I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
a. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình công nghệ lớp 8, gồm từ tiết 1 đến tiết 14 theo phân phối chương trình.Từ bài 1 đến bài 14/ SGK – Công ngệ 8
b. Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học.
- Đối với Học sinh:
+ Kiến thức:Học sinh nắm được bản vẽ hình chiếu các khối hình học, bản vẽ chi tiết, biểu diễn ren, bản vẽ lắp.
+ Kỹ năng:Vận dụng được những kiến thức trên đểt trả lời câu hỏi bài tập SGK.
+ Thái độ: Giúp học sinh có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra.
- Đối với giáo viên: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập học sinh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS phù hợp thực tế.
199 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Công nghệ lớp 8 (cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết theo SGK + Vở ghi
- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học
- Bài tập 4/ SGK/101
Chuẩn bị trước bài “ Biến đổi chuyển động ”
Mỗi HS sưu tập :
Các cơ cấu tay quay – con trượt
+ Bánh răng – thanh răng
+ Vít - đai ốc.
- Nhận xét giờ học.
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
Tiết 29:
BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
-Trình bày được vai trò của biến đổi chuyển động.
-Mô tả được cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay thành chuyển động lắc.
-Trình bày được nguyên lí làm việc của cơ cấu.
-Mô tả được nguyên lí của cơ cấu.
-Liên hệ vào thực tế, giải thích một số cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trong đời sống sản xuất.
-Liên hệ vào thực tế, giải thích một số cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc trong thực tiễn sản xuất `
b. Kĩ năng :
- Xác định được tỉ số tuyền của một số bộ truyền động.
c. Thái độ :
- Giáo dục ý thức thực hiện làm việc theo quy trình.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Tranh phóng to hình SGK của bài 30.
-Cơ cấu 4 khâu bản lề.
b.Học sinh:
-Khớp động, khớp quay, cơ cấu tay quay –thanh lắc, tay quay –con trượt.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động
- GV: Cho HS quan sát tranh phóng to H30.1/ SGK
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 7 phút
+ Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm
+ Hoàn thành các dạng chuyển động của bàn đạp , thanh truyền, vô lăng , kim máy khâu.
-GV: Gọi nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm chốt lại và chính xác kết quả.
( Từ cần điền : bập bênh, lên xuống (tịnh tiến) , tròn, lên xuống )
+ Tại sao cần biến đổi chuyển động ?
-GV: Chốt lại kiến thức.
- Quan sát.
-HS : Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
+ Thảo luận nhóm hoàn thành các dạng chuyển động.
+ Các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
- Ghi vở.
Tại sao cần biến đổi chuyển động ?
- ... Là chuyển động lắc.
-.......Là chuyển động lên xuống. Kết hợp với một số cơ cấu biến đổi chuyển động khác.
- ....... Là chuyển động quay tròn.
- ....... Là chuyển động lên xuống.
- Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi 1 dạng chuyển động ban đầu, thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm phục vụ những nhiệm vụ nhất định
- Gồm :
+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.
+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động
- GV: Cho HS quan sát hình phóng to: H30.2/ SGK, kết hợp quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.
+ Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt ?
+ Khi tay quay 1 quay đều thì con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào ?
+ Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động ?
+ Phát biểu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt ?
+ Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết ?
+ Hãy kể thêm những cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến ?
Bánh răng - thanh răng ( nâng hạ mũi khoan), vít - đai ốc( Trên ê tô và bàn ép) , cơ cấu cần tịnh tiến (trong xe máy, ô tô)
- GV: Gọi HS nhận xét
- GV: Cho HS quan sát mô hình về cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến , trả lời câu hỏi.
+ Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít được không ?Cơ cấu này thường được dụng trong những máy và thiết bị nào ?
- GV: Cho HS quan sát tranh phóng to H30.4/ SGK và trả lời câu hỏi.
+ Cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy chi tiết ? Chúng được nối ghép với nhau ntn ?
+ Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD chuyển động ntn ?
+ Có thể biến đổi chuyển động lắc thành chuyển động quay được không ?
+ Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết ?
-Nhận xét chuẩn hoá KT
- HS: Quan sát H 30.2 kết hợp với mô hình trả lời lần lượt các câu hỏi
-Nhận xét
- HS: quan sát mô hình về cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến , trả lời.
-HS quan sát H30.4/
SGK và trả lời câu hỏi.
-Tự ghi vở
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
1. Biến chuyển động quay thành cơ chuyển động tịnh tiến
Cấu tạo
Nguyên lí làm việc
c) ứng dụng
SGK/ 103
2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc
a) Cấu tạo
Nguyên lí làm việc
c) ứng dụng SGK/ 104
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .
?Tại sao cần biến đổi chuyển động, nêu cấu tạo các bộ biến đổi chuyển động.
-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
-Lắng nghe
-1HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
d. Hướng dẫn tự học :
- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi
- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị trước bài “ TH : Biến đổi chuyển động ”
- Mỗi HS chuẩn bị mẫu báo cáo TH theo mẫu mục III SGK/ 108
- Nhận xét giờ học.
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
Tiết 30:
BÀI 31: THỰC HÀNH TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về truyền chuyển động.`
b. Kĩ năng :
- Tháo lắp được một số cơ cấu truyền chuyển động .
-Đo được số liệu cơ bản tính được tỉ số truyền của một số cơ cấu truyền chuyển động
c. Thái độ :
- Giáo dục ý thức làm việc theo quy trình .
*Tích hợp giáo dục môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
-GDMT: Ý thức thói quen làm việc theo quy trình,tiết kiệm nguyên liệu,giữ vệ sinh nơi thực hành góp phần bảo vệ MT xung quanh
-BĐKH: Ý thúc thói quen làm việc theo quy trình,tiết kiệm nguyên liệu,giữ vệ sinh nơi thực hành,góp phần bảo vệ môi trường xung quanh hạn chế BĐKH do rác thải
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-1bộ truyền động đai, một bộ truyền động bánh răng, một bộ truyền động xích. một thước lá, thước cặp, tua vít, mỏ lết, mô hình động cơ 4 kì.
b.Học sinh:
-Mẫu báo cáo thực hành.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ thực hành)
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
- GV: Giới thiệu thiết bị và dụng cụ cần sử dụng trong bài.
+ Nêu nội dung chính cần thực hành ?
- GV: Hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng thước lá hoặc thước cặp ( đơn vị là mm) và cách đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.
+ Giới thiệu các bộ truyền động , tháo từng bộ truyền động cho HS quan sát cấu tạo các bộ truyền .
+ Hướng dẫn HS quy trình tháo và quy trình lắp.
- GV: Cho HS quan sát mô hình động cơ 4 kì , tìm hiểu cấu tạo , nguyên lí làm việc của các cơ cấu .
+ Quay đều tay quay, HS quan sát sự lên xuống của pit- tông và việc đóng mở các van nạp , van thải . Dùng tay quay đều trục khuỷu và nhận xét.
+ Khi pittông lên đến điểm cao nhất và điểm thấp nhất thì vị trí của thanh truyền và trục khuỷu như thế nào?
+ Để van nạp và van thải đóng mở 1 lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng ?
+ Khi tay quay quay 1 vòng thì pít- tông chuyển động ra sao ?
- HS : Đọc nội dung và trình tự thực hành SGK/ 96
-HS nêu.
- HS: Ghi kết quả vào báo cáoTH.
- HS: Quan sát, trả lời các câu hỏi
I. Chuẩn bị
SGK/106
II. Nội dung và trình tự thực hành
1) Đo đường kính bánh đai , đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích
SGK/ 106
2) Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền
SGK/ 107
3)Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ bốn kì
SGK/ 107
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành
- GV: Phân công các nhóm về vị trí làm việc . Bố trí dụng cụ và thiết bị theo nhóm .
+ Các nhóm thực hiện đo đường kính bánh đai, đếm số răng của đĩa xích và các cặp bánh răng. Kết quả đo được , đếm được ghi vào báo cáo TH.
+ Thực hiện thao tác tháo mô hình
- GV: Quan sát tác phong làm của các nhóm . Sau khi đo và đếm xong , HS thực hiện thao tác lắp và điều chỉnh các bộ truyền động như đã hướng dẫn.
+ Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ bốn kì và trả lời các câu hỏi phần báo cáo TH.
- HS : Tính toán tỉ số truyền lý thuyết và thực tế , rồi ghi kết quả tính được vào báo cáo TH.
- HS : Hoàn thành báo cáo TH.
III. Thực hành
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .
- GV: Hướng dẫn HS đánh giá bài TH dựa theo mục tiếu bài học.
+ Nhận xét về ý thức thực hành của HS , nhóm HS .
- HS thu dọn phòng học , nộp báo cáo TH giáo viên chấm điểm..
-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
-Lắng nghe
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Hướng dẫn tự học:
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài 32.
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
PHẦN III. KĨ THUẬT ĐIỆN
CHƯƠNG VI: AN TOÀN ĐIỆN
Tiết 31:
BÀI 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm điện năng.
-Trình bày được nguyên tắc sản xuất điện năng từ các dạng năng lượng
khác
-Mô tả được quá trình tuyền tải điện năng.
-Trình bày được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
b. Kĩ năng :
- Vận dụng được kiến thức giải thích được quá trình tuyền tải điện năng.
c. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn điện.
*Tích hợp giáo dục môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Tranh phóng to hình SGK của bài 32, bảng phụ chép sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng.
b.Học sinh:
-Chuẩn bị sãn sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ dạy)
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về điện năng và sản xuất điện năng
- GV: Đưa ra các dạng năng lượng như nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử....
+ Con người đã sử dụng các loai năng lượng cho các hoạt động của mình như thế nào? Em hãy cho ví dụ
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình người ta đã biến năng lượng của dòng nước thành năng lượng gì để phục vụ con người
- GV: Tất cả các dạng năng lượng các em đã biết, con người khai thác biến đổi nó thành điện năng để phục vụ cho mình
- GV: Đưa ra hình 32.2 yêu cầu HS quan sát
+ Chức năng của các thiết bị chính của nhà máy điện ( lò hơi, lò phản ứng hạt nhận, đập nước, tuabin, máy phát điện) là gì?
+ Tre bảng phụ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện và thủy điện
- GV: Ngoài ra còn có nhiều loại năng lượng có trong tự nhiêncó thể biến đổi thành điện năng.
- HS: Suy nghĩ trả lời
- HS: Quan sát hình 32.2, Suy nghĩ trả lời câu hỏi
I. Điện năng
1. Điện năng là gì?
Năng lượng của dòng điện ( công của dòng điện) được gọi là điện năng.
2. Sản xuất điện năng
a, Nhà máy nhiệt điện
b, Nhà máy thủy điện
c, nhà máy điện nguyên tử
SGK (113)
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền tải điện năng
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 32.4 trong SGK
+ Giải thích cấu tạo của cơ bản của đường dây tải điện
+ Giới thiệu địa điểm một số nhà máy điện và khu công nghiệp.
- GV: Các nhà máy điện thường được xây dựng ở đâu?
+ Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử dụng như thế nào? Cấu tạo của đường dây tải điện gồm các phần tử gì?
- GV: Gọi nhận xét bổ xung
- hs: Quan sát hình 32.4
- HS: Quan sát hình 32.4 và trả lời các câu hỏi của GV
3. Truyền tải điện năng
SGK (114)
Hoạt động 3: Vai trò của điện năng
- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
+ Nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong xã hội
- GV: Gọi nhận xét chéo các nhóm, bổ xung
- GV: Vậy điện năng có vai trò rất lớn đối với sản xuất và đời sống xã hội các hoạt động của con người đều sử dụng điện năng chính vì vậy chúng ta cần phải chú ý sử dụng tiết kiệm điện năng là tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường. Nhất là vào những giờ cao điểm
- HS: Hoạt động nhóm nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực, trong đời sống
+ HS lên dán phiếu học tập
II. Vai trò của điện năng
- Công ngiệp: Máy cơ khí ( tiện bào), máy nâng ( thang máy)..........
- Nông nghiệp: Máy bơm, máy xay xát, lò sấy thức ăn, lò ấp trứng
- Giao thông: Hệ thống tín hiệu, điện báo ( điều khiển giao thông)
- Y tế, giáo dục: Máy thở, máy siêu âm, thiết bị nghe nhìn trong dạy học, các bộ đò dùng thí nghiệm
- Văn hóa thể thao: ánh sáng, sân bãi
- Trong gia đình: Đèn điện, quạt....
Vậy điện năng có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các thiết bị trong sản xuất, đời sống xã hội.
- Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .
- YC 1,2 HS đọc ghi nhớ
?Nêu vai trò của điện năng
-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
-Lắng nghe
-1,2 HS lần lượt đọc
-1HS trả lời HS2 nhận xét bổ xung
d. Hướng dẫn tự học:
- Học bài theo SGK + Vở ghi.
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài 33 SGK.
- Nhận xét giờ học.
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
Tiết 32:
BÀI 33: AN TOÀN ĐIỆN
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Trình bày được tác hại do điện gây ra.
-Trình bày được nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
-Trình bày được nội dung các biện pháp an toàn điện trong sửa chữa.
-Áp dụng vào thực tế đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ đồ dùng điện.
b. Kĩ năng :
- Sử dụng được một số dụng cụ an toàn điện.
-Thực hiện được các nguyên tắc an toàn điện trong sửa chữa
c. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn điện.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Dụng cụ an toàn điện: kìm, tua vít, bút thử điện, găng tay cao su.
b.Học sinh:
-Bút thử điện, dụng cụ an toàn khi sửa chữa điện.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu khái niệm và vai trò của điện năng.
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện
- GV: Giới thiệu vào bài như SGK
+ Yêu cầu HS làm bài tập SGK theo cá nhân trả lời câu hỏi “ Vậy nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện? Cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó?
- GV : Nhận xét và chốt lại kiến thức .
( Không hiểu biết và không có ý thức thực hiện AT điện . Do không cẩn thận khi sử dụng điện . Do không kiểm tra an toàn các thiết bị , đồ dùng trước khi sử dụng . Không tuân thủ các nguyên tắc AT điện trong khi sửa chữa điện . Do vi phạm khoảng cách AT đường dây điện cao áp . Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất)
- GV: Khi đến gần đường dây điện cao áp cần chú ý gì ?
- GV: Tổng hợp ý kiến của HS , hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên nhân gây tai nạn điện .
Giới thiệu HS về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp SGK/ 117
- HS: Trả lời.
-Nghe, tự điều chỉnh nếu sai.
- HS: Trả lời
-Nghe, ghi vở.
Vì sao xảy ra tai nạn điện
1) Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
2) Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
3) Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp an toàn điện
- GV: Nêu một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện ?
+ Lấy VD khi sử dụng điện không an toàn ?
- GV: Gọi nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV: Nêu một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện ,lấy VD khi sửa chữa điện không an toàn ?
-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức
- HS: Suy nghĩ trả lời
-HS: nhận xét
-Ghi vở.
- HS: Suy nghĩ trả lời
-Tự ghi vở.
II. Một số biện pháp an toàn điện
1. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện
- Kiểm tra cách điện dây dẫn điện và đồ dùng điện thường xuyên hoặc khi bắt đầu sử dụng các đồ dùng điện đã lâu không được sử dụng.
- Sử dụng nguồn điện áp an toàn , giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp .
- Không đến gần dây điện bị đứt , phải lau khô tay trước khi sử dụng các thiết bị , đồ dùng điện ...
2) Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện:
SGK/ 119
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .
- YC 1,2 HS đọc ghi nhớ
?Nêu nguyên nhân gây tai nạn điện, một số biện pháp an toàn điện.
-Nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
-Lắng nghe
-1,2 HS lần lượt đọc
-1HS trả lời HS2 nhận xét bổ xung
d. Hướng dẫn tự học:
- Học bài theo SGK + Vở ghi
- Trả lời theo câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị trước bài mới “ TH : Dụng cụ bảo vệ an toàn điện cứu người bị
nạn”
-Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành SGK / 123
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
Tiết 33:
BÀI 34: THỰC HÀNH
DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về an toàn điện .
b. Kĩ năng :
- Sử dụng được các dụng cụ an toàn điện
-Thực hiện được các nguyên tắc an toàn đện trong sử dụng và sửa chữa.
c. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn và sửa chữa điện.
*Tích hợp giáo dục môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
Có ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi làm việc là chủ động ứng phó với BĐKH.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
- Bút thử điện thông mạch.
b.Học sinh:
*Mỗi nhóm: 1 bút thử điện, mẫu báo cáo thực hành
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu các nguyên nhân gây tai nạn điện , sau mỗi nguyên nhân cần rút ra điều gì .Nêu một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và trong sửa chữa .
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của các nhóm HS
+ Giới thiệu một số đồ dùng và vật liệu sử dụng trong bài.
- HS: Nhận biết các đồ dùng và vật liệu
I.Chuẩn bị:
- Vật liệu. Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su
- Dụng cụ: bút thử điện, kìm ,tua vít..
- Báo cáo thực hành
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện
- GV: Phát đồ dùng và thiết bị cho các nhóm . HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu sau :
+ Quan sát hiểu được yêu cầu, nội dung báo cáo TH về tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
+ Điền kết quả vào B/c TH
- HS: Thực hành và trả lời các câu hỏi vào báo cáo thực hành
-HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
II. Nội dung thực hành.
1.Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Trong kỹ thuật điện ,người ta thường dùng vật liệu cách điện bọc phần dẫn điện nhằm đảm bảo an toàn.
a. Tìm hiểu một số dụng cụ cách điện
- Đặc điểm và cấu tạo của các dụng cụ
- Vật liệu chế tạo
- Cách sử dụng
b. ghi kết quả vào báo cáo thực hành
Hoạt động 3: Tìm hiểu và sử dụng bút thử điện
- GV: Tại sao mối gia đình nên có 1 bút thử điện ?
+ Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận ?
- GV: Hướng dẫn HS quy trình tháo bút thử điện
+ Quan sát từng chi tiết của bút thử điện chỉ rõ tên từng chi tiết đó ?
+ Lắp lại bút thử điện để sử dụng , chú ý lắp chính xác .
+ Nêu rõ nguyên lí làm việc của bút thử điện
- GV: Lưu ý HS an toàn điện khi làm việc với các đồ dùng điện.
- GV: Làm mẫu cách sử dụng, sau đó cho HS thực hành xác định dây pha.
-YC HS hòn thành báo cáo TH.
- HS: Quan sát bút thử điện suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-Quan sát thực hiện theo hướng dẫn của GV
-HS thu thập TT
-Quan sát thực hành theo hướng dẫn.
-Hoàn thành các yêu cầu theo mẫu báo cáo.
2. Tìm hiểu bút thử điện.
a) Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện.
-Đầu bút thử điện được gắn liền với thân bút.
- Điện trở ( làm giảm dòng điện )
- Đèn báo
- Lò xo ( Để tăng độ tiếp xúc giữa điện trở, đèn và các bộ phận kim loại )
- Nắp bút.
-Kẹp kim loại.
b) Nguyên lý làm việc.
- Khi đẻ tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào vật mang điện dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi đi xuống đất tạo thành mạch điện kín.
c) Sử dụng bút thử điện.
III . báo cáo thực hành.
c. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .
- Yêu cầu học sinh nộp báo cáo thực hành, thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
-Nhận xét đánh giá giờ học
-Lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
d. Hướng dẫn tự học:
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 35 SGK.
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài sau .
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
Tiết 34:
BÀI 35: THỰC HÀNH: CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Trình bày được cách tách nạn nhân ra khỏi lưới điện và sơ cứu người tai
nạn điện
b. Kỹ năng:
- Sử dụng được các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
-Thực hiện được các nguyên tắc an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa
c. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa .
-Có ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi làm việc là chủ động ứng phó với BĐKH.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Tranh phóng to hình SGK của bài 35.
b. Học sinh :
-Dụng cụ điện: quạt điện, bàn là điện, bút thử điện.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ:
( Kết hợp trong giờ học)
b. Nộ dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Đối với bài này việc hoạt động nhóm là rất phù hợp , các em trong nhóm thảo luận và đưa ra cách sử lí các tình huống cho phù hợp .
- Chia nhóm : GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm khoảng từ 4 đến 5
học sinh .
- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên .
- GV nêu rõ mục tiêu cần đạt của bài thực hành .
- HS chia lớp thành các
nhóm nhỏ , mỗi nhóm khoảng từ 4 đến 5 học
sinh .
- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên .
-Nghe
I. Chuẩn bị.
- vật liệu và dụng cụ:
+ Sào tre ,gậy gỗ ván
+ Tủ lạnh ,dây dẫn điện
+ chiếu hoặc nilon
- Báo cáo thực hành
Hoạt động 2 : Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Yêu cầu của phần này là thông qua các tình huống . HS phải biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vừa nhanh , vừa đảm bảo an toàn .
- GV nhận xét chung về các phương án giải quyết
- HS thảo luận chung đưa ra phương án xử lý tình huống 1.
- HS thảo luận chung đưa ra phương án xử lý tình huống 2.
II. Nội dung và trình tự thực hành:
1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Tình huống 1:
+ Rút phích cắm điện ( nắp cầu chì) hoặc aptomát.
-Tình huống 2:
+ Đứng yên trên ván gỗ, dùng sào tre(gỗ ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân
Hoạt động 3 : Thực hành sơ cứu nạn nhân.
-GV yêu cầu HS thực hiện các bước sau đây :
+Các nhóm thảo luận để
chọn cách xử lý đúng nhất ( nhanh chóng và an toàn ) để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện .
-GV đưa thêm các tình
huống cho các nhóm giải quyết hoặc tự các nhóm đưa racho các nhóm khác giải quyết .
-GV có thể đánh giá và cho điểm các nhóm theo các tiêu chí sau :
+ Hành động nhanh và chính xác
+ Đảm bảo an toàn cho
người cứu
+ Có ý thức học tập nghiêm túc
GV kết luận về phần thực hành này .
-Trong phần này GV phải
chọn phương pháp sơ cứu phù hợp với giới tính của HS để các em thực hành được tự nhiên , thoải mái .
-Yêu cầu HS hoàn thành mẫu báo cáo.
- HS tiến hành thực hiện các phương án giải định
-Nghe tự điều chỉnh.
-Thực hiện theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
-Thực hiện theo YC của GV.
2. Sơ cứu nạn nhân.
* Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh .
* Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều , co giật và run.
a) Phương án 1: Phương pháp nằm sấp
* Động tác 1. Đẩy hơi ra
*Động tác 2. Hút khí vào
b) Phương pháp 2. Hà hơi thổi ngạt.
* Chuẩn bị:
* Thổi vào mũi:
* Thổi vào mồm:
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
III. Báo cáo thực hành
c. củng cố, luyện tập:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài học .
- Yêu cầu học sinh nộp báo cáo thực hành, thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
-Nhận xét đánh giá giờ học
-Lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
d. Hướng dẫn tự học:
- Yêu cầu HS về nhà đọc và chuẩn bị trước bài 36 ( Sgk / trang 128 )
Lớp dạy
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
Ghi chú
8A
8B
CHƯƠNG VII: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 35:
BÀI 36 : VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
-Phân tích, trình bày được khái niệm về vật liệu điện, đặc tính kĩ thuật
công dụng một số vật liệu dẫn điện.
-Phân tích được đại lượng đặc trưng cho tính dẫn điện cách điện của vật
liệu điện
-Giải thích và vận dụng để phân biệt tính chất và phạm vi ứng dụng của
các loại vật liệu dẫn điện, cách điện, dẫn từ trong kĩ thuật sản xuất các
thiết bị đồ dùng điện
-Liệt kê được các vật liệu dẫn điện, cách điện, mô tả được vật liệu dẫn từ.
Áp dụng được vật liệu phù hợp với công việc
b. Kĩ năng :
- Vận dụng được kiến thức về tính chất vật liệu để áp dụng được vật liệu
phù hợp với công việc
c. Thái độ :
- Có ý thức cẩn thận làm việc theo quy trình.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Giáo viên:
-Ổ điện, phích cắm, nam châm điện, máy biến áp.
b. Học sinh :
-Máy biến áp, ổ điện, phích cắm điện.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ :
(Kết hợp trong giờ)
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện
- GV: Cho học sinh quan sát hình 36.1, mẫu vật dây dẫn điện có phích cắm và ổ lấy điện.
+ Thế nào là vật liệu dẫn điện?
+ Đặc tính của vật liệu dẫn điện là gì?
-GV: Gọi nhận xét bổ sung.
-Nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
-Quan sát.
-HS: Suy nghĩ trả lời
- HS: Nhận xét bổ sung.
-Ghi vở.
I. Vật liệu dẫn điện.
- Những vật liệu mà có dòng điện chạy qua đều được gọi là vật liệu dẫn điện có điện trở xuất nhỏ ( 10-6 đến 10-8 Ώ m ).
- Các phần tử dẫn điện: 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12372629.doc