Toán
ÔN CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I.MỤC TIÊU
Giúp HS
-Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết)
-Giải các bài toán có lời văn bằng nhiều cách khác nhau về các số trong phạm vi
100 000.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Viết sẵn bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 33 (chiều) - Lớp 3 - Trường Tiểu Học Phước Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 04 năm 2017
Tập đọc
CÓC KIỆN TRỜI
I.MỤC TIÊU
1.Đọc thành tiếng
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng hạn, ruộng đồng, khát khô, nổi giận, nhảy xổ tới, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng.
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
2.Đọc hiểu
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
-Hiểu được nội dung: nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa bài tập đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tập đọc
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Nhận xét
2)Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Luyện đọc
+Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nắng hạn, ruộng đồng, khát khô, nổi giận, nhảy xổ tới, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
@Đọc mẫu
-GV đọc toàn bài.
@HD đọc câu và luyện phát âm từ khó
-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
@HD đọc từng đoạn, giải nghĩa từ
-GV gọi 3HS đọc đoạn.
-HD ngắt giọng.
-Nhắc HS ngắt giọng ở vị trí các dấu câu.
-Yêu cầu HS đọc chú giải.
-GV gọi 3HS đọc đoạn lần 2.
@Luyện đọc theo nhóm
-Chia nhóm và luyện đọc
@Đọc trước lớp
-Gọi 3HS bất kì đọc đoạn.
@Đọc đồng thanh
-GV yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+Mục tiêu: Hiểu được nội dung: nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
-Gọi 1HS đọc cả bài.
-Gọi HS đọc đoạn 1 và hỏi: Vì sao Cóc phải lên kiện trời?
-Cóc cùng bạn nào lên kiện trời?
-GV gọi HS đọc đoạn 2 và hỏi: Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống?
-Đội quân nhà trời gồm những ai?
-Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân của nhà trời.
-Theo em, vì sao Cóc và các bạn lại thắng được đội quân hùng hậu của Trời?
-Sau cuộc chiến thái đo của Trời thay đổi thế nào?
-Trời đã đồng ý với Cóc những gì?
-GV: Trong thực tế khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu ca:
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho.
-Qua phần đọc và tìm hiểu truyện em thấy cóc có gì đáng khen?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
+Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện
-GV đọc mẫu toàn bài.
-GV gọi 3HS đọc theo vai.
-Chia nhóm, mỗi nhóm 3HS.
-Thi đua.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Theo dõi.
-HS đọc.
-Luyện phát âm.
-3HS đọc nối tiếp.
-1HS đọc.
-3HS đọc.
-Đọc nhóm.
-3HS đọc.
-HS đọc.
-1HS đọc.
-1HS đọc: Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
-Trên đường đi kiện trời, Cóc gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo, vậy là tất cả cùng theo Cóc lên kiện trời.
-1HS đọc: Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
-Gà, Chó, Thần Sét.
-Sắp đặt xongbị Cọp vồ.
-Vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp với nhau.
Trời đành mời Cóc vào nói chuyện.
-Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và con dặn Cóckhông cần lên tận thiên đình.
-Nghe.
-Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện trời
-Theo dõi.
-3HS đọc.
-Luyện đọc theo vai.
-3 nhóm.
Toán
Chữa bài kiểm tra
I.MỤC TIÊU
Nhận xét bài làm của HS vào các nội dung kiến thức sau:
-Về số học: đọc viết các số có đến năm chữ số; tìm số liền trước, liền sau của một số có năm chữ số; sắp xếp các số năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé); thực hiện cộng, trừ các số có năm chữ số; thưc hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
-Về đại lưiợng: Xem đồng hồ.
-Về giải toán có lời văn: giải bài toán bằng hai phép tính.
-Về hình học: Tính diện tích hình chữ nhật theo xăng-ti-mét vuông.
II.Nhận xét bài làm của HS
III Hướng dẫn HS sửa bài
IV Nhận xét tiết học
Thứ ba , ngày 25 tháng 04 năm 2017
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I.MỤC TIÊU
Giúp HS
-Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
-Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
-Thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
-Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Viết sẵn bài tập 1, 4, phấn màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1-Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2)Các hoạt động chính
Hoạt động 1: HD ôn tập
+Mục tiêu: Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
@Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét bài làm.
@Bài 2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-Gọi HS đọc bài làm.
@Bài 3
a) Hãy nêu yêu cầu của bài tập
-HD HS làm mẫu
-Yêu cầu HS phân tích
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét bài làm của HS.
@Bài 4
-GV gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS theo dõi phần a.
-Hỏi: Ô trống thứ nhất em điền số nào? Vì sao?
-Yêu cầu HS làm tiếp.
3)Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau.
-Nghe.
-2HS đọc.
-2HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
-HS nêu.
-4HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-4HS nhận xét.
-HS nêu.
-2HS lên bảng làm, 1HS phân tích số.
-4HS sửa bài.
-HS nêu.
-HS đọc.
-2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-4HS sửa bài.
Chính tả
CÓC KIỆN TRỜI
I.MỤC TIÊU
-Sửa bài: Cóc kiện trời.
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/ x.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Viết sẵn bài tập 3a.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1Nhận xét
2)Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: HD HS sửa bài
+Mục tiêu :viết chính xác truyện Cóc kiện trời.
@HD HS sửa bài
GV nêu từ HS viết sai
-Yêu cầu HS viết váo bảng con
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa viết
Hoạt động 2: HD làm bài tập
+Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/ x.
@Bài 2
- -Gọi HS đọc tên các nước.
-GV giới thiệu: Đây là 5 nước láng giềng của nước ta.
-Tên riêng của nước ngoài được viết như thế nào?
@Bài 3
-Gọi HS đọc ỵêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Chốt lại lời giải đúng.
3)Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS nghe và nhận xét
-HS viết từ đúng vào bảng con
.
- Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.
-HS nêu.
-1HS đọc.
-HS làm vào vở.
-Cây sào- xào nấu; lịch sử- đối xử.
Thứ tư , ngày 26 tháng 04 năm 2017
Luyễn từ và câu
NHÂN HOÁ
I.MỤC TIÊU
-Nhận biết về cách nhân hoá. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá.
-Viết được một đọc văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Kẻ sẵn bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Nhận xét
2)Các hoạt động chính
Hoạt động 1: HD làm bài tập 1
+Mục tiêu: Nhận biết về cách nhân hoá. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tự làm phần a)
-GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời của HS vào bảng.
Trong đoạn văn ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá?
Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật vật đó?
Các từ ngữ dùng để tả các vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi với đoạn văn b)
-Gọi HS trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng.
-GV: Em thích hình ảnh nhân hoá nào? Vì sao?
-GV yêu cầu HS ghi vào vở.
Hoạt động 2: HD làm bài tập 2
+Mục tiêu: Viết được một đọc văn ngắn có hình ảnh nhân hoá.
-GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì?
-Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì?
-Gọi 1 số HS đọc bài của mình. Chỉnh sửa lỗi cho HS và chấm điểm những bài tốt.
3)Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Nghe.
-1HS đọc.
-HS tự làm.
-mầm cây, hạt mưa, cây đào.
-Tác giả dùng từ “ tỉnh giấc” để tả mầm cây; dùng các từ “ mải miết” “ trốn tìm” để tả hạt mưa, dùng các từ “lim dim, mắt, cười” để tả cây đào.
-Từ mắt là từ chỉ bộ phận của người. Các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người. Từ lim dim là từ chỉ đặc điểm của con người.
-Mỗi câu hỏi 1HS trả lời. Các HS khác theo dõi và nhận xét.
-5-7HS trả lời.
1HS đọc.
-HS nêu.
-Phép nhân hoá.
-HS tự làm bài.
-1 số HS đọc bài.
Luyễn từ và câu
Ôn tập tuần 32 - 33
I.MỤC TIÊU
-Nhận biết về cách nhân hoá. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá.
- Đặt và TLCH “ Bằng gì ? “. Dấu hai chấm và dấu chấm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Nhận xét
2)Các hoạt động chính
Hoạt động 1: HD làm bài tập 1
+Mục tiêu: Nhận biết về cách nhân hoá. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tự làm phần a)
-GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời của HS vào bảng.
Trong đoạn văn ở phần a) có những sự vật nào được nhân hoá?
Tác giả làm thế nào để nhân hoá các sự vật vật đó?
Các từ ngữ dùng để tả các vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi với đoạn văn b)
-Gọi HS trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng.
-GV: Em thích hình ảnh nhân hoá nào? Vì sao?
-GV yêu cầu HS ghi vào vở.
Hoạt động 2: HD làm bài tập 2
+Mục tiêu: Biết đặt và TLCH “ Bằng gì? “
-GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm việc theo nhóm đôi
Hoạt động 2: HD làm bài tập 3
-- YC HS điền dấu 2 châm và dấu chấm vào đoạn văn sau ( SGK)
- Nhận xét và chốt ý
3)Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Nghe.
-1HS đọc.
-HS tự làm.
-mầm cây, hạt mưa, cây đào.
-Tác giả dùng từ “ tỉnh giấc” để tả mầm cây; dùng các từ “ mải miết” “ trốn tìm” để tả hạt mưa, dùng các từ “lim dim, mắt, cười” để tả cây đào.
-Từ mắt là từ chỉ bộ phận của người. Các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người. Từ lim dim là từ chỉ đặc điểm của con người.
-Mỗi câu hỏi 1HS trả lời. Các HS khác theo dõi và nhận xét.
-5-7HS trả lời.
1HS hỏi, 1 HS trả lời
_ HS làm bài theo mhóm 4
Toán
ÔN CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I.MỤC TIÊU
Giúp HS
-Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết)
-Giải các bài toán có lời văn bằng nhiều cách khác nhau về các số trong phạm vi
100 000.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Viết sẵn bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Nhận xét
2)Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: HD ôn tập
+Mục tiêu: Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết). Giải các bài toán có lời văn bằng nhiều cách khác nhau về các số trong phạm vi
100 000.
@Bài 1
-Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
-Gọi HS sửa bài.
-Nhận xét bài làm cho HS.
@Bài 2
-Nêu yêu cầu của bài tập và cho HS tự làm.
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
-Nhận xét và cho điểm HS.
@Bài 3
-Gọi HS đọc đề bài.
-Cho HS tóm tắt bài toán.
-Gọi HS đọc lại tóm tắt bài toán.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
3)Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
-4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-4HS nêu.
-1HS đọc.
-1HS tóm tắt và làm bài
.
Tập làm văn
Ôn tập tuần 32
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU
-Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý của SGK kể lại được một cách ngắn gọn, rõ ràng về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
-Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài nói trên viết đựơc một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1-Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2)Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: HD HS làm bài 1
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý của SGK kể lại được một cách ngắn gọn, rõ ràng về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
-GV gọi HS đọc yêu cầu.
-GV yêu cầu HS đọc gợi ý.
-GV giúp HS xác định thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường: Em hãy kể tên những việc tốt góp phần bảo vệ môi trường mà học sinh chúng ta có thể tham gia.
.-Gọi 1 số HS kể trước lớp, nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: HD HS làm bài 2
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài nói trên viết đựơc một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
-GV gọi HS đọc yêu cầu.
-GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS viết bài một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3)Củng cố, dặn dò
-HS nào chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau
-Nghe.
-1HS đọc.
-2HS đọc.
-HS trả lời:
-Em đã chăm sóc bồn hoa trước lớp cùng các bạn trong tổ.
-Em đã chăm sóc bồn hoa ngay tại trường vào ngày chủ nhật vừa qua.
--HS kể.
-1HS đọc.
-HS làm bài, sau đó 1 số HS đọc bài viết, lớp nhận xét.
Thứ sáu , ngày 28 tháng 04 năm 2017
Toán
Tiết 33
I.MỤC TIÊU
Luyện tập đọc, viết số, so sánh, cộng trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Khởi động: hát
-Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
2)Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: HD ôn tập
+Mục tiêu: Ôn luyện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia có các số trong phạm vi 100 000
@Bài 1
-Đặt tính rồi tính
54 287 + 29508 ; 78 362 – 24 935
1408 x 3 ; 34625 : 5
@Bài 2: Viết số
Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi
Năm mươi hai nghìn sáu trăm linh một
Bảy mươi nghìnmột trămbốn mươi mốt
@Bài 3 Đọc số
36 520 ,48 183 ,81 317 ,81 321
-Nhận xét và cho điểm HS.
@Bài 4: Điền dấu ,=
99 999.. 100 000 ,89 156.. 98 516
79 65079 000 +650
-GV nhận xét
@Bài 5
Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
30 620, 8 258, 31 855, 16 999
Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé
65 372, 56 372, 76 253, 56 327
- GV nhận xét
3)Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau
-HS làm bài
HS làm bài
-HS làm bài
HS làm bài
HS làm bài
Tập làm văn
GHI CHÉP SỔ TAY
I.MỤC TIÊU
-Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc bài báo A -lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
-Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV và HS cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
-Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, một vài tờ báo nhi đồng có mục A-lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!
-Mỗi HS chuẩn bị một quyển số tay nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1)Kiểm tra bài cũ
-GV gọi HS đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.
-Giới thiệu bài
2)Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: HD HS làm bài 1
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc bài báo A -lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
-GV gọi HS đọc yêu cầu.
-GV gọi 2HS đọc bài: 1 đóng vai người hỏi, 1 đóng vai Đô-rê-mon.
-Yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài.
-Cho cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quí hiếm được nhắc đến đã sưu tầm được.
Hoạt động 2: HD HS làm bài 2
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay.
-GV gọi HS đọc yêu cầu.
-GV gọi HS đọc lại phần a)
-GV hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
-Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
-Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b)
-GV nhận xét, sửa bài và cho điểm HS.
3)Củng cố, dặn dò
-Nhắc HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp.
-Thường xuyên đọc báo và ghi vào sổ tay.
-Nhận xét tiết học.-
-HS kể.
-1HS đọc.
-2HS đọc.
-2HS đọc và đổi vai nhau.
-2HS đọc.
-1HS đọc.
-“Sách đỏ là gì?”
-HS tự ghi, phát biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAC 33.doc