II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1) Ổn định tổ chức lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3) Dạy nội dung bài mới:
20 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 - Tiết 60 - Bài 12: Học vẽ hình học động với geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018 Dạy lớp: 7A1
/ /2018 Dạy lớp: 7A2
/ /2018 Dạy lớp: 7A3
/ /2018 Dạy lớp: 7A4
Tiết 60. BÀI 12
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu
1) Về kiến thức:
HS bước đầu biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2) Về kỹ năng:
Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng
3) Về thái độ:
Thông qua phần mềm HS biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1) Ổn định tổ chức lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3) Dạy nội dung bài mới:
KĐ: Như SGK-124
GV: Geogebra là phần mềm cho phép vẽ và thiết kế các hình dùng để học tập hình học trong chương trình môn toán ở phổ thông. Phần mềm không những có khả năng tạo được các hình vẽ chính xác mà còn có chức năng làm cho các hình này chuyển động trên màn hình. Khả năng chuyển động các hình hình học trên màn hình được gọi là “hình học động”. Chúng ta sẽ cùng làm quen bước đầu với các tính năng cơ bản nhất của phần mềm này.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
25'
8’
Hoạt động 1: Giới thiệu đối tượng hình học trong Geogebra
GV: Yêu cầu HS khởi động phần mềm. Gõ các lệnh sau vào dòng nhập lệnh của Geogebra:
a:=2
g:=(x^2+1)/(x-1)
f:=a/x
HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân.
GV: Chiếu một số máy HS để xem kết quả.
? Có mấy loại đối tượng toán học đã nhập?
HS: 3 đối tượng thuộc 2 loại: số và hàm số.
? Em có nhận xét gì về cách định nghĩa các đối tượng trên, chúng có quan hệ gì với nhau?
HS: Hàm số f(x) phụ thuộc vào a, còn a và g(x) không phụ thuộc vào bất kì đối tượng nào.
GV: Hướng dẫn HS cách sắp xếp để phân loại đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc
? Sau khi sắp xếp lại em thấy phần mềm chia ra những loại đối tượng nào?
HS: Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc.
? Em hiểu thế nào là đối tượng tự do, đối tượng phụ thuộc?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại
vừa tạo xong đoạn BC.
- Nháy chuột tại điểm C, di chuyển đến điểm A và nháy chuột, em sẽ vẽ được đoạn thẳng AC. Như vậy chúng ta vừa hoàn thành việc vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng.
- Lưu vào ổ đĩa với tên gọi tamgiac.ggb
GV: Dùng chuột nháy vào biểu tượng hoặc nhấn phím ESC để chuyển sang công cụ chọn. Bây giờ chúng ta có thể thực hiện thao tác di chuyển các điểm A, B, C bằng cách nháy tại các điểm này và kéo thả chuột.
HS: Kéo thả các điểm A, B, C và quan sát
GV: Chiếu một số bài làm của HS
HS cả lớp quan sát, nhận xét
1. Đối tượng tự do và phụ thuộc toán học
Các đối tượng toán học trong phần mềm Geogebra được chia làm hai loại: đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. Các đối tượng phụ thuộc sẽ có quan hệ chặt chẽ với các đối tượng khác
4) Củng cố, luyện tập(10') :
GV: Yêu cầu HS vẽ thêm các hình: Tứ giác, ngũ giác, lục giáctrên máy tính cá nhân.
Chiếu một số bài làm tốt
HS cả lớp quan sát.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'):
- Ôn tập lại các thao tác đã học với phần mềm Geogebra thực hành lại trên máy tính (nếu có)
- Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+ Thời gian : ......................................................................................................................................................
+ Kiến thức: .......................................................................................................................................................
+ Phương pháp: ...............................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018 Dạy lớp: 7A1
/ /2018 Dạy lớp: 7A2
/ /2018 Dạy lớp: 7A3
/ /2018 Dạy lớp: 7A4
Tiết 61. BÀI 12
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu
1) Về kiến thức:
HS bước đầu biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2) Về kỹ năng:
Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng
3) Về thái độ:
Thông qua phần mềm HS biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1) Ổn định tổ chức lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
25'
8’
Hoạt động 2: Tìm hiểu các công cụ vẽ và điều khiển hình
GV: Giới thiệu các công cụ vẽ và điều khiển hình có trong phần mềm.
Các công cụ vẽ được thể hiện như những biểu tượng trên thanh công cụ.
? Để chọn một công cụ ta làm như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Tương ứng với mỗi biểu tượng trên thanh công cụ là một nhóm các công cụ. Nháy chuột vào nút nhỏ hình tam giác phía dưới biểu tượng sẽ làm xuất hiện các công cụ khác nữa.
GV: Lấy ví dụ cụ thể:
Khi nháy chuôt tại nút này sẽ xuất hiện một danh sách bao gồm ba công cụ liên quan đến việc khởi tạo điểm là tạo điểm tự do, tạo giao điểm và tạo trung điểm.
Công cụ chọn dùng để di chuyển hình. Với công cụ này khi kéo thả đối tượng (điểm, đoạn, đường,) sẽ làm cho nó di chuyển trên màn hình.
Hoạt động 3 : Vẽ hình đầu tiên : Tam giác ABC
GV: Cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu cách vẽ và thực hiện vẽ tam giác ABC:
-Nháy chọn công cụ tạo đoạn thẳng .
-Nháy chuột tại vị trí trống bất kì trên màn hình (em sẽ thấy hiện điểm A), di chuyển đến vị trí thứ hai và nháy chuột. Như vậy ta vừa tạo xong đoạn AB.
-Vẫn như nguyên trạng thái sử dụng công cụ đoạn thẳng. Nháy chuột tại điểm B, di chuyển đến vị trí mới và nháy chuột. Chúng ta vừa tạo xong đoạn BC.
- Nháy chuột tại điểm C, di chuyển đến điểm A và nháy chuột, em sẽ vẽ được đoạn thẳng AC. Như vậy chúng ta vừa hoàn thành việc vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng.
- Lưu vào ổ đĩa với tên gọi tamgiac.ggb
GV: Dùng chuột nháy vào biểu tượng hoặc nhấn phím ESC để chuyển sang công cụ chọn. Bây giờ chúng ta có thể thực hiện thao tác di chuyển các điểm A, B, C bằng cách nháy tại các điểm này và kéo thả chuột.
HS: Kéo thả các điểm A, B, C và quan sát
GV: Chiếu một số bài làm của HS
HS cả lớp quan sát, nhận xét
2. Các công cụ vẽ và điều khiển hình
* Lưu ý: Nhấn ESC để trở về công cụ
3. Vẽ tam giác
SGK-126
4) Củng cố, luyện tập(10') :
GV: Yêu cầu HS vẽ thêm các hình: Tứ giác, ngũ giác, lục giáctrên máy tính cá nhân.
Chiếu một số bài làm tốt
HS cả lớp quan sát.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2'):
- Ôn tập lại các thao tác đã học với phần mềm Geogebra thực hành lại trên máy tính (nếu có)
- Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+ Thời gian : ......................................................................................................................................................
+ Kiến thức: .......................................................................................................................................................
+ Phương pháp: ...............................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018 Dạy lớp: 7A1
/ /2018 Dạy lớp: 7A2
/ /2018 Dạy lớp: 7A3
/ /2018 Dạy lớp: 7A4
Tiết 62. BÀI 12
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tt)
I. Mục tiêu
1) Về kiến thức: HS bước đầu biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2) Về kỹ năng: Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng
3) Về thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1) Ổn định tổ chức lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành
3) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
30’
Hoạt động 1: Vẽ góc và đo góc
GV: Yêu cầu HS khởi động phần mềm, mở tệp tamgiac đã lưu trong giờ học trước.
HS: Thực hiện mở tệp
GV: Dành thời gian cho HS tự khám phá phần mềm.
? Hãy thực hiện đo các góc của tam giác mà em đã vẽ?
HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân
GV: Chốt lại cách đo góc:
- Nháy chuột chọn công cụ góc
- Đo góc A: nháy chuột lần lượt lên các điểm B,A, C
- Đo góc B: Nháy chuột lần lượt lên các điểm A, B, C
- Đo góc C: Nháy chuột lần lượt lên các điểm A, C, B.
HS: Quan sát
GV: Lưu ý HS
GV: Hướng dẫn HS cách thay đổi cách trình bày góc: SGK-127
Để phần mềm tự động làm tròn góc với 0 chữ số thập phân thì thiết lập như sau:
- Chọn mục: Các tùy chọn trên thanh Menu của phần mềm
- Chọn làm tròn -> 0 dấu thập phân
HS: Quan sát và thực hiện thiết lập trên máy cá nhân.
GV: Hướng dẫn HS vẽ góc với số đo cho trước bằng công cụ
VD: Vẽ góc 90 độ:
1.Vẽ góc và đo góc
* Lưu ý: Phần mềm tạo thêm ba đối tượng góc tương ứng với các góc A, B, C có tên ngầm định là α, β, γ
4) Củng cố, luyện tập(13’) :
Bài 1. SGK-132. Vẽ tam giác ABC với trọng tâm G và ba đường trung tuyến
Gợi ý vẽ:
- Dùng công cụ đoạn thẳng hoặc đa giác để vẽ tam giác ABC.
- Dùng công cụ trung điểm để tạo ba trung điểm của ba cạnh tam giác.
- Dùng công cụ đoạn thẳng để vẽ ba đường trung tuyến.
- Dùng công cụ điểm để tạo điểm giao G của các đường trung tuyến này.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’):
- Ôn tập lại các thao tác đã học với phần mềm Geogebra thực hành lại trên máy tính (nếu có)
- Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài
- Tìm hiểu mở rộng (SGK-133)
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+ Thời gian : ......................................................................................................................................................
+ Kiến thức: .......................................................................................................................................................
+ Phương pháp: ...............................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018 Dạy lớp: 7A1
/ /2018 Dạy lớp: 7A2
/ /2018 Dạy lớp: 7A3
/ /2018 Dạy lớp: 7A4
Tiết 63. BÀI 12
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tt)
I. Mục tiêu
1) Về kiến thức: HS bước đầu biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2) Về kỹ năng: Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng
3) Về thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
30’
Hoạt động 2: Vẽ phân giác, trung điểm đoạn thẳng
GV: Hướng dẫn HS sử dụng công cụ đường phân giác để vẽ phân giác của một góc cho trước.
GV: Để HS tự khám phá phần mềm
? Hãy nêu cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng?
HS: Trả lời và thực hiện trên máy tính cá nhân
GV: Cho tam giác ABC, em hãy vẽ ba đường phân giác các góc trong tam giác và vẽ ba trung điểm các cạnh của tam giác này
HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân
GV: Chiếu một số bài làm của HS để kiểm tra
HS cả lớp quan sát, nhận xét.
5. Phân giác, trung điểm đoạn thẳng
a) Đường phân giác của một góc
+ Chọn công cụ đường phân giác
+ Nháy chuột chọn ba điểm, trong đó đỉnh góc là điểm thứ hai được chọn.
b) Trung điểm đoạn thẳng
+ Chọn công cụ trung điểm
+ Chọn hai điểm đầu, cuối của đoạn thẳng (hoặc nháy chuột chọn đoạn thẳng)
4) Củng cố, luyện tập(13’) :
Gợi ý vẽ:
- Dùng công cụ đoạn thẳng hoặc đa giác để vẽ tam giác ABC.
- Dùng công cụ đường phân giác để vẽ ba đường phân giác của các góc trong tam giác ABC.
-Dùng công cụ điểm để tạo điểm giao I của các đường phân giác này.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’):
- Ôn tập lại các thao tác đã học với phần mềm Geogebra thực hành lại trên máy tính (nếu có)
- Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài
- Tìm hiểu mở rộng (SGK-133)
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+ Thời gian : ......................................................................................................................................................
+ Kiến thức: .......................................................................................................................................................
+ Phương pháp: ...............................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018 Dạy lớp: 7A1
/ /2018 Dạy lớp: 7A2
/ /2018 Dạy lớp: 7A3
/ /2018 Dạy lớp: 7A4
Tiết 64. BÀI 12
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tt)
I. Mục tiêu
1) Về kiến thức: HS bước đầu biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2) Về kỹ năng: Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng
3) Về thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1) Ổn định tổ chức lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
15’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng song song, vuông góc, trung trực
GV: Chia HS thành 3 nhóm, khám phá phần mềm
- Nhóm 1: Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng song song
- Nhóm 2: Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng vuông góc
- Nhóm 3: Tìm hiểu cách vẽ đường trung trực.
HS: Thực hiện theo nhóm trên máy tính cá nhân, đại diện trình bày cách vẽ.
GV: Chốt lại kiến thức
GV: Cho tam giác ABC. Em hãy sử dụng các công cụ thích hợp để vẽ các đường thẳng đồng quy trong tam giác (ba đường cao, ba đường trung trực).
HS: Thực hiện trên máy tính cá nhân
(đáp án: phần củng cố (bài tập 2, bài tập 5 SGK-132).
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa các đối tượng hình học
GV: Giới thiệu
? Nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì đối tượng nào sẽ phụ thuộc vào đối tượng nào?
HS: M phụ thuộc vào AB.
GV: Giới thiệu: Giữa điểm M và đoạn thẳng AB có một quan hệ:
+ M phụ thuộc vào AB hay M là đối tượng phụ thuộc (đối tượng con)
+ AB là đối tượng bị phụ thuộc (đối tượng cha)
? Có thể thay đổi được quan hệ giữa các đối tượng hình học đã được thiết lập hay không?
HS: Trả lời
GV: Quan hệ phụ thuộc toán học không chỉ ở một mức cha-con, mà còn nhiều mức.
GV: Giới thiệu một số quan hệ và cách thiết lập trong phần mềm:
- Quan hệ thuộc;
- Giao điểm;
- Trung điểm;
- Đường song song;
- Đường vuông góc;
- Đường phân giác.
GV: Em hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào ô trống của bảng dưới đây:
Đáp án:
GV nhấn mạnh: Quan hệ phụ thuộc giữa các đối tượng của Geogebra là quan hệ phụ thuộc toán học. VD các quan hệ nằm trên, giao điểm, song song, vuông góc, trung điểm, phân giác các quan hệ này một khi đã thiết lập thì không thể hủy bỏ.
GV: Yêu cầu 1 HS đọc mục 2 phần tìm hiểu mở rộng SGK-134
HS cả lớp lắng nghe, ghi nhớ
6. Vẽ đường thẳng song song, vuông góc, trung trực
a) Đường thẳng song song
- Chọn công cụ đường song song
- Chọn điểm, sau đó chọn đường thẳng (đoạn thẳng, tia) hoặc ngược lại.
b) Đường thẳng vuông góc
- Chọn công cụ đường vuông góc
- Chọn điểm, sau đó chọn đường thẳng (đoạn thẳng, tia) hoặc ngược lại.
b) Đường trung trực
- Chọn công cụ đường trung trực
- Chọn đoạn thẳng hoặc chọn hai điểm đầu và cuối của đoạn thẳng.
7. Quan hệ giữa các đối tượng hình học
* Các đối tượng hình học trong phần mềm có các quan hệ toán học chặt chẽ.
* Nếu quan hệ giữa các đối tượng hình học đã được thiết lập thì sẽ không bao giờ thay đổi.
* Một số quan hệ và cách thiết lập trong phần mềm: SGK-130
4) Củng cố, luyện tập(13’) :
Bài 2. SGK-132. Vẽ tam giác ABC với ba đường cao và trực tâm H
- Dùng công cụ đoạn thẳng hoặc đa giác để vẽ tam giác ABC.
- Dùng công cụ đường vuông góc để vẽ ba đường cao, hạ từ các đỉnh và vuông góc với các cạnh đối diện.
- Dùng công cụ điểm để tạo điểm giao H của các đường cao này.
Bài 4. SGK-132. Vẽ hình bình hành ABCD
Có thể vẽ như sau:
- Dùng công cụ điểm tạo ba điểm bất kì, đặt tên các điểm này là A, B, C.
- Dùng công cụ song song kẻ từ A đường thẳng song song với BC, kẻ từ C đường thẳng song song với AB.
- Dùng công cụ điểm tạo điểm giao của hai đường song song trên, đặt tên điểm là D.
- Làm ẩn đi hai đường thẳng song song.
- Dùng công cụ đoạn thẳng nối và tạo hai đoạn thẳng AD, CD.
Bài 5. SGK-132. Vẽ hình tam giác với ba đường trung trực cắt nhau tại điểm O
Gợi ý vẽ:
- Dùng công cụ đoạn thẳng hoặc đa giác để vẽ tam giác ABC.
- Dùng công cụ trung trực để tạo ra ba đường thẳng là trung trực của các cạnh AB, BC, CA.
- Dùng công cụ điểm để tạo giao điểm O của các đường trung trực này.
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Ôn tập lại các thao tác đã học với phần mềm Geogebra thực hành lại trên máy tính (nếu có)
- Trả lời câu hỏi SGK- 132 (câu 8, 9, 10, 11, 12)
- Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+ Thời gian : ......................................................................................................................................................
+ Kiến thức: .......................................................................................................................................................
+ Phương pháp: ...............................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018 Dạy lớp: 7A1
/ /2018 Dạy lớp: 7A2
/ /2018 Dạy lớp: 7A3
/ /2018 Dạy lớp: 7A4
Tiết 65. BÀI 12
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tt)
I. Mục tiêu:
1) Về kiến thức: HS bước đầu biết được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2) Về kỹ năng: Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng
3) Về thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ các hình hình học được học trong chương trình môn Toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu, phòng tin học
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1) Ổn định tổ chức lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành
3) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
20’
23’
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thao tác với đối tượng
GV: Các thao tác với đối tượng trên màn hình được thực hiện bằng cách nháy nút phải chuột lên đối tượng và thực hiện các lệnh tương ứng trong bảng chọn:
-> Một số thao tác đã được GV hướng dẫn kết hợp trong các giờ học trước khi cần thiết trong quá trình thực hành. Tiết này chỉ mang tính chất nhắc lại.
GV: Hướng dẫn HS dịch chuyển tên của đối tượng
- Mục đích: Dịch chuyển nhãn xung quanh đối tượng để hiển thị rõ hơn.
- Cách thực hiện: dùng công cụ chọn , nháy chuột tại nhãn và kéo thả chuột xung quanh đối tượng đến vị trí mới.
? Mục đích của thao tác là gì? Thực hiện như thế nào?
HS: Mục đích: làm ẩn một đối tượng hình học trên màn hình. Khi tạo các hình chúng ta cần phải vẽ nhiều hình trung gian, các hình này chỉ đóng vai trò trợ giúp và không cần thực hiện trong hình vẽ cuối cùng. Các đối tượng này cần làm ẩn đi.
Cách thực hiện: nháy chuột phải lên đối tượng, và chọn hiển thị đối tượng.
? Mục đích của thao tác là gì? Thực hiện như thế nào?
HS: Mục đích: Thuận tiện cho việc thao tác với đối tượng
Cách thực hiện: Nhấn giữ nút trái chuột cho đến khi hình dáng con trỏ chuột thay đổi thì kéo thả chuột để di chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình theo hướng chuyển động của chuột.
? Làm thế nào để phóng to hay thu nhỏ các đối tượng trên màn hình?
HS: Cách thực hiện: Nháy nút phải chuột lên vị trí trống trên màn hình nền, sau khi xuất hiện bảng chọn nháy chuột chọn Phóng to/Thu nhỏvà chọn tiếp tỉ lệ phóng to, thu nhỏ của màn hình.
? Có thể phóng to hoặc thu nhỏ đến mấy lần?
HS: Có thể chọn phóng to đến 4 lần (400%) hoặc thu nhỏ đi 4 lần (25%).
GV: Có thể thay đổi các thuộc tính thể hiện của các đối tượng hình học trong Geogebra như: ẩn/ hiện, hiển thị tên, thay đổi màu, độ lớn, kiểu thể hiện. Tất cả các thuộc tính này có thể thay đổi thông qua cửa sổ thuộc tính của đối tượng.
GV: Thực hành mẫu
HS: Quan sát
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. Vẽ đoạn thẳng AM vuông góc với AB ( AM = AB) vẽ đoạn thẳng AN vuông góc với AC (AN = AC) B và N nằm về hai phía đối với AC. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của BN và MC.
Hãy đo và so sánh MC với BN; AI và AK
So sánh: các đoạn thẳng đều bằng nhau
Bài 2:
Vẽ tam giác ABC vuông tại A, gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD.
Hãy vẽ và so sánh AM, AD với BC
HS: Thực hành trên máy tính cá nhân
GV: Quan sát, giải đáp thắc mắc (nếu có) của HS
Chiếu một số bài làm tốt, cho điểm
HS cả lớp quan sát, nhận xét
8. Các thao tác với đối tượng
a) Dịch chuyển tên của đối tượng
b) Làm ẩn một đối tượng hình học
c) Di chuyển toàn bộ màn hình
g) Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình
4) Củng cố, luyện tập: Kết hợp trong quá trình thực hành
5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’):
- Ôn tập, ghi nhớ lại các thao tác vẽ hình với phần mềm Geogebra
- Xem lại lí thuyết các bài 6, 7, 8, 9 đã học
- Tiết sau ôn tập học kì II.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
+ Thời gian : ......................................................................................................................................................
+ Kiến thức: .......................................................................................................................................................
+ Phương pháp: ...............................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai doc them 3 Hoc ve hinh hinh hoc dong voi GeoGebra_12367990.docx