Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 năm 2015

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Dùng các hàm SUM, AVERAGE,MAX,MIN để tính toán.

*Trọng tâm: Lập trang tính và sử dụng công thức, sử dụng hàm.

2. Kỹ Năng: Sử dụng thành thạo 4 hàm đã nêu trên.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, các ví dụ.

- HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp .

2. Kiểm tra bài cũ .

 

doc161 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh công cụ Print Preview: Hs: Lắng nghe giáo viên giới thiệu. Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại. Hs: Nhắc lại các kiến thức mới giáo viên vừa giới thiệu. Gv: Yêu cầu HS mở bảng tính Bảng điểm lớp em (đã lưu trong bài thực hành 6) Hs: Mở bảng tính điểm lớp em và thực hành lại các thao tác với các nút lệnh vừa học. Gv: Các em hãy sử dụng nút lệnh để xem các dấu ngắt trang. Gv: Nhận xét các khiếm khuyết về ngắt trang trên các trang in; liệt kê các hướng khắc phục những khiếm khuyết đó. Hs: Trả lời câu hỏi của giáo viên Hoạt động 2: Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh các dấu ngắt trang. GV : Yêu cầu hs mở hộp thoại Page Setup và thực hiện thiết đặt lề trang in bằng các số tự do. HS : Thực hiện quan sát sự thay đổi. GV : Cuối cùng thiết đặt lề với các số tương ứng : Top : 2 ; Bottom : 1.5 ; Left : 1.5 ; Right : 2 ; HS : Thực hiện. GV : Yêu cầu hs đánh dấu một hoặc cả hai tùy chọn của trang margin như hình 78 và từ đó quan sát kết quả nhận được. GV : Trên trang Page của hộp thoại Page Setup thực hiện việc thay đổi hướng giấy. HS : Thực hiện và quan sát kết quả. GV : Yêu cầu hs đánh dấu ô Fit to và giữ nguyên các thông số khác. HS : Thực hiện và quan sát kết quả nhận được. GV : Cuối cùng chọn lại ô Adjust to và sửa lại thông số là 100. HS : Thực hiện. GV : Hiển thị trang tính bằng chế độ ngắt trang. Kéo thả chuột để điều lại sao cho các cột được in hết trên một trang, mỗi trang in khoảng 25 hàng. Bài tập 1. Kiểm tra trang tính trước khi in a) Sử dụng công cụ Print Preview để xem trang tính trước khi in Sử dụng nút lệnh : hiển thị trang in tiếp theo và : hiển thị trang in trước đó trên thanh công cụ để xem các trang in b) Tìm hiểu chức năng của các nút lệnh khác trên thanh công cụ Print Preview : Dùng để phóng to/thu nhỏ trang tính : Mở hộp thoại Print để thiết đặt các thông số in và in trang tính : Mở hộp thoại Page Setup để thiết đặt trang in :Dùng để xem chi tiết các lề của trang in : Chuyển sang chế độ xem trang in với các dấu ngắt trang : Đóng chế độ xem trước khi in, trở về chế độ bình thường c) Sử dụng nút lệnh để xem các dấu ngắt trang d) Ghi nhận lại các khiếm khuyết về ngắt trang trên các trang in; liệt kê các hướng khắc phục những khiếm khuyết đó. Bài tập 2: Thiết đặt lề trang in, hướng giấy và điều chỉnh các dấu ngắt trang. + Đặt lề : File à Page Setup. Hộp thoại Page Setup xuất hiện (hình 75). + Chọn trang Margins à Thay đổi các số trong ô Top, Bottom, Right, Left để thiết đặt lề. + Đặt hướng giấy in : File à Page Setup à chọn trang Page à Portrait (hướng giấy đứng) hoặc Landscape (hướng giấy nằm ngang). + Các đường màu xanh là các đường ngắt trang. Các bước thực hiện: Hiển thị trang ở chế độ Page Break Preview Đưa con trỏ chuột vào đường gắt trang con trỏ chuột chuyển thành Hoặc Kéo thả đường kẻ xanh đến vị trí em muốn. 4. Củng cố:Nhận xét đánh giá cho điểm theo từng nhóm. Nhận xét đánh giá tiết thực hành 5. Dặn dò:Thực hành trên máy nếu có điều kiện. Chuẩn bị tốt cho bài thực hành 7 "In danh sách lớp em’’ tiết 2. Ngày soạn:30/01/2016 Tiết: 41 Bài thực hành 7: IN DANH SÁCH LỚP EM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết kiểm tra trang tính trớc khi in. Thiết lập lề và hướng giấy cho trang in. 2. Kỹ Năng: HS biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học, thực hành nghiêm túc. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, phòng máy. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Đề bài Đáp án Biểu điểm Kiểm tra kỷ năng thực hành trên máy các thao tác định dạng trang tính của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bài tập 3: Định dạng và trình bày trang tính. GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài toán. HS: Đọc yêu cầu bài toán. GV: Chia học sinh thành các nhóm, theo số lượng máy. HS: Ngồi theo nhóm đã phân công. GV: Hướng dẫn các em thực hành. HS: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn. GV: Yêu cầu học sinh khởi động Excel và làm bài tập . HS: Khởi động Excel và làm bài tập 3. GV: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được. Bài tập 3: Định dạng và trình bày trang tính. a) Thực hiện các định dạng cần thiết để có trang tính tượng tự như hình 81. Lưu ý : (Sgk) Yêu cầu : Thực hiện theo các yêu cầu đề bài đưa ra (Trang 69) b) Xem trước các trang in, kiểm tra các dấu ngắt trang và thiết đặt hướng trang ngang để in hết các cột trên một trang, thiết đặt lề thích hợp và lựa chọn để in nội dung giữa trang giấy theo chiều ngang. c) Lưu bảng tính và thực hiện lệnh in dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 4. Củng cố: - Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành - Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành. - Nhận xét đánh giá tiết thực hành 5. Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết thực hành của học sinh. - Về nhà làm lại các bài hôm nay thực hành. - Thực hành trên máy nếu có điều kiện. - Xem trước bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu để chuẩn bị cho tiết sau: + Thế nào là sắp xếp dữ liệu? + Tìm hiểu các thao tác sắp xếp dữ liệu. Ngày soạn:13/02/2016 Tiết: 42 §8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu trong trang tính, lọc dữ liệu theo yêu cầu. 2. Kỹ Năng: HS biết thực hiện theo các bước và hình dung được các thao tác trên màn hình. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, bảng phụ. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . HS1: Cách kiểm tra một trang tính trước khi in.? HS2: Cách thiết kế một trang in ? GV: cho hs nhận xét câu trả lòi của bạn gv đánh giá cho điểm 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động: Sắp xếp dữ liệu. GV: Như các em đã biết ở bảng 1 và bảng 2 ở trên thì ở bảng 2 giá trị các hàng bị thay đổi .Cụ thể là bảng 2 này điểm trung bình được sắp theo thứ tự từ lớn đến bé. Từ đó ta thấy sắp xếp dữ liệu là: + Hoán đổi vị trí các hàng. + Giá trị trong một hay nhiều cột được sắp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. GV: Vậy theo các em hiểu sắp xếp dữ liệu là gì? Hs: Trả lời. GV: Chính xác hóa khái niệm GV: Các em theo dõi thầy thực hiện các thao tác sau.(GV thực hiện sắp xếp bảng 1 thành bảng 2 không giải thích). Hs: Theo dõi. Gv: Vừa rồi thầy đã sắp xếp bảng 1 thành bảng 2 Gv: Đưa ra các bước thực hiện. Hs: Ghi bài. GV: Thực hiện sắp xếp bảng 1 thành bảng 2 theo các bước đã đưa ra và chỉ rõ cho học sinh hiểu . Hs: Theo dõi . GV: Gọi 1 Hs lên thực hiện lại Hs: Thực hiện lại thao tác. GV: Yêu cầu học sinh sắp xếp bảng điểm sau theo thứ tự tăng dần của điểm Tin. Hs: Thực hiện yêu cầu. GV: Chính xác hóa. GV: Đặt ra trường hợp không nhìn thấy các nút lệnh hay trên thanh công cụ và đưa ra cách hiển thị các nút lệnh đó. Hs: Xem GV hướng dẫn. GV: Làm ví dụ để sắp xếp theo bước trên cho Hs xem. Hs: Theo dõi . GV: Yêu cầu Hs thực hiện lại việc hiển thị các nút lệnh sau đó làm ví dụ SGK Hs: Thực hiện yêu cầu. GV: Chính xác hóa. GV: Đặt ra thực tế: trường hợp các bạn có cùng điểm TB, Ở cách trên ta có thể sắp xếp dữ liệu với 1 tiêu chuẩn duy nhất ,vậy nếu mà chúng ta muốn sắp xếp theo nhiều tiêu chuẩn thì phải làm như thế nào ? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu: Gv: Đưa ra các bước thực hiện và giải thích các thông tin trong hộp thoại Sort. Hs: Lắng nghe và ghi bài GV: Thực hiện thao tác theo các bước đã đưa ra và chỉ rõ cho học sinh hiểu. Hs: Theo dõi. GV: Gọi 1 Hs lên thực hiện lại thao tác. Hs: Thực hiện lại thao tác. GV: Đưa ra yêu cầu và gọi Hs lên thực hiện (sắp xếp theo Điểm TB tăng dần, Nếu có cùng điểm TB thì sắp xếp Điểm Toán theo thứ tự giảm dần). Hs: Thực hiện yêu cầu. GV :Chính xác hóa. GV: Để nắm chắc kiến thức hơn, chúng ta sẽ làm một số bài tập để củng cố lại kiến thức hôm nay 1. Sắp xếp dữ liệu. Khái niệm: Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần. *Chú ý: Đối với những cột có kiểu là kí tự thì mặc định sẽ sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Anh. Cách sắp xếp dữ liệu: B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong cột em cần sắp xếp dữ liệu. B2: Nháy nút trên thanh công cụ để sắp theo thứ tự tăng dần (hoặc nháy nút để sắp theo thứ tự giảm dần). *) Lưu ý: Nếu các em không nhìn thấy các nút lệnh hay trên thanh công cụ thì chúng ta có thể làm như sau: B1:Nháy vào nút ở sau mỗi thanh công cụ. B2:Trỏ vào Add or Remove Buttons/ Standard. B 3: Nháy chuột để đánh dấu nút lệnh cần hiển thị. *) Trường hợp sắp xếp dữ liệu theo nhiều tiêu chuẩn: Để sắp xếp dữ liệu theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Ta thực hiện như sau: B1: Nháy chọn 1 ô em cần sắp xếp dữ liệu. B2: Vào Data chọn Sort ,xuất hiện hộp thoại Sort : Trong đó: - Mục Sort by: Chọn cột ưu tiên sắp xếp thứ nhất. - Mục Then by : Chọn cột ưu tiên sắp xếp thứ hai. - Mục Then by: Chọn cột ưu tiên sắp xếp thứ ba. - Ascending : Sắp xếp theo thứ tự tăng dần. - Descending: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần. - Header row: Được chọn thì dòng đầu của dữ liệu không tham gia vào quá trình sắp xếp - No header row: Được chọn thì dòng đầu của dữ liệu được tham gia vào quá trình sắp xếp. B3: Nháy chọn Ok. 4. Củng cố: Để sắp xếp danh sách dữ liệu em có thể dung lệnh gì của EXCEL? Lọc dữ liệu là gì? hãy nêu một vài ví dụ thực tế? Hãy nêu các bước cần thực hiện khi lọc dữ liệu? 5. Dặn dò: - Thực hành trên máy nếu có điều kiện. Ngày soạn:18/02/2016 Tiết: 43 §8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu trong trang tính, lọc dữ liệu theo yêu cầu. 2. Kỹ Năng: HS biết thực hiện theo các bước và hình dung được các thao tác trên màn hình. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, bảng phụ. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . HS1: Cách kiểm tra một trang tính trước khi in.? HS2: Cách thiết kế một trang in ? GV: cho hs nhận xét câu trả lòi của bạn gv đánh giá cho điểm 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv: Thực hiện việc lọc các em có học lực xếp loại giỏi Hs: Quan sát. Gv: Một em cho thầy biết sự thay đổi trước và sau khi thầy thực hiện thao tác? Hs: Cho nhận xét. (Mong muốn trả lời: Trước là ds đầy đủ các bạn tổ 4, sau là chỉ hiển thị các bạn Hs giỏi) Gv: Việc thầy chọn và chỉ cho hiển thị các bạn có xếp học lực loại giỏi là lọc dữ liệu. ? Vậy em nào có thể khái quát lên và cho thầy biết lọc dữ liệu là gì?. Hs1: Suy nghĩ và trả lời. Hs2: Nhận xét. Gv: Chính xác hóa. Hs: Ghi bài. b. Các bước lọc dữ liệu: Gv: Nói lại quá trình lọc: Và vừa rồi thầy đã vừa thực hiện quá trình lọc dữ liệu: Gv: Thực hiện lại từng bước và giải thích Hs1: Thực hiện lại các thao tác thầy vừa thực hiện Hs2: Nhận xét Gv: Chính xác hóa. Gv: Giới thiệu cách lọc dữ liệu bằng nút trên thanh công cụ. Gv: Sau đó em cũng có thể chọn cột khác để tiếp tục lọc các hàng thảo mãn thêm các tiêu chuẩn bổ sung. (Ví dụ: Hs Giỏi là Nữ) Gv: Một điều đặt ra là sau khi lọc ra 1 đội thõa mãn tiêu chí đã chọn, để hiển thị bảng chọn về nguyên như bảng ban đầu để lọc ra những tiêu chí khác ta phải làm như thế nào?Gv thực hiện: Hs: Quan sát. Gv: Còn để trở lại danh sách như lúc đầu, tức là thoát khỏi chế độ lọc ta làm như thế nào? Gv: Thực hiện Hs: Quan sát Gv: Gọi và cho Hs thực hiện 2 thao tác Hs: Thực hiện. Gv: Cho hs quan sát bảng tính và hỏi. Với một bảng tính gồm nhiều hàng để lọc ra một số dữ liệu phù hợp với yêu cầu thì chúng ta làm cách nào? Các em cùng quan sát thầy thực hiện: Gv: Thực hiện (không giải thích) Hs: Quan sát Gv: Đưa ra các bước thực hiện Hs: Ghi bài Gv: Thực hiện lại và giải thích theo từng bước: * Lưu ý: Lựa chọn này không sử dụng được với các cột có dữ liệu kí tự. 2. Lọc dữ liệu. a. Khái niệm lọc dữ liệu: Lọc dữ liệu là chỉ chọn và hiển thị các hàng thỏa mãn tiêu chuẩn nhất định b. Các bước lọc dữ liệu: Quá trình lọc dữ liệu gồm 2 bước chính: + Bước 1: Chuẩn bị: - Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. - Mở bảng chọn Data, chọn Filter và nháy chuột vào Auto Filter trên bảng chọn hiện ra. Khi đó xuất hiện các dấu mũi tên cạnh các tiêu đề cột. + Bước 2: Lọc: - Nháy chuột vào nút trên hàng tiêu đề cột. - Chọn một giá trị mà ta muốn lọc ở trong danh sách hiện ra. Ngoài ra chúng ta có thể lọc dữ liệu bằng nút trên thanh công cụ chuẩn bằng cách: B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. B2:Chọn nút trên thanh công cụ chuẩn. B3: Nháy vào nút ở trên hàng tiêu đề cột. B4: Chọn một giá trị mà ta muốn lọc ở trong danh sách hiện ra. Để hiển thị lại toàn bộ danh sách mà vẫn tiếp tục làm việc với AutoFilter ta làm như sau: Vào Data, chọn Filter và chọn Show All Để thoát hẳn khỏi chế độ lọc ta thực hiện: Vào Data, Filter và nháy chuột vào AutoFilter để xóa dấu tích. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất): Các bước để lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất): B1: Nháy nút chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc, chọn Data, Filter chọn Auto Filter B2: Chọn nút trên tiêu đề cột thay vì chọn 1 giá trị cụ thể ta chọn (Top 10...) B3: Hộp thoại Top 10 Auto Filter xuất hiện. - Ta chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom (nhỏ nhất) - Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc B4: Nhấn OK * Lưu ý: Lựa chọn này không sử dụng được với các cột có dữ liệu kí tự. 4. Củng cố: Để sắp xếp danh sách dữ liệu em có thể dung lệnh gì của EXCEL? Lọc dữ liệu là gì? hãy nêu một vài ví dụ thực tế? Hãy nêu các bước cần thực hiện khi lọc dữ liệu? 5. Dặn dò: Thực hành trên máy nếu có điều kiện. Ngày soạn:20/02/2016 Tiết: 44 Bài thực hành 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS Biết thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu trong trang tính. 2. Kỹ năng: HS Biết khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện các bước lọc dữ liện theo yêu cầu. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, phòng máy. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . HS1: Sắp xếp dữ liệu? HS2: Để sắp xếp danh sách dữ liệu em có thể dung lệnh gì của EXCEL? GV: cho hs nhận xét câu trả lòi của bạn gv đánh giá cho điểm 3.Bài thực hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV : Hãy đọc thật kỹ yêu cầu của bài tập 1 và cho biết yêu cầu của đề. - HS : Đọc đề bài. - GV : Hãy nêu các bước sắp xếp dữ liệu mà em đã học. - HS : Đại diện một hs trình bày các thao tác sắp xếp dữ liệu. - GV : Hãy nêu các thao tác lọc dữ liệu mà em đã học. - HS : Một hs trình bày các thao tác lọc dữ liệu. Các hs khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV : Yêu cầu mỗi nhóm lấy một tờ giấy ghi lại các bước thực hành và kết quả. - HS : Thực hiện và làm theo nhóm. Các nhóm thảo luận và thực hành theo yêu cầu của đề bài và viết các bước thực hành lên giấy. - GV : Nhận lại tờ giấy. Nêu nhận xét phần thực hành của học sinh. - HS : Lắng nghe nhận xét của giáo viên và rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau. Bài tập 1. Sắp xếp và lọc dữ liệu Khởi động chương trình bảng tính Excel. Mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong Bài thực hành 6. a) Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và điểm trung bình. b) Thực hiện các thao tác lọc dữ liệu để chọn các bạn có điểm 10 môn Tin học. c) Hãy lọc ra các bạn có điểm trung bình cả năm là ba điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình là hai điểm thấp nhất. 4. Củng cố: Nhận xét đánh giá cho điểm theo từng nhóm. Nhận xét đánh giá tiết thực hành 5. Dặn dò: - Thực hành trên máy nếu có điều kiện. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết thực hành của học sinh. - Xem lại các bước thực hiện sắp xếp và lọc dữ liệu. - Thực hành lại các bài tập nếu có điều kiện. - Xem phần còn lại tiết sau thực hành tiếp theo. Ngày soạn:24/02/2016 Tiết: 45 Bài thực hành 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS Biết thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu trong trang tính. 2. Kỹ Năng: HS Biết khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện các bước lọc dữ liện theo yêu cầu. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, phòng máy. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . Kiểm tra kỷ năng thực hành trên máy các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu của học sinh. 3. Bài thực hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - GV : Mở lại bài thực hành 6 : Các nước khu vực Đông Nam Á. - HS : Mở lại bài thực hành 6. - GV : Yêu cầu hs đọc đề bài tập 2 và nêu những yêu cầu cần thực hiện của bài tập. - HS : Đọc đề, nêu yêu cầu đề bài. - GV : Gọi một học sinh nêu các bước cần thực hiện bài tập 2. - HS : Nêu các bước cần thực hiện. - GV : Gợi ý học sinh cách sắp xếp khi có hai dòng tiêu đề. - HS : Lắng nghe. - GV : Yêu cầu hs thực hành theo nhóm cần có thảo luận kết quả bài tập theo quan sát, sau đó mới thực hiện trên máy. So sánh hai kết quả thực hành. + Quan sát các nhóm thực hành. - HS : Thảo luận, thực hành theo yêu cầu đề bài. So sánh kết quả. - GV : Đánh giá việc thực hành của các nhóm. - HS : Lắng nghe. - GV : yêu cầu hs đọc đề bài. Yêu cầu hs thực hành, quan sát từng nhóm thực hành. - HS : Đọc đề bài thực hành theo đề bài. - GV : Nêu nhận xét về bài thực hành của học sinh. - HS : Lắng nghe. - GV : Hãy nêu tại sao trong câu b, c khi chọn một ô trong khu vực bất kỳ thì việc sắp xếp và lọc dữ liệu chỉ thực hiện ở khu vực đó ? - HS : Việc sắp xếp và lọc dữ liệu lúc đó của bảng tính được coi là có hai bảng dữ liệu khác nhau. Bài tập 2. Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu a) Mở bảng tính Cac nuoc DNA đã được tạo và lưu trong bài thực hành 6 với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình 95. b) Hãy sắp xếp các nước theo + Diện tích tăng dần hoặc giảm dần. + Dân số tăng dần hoặc giảm dần. + Mật độ dân số tăng dần hoặc giảm dần. + Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần hoặc giảm dần. c) Sử dụng công cụ lọc để : + Lọc ra các nước có diện tích là năm diện tích lớn nhất. + Lọc ra các nước có số dân là ba số dân ít nhất. + Lọc ra các nước có mật độ dân số thuộc ba mật độ dân số cao nhất. - GV : yêu cầu hs đọc đề bài. Yêu cầu hs thực hành, quan sát từng nhóm thực hành. - HS : Đọc đề bài thực hành theo đề bài. - GV : Nêu nhận xét về bài thực hành của học sinh. - HS : Lắng nghe. - GV : Hãy nêu tại sao trong câu b, c khi chọn một ô trong khu vực bất kỳ thì việc sắp xếp và lọc dữ liệu chỉ thực hiện ở khu vực đó ? - HS : Việc sắp xếp và lọc dữ liệu lúc đó của bảng tính được coi là có hai bảng dữ liệu khác nhau. Bài tập 3. Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu a) Sử dụng trang tính của bài tập 2, hãy nháy chuột tại một ô ngoài danh sách dữ liệu. Thực hiện các thao tác sắp xếp hoặc lọc dữ liệu. Các thao tác đó có thực hiện được không ? Tại sao ? b) Hãy chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa hai nước Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma. Nháy chọn ô C3 và thực hiện một số thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét. c) Sử dụng lại trang tính của bài tập 2, hãy chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa cột D và cột E. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu tương tự như câu a. Cho nhận xét kết quả nhận được. 4. Củng cố: Nhận xét đánh giá cho điểm theo từng nhóm. Nhận xét đánh giá tiết thực hành 5. Dặn dò: Thực hành trên máy nếu có điều kiện. Ngày soạn:26/03/2016 Tiết: 46 Bài : HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, tác dụng của phần mềm. Học sinh biết khởi động, đóng phần mềm. Nhận biết được các thành phần có trên màn hình chính 2. Kỹ Năng: Học sinh biết cách thực hiện lệnh bằng bảng chọn và bằng cách gõ trực tiếp lệnh từ dòng lệnh. Biết thực hiện lệnh Simplify và Plot. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc có khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, bảng phụ, bài soạn, bài tập mẫu. Thuyết trình, gợi mở. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . Đề bài Đáp án Biểu điểm HS1. Dữ liệu trong cột cần sắp xếp phải có điều kiện gì? Nêu thao tác thực hiện sắp xếp dữ liệu? HS2. Nêu thao tác lọc dữ liệu? Cùng loại. 10 10 Các em đã học được học phần mềm để hỗ trợ cho môn học như là: Typing Test để giúp gõ phím nhanh. Hôm nay cô giới thiệu cho các em một phần mềm giúp các em học toán tốt hơn đó là phần mềm toán học Toolkit Math 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu phần mềm ? Đọc phần 1 và cho biết Toolkit là phần mềm gì? Có lợi ích như thế nào? Nhận xét và bổ sung HĐ2: Tìm hiểu cách khởi động phần mềm: ? Giống như một số phần mềm khác, nó có những cách nào để khởi động. Nhận xét và bổ sung HĐ 3: Tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm. Giới thiệu màn hình (nếu có tranh hoặc dùng máy chiếu lên) ? Tìm hiểu sgk và nêu các thành phần có trên màn hình. Nhận xét và bổ sung. 1- Giới thiệu phần mềm: - Toolkit là phần mềm toán học, có hữu ích với học sinh THCS - Là công cụ hỗ trợ giải bài tập, tính toán và vẽ đồ thị. - Là công cụ tương tác học toán. 2- Khởi động phần mềm: C1: Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền \ Nháy vào ô giữa (ô Công cụ đại số) để bắt đầu làm việc. 3- Màn hình làm việc: Có 3 chức năng chính: - TIMText Tools: Các công cụ biên soạn bài giảng. - Algebra Tools: Các công cụ tính toan đại số. - Data Tools: Các công cụ xử lí dữ liệu. - Thanh tiêu đề: Hiển thị tên CT, các nút điều khiển cửa sổ. - Thanh bảng chọn: nơi thực hiện các lệnh chính của phần mềm - Cửa sổ dòng lệnh: gõ dòng lệnh - Cửa sổ làm việc chính: hiển thị kết quả thực hiện lệnh. - Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số: hiển thị kết quả của lệnh vẽ. 4. Củng cố: Lệnh Simplify, lệnh Plot. 5. Dặn dò: Thực hành trên máy nếu có điều kiện. Ngày soạn:31/03/2016 Tiết: 47 Bài : HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (Tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Tiếp cận và làm quen với phần mềm học toán đơn giản, hữu ích. Hỗ trợ cho việc giải bải tập, tính toán và vẽ đồ thị. 2. Kỹ năng:- Biết tính toán bằng các lệnh đơn giản và các lệnh phức tạp. 3. Thái độ: Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy. II. Chuẩn bị: GV: Giáo trình, bảng phụ, bài soạn, bài tập mẫu. Thuyết trình, gợi mở. HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ . HS1. Hãy nêu cách khởi động phần mềm? Và nêu các khu vực chính của màn hình làm việc của phần mềm? Tr¶ lêi: Khởi động phần mềm:(5đ) - Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình nền để khởi động phần mềm. - Nháy đúp chuột vào ô lệnh đại số (Algebra Tools) để bắt đầu làm việc với phần mềm. *Khu vực chính của màn hình làm việc của phần mềm:(5đ) + Thanh bảng chọn + Cửa sổ dòng lệnh + Cửa sổ làm việc chính + Cửa sổ vẽ đồ thị Bài mới: Ở tiết trước các em đã biết Toolkit Math là gì?Cách khởi động nó như thế nào? Và cũng đã biết màn hình làm việc của nó rồi phải không? Ở tiết tày cô sẽ giới thiệu về các lệnh tính toán đơn giản trên Toolkit Math. Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1: Tính toán các biểu thức đơn giản GV: Nhắc lại các phép toán cơ bản trong Tin học? -HS: Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/), luỹ thừa (^). -GV: Gọi 1 vài HS lên bảng chuyển các phép toán trong toán sang tin học. Ví dụ: Chuyển biểu thức toán học sau sang dạng Tin học -HS: Lên thực hiện (2/3*3^2+18)/3 ? Tính kết quả của biểu thức trên? HS: Kết quả bằng 8 Gv: bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra xem với biểu thức này được tính toán trên phần mềm Toolkit math có kết quả như thế nào GV: Đưa ra bài tập để HS thực hiện pháp tính. HS: Ghi chép đề bài. 1/5+3/4 4.8+3.4+0.7 2^4+(3/4)^2 ? Để thực hiện các phép toán này ta sử dụng lệnh nào để tính? Nêu các thực hiện? HS: Sử dụng lệnh Simplify. - Algebra -> Simplify. Gv: yêu cầu hs lên thực hiện bằng hộp thoại. ? Qua thực hiện 2 cách em thấy cách nào nhanh hơn và giải thích vì sao? Cách 2 nhanh hơn, vì khi thực hiện cách 2 không phải đánh lại từ khoá Simplify *Hoạt động 2: Vẽ đồ thị đơn giản. GV: Yêu cầu HS thực hiện tính toán theo 2 cách và các máy đưa ra kết quả. ? Để vẽ đồ thị hàm số ta có mấy cách? HS: Suy nghĩ trả lời. - Yêu cầu HS vẽ các đồ thị: a) y=3x+1 b) y=3x^2-3 GV: Giám sát việc làm bài của HS. Hướng dẫn HS khi cần thiết.-GV: Làm mẫu cho HS quan sát -HS: Quan sát -GV: Gọi 1 vài HS lên thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -GV: chốt lại phương pháp . 4. Tính toán các biểu thức đơn giản a. Tính toán các biểu thức đơn giản Cách 1: Nhập phép toán từ cửa sổ dòng lệnh: Cú pháp: Simplify Cách 2: Nhập phép toán từ thanh bảng chọn -Nháy chuột tại thanh bảng chọn Algebra và chọn lệnh Simplify -Xuất hiện hộp thoại Sinplify -Gõ biểu thức cần tính tại dòng Expression to simplify

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12326571.doc