- Hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi.
- Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
D. Hoạt động vận dụng.
Gợi ý cho học sinh thực hiện các yêu cầu trong hoạt động.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Công nghệ 8 - Bài 9: Mạng điện trong nhà - Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong nhà thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2018
Tuần: 29, 30, 31
Tiết: 46,47,48
Bài 9: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ-THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN TRONG NHÀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
I. Mục tiêu.
- Trình bày được chức năng, đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Biết và hiểu cấu tạo, chức năng của một số bộ phận chính của mạng điện trong nhà.
- Hiểu và nhận biết công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà như: cầu dao, công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện, nút ấn.
- Trình bày được nguyên lí làm việc, biết lựa chọn vị trí lắp đặt của các thiết bị bảo vệ trong mạch điện như: cầu chì, aptomat.
- Thực hành làm được cầu chì, biết tính vị trí lắp đặt thiết bị trong mạch điện.
1. Ổn định lớp: KTSS.
2. Các hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
A. Hoạt động khởi động.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi 1,2,3 của hoạt động khởi động.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
- Nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm.
- Hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
- Lắng nghe và ghi những nhận xét, gợi ý của giáo viên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 9.1 và hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 9.2 và hình 9.3 hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
- Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Cả nhóm thảo luận
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 9.5 và hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
- Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Cả nhóm thảo luận
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 9.6 và hình 9.7 hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
- Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Cả nhóm thảo luận
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
- Đọc thông tin, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.
- Trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
- Báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Lắng nghe và ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
- Đọc thông tin, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.
- HS Thảo luận
- HS Thảo luận
- Trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
- Báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Lắng nghe và ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
1. Mạng điện trong nhà.
* Đặc điểm mạng điện trong nhà.
- Điện áp của mạng điện trong nhà là điện áp thấp để cung cấp điện cho các dụng cụ điện trong gia đình.
- Ở nước ta mạng điện trong nhà có điện áp là 220V.
- Đồ dùng điện trong nhà rất đa dạng.
- Công suất của các đồ dùng điện rất khac nhau.
- Sự phù hợp giữa điện áp của các đồ dùng điện với điện áp mạng điện trong nhà: các đồ dùng điện phải có điện áp phù hợp với điện áp của mạng điện trong nhà. Riêng các thiết bị để bảo vệ và lấy điện có thể cao hơn thì tốt.
* Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
- Mạng điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng khi trang bị thêm đồ dùng điện.
- Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.
- Dễ dàng kiểm tra và sữa chữa.
- Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đảm bảo đẹp.
* Cấu tạo của mạng điện trong nhà.
- Một mạng điện trong nhà đơn giản gồm một mạch chính và các nhánh. Mạch chính lấy điện từ mạng điện phân phối, qua công tơ điện vào trong nhà.
- Từ mạch chính, rẽ ra các mạch nhánh. Các mạch nhánh được mắc song song để điều khiển độc lập, cung cấp đến các đồ dùng điện.
2. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong nhà.
- Công tắc điện:
* Cấu tạo
- Công tắc điện gồm: vỏ, cực động và cực tĩnh
+ Vỏ: được làm bằng vật liệu cách điện.
+ Cực động và cực tĩnh thường làm bằng đồng.
* Phân loại
+ Dựa vào số cực chia ra: hai cực, ba cực.....
+ Dựa vào thao tác đóng cắt có thể phân loại: công tắc bật, công tắc giật, công tắt bấm,....
- Cầu dao điện và aptomat:
+ Cầu dao điện là thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản nhất, đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. Các cầu dao sử dụng trong nhà là cầu dao một pha.
+ Cấu tạo của cầu dao gồm vỏ, các cực động và các cực tĩnh.
3. Thiết bị lấy điện: ổ điện và phích cắm điện.
- Thiết bị lấy điện là thiết bị được dùng để lấy điện từ mạng điện trong nhà cho các đồ dùng điện như quạt điện, bàn là điện, nồi cơm điện,....
- Thiết bị lấy điện gồm ổ điện thường được mắc cố định với mạng điện tại vị trí thuận tiện và đảm bảo an toàn, phích cắm điện được nối với đồ dùng điện.
- Ổ điện: là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện như: bàn là, ấm đun nước,...
- Phích cắm điện: là thiết bị dùng cắm vào ổ điện lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
* Khi sử dụng phải chọn loại ổ điện và phích cắm điện có kích cở, hình dạng kĩ thuật phù hợp với nhau và an toàn cho người sử dụng.
4. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà.
- Để bảo vệ an toàn cho người và đồ dùng điện trong nhà, người ta sử dụng cầu chì. Các thiết bị hiện đại kết hợp các chức năng này là aptomat (cầu dao tự động) an toàn và dễ sử dụng hơn nhiều.
- Cầu chì là thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện khi xảy ra sự cố như chập điện hoặc quá tải.
- Cầu chì có cấu tạo gồm vỏ, cực giữ dây chảy và dây dẫn điện.
- Aptomat là thiết bị đóng cắt điệ, tự động ngắt mạch điện khi có sự cố,nó thay thế cho cả cầu dao và cầu chì.
- Khi có sự cố aptomat tự động ngắt mạch, cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố của mạch điện và sửa chữa xong.
* Khi đóng aptomat cần ngắt các đồ dùng điện để tránh xảy ra hiện tượng nổ, phóng điện trong aptomat.
C. Hoạt động luyện tập.
- Hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi.
- Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
- Trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
- Thảo luận trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
- Báo cáo kết quả với thầy/cô.
- Lắng nghe và ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy/cô.
D. Hoạt động vận dụng.
Gợi ý cho học sinh thực hiện các yêu cầu trong hoạt động.
Thực hiện các yêu cầu trong hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Gợi ý cho học sinh thực hiện các yêu cầu trong hoạt động.
Thực hiện các yêu cầu trong hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
Duyệt của tổ bộ môn
Phường 1, ngày 15 tháng 03 năm 2018
Tổ trưởng
Phan Thị Kiều Oanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MODUN 2 vnen bai 9 mang dien trong nha- thiet bi dong cat va lay dien trong nha.doc