GV: Nhiều công việc chúng ta thường làm mà không phải suy nghĩ nhiều, tuy nhiên nếu hệ thống lại, ta có thể thấy thực chất đó là những thuật toán.
Gv: Nhắc lại khái niệm thuật toán và quá trình giải bài toán trên máy tính?
Hs:.
Gv: đưa ra ví dụ.
HS sử dụng phiếu học tập xác định INPUT và OUTPUT.
HS trả lời.
GV nhận xét.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
18
Ngày soạn:
20/ 10/ 2018
Tuần dạy
9
Ngày dạy:
22/10/2018
Lớp dạy:
Khối 8
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (t2)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết các bài toán và cách xác định bài toán.
- Hiểu thuật toán và cách thức mô tả thuật toán.
1.2. Kỹ năng:
- Mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: giáo án, bài giảng actispire.
2.2. Học sinh: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Xác định bài toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thuật toán và mô tả thuận toán (20’)
GV: Nhiều công việc chúng ta thường làm mà không phải suy nghĩ nhiều, tuy nhiên nếu hệ thống lại, ta có thể thấy thực chất đó là những thuật toán.
Gv: Nhắc lại khái niệm thuật toán và quá trình giải bài toán trên máy tính?
Hs:...
Gv: đưa ra ví dụ.
HS sử dụng phiếu học tập xác định INPUT và OUTPUT.
HS trả lời.
GV nhận xét.
HS hoạt động nhóm nêu thuật toán cho ví dụ từ INPUT và OUTPUT đã được xác định.
HS đại diện các nhóm trả lời.
GV nhận xét.
Gv: việc liệt kê các bước như trên là một cách thường dùng để mô tả thuật toán. Nếu không có mô tả gì khác trong thuật toán, các bước của thuật toán được thực hiện một cách tuần tự theo trình tự như đã được chỉ ra.
Gv: mô tả thuật toán là gì?
Hs:...
Gv: mô tả thuật toán là liệt kê các bước theo thứ tự thực hiện.
Gv: mặc dù không được nêu rõ trong khái niệm thuật toán, song thuật toán phải được mô tả đủ cụ thể để bất kì đối tượng nào với cùng khả năng và điều kiện như nhau, khi thực hiện thuật toán cũng đều đạt được kết quả như nhau.
Gv: xét ví dụ 2.
Gv: sử dụng phiếu học tập xác định INPUT và OUTPUT.
HS:...
GV nhận xét.
?HS hoạt động nhóm nêu thuật toán cho ví dụ từ INPUT và OUTPUT đã được xác định.
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
Ví dụ 3: bài toán “ làm món trứng tráng”
Gv: sử dụng phiếu học tập xác định INPUT và OUTPUT.
HS trả lời.
GV nhận xét.
Gv: rõ ràng bất kì ai biết về các phép toán số học hay hiểu biết một chút về làm bếp, theo đúng trình tự và chỉ dẫn ở các bước trong các thuật toán nêu trên đều có thể tính ra nghiệm của phương trình đã cho hay tự làm cho mình món trứng tráng.
Tóm lại: thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
3. Thuật toán và mô tả thuật toán
Ví dụ 1: Pha trà mời khách
- Xác định INPUT và OUTPUT:
+ INPUT: Trà, nước sôi, ấm, chén.
+OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
- Thuật toán:
+ Bước 1: Tráng ấm, chén bàng nước sôi.
+ Bước 2: Cho trà vào ấm.
+ Bước 3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
+ Bước 4: Rót trà ra chén để mời khách.
Ví dụ 2: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0.
- Xác định INPUT và OUTPUT:
+ INPUT: Các số b, c.
+OUTPUT: Nghiệm của PT bậc nhất.
Thuật toán:
+ Bước 1: Nếu b = 0 chuyển tới bước 3.
+ Bước 2: Tính nghiệm của PT x = - c/b và chuyển tới bước 4.
+ Bước 3: Nếu c ¹ 0 thông báo PT đã cho vô nghiệm. Ngược lại nếu c = 0 thông báo PT có vô số nghiệm.
+ Bước 4: Kết thúc.
Ví dụ 3: Làm món trứng tráng.
- Xác định INPUT và OUTPUT:
+ INPUT: Trứng, dầu ăn, muối, hành. +OUTPUT: Trứng tráng.
Thuật toán:
+ Bước 1: Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát.
+ Bước 2: Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa khuấy mạnh cho đến khi đều.
+ Bước 3: Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi đổ trứng vào. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
+ Bước 4: Lật mặt trên của miếng trứng úp xuống dưới. Đun tiếp trong khoảng 1 phút.
+ Bước 5: Lấy trứng ra đĩa.
- Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
Hoạt động 2 : Bài tập (15’)
Bài 1: sắp xếp lại cho hợp lí trình tự công việc em thực hiện mỗi sáng các ngày trong tuần:
vào lớp
nghe giảng
vệ sinh cá nhân
đi đến trường
thức dậy
Bài 2: hãy sắp xếp các công việc sau theo một trình tự hợp lí mà Lan cần thực hiện khi giúp mẹ luộc rau:
rửa rau
đổ nước vào nồi
nhặt rau
vớt rau ra đĩa
cho rau vào nồi
đun sôi tới khi rau chín
đun sôi.
Bài 3: hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:
a. thứ tự liệt kê bước 1, bước 2,... trong một thuật toán rất quan trọng vì đó chính là thứ tự thực hiện các công việc để dẫn đến kết quả đúng. Việc thay đổi thứ tự thực hiện trong các công việc thường dẫn đến kết quả không mong muốn.
b. chương trình là thể hiện của một thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
c. có thể xây dựng một thuật toán tổng quát để giải quyết mọi bài toán.
d. có thể thể hiện thuật toán trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
4.1. Tổng kết: (4’)
Mô tả thuật toán là tìm cách giải bài toán và diễn tả các bước cần thực hiện.
Lưu ý : sau khi đã hiểu bài toán ta có thể dự đoán cách giải bài toán trước khi chính thức mô tả thuật toán. Công việc này được gọi là tìm ý tưởng thuật toán.
4.2. Hướng dẫn tự học: (1’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Ghi nhớ các kiến thức bài học.
- Làm bài tập 1,2 SGK/44.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị trước nội dung mục 4 của bài.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19.doc