 3 HS đại diện thi.
III- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS về tìm thêm các vật có dạng hình tròn.
Chính tả (Nghe- viết)
Ê - ĐI - XƠN
I- Mục đích, yêu cầu:
- KT: Nghe viết chính xác đoạn: Ê - đi - xơn, làm bài tập, phân biệt tr/ch.
- KN: Rèn kỹ năng nghe và viết đúng, sạch, đẹp.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức tự rèn chữ và giữ vở sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp chép 2 lần bài tập 2a.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn viết chính tả.
* Tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV đọc đoạn văn.
- Những phát minh sáng chế của E - đi - xơn có ý nghĩa như thế nào ?
- Em biết gì về Ê - đi - xơn.
* Hướng dẫn trình bày bài:
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào được viết hoa ? vì sao ?
- Tên riêng Ê - đi - xơn viết thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Gọi HS nêu các từ ngữ khó.
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ ngữ khó viết.
- Gọi HS đọc lại các từ ngữ vừa viết.
* Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết.
- GV quan sát nhắc nhở HS.
- GV soát bài và nhận.
3- Hướng dẫn bài tập 2a.
- GV treo bảng phụ.
- GV cho HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- HS theo dõi.
- Góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.
- 1 HS kể.
- Có 3 câu.
- 2 HS nêu, nhận xét.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS nêu, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng, dưới viết bảng con: Ê - di - xơn, lao động, trên trái đất, ....
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS viết bài.
- HS soát theo GV, thu 10 bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trên bảng phụ.
- 2 HS chữa, dưới làm vở.
- HS đọc lại câu đúng.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chú ý khi viết chính tả.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA P
I- Mục tiêu:
- KT: Củng cố lại cách viết chữ hoa P đúng mẫu, sạch, đẹp.
- KN: Rèn kỹ năng viết đẹp các chữ cái hoa: P, B, C, T, G, Đ, H, V, N; Viết đúng đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên và câu ứng dụng.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong luyện chữ viết và tính cần cù.
II- Đồ dùg dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa P, PH.
- Vở tập viết lớp 3 tập 2.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra Bài cũ: 2 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng tuần 21.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn viết chữ hoa: GV treo chữ mầu: P, PH.
-HS viết bảng con, bảng lớp.
-Nhận xét ,sửa sai.
- HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng
- Giảng từ và hướng dẫn viết.
- HS viết bảng con và bảng lớp.
- Nhận xét , sửa sai.
3- HS viết vở, chấm nhận xét.
IV- Củng cố dặn dò:
Tự nhiên và xã hội
RỄ CÂY
I- Mục tiêu.
- KT: Giúp HS nêu được đặc điểm của các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- KN: Có kỹ năng mô tả, phân biệt được các loại rễ cây.
-TĐ: Giáo dục HS biết trồng và chăm sóc cây xanh.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trong SGK; 1 số cây có rễ cọc, rễ chùm ....
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: Nêu lợi ích của thân cây ?
B- Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ cây.
- GV cho HS làm theo nhóm.
- GV cho HS quan sát 1 số cây mang đến lớp.
- Yêu cầu các nhóm quan sát rễ cây, phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại rễ cọc và rễ chùm ?
- GV kết luận: Rễ cọc, rễ chùm; đặc điểm của 2 loại rễ đó.
- Tương tự cho HS quan sát cây có rễ phụ, cây có rễ củ và đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận: Rễ phụ, rễ củ có cùng cấu tạo nhưng có sự khác nhau.
- Nêu đặc điểm của các loại rễ cây.
- GV cho HS quan sát hình trong SGK.
- GV nhận xét kết luận đúng, sai.
* Hoạt động 2: Phân loại rễ cây.
- GV cho HS thi các nhóm.
- GV cho HS quan sát các loại rễ cây và tự phân loại đúng các nhóm.
- GV cùng HS nhận xét chọn nhóm thắng cuộc.
- HS chia làm 6 nhóm.
- HS nhận cây để quan sát.
- HS thảo luận.
- Đại diện báo cáo.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát, đại diện phát biểu.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 4 HS trả lời của 4 loại rễ.
- HS quan sát và nêu nội dung các bức tranh.
- Mỗi nhóm 2 HS.
- Các nhóm tự phân loại và nêu trước lớp.
* Hoạt động kết thúc:
- Khi gặp gió to cây có rễ cọc và cây có rễ chùm thì cây nào đứng vững hơn ? vì sao ?
- Cây trồng để chắn bão là cây gì ? loại rễ gì ?.
- Nhắc HS tìm thêm các loại cây có các loại rễ đã học.
Thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2015
Tập đọc
CÁI CẦU
I- Mục đích, yêu cầu:
+ KT: Đọc đúng, to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài; thuộc bài thơ.
+ KN: Đọc thành tiếng, phát âm đúng 1 số từ, tiếng khó: Xe lửa, lâu, lá tre, lối, qua lại.
- Ngắt nghỉ đúng dấu câu và nhịp thơ.
- Đọc giọng tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hiểu được 1 số từ ngữ: Chụm, ngòi, Sông Mã.
- Hiểu được nội dung bài.
+ TĐ: Giáo dục HS biết tự hào và yêu cha mình, yêu công việc của cha.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ chép bài thơ.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài: Nhà bác học và bà cụ.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
- GV đọc cả bài
Hướng dẫn HS luyện đọc.
3- Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV nêu câu hỏi 1 SGK.
- GV nêu câu hỏi 2 SGK.
+ GV kết luận: Từ chiếc ảnh cây cầu bạn hình dung đến những cây cầu rất ngộ nghĩnh.
- GV nêu câu hỏi 3 SGK.
- GV nêu câu hỏi 4 SGK.
4- Học thuộc lòng:
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
- HD đọc thuộc theo phương pháp xoá dần.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét .
- HS theo dõi.
- HS đọc nối nhau từng dòng thơ
Kết hợp luyện từ khó
- Đọc nối tiếp từng khổ thơkết hợp giải nghĩa từ chú giải
- Luyện đọc theo nhóm
- Luyện đọc đồng thanh
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc khổ thơ 2, HS khác đọc thầm.
- HS trả lời.
-HS trả lời
- HS đọc đồng thanh
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và thi đọc thuộc lòng cả bài thơ
IV- Củng cố dặn dò:
- Bài thơ cho em hiểu điều gì ?.
- GV nhận xét tiết học.
Toán
KIỂM TRA BÀI SỐ 2
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừcác số có 4 chữ số (có nhớ hai lần.)
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Giải được bài toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy và học:
GV : Đề kiểm tra
HS : Giấy kiểm tra
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra : Giấy bút của HS.
2. Hướng dẫn làm bài.
* Hoạt động 1 : GV chép đề
GV chép đề lên bảng - Đọc soát lại đề.
- Bài 1. Đặt tính rồi tính (4 điểm)
3528 + 1954 5369 + 1917 2805 + 785 736 + 358
- Bài 2 (2điểm)
999 ... 1000 9999 ... 9998
3000 ... 2999 9998 ... 9990 + 8
500 + 5 ... 5005 7351 ... 7153
- Bài 3: Tìm x ( 1.5 điểm)
X + 285 = 2094 x – 45 = 5605 6000 – x = 2000
- Bài 4: A: Một thư viện có 960 cuốn truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng 1/6 số truyện tranh đã có. Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn truyên.
* Hoạt động 2 : HS chép đề và làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
* Hoạt động 3 : Thu bài
- Gv thu bài về nhà chấm nhắc nhở HS.
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO - DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I- Mục đích, yêu cầu:
- KT: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm sáng tạo; tìm được các từ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức; ôn luyện về dấu phẩy.
- KN: Rèn cách dùng từ đúng chủ điểm, biết cách dùng dấu phẩy
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 1,2,3.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: Đặt câu có sử dụng nhân hoá.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn bài tập:
* Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Gọi HS kể tên các bài tập đọc, chính tả tuần 20,21 đã học.
- GV chia lớp làm 6 nhóm yêu cầu các nhóm tìm các từ ngữ chỉ trí thức, hoạt động của trí thức trong từng bài.
- GV cùng lớp nhận xét.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, cho điểm.
* Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- Câu chuyện Điện gây cười ở đâu ?
- HS nghe.
- 1 HS đọc trước lớp, dưới đọc thầm.
- 2 HS kể, nhận xét, 6 HS lần lượt chữa bảng.
- HS chia làm 6 nhóm (6 bài); mỗi nhóm tìm trong 1 bài; đại diện nhóm báo cáo.
- 2 HS đọc lại các từ đúng.
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
- 1 HS lên bảng làm, dưới HS làm vở bài tập.
- 1 HS đọc lại đúng câu.
- 1 HS đọc trước lớp, dưới đọc thầm.
- 1 HS chữa bảng, dưới làm vở.
- 1 số HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc lại truyện.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chú ý sử dụng dấu câu cho đúng.
Tự nhiên và xã hội
RỄ CÂY (Tiếp)
I- Mục đích – yêu cầu.
-Giúp HS biết chức năng, ích lợi của rễ cây và nêu được các chức năng của cây, ích lợi của rễ cây.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây.
II- Đồ dùng dạy học.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ chép câu hỏi của hoạt động 1.
III- Hoạt động dạy học:
1- Hoạt động khởi động:
- Kể tên 1 số rễ cây và lấy ví dụ.
- Nêu đặc điểm của rễ cây ?
- Kể tên 1 số cây được trồng để chắn bão và cho biết rễ cây đó là rễ gì ?
- GV giới thiệu sang bài mới.
2- Hoạt động 1: Vai trò của rễ cây.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV treo bảng phụ có câu hỏi gợi ý.
- Nhổ cây khỏi mặt đất để 1 thời gian cây sẽ thế nào ?
- Cắt 1 cây sát gốc bỏ rễ rồi trồng lại vào đất cây sẽ ra sao ?
- Hãy giải thích các hiện tượng trên.
- Vậy rễ cây có vai trò gì ?
+ GV kết luận:
- Rễ cây hút nước và muối khoáng.
3- Hoạt động 2:
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Quan sát tranh 2,3,4,5 và cho biết: Hình chụp cây gì ? có rễ loại gì ? rễ có tác dụng gì ?
- GV kết luận:
- GV hỏi: Rễ của 1 số cây có thể dùng làm gì ?
4- Hoạt động 3:Trò chơi: “Rễ cây để làm gì”.
- GV cho 2 HS cạnh nhau 1 HS nêu tên cây và hỏi tên rễ cây đó dùng để làm gì ? HS kia trả lời rồi đổi vai.
- Cho các cặp chơi.
- Tổ chức chơi trước lớp, GV chọn 1 số HS lên bảng.
- Tổng kết trò chơi.
- GV tuyên dương HS trả lời đúng và nhanh.
- 2 HS nêu các loại rễ cây, với mỗi loại lấy ví dụ.
- 2 HS nêu đặc điểm.
- 2 HS phát biểu, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- HS chia làm 4 nhóm.
- 2 HS đọc câu hỏi.
- Các nhóm thảo luân, đại diện nhóm trả lời.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát trả lời.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Làm thức ăn, làm thuốc, ...
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- HS chơi theo yêu cầu.
- 1 số HS lên bảng, HS dưới lớp đặt câu hỏi cho HS ở trên trả lời.
IV- Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thủ công
ĐAN NONG MỐT (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách đan nong mốt
- HS đan đúng quy trình kĩ thuật
- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm đan nan
II. Chuẩn bị
- Mẫu đan nan
- Tranh quy trình
- HS chuẩn bị sản phẩm tiết 1
III. Hoạt động dạy-học chủ yếu
Nội dung cơ bản
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra
2. Bài mới
HĐ3: HS thực hành đan nong mốt
3. Củng cố dặn dò
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV yêu cầu HS nêu quy trình đan nong mốt
- GV tổ chức HS thực hành và uốn nắn HS làm còn lúng túng
- GV tổ chức và trưng bày sản phẩm
- GV đánh giá sản phẩm của HS
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương sản phẩm đẹp
- Chuẩn bị tiếp giấy cho tiết sau
-2-3 HS nêu quy trình:
+Bước1: Kẻ, cắt các nan đan
+Bước2: Đan nong mốt bằng giấy, đan xong mối đan cần dồn cho sát khít
+Bước3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
-HS thực hành đan nong mốt
-HS trưng bày sản phẩm của mình theo đội
Thứ năm ngày 29 tháng 1 năm 2015
Toán
NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp HS nắm được cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
- KN: Rèn kỹ năng thực hành phép nhân và giải toán.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán
II- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn phép nhân:
Hoạt động 1: Ví dụ.
GV viết phép tính: 1403 x 2 và phép tính 2126 x 3 lên bảng gọi HS lên đặt tính rồi tính HS dưới lớp làm ra nháp
Gọi HS nhận xét nêu cách thực hiện phép nhân
-Gọi HS nhận xét 2 phép tính để HS nhận thấy trường hợp nhân không nhớ và trường hợp nhân có nhớ
- Muốn nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ta phải làm thế nào ?
3- Thực hành:
* Bài tập 1:
- Gọi HS lên bảng, dưới làm vào SGK
GV cùng HS chữa bài củng cố cách làm.
* Bài tập 2 :
Cho HS làm bảng con
GV nhận xét gọi vài HS nhắc lại cách nhân
Gv củng cố lại cách đặt tính và cách tính
* Bài 4: Yêu cầu HS làm SGK nêu miệng
Củng cố về nhân số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn
* Bài tập 3 :Gọi HS đọc bài toán
Yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải bài toán vào vở.
Gv thu bài nhận xét gọi 1HS lên chữa:
-
GV nhận xét củng cố cách giải bài toán có lời văn.
- 1 HS đọc phép tính.
- 2 HS lên bảng, dưới làm nháp nháp.
- Vài HS nêu cách thực hiện.
- Lấy thừa số thứ 2 nhân với từng hàng của thừa số thứ nhất bắt đầu từ hàng đơn vị.
.
.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bảng co
.4HS nhắc lại cách nhân
-
Nối tiếp HS nêu kết quả
.
HS tóm tắt và giải bài toán vào vở
. 1 bức tường: 1015 viên gạch
4 bức tường:viên gạch?.
- 1015x4 =4060( viên gạch).
1HS chữa bài trên bảng
.
IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ cách nhân.
Thể dục
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
Ngoại ngữ
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
Chính tả (Nghe- viết)
MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I- Mục đích, yêu cầu:
- KT: Nghe viết chính xác đoạn văn bài: Một nhà thông thái; làm đúng bài tập chính tả SGK.
- KN: Rèn kỹ năng nghe viết đúng và trình bày đẹp.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và luyện viết.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng: Chăm chỉ, cha truyền, chẻ lạt, trẻ trung.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn lần 1.
- Em biết gì về Trương Vĩnh Ký ?.
- HS cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu ?.
- Tìm những chữ viết hoa ?.
- Hướng dẫn viết từ khó.
- GV cho HS tìm từ khó.
- GV gọi HS lên bảng viết lại.
+ Viết chính tả:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- GV đọc cho HS viết.
- GV soát lỗi cho HS.
- GV đọc cho HS soát.
- GV thu vở nhận xét.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- GV cho HS hỏi và trả lời.
- GV treo bảng phụ cho HS chữa.
- Gọi HS đọc lại bài đúng.
* Bài tập 3a:
- GV cho HS làm bài trong vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- HS theo dõi, 1 HS đọc lại.
- HS dựa vào nội dung đoạn văn để trả lời.
- 1 HS: có 4 câu.
- Chữ đầu câu: Ông, Nhà, ...
- HS nghi bảng (nháp).
- 1 số HS nêu các từ khó.
- 2 HS lên bảng, dưới viết bảng con.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS viết bài.
- HS soát bài của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS thảo luận.
- 1 HS hỏi, 1 HS trả lời.
- 1 HS chữa bài.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS chữa bài, dưới làm bài trong vở bài tập.
IV- củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chú ý khi viết chính tả
.
Buổi chiều
HDTH Toán
LUYỆN BÀI TẬP
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp HS củng cố cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần).
- KN: Rèn kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, củng cố ý nghĩa của phép nhân, tìm SBC và kỹ năng giải toán.
- TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài 3 SGK (nêu miệng).
B- Bài mới: Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1:
- Bài có mấy yêu cầu ?
- HD làm bài.
- Vì sao viết được thành phép nhân.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 2:
- HD cách tìm số bị chia, thương số.
- GV cho HS làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
* Bài tập 3:
- HD tóm tắt bài. h/s khá giỏi)
- HD giải vở ở lớp.
- Yêu cầu rút ra 2 bước giải.
- GV thu vở, nhận xét.
* Bài tập 4:
- HD phân biệt thêm và gấp khác nhau.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài và kết luận.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng, dưới làm VBT.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng.
- HS nêu cách tìm.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
3 xe chở được số lít xăng là:
1125 x 3 = 3375 (l).
Trên cả 3 xe đó còn lại số lít xăng là:
3375 - 1280 = 2095 (l).
Đáp số: 2095 lít xăng
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp, 2 HS chữa.
III:Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học; nhắc HS chú ý cách nhân
Thể dục
(Giáo viên chuyên soạn giảng)
HDTH Tiếng Việt- Ôn Tập làm văn
NÓI VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I- Mục đích, yêu cầu:
- KT: Dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về 1 người lao động trí óc và nói lại được những điều đó thành 1 đoạn văn ngắn.
- KN: Rèn kỹ năng nói cho HS thành câu đúng ngữ pháp.
- TĐ: Giáo dục HS nói phải thành câu.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép câu hỏi gợi ý bài tập 1.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS suy nghĩ xem người em định kể là ai ? làm gì ?
- GV cho HS thảo luận để tìm cách kể cho trình tự theo gợi ý SGK.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV khen động viên HS kể hay.
- Nhắc HS dùng dấu câu cho đúng.
- Gọi HS trả lời (đọc bài) trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
- HS thảo luận, HS kể trước lớp theo gợi ý.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3,5 HS đọc bài trước lớp.
IV- Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 30 tháng 1 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- KT: Giúp HS củng cố cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần).
- KN: Rèn kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, củng cố ý nghĩa của phép
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 22.doc