Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: LÒNG DÂN (phần 2)

I. MỤC TIÊU

-Kiến thức: Hiểu nội dung:Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cán bộ cách mạng.

-Kĩ năng: + Học sinh đọc đúng một văn bản kịch: biết ngắt giọng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu. HS biết đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai.

-Thái độ: HS yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu.

Học sinh: Sách giáo khoa.

 

docx24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( Nhớ - viết) I. MỤC TIÊU -Kiến thức: HS nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh. Luyện tập về cấu tạo của vần, bước đầu làm quen với vần có âm cuối. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. - Kĩ năng: HS viết nhớ và viết đúng bài chính tả - Thái độ: HS có ý thức rèn chữ, yêu chữ đẹp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ôn lại cách dùng ng/ngh,g/gh, c/k -Kiểm tra bài cũ GV gọi 1 HS lên bảng viết một số danh từ riêng, từ hay mắc lỗi: khoét, xích sắc... GV nx bài viết trước. Cho HS xem bài viết đep. -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS nhớ viết HS nhớ lại nội dung bài viết. 2Hs đọc lại đoạn HTL trong bài viết " HD HS ghi nhớ và sửa nếu HS đọc sai. -Gv cho các em tự ghi nhớ, viết từ khó vào nháp. -HS gấp sách và thực hành viết bài. -GV yêu cầu các em gấp SGK và nhớ viết. -GV quan sát nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút -GV đọc bài yêu cầu các em đổi vở soát lỗi cho bạn, yêu cầu các em tổng kết lỗi ra lề vở -GV thu vở nhận xét 7-10 bài -GV nhận xét bài viết -2HS dọc đoạn viết HTL. -HS tự ghi nhớ từ khó viết: 80 năm giời, nô lệ, yếu hen, vinh quang, cường quốc,.... HS nhớ nội dung, tự viết lại đoạn viết. Đổi vở soát lỗi, tổng kết lỗi HOẠT ĐỘNG 3: HD HS làm bài tập chính tả: Luyện tập về cấu tạo của vần, bước đầu làm quen với vần có âm cuối. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. Bài 2 Bài 3 -GV làm mẫu và giải thích mẫu. -GV lưu ý các em yêu cầu chỉ viết phần vần Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết dấu thanh đựợc đặt ở đâu? -GV và HS nx bài, chốt kết quả +Trong mô hình cấu tạo đó em thấy phần nào không thể thiếu trong phần vần? - Làm bài vào vở HS đọc yêu cầu của bài -GV gọi HS chữa bài Chữa bài C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học (?) Bài hôm nay học về những nội dung gì? GV nx tiết học->GV yêu cầu các em nhớ mô hình cấu tạo vần HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: LÒNG DÂN (phần 1) MỤC TIÊU -Kiến thức: HS hiểu nội dung bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. -Kĩ năng: Học sinh đọc đúng một văn bản kịch: biết ngắt giọng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu. HS biết đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai. - Thái độ: HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Ổn định tổ chức -Kiểm tra bài cũ SẮC MÀU EM YÊU -Nêu các sắc màu được nhắc đến trong bài, chọn 1 sắc màu với những hình ảnh tương ứng. -Qua bài em có nhận xét về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? GV nhận xét 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Khơi gợi sự tò mò, muốn tìm hiểu tác phẩm của HS. Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc trôi cháy, đọc đúng các TN khó, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu nghĩa các từ khó. +GV đọc mẫu đoạn kịch. +GV tổ chức cho HS đọc "sửa lỗi cho HS. GV kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó, giọng đọc. (HS đọc mỗi em một đoạn trong bài) +HD hoc đọc phần chú giải " giảng từ. +Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. +1HS đọc lại đoạn kịch. +1HS khá đọc lời giới thiệu, cảnh trí. +HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong câu chuyện. +HS luyện đọc nối tiếp nhau từng đoạn -HS đọc thầm phần chú giải. +HS luyện đọc theo cặp. +1HS đọc cả bài. HOẠT ĐỘNG 3: HD HS tìm hiểu tác phẩm HS nắm được ý nghĩa tác phẩm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu1: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? Câu 2:-Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? Câu3: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? *GV nhận xét và bổ sung: +HS đọc thầm và trả lời " lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. (Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt chạy vào nhà dì Năm). + Lớp trưởng điều khiển lớp trả lời "Lớp nhận xét và bổ sung. (Dì đưa áo cho chú thay,bảo chú ngồi xuống ăn cơm làm như chú là chồng mình). +Hs làm việc cá nhân. +Một số HS nêu trước lớp. HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM HS biết đọc hay bài. 3HS đọc diễn cảm nối tiếp -GV đọc diễn cảm mẫu. -HD HS luyện đọc diễn cảm " sửa lỗi cho học sinh. *GV HD phân vai nhân vật. -Tổ chức cho các nhóm thi đọc. (?): ý nghĩa của đoạn kịch này là gì? +HS luyện đọc diễn cảm. -Các nhóm phân vai và luyện đọc, sửa cho nhau. -Thi đọc giữa các tổ. -HS nêu và ghi nội dung chính của bài. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Qua bài học con hiểu thêm được điều gì? GV nhận xét giờ học. -Bài sau: Lòng dân.(P2) HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: LÒNG DÂN (phần 2) I. MỤC TIÊU -Kiến thức: Hiểu nội dung:Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cán bộ cách mạng. -Kĩ năng: + Học sinh đọc đúng một văn bản kịch: biết ngắt giọng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu. HS biết đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai. -Thái độ: HS yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Kiểm tra bài cũ -Phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch: Lòng Dân *Để đọc hay phần này em cần đọc ntn? GV nhận xét và đánh giá chung. 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS nắm được tên các chủ điểm của Tiếng Việt lớp 5. -Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc trôi cháy, đọc đúng các TN khó, ngắt nghỉ hơi đúng, hiểu nghĩa các từ khó. a)Luyện đọc: +Tổ chức cho HS luyện đọc. + luyện đọc từ khó, câu khó, giọng đọc. (HS đọc mỗi em một đoạn trong bài)” Từ khó đọc: mầy, hổng, nè” +HD hoc đọc phần chú giải " giảng từ. +Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. +GV đọc mẫu đoạn kịch. (Chú ý giọng đọng của từng nhân vật, từng tình huống) +1HS khá đọc phần tiếp theo của vở kịch. +HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong câu chuyện. +HS luyện đọc nối tiếp nhau từng đoạn -HS đọc thầm phần chú giải. +HS luyện đọc theo cặp. +1HS đọc cả bài. HOẠT ĐỘNG 3: HD HS tìm hiểu tác phẩm HS nắm được ý nghĩa bức thư của Bác. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu1:An đã làm cho bạn giặc mừng hụt ntn? (GV giải thích, tâm trạng của An, của giặc để thể hiện giọng đọc cho hợp lí) Câu 2:-Những chi tiết nào chứng tỏ dì Năm ứng xử rất thông minh? Câu3: Vì sao vở kịch được đặt tên là: Lòng dân? +HS đọc thầm và trả lời " lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. + Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời "lớp nhận xét và bổ sung. (Dì vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ ở chỗ nào rồi nói tên chồng, tên bố chồng để chú biết mà nói theo). +Hs làm việc cá nhân. Một số HS trả lời trước lớp. (Vì thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng, niềm tin yêu cách mạng, sẵn sàng sả thân vì cách mạng, lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng. HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM Mục tiêu đạt được HS biết đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai. 3HS đọc diễn cảm nối tiếp -GV đọc diễn cảm mẫu. -HD HS luyện đọc diễn cảm " sửa lỗi cho học sinh. *GV HD phân vai nhân vật. -Tổ chức cho các nhóm thi đọc. (?) : ý nghĩa của đoạn kịch này là gì? +HS luyện đọc diễn cảm. -Các nhóm phân vai và luyện đọc, sửa cho nhau. -Thi đọc giữa các tổ. -HS nêu và ghi nội dung chính của bài. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học - Qua bài học con hiểu thêm được điều gì? GV nhận xét giờ học. - Bài sau: Những con sếu bằng giấy. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa. 2. Kĩ năng: Luyện kỹ năng sử dụng đúng chỗ từ đồng nghĩa và thành ngữ, tục ngữ cùng nghĩa nói về tình cảm của người Việt Nam với đất nước, quê hương. 3.Thái độ: Yêu thích sử dụng từ đồng nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Kiểm tra bài cũ -GV nhận xét một số bài viết đoạn văn của HS? -1 HS chữa bài trên bảng. -GV nhận xét và đánh giá chung -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI Mục tiêu cần đạt sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, Biết thêm một số thành nữ, tục ngư đặt câu đúng, viết câu, sự liên kết giữa các câu Bài 1 Bài 2 Bài 3 -Y/C HS đọc yêu cầu bài 1: -Cho HS đọc lướt bài đoạn văn cần điền " tìm từ thay thế thích hợp vào chỗ trống. -Em có nhận xét về nghĩa của các từ vừa điền? -?Vì sao em biết chúng là từ đồng nghĩa? *Củng cố từ đồng nghĩa. GV nhấn mạnh cần lựa chọn và sử dụng hợp lý nghĩa cuả các từ đồng nghĩa trong từng câu văn cụ thể. -HD HS làm BT2. +GV theo dõi và nhận xét thống nhất nội dung. +Y/C Hs đặc câu với 1 trong 3 câu tục ngữ trên. GV nêu yêu của bài và hướng dẫn HS cách làm bài. -Gọi một số HS nêu chọn khổ thơ nào? *GV theo dõi và đánh giá bài làm của HS. +Lưu ý HS đặt câu đúng, viết câu, sự liên kết giữa các câu... +HS đọc lướt bài kết hợp quan sát tranh SGK " tìm từ, lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm. " lớp theo dõi nhận xét bổ sung. -HS đọc yêu cầu BT2. -HS trao đổi nhóm 2 " viết bảng phụ " trình bày trước lớp. -HS làm miệng. *(Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên) +HS nêu yêu cầu của BT3. -HS làm việc cá nhân, một số HS trình bày vào bảng nhóm. -HS trình bày miệng, một số bài trình bày trên bảng nhóm " lớp nhận xét và bổ sung. -HS đọc nối tiếp bài làm của mình. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học (?) Từ đồng nghĩa là gì? Khi sử dụng từ đồng nghĩa con cần chú ý điều gì? -GV nhận xét giờ học. -Bài sau: luyện tập về từ đồng nghĩa. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I. MỤC TIÊU Kiến thức:- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về nhân dân. Kĩ năng: -Biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Giáo dục: -HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ trong việc đặt câu, viết đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Kiểm tra bài cũ -Tìm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc? Đặt câu với 1 trong các từ tìm được. -Tìm 5 từ có tiếng quốc có nghĩa là Nước. -GV nhận xét và đánh giá chung -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP hệ thống hoá vốn từ về nhân dân. Biết một số thàh ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. đặt câu đúng, viết câu Bài 1 Bài 2 Bài 3 -Y/C HS đọc yêu cầu bài 1: +GV giải thích từ tiểu thương. -?Vì sao em xếp chúng vào cùng nhóm? *Củng cố từ đồng nghĩa. -GV nêu yêu cầu B t2. -Tổ chức cho HS tự nêu ý kiến hiểu biết của mình về câu thành ngữ tục ngữ. -GV theo dõi, nhận xét và thống nhất chung. -Tổ chức cho HS làm việc các nhân. *GV theo dõi và đánh giá bài làm của HS. +Lưu ý HS đặt câu đúng, viết câu. +HS đọc lướt bài " tìm các nhóm từ thích hợp. +HS làm theo nhóm 2 " thốngnhất và trình bày ý kiến của nhóm. " lớp theo dõi nhận xét bổ sung. -HS đọc yêu cầu BT2. -HS tự lựa chọn câu thành ngữ, tục ngữ mình hiểu trình bày trước lớp. -Lớp theo dõi nhận xét và bày tỏ ý kiến của mình. +HS nêu một số câu VD: Bác Ba ở xóm em là một người dám nghĩ dám làm. HS HTL những câu thành ngữ tục ngữ đó. -1HS đọc bài tập 3. -HS đọc thầm và làm việc cá nhân. +HS nêu nối tiếp từ có tiếng đồng theo yêu cầu của bài. -HS trình bày đặt câu trên bảng " lớp nhận xét và bổ sung. -Giải thích một số từ có tiếng đồng. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học (?) Nhắc lại nội dung bài học hôm nay? Tìm một số từ đồng nghĩa với từ nhân dân. -GV nhận xét giờ học. -Bài sau: luyện tập về từ đồng nghĩa. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong 1 bài văn tả cảnh. 2. Kĩ năng: Biết chuyển những điều đã quan sát được thành dàn ý và trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên. 3. Thái độ: Tinh thần học hỏi, nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Khởi động +Nêu tác dụng của việc lập bảng thổng kê? +Dựa vào bảng thống kê đã lập em hãy cho biết tổ nào có nhiều HS giỏi nhất? tổ nào có nhiều nam nhất? GV nhận xét, đánh giá chung. -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN XÉT – GHI NHỚ HS hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. HS biết lập một dàn ý cho bài văn tả trận mưa rào. Bài 1 Bài 2 -Y/c HS nêu yêu cầu của bài. *GV giải thích từ ngữ nếu HS chưa rõ. -Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi. +? Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến. +Những từ ngữ tả tiếng mưa, hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. +Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa. +Tác giả đã quan sát trận mưa bằng những giác quan nào? *GV theo dõi nhận xét và nhấn mạnh nghệ thuật quan sát, sử dụng từ ngữ hình ảnh đẹp. -Y/c HS nêu yêu cầu của bài -GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; quan sát và ghi lại két quả quan sát 1 trận mưa. *GV dựa theo bài văn HS vừa tìm hiểu trong bài 1 và phần quan sát của mình " lập thàh một dàn bài. -Kiểm tra bài làm của HS. Tổ chức cho HS trình bày miệng bài của mình. +Gợi ý để Hs nhận xét về khả năng quan sát tinh tế, phát hiện nét độc đáo của cảnh vật trong dàn bài. +GV theo dõi, nhận xét chung " HD HS sửa và bổ sung bài của mình. *Cho HS tham khảo một số đoạn miêu tả cảnh trận mưa. -HS nêu yêu cầu của BT1. -HS đọc thầm bài văn sau đó xác định và trả lời câu hỏi theo yêu cầu +HS trình bày ý kiến của mình " lớp theo dõi nhận xét và đưa ra ý kiến của mình. (VD: lẹt đẹt, lẹt đẹt, lách rách rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng...; tác giả quan sát bằng mắt, tai, mũi...) HS nêu yêu cầu của bài. -HS quan dựa vào phần chuẩn bị của mình và qua học tập bài 1 HS lập thành một dàn bài. -1HS trình bày miệng nối tiếp bài làm của mình. +HS theo dõi và nhận xét. +1-2 HS giỏi trình bày miệng bài của mình. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học (?) Khi lập dàn ý bài văn tả cảnh mưa rào, con cần chú ý điều gì? -Tiếp tục quan sát, hoàn thiện dàn bài. - Nhận xét chung giờ học. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. 2.Kĩ năng: Biết chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành 1 đoạn văn. 3.Thái độ: Tinh thần học hỏi, nâng cao kỹ năng làm bài văn tả cảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Ổn định tổ chức +HS trình bày đoạn văn tả cảnh đã sửa. GV nhận xét, đánh giá chung. -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP HS biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn Bài 1 Bài 2 -Y/c HS nêu yêu cầu của bài. *GV giải thích từ ngữ nếu HS chưa rõ. Lưu ý HS đây là dạng bài tả quang cảnh sau cơn mưa. -Giúp cho HS hiểu ý từng đoạn: đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào tới ào ạt rồi tạnh. Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa; đoạn 3 Cây cối sau cơn mưa; đoạn 4 Đường phố và con người. -Tổ chức cho HS hoàn thiện bài. *GV theo dõi nhận xét và nhấn mạnh nghệ thuật quan sát, sử dụng từ ngữ hình ảnh đẹp. *Mỗi HS hoàn thiện 2 đoạn còn lại mình chưa làm vào giờ HDH. -Y/c HS nêu yêu cầu của bài *GV HD HS dựa theo dàn bài giờ trước, lựa chọn đoạn văn để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. -Kiểm tra, hướng dẫn Hs còn lúng túng. -Tổ chức cho HS trình bày miệng bài của mình. +Gợi ý để Hs nhận xét về khả năng quan sát tinh tế, phát hiện nét độc đáo của cảnh vật, con người trong dàn bài. +GV theo dõi, nhận xét chung " HD HS sửa và bổ sung bài của mình. *Cho HS tham khảo một số đoạn miêu tả cảnh trận mưa. -HS nêu yêu cầu của BT1. -1HS đọc toàn bài (phần (...) đọc là ba chấm). -HS đọc thầm bài văn sau đó tự hoàn thiện đoạn văn theo yêu cầu.(Mỗi cá nhân làm 2 đoạn). *HS cần biết trọng tâm của tưng đoạn để hoàn thiện vào đoạn. +HS trình bày ý kiến của mình " lớp theo dõi nhận xét và đưa ra ý kiến của mình. VDĐ1: thêm các từ ngữ:Mưa xối xả xuống mắt đường, sầm sập đổ trên mái hiên. Mưa trắng xoá không gian, những cành cây nghiêng ngả. Nước tràn từ mặt đường, ùng ục chui xuống cống. Một lát sau mưa ngớt dần rồi tạnh. -HS nêu yêu cầu của bài. -HS quan dựa dàn bài đã chuẩn bị và qua học tập bài 1 HS hoàn thiện bài tập 2. -1HS trình bày miệng nối tiếp bài làm của mình. +HS theo dõi và nhận xét. +Tổ chức cho HS đặt câu hỏi thảo luận với bạn vừa trình bày miệng đoạn văn. +1-2 HS giỏi trình bày miệng đoạn văn của mình. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học (?) Khi viết đoạn văn tả cảnh, con cần chú ý điều gì? -Bổ sung hoàn thiện các đoạn văn còn lại trong dàn bài đã lập. - Nhận xét chung giờ học. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Thứ ngày tháng năm 2018 TUẦN 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: KỂ CHUYỆN Bài: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS tìm được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê h¬ương đất n¬ước. 2. Kĩ năng : + Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có đuôi. Lời kể tự nhiên, chân thực có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ và biết trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện + Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 3. Thái độ : Rèn ý thức biết xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy chiếu, sách giáo khoa, phấn màu. Học sinh: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) Kiến thức cần đạt cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập cho HS -Ổn định tổ chức +HS kể chuyện về danh nhân, anh hùng dân tộc. +Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. GV nhận xét, đánh giá chung -HS lắng nghe B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20-25 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài Mục tiêu cần đạt Nội dung hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài học Giới thiệu bài -GV giới thiệu tên bài, nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của bài -Viết tên bài lên bảng, gọi HS đọc nối tiếp lại tên bài HS lắng nghe HS đọc tên bài HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỀ BÀI HS xác định được trọng tâm của đề bài. a- HD HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: GV chép đề bài trên bảng, giúp HS xác định được trọng tâm của đề bài. (Lưu ý câu chuyện kể không phải trên báo mà là chuyện em chứng kiến hoặc tham gia) -HS đọc phần gợi ý. -3HS đọc nối tiếp phần HD kể chuyện. HOẠT ĐỘNG 3: HS KỂ CHUYỆN - TÌM HIỂU Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN HS tìm được một câu chuyện theo yêu cầu đề bài, hiểu ý nghĩa của câu chuyện. kể chuyện tự nhiên, thân mật. b.HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện +Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. +GV tổ chức cho HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuỵên. +GV theo dõi, nhận xét và sửa cho HS về cử chỉ, giọng điệu trong quá trình kể. +GV nhận xét và đánh giá câu chuyện kể của học sinh. *Tổ chức cho HS tìm bạn kể hay nhất. Dựa theo: nội dung có hay, mới không; giọng điệu kể; khả năng hiểu câu chuyện của người kể. -HS kể chuyện theo nhóm 2. -NHận xét, trao đổi về ý nghĩa cuả chuyện. -3-4 HS thi kể trước lớp. +HS cả lớp theo dõi lời kể của bạn và nhận xét, bổ sung. -HS trao đổi với bạn về nội dung của câu chuyện bạn vừa kể. C. CỦNG CỐ - TIẾP NỐI (5 phút) Mục tiêu cần đạt Nhớ được nội dung của bài học (?) Khi kể chuyện chứng kiến tham gia, con cần chú ý điều gì? -Nhận xét, đánh giá giờ kể chuyện. -Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. - Nhận xét chung giờ học. HS lắng nghe IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 3 Lop 5_12420756.docx