Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 38 - Bài 7: Câu lệnh lặp

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: - GV: Máy tính, bài giảng điện tử.

2.2. Học sinh: - HS: phiếu học tập, tài liệu học tập.

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

3.1. Ổn định tổ chức:1’

3.2. Kiểm tra bài cũ: không.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 38 - Bài 7: Câu lệnh lặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 38 Ngày soạn: 6/ 1/ 2018 Tuần dạy 20 Ngày dạy: 8/ 1/ 2018 Lớp dạy: Khối 8 BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP (T2) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Hs hiểu được câu lệnh for..to..do thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp cho trước. 1.2. Kỹ năng: - Hiểu được cách thức thực hiện của vòng lặp for..do. 1.3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - GV: Máy tính, bài giảng điện tử. 2.2. Học sinh: - HS: phiếu học tập, tài liệu học tập. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 3.1. Ổn định tổ chức:1’ 3.2. Kiểm tra bài cũ: không. 3.3. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Câu lệnh lặp for..do (30’) GV: Trình bày cấu trúc vòng lặp For to..do.. Gv: các ngôn ngữ lập trình thường có nhiều dạng câu lệnh lặp. Một trong các câu lệnh lặp thường gặp trong pascal có dạng: For:= to do ; - HS: Ghi cấu trúc vòng lặp vào vở. GV: Giải thích từng thành phần trong cấu trúc lệnh. -HS: Nghe, ghi chép. GV: ví dụ 3: chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp: Gv: giải thích ý nghĩa của vòng lặp for và lệnh Writeln(‘day la lan lap thu ’,i); Ví dụ 4: Gv: để in một chữ “ O” trên màn hình, ta có thể sử dụng lệnh: writeln(‘O’); Gv: nếu muốn viết chương trình ghi nhận các vị trí của một quả trứng rơi từ trên cao xuống, ta có thể lặp lại lệnh trên nhiều lần (ví dụ, 10 lần) như trong chương trình sau: Uses crt; Var i:integer; Begin Clrscr; For i:=1 to 10 do Begin Writeln(‘O’); delay(100); End; Readln; End. Gv: dịch và chạy chương trình cho hs quan sát. Gv: giải thích ý nghĩa các câu lệnh cho học sinh hiểu. Gv: trong thực tế, để có mười kết quả, chúng ta phải thực hiện mười lần một hoạt động. Máy tính thực hiện công việc xử lí thông tin cho con người và cũng phải thực hiện ngần ấy hoạt động. Gv: câu lệnh lặp góp phần giúp giảm nhẹ công sức viết chương trình máy tính. 2. Ví dụ về câu lệnh lặp - Trong pascal câu lệnh lặp có dạng: +Câu lệnh lặp dạng tiến: For := to do ; Trong đó: for, to, do là các từ khoá, Biến đếm là biến kiểu nguyên. Giá trị đầu, giá trị cuối là các giá trị nguyên. Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh kép. - Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là một vòng lặp. Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị bằng giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối. Program lap; Var i:integer; Begin For i:= 1 to 10 do Writeln(‘Day la lan lap thu ‘,i); Readln; End. - Chương trình ghi nhận các vị trí của một quả trứng rơi từ trên cao xuống. Uses crt; Var i:integer; Begin Clrscr; For i:=1 to 10 do Begin Writeln(‘O’); delay(100); End; Readln; End. * lưu ý: câu lệnh ghép là câu lệnh có từ hai lệnh trở lên và được đặt trong cặp từ khóa begin và end. Hoạt động 2: Bài tập (10’) Bài 1: các câu lệnh pascal sau đúng hay sai? Hãy chỉ ra chỗ sai nếu có. for i:=1 to 10; do x:=x+1; for i:=10 to 1 do x:=x+1; for i:=1 to 10 do x:=x+1; for i:=1 to 10 for j:=1 to 10 do x:=x+1; for i:=1 to 10 do for i:=1 to 10 do x:=x+1; Bài 2: cho biết trong các đoạn chương trình sau, lệnh writeln in ra giá trị của j và k là bao nhiêu. Đoạn chương trình 1 J:=2; k:=3; For i:=1 to 5 do j:=j+1; K:=k+j; Cach:= ‘ ’; Writeln(j,cach,k); Đoạn chương trình 2 J:=2; k:=3; For i:=1 to 5 do Begin j:=j+1; K:=k+j; End; Cach:= ‘ ’; Writeln(j,cach,k); Đoạn chương trình 1 J:=2; k:=3; For i:=1 to 5 do If i mod 2=0 then j:=j+1; K:=k+j; Cach:= ‘ ’; Writeln(j,cach,k); 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 4.1. Tổng kết: (4’) Cũng giống như câu lệnh thành phần trong câu lệnh điều kiện if .. then, câu lệnh thành phần của câu lệnh for..do có thể là: một câu lệnh đơn (như lệnh gán, lệnh tính toán, lệnh điều kiện, lệnh lặp,) hoặc là một câu lệnh ghép. Khi câu lệnh thành phần của lệnh lặp for .. do là một câu lệnh lặp for..do thì ta nói rằng các câu lệnh lặp for..do lồng nhau. 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’) Đối với bài học ở tiết học này: - Ghi nhớ các kiến thức đã học. - Làm bài tập 2 SGK và bài tập 7.1 và 7.4 trong SBT. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị trước phần 3 của bài học. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc38.doc
Tài liệu liên quan