I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.
2. Kĩ năng: Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng vật liệu cơ khí trong chế tạo, gia công. Có thái độ học tập nghiêm túc.
II.Chuẩn bị
GV: Dụng cụ: Một đoạn thép thanh, một đoạn nhựa, vài vật liệu bằng kim loại.
HS:Báo cáo thực hành.
III.Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp (1phút)
16 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Công nghệ lớp 8 - Tiết 15 đến tiết 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 15
ÔN TẬP
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản về hình chiếu các khối hình học.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng một cách tổng quát những kiến thức có liên quan để biết được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà.
3. Thái độ:
- Ham thích tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật.
- Yêu thích môn học, mạnh dạn trinh bày ý kiến cả mình trước tập thể.
II.Chuẩn bị
Tranh ảnh: H1.
Tài liệu : Câu hỏi và bài tập Ôn tập.
III.Hoạt động dạy học
-Ổn định lớp (1 phút)
-Kiểm tra bài cũ: không
-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Giới thiệu bài học, tìm hiểu sơ đồ H1. (5 phút)
Để củng cố kiến thức phần 1: Vẽ kĩ thuật và chuẩn bị bài kiểm tra chúng ta ôn tâp
Cho Hs quan sát sơ đồ H1.Yêu cầu Hs:
-Nêu tổng quát nội dung từng bài đã học?
-Xác định các kĩ năng đã đạt được từ các bài thực hành
Gv nhận xét, kết luận về mục tiêu của chương I và chương II.
BÀI 17: TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP
Quan sát
Trả lời
Lắng nghe
Hoạt động 2: Giải quyết câu hỏi Ôn tập (15 phút)
Yêu cầu Hs phân loại ra những câu hỏi thuộc nội dung và những câu hỏi phát triển tư duy.
Gọi từng Hs giải quyết những câu hỏi thuộc nội dung đã học.
Gọi nhận xét, bổ sung.
Cho thảo luận nhóm những câu hỏi khó (câu 5, câu 8, câu 10).( 4’)
Cho từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Gv kết luận , hoàn chỉnh đáp án.
Phân loại câu hỏi
Trả lời
Bổ sung
Thảo luận nhóm
Trình bày
Bổ sung
Ghi nhận
Hoạt động 3: Các bài tập Ôn tập (20 phút)
Bài tập 1 và 2.
Gọi 2 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cho Hs thảo luận theo cụm hoàn thành 2 bài tập.
Gọi cá nhân lên bảng trình bày.
Cho nhận xét, bổ sung
Bài tập 3
Gv hướng dẫn cách giải.
Gọi 1 Hs lên bảng trình bày
Gọi nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận
Bài tập 4
Gọi 1 Hs đọc yêu cầu và phân tích.
Cho thảo luận nhóm (3’)
Hoàn thành bài tập 4
Chia bảng ba phần. Gọi nhóm 1, 2, 3 trình bày. Nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
Gv đánh giá kết luận
Quan sát
Đọc yêu cầu bài tập
Thảo luận
Bài 1
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
Bài 2
A
B
C
Đứng
3
1
2
Bằng
4
6
5
Cạnh
8
8
7
Trình bày
Bổ sung
Lắng nghe
Bài 3
Bảng 3:
Hình dạng khối
A
B
C
Hình trục
x
Hình hộp
x
Hình chóp cụt
x
Bảng 4:
Hình dạng khối
A
B
C
Hình trụ
x
Hình nón cụt
x
Hình chõm cầu
x
Trình bày
Bổ sung
Ghi nhận.
Đọc yêu cầu
Thảo luận nhóm
Bài 4:
A
B
C
Trình bày
Nhận xét, bổ sung.
Ghi nhận
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (4 phút)
Củng cố
-Gv tổng kết nội dung bài học
-Lưu ý trọng tâm của chương: cách chiếu vật thể, cách thể hiện hình chiếu, hình cắt, đọc các bản vẽ đơn giản
-Lưu ý trọng tâm của chương: cách chiếu vật thể, cách thể hiện hình chiếu, hình cắt, đọc các bản vẽ đơn giản
-sử dụng bản đồ tư duy
Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học và xem lại nội dung ôn tập.
- Ôn luyện trình tự đọc các bản vẽ.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
-vẽ sơ đồ tư duy
-Hs tiếp thu kiến thức
-Hs ghi nhiệm vụ về nhà
Rút kinh nghiệm
Tuần 8
5/10
Tiết 16
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
+ Đánh giá kiến thức cơ bảng của hs qua phần vẽ kĩ thuật
2. Kĩ năng:
+ Có khả năng quan sát nhận biết phân biệt định dạng hình
3. Thái độ:
+ Giáo dục hs tính nghiêm túc tự giác khi làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. giáo viên: Photocopy đề kiểm tra
2. học sinh: Bút mực, bút chì, compa, thước kẻ
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Phát đề Kiểm tra cho HS
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp
độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bản vẽ các khối hình học
Câu 1 (3 điểm)
Câu 2,4 (4 điểm)
2 (3) câu: 7 điểm
Bản vẽ kĩ
thuật
Câu 3 (3 điểm)
1 câu:
3 điểm
Cộng
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 1 (2)
Số điểm 4
3 (4) câu
10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA (lớp 8b)
Câu 1. Có những phép chiếu nào? Nêu đặc điểm của các phép chiếu?
Câu 2. Đọc bản vẽ nhà hình 16.1 SGK/tr51
Câu 3. Vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của vật thể sau
ĐỀ KIỂM TRA (lớp 8a)
Câu 1. Có những phép chiếu nào? Nêu đặc điểm của các phép chiếu?
Câu 2. Đọc bản vẽ nhà hình 16.1 SGK/tr51
Câu 3. Vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của vật thể sau
Câu 4. Cho ba hình chiếu ( hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của một vật
thể hãy vè vật thể đó
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đáp án
Điểm
Câu 1. Có ba phép chiếu
+ phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu giao nhau tại một điểm
+ phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau
+ phép chiếu vuông góc các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
Câu 2.
Đọc bản vẽ nhà hình 16.1
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ nhà ở (H16.1)
1. Khung tên
- Tên gọi ngôi nhà
- Tỉ lệ bản vẽ.
- Nhà ở
- 1 : 100
2. Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Tên gọi mặt cắt.
- Mặt đứng
- Mặt cắt A- A, mặt bằng
3. Kích thước
- Kích thước chung.
- Kích thước từng bộ phận.
- 10200, 6000, 5900
- Phòng sinh hoạt chung:
(3000x4500)
- Phòng ngủ: 3000x3000
- Hiên rộng: 1500x3000
- Khu phụ: 3000x3000
- Nền cao: 800
- Tường cao: 2900
- Mái cao: 2200
4. Các bộ phận
- Số phòng.
- Số cửa đi và số cửa sổ.
- Các bộ phận khác.
- 3 phòng và khu phụ
- 3 cửa đi 1 cánh, 8 cửa sổ đơn.
- 1 hiên, khu phụ (bếp,nhà tắm nhà xí).
Câu 3.
Câu 4.
1 điểm
1 điểm
1điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm
2 điểm
IV. Củng cố và hướng dẫn tự học:
1) Củng cố: Thu bài kiểm tra, nhận xét đánh giá tiết kiểm tra
2) Hướng dẫn tự học: Về nhà xem trước bài Vật Liệu Cơ Khí
V. Thống kê
ĐIỂM LỚP
0 – 3,5
3,5 - 5
5 - 6,5
6,5 -8
8-10
8A
8B
8
PHẦN 2: CƠ KHÍ
Chủ đề 5. Tác dụng của cơ khí và vật liệu cơ khí
9/10
Giới thiệu chủ đề
Chủ đề tìm hiểu trong 2 tiết
Bài 17. Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống (1 tiết)
Bài 18. Vật liệu cơ khí (1 tiết)
Học sinh biết được vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống, phân biệt được các loại vật liệu cơ khí, tính chất của vật liệu cơ khí.
Học sinh biết vật liệu cơ khí phù hợp hình thức gia công nào? ứng dụng trong sản xuất
Học sinh có ý thức tìm hiểu lĩnh vực cơ khí
Tuần 9
Tiết 17
BÀI 17 VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
- Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình sản xuất ra chúng.
2. Kĩ năng
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
3. Thái độ
- Liên hệ và tìm hiểu thực tế
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, hình 18.1 và bộ mẫu vật vật liệu cơ khí.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Để tồn tại và phát triển con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Các sản phẩm (công cụ, phương tiện, máy, thiết bị) mà con người sử dụng hàng ngày hầu hết là do cơ khí làm ra. Vậy sản phẩm nào do cơ khí tạo ra. Quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra như thế nào?
PHẦN 2: CƠ KHÍ
BÀI 17 VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống (10 phút)
Yêu cầu HS đọc những thông tin trong mục I sgk và quan sát hình 17.1 trong SGK.
? Các hình 17.1 a, b, c mô tả người đang làm gì?
? Sự khác nhau giữa cách nâng một vật nặng trên các hình?
GV rút ra kết luận: Công cụ lao động nói trên giúp ích gì cho con người?
I. Vai trò của cơ khí
Hs quan sát trả lời
Đang muốn đưa một vật từ dưới đất lên cao (nâng vật).
HS trả lời.
- Tạo ra các máy và phương tiện thay lao động thủ công => năng suất cao.
- Giải phóng sức lao động cơ bắp cho con người khiến lao động và sinh hoạt nhẹ nhàng và thú vị.
- Mở rộng tầm nhìn, chiếm lính không gian và thời gian.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí quanh ta (10 phút)
Yêu cầu HS đọc nội dung sơ đồ ở hình 17.2
SGK và nêu câu hỏi:
? Kể tên các nhóm sản phẩm cơ khí có trên sơ đồ?
GV hướng dẫn, sửa chữa.
? Với mỗi nhóm sản phẩm tìm một ví dụ cụ thể mà em biết?
? Em còn biết thêm những sản phẩm hay nhóm sản phẩm nào khác nữa?
GV kết luận: Các sản phẩm cơ khí rất phổ biến, đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau. Vậy trong thực tế người ta sản xuất ra chúng theo quá trình nào?
II. Sản phẩm cơ khí quanh taMáy trong công trình
văn hoá, sinh hoạt
Máy khai thác
Máy gia công
Máy nông nghiệp
Máy thực phẩm
Máy vận chuyển
Máy điện
Các loại máy khác
Máy sản xuất
hàng tiờu dựng
SẢN PHẨM
CƠ KHÍ
HS đọc nội dung sơ đồ ở hình 17.2 trả lời
Ví dụ:
Máy sinh hoạt: tủ lạnh, máy giặt,....
Máy gia công: máy khoan, máy tiện
Máy điện: máy bơm...
Máy khai thác: máy xúc, cần cẩu...
Máy sản xuất hàng tiêu dùng: máy may, may sản xuất theo dây chuyền....
Máy nông nghiệp: máy cày...
Máy vận chuyển: ô tô tải...
-Hs liên hệ trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình gia công cơ khí sản phẩm (10 phút)
-Muốn tạo ra một sản phẩm thì từ vật liệu phải trải qua một quá trình gia công để tạo thành chi tiết.
-Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và điền vào sơ đồ những chỗ trống?
? Quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí gồm những công đoạn chính nào?
-Từ đó GV bổ sung rút ra kết luận về quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí và lưu ý sản phẩm (đầu ra) của một cơ sở sản xuất này có thể là phôi liệu (đầu vào) của cơ sở sản xuất khác.
Ví dụ: kim loại là đầu ra của nhà máy luyện thép nhưng lại là đầu vào của nhà máy sản xuất kìm nguội.
-Gia công cơ khí là gì?
III. Sự hình thành cuả sản phẩm cơ khí
Quy trình chế tạo kìm nguội:
-Hs đọc thông tin SGK hoàn thành bài
Thép
Phôi
kìm
Hai
má
kìm
Chiếc
kìm
Chiếc
kìm
hoàn
chỉnh
Rèn
dập
Dũa
khoan
Tán
Nhiệt
luyện
-Hs trả lời
Vật liệu
cơ khí
(kim loại,
phi kim
loại)
Gia công
cơ khí
(đúc,
hàn, rèn,
cắt gọt,
nhiệt
luyện)
Chi
tiết
Lắp
ráp
Sản
phẩm
cơ khí
-Gia công cơ khí là quá trình tạo cho chi tíêt có hình dạng, kích thước hoặc tính chất xác định, phù hợp với yêu cầu kĩ thuật dựa trên nguyên lí khoa học và công nghệ.
Hoạt động 4: củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
4. Củng cố
Yêu cầu HS trả lời câu 1 trong SGK.
Đọc ghi nhớ.
5. Giao nhiệm vụ về nhà
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Học bài và chuẩn bị bài 18 "Vật liệu cơ khí"
Hs trả lời
Hs ghi nhiệm vụ
Tuần 9
ngày soạn 12/10/2017
Tiết 18
BÀI 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
– Các vật liệu cơ khí phổ biến
– Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.
– Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
2.Kỹ năng:
– Nhận dạng, phân biệt được các loại vật liệu cơ khí
– Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu để gia công sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng.
3.Thái độ:
– Yêu thích môn học. Say mê học tập.Tìm tòi sáng tạo khoa học
II.Chuẩn bị
Gv: Nội dung : sách giáo khoa , tài liệu Vật liệu cơ khí
Hình vẽ:Sơ đồ 18.1 SGK
Hs: học bài, chuẩn bị bài, mang đầy đủ đồ dùng học tập.
III.Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp :2 phút
2. Kiểm tra bài cũ:
Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
3. bài mới
Hoạt động 1. Giới thiệu bài học
Muốn làm ra sản phẩm cơ khí phải có vật liệu. hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vật liệu thông dụng và những tính chất cơ bản của n, từ đó giúp ta lựa chọn và sử dụng vật liệu một cách hợp lí và hiệu quả
BÀI 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu kim loại (10phút)
-Cho Hs đọc thông tin SGK.
sVật liệu cơ khí là gì?Chúng được phân loại như thế nào?
Treo sơ đồ H18.1.
sVật liệu kim loại được phân lọai như thế nào?
-Gọi 1 Hs đọc thông tin về kim loại đen.
sThành phần chính của kim loại đen là gì?
sLàm thế nào để phân loại được thép và gang?
sKim loại đen có công dụng gì?
Kết luận
-Gọi HS đọc thông tin kim loại màu.
sKim loại màu là kim loại như thế nào?Đặc điểm chủ yếu của kim loại màu?
sKim loại màu có công dụng như thế nào?
sHãy kể một số vật dụng gia đình được chế tạo từ kim loại đen và kim loại màu?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận.
-Cho Hs làm bài tập SGK.
Củng cố.
I.Các vật liệu cơ khí phổ biến
-Hs đọc SGK
VLCK là bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí, có hai loại chính vật liệu kim loại và phi kim.
1.Vật liệu kim loại
-Hs quan sát.
VLKL gồm KL đen và KL màu.
a. Kim loại đen:
-Hs đọc SGK
Sắt và Cacbon
Dựa vào thành phần %C
Có công dụng trong sản xuất và xây dựng.
Thành phần : Fe và C
*%C<=2.14% : thép
*%C>2.14% : gang
Ứng dụng: sản xuất đồ gia dụng, làm vật liệu xây dựng
b. Kim loại màu:
-Hs đọc thông tin SGK
KL màu tồn tại dưới dạng hợp kim
Có công dụng trong công nghiệp sản xuất đồ gia dụng,
Lưỡi cuốc, dao xắt thịt, chuông đồng, nồi nhôm
Nhận xét, bổ sung
-Tồn tại dạng hợp kim.
-Dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít oxi hoá,...
Ứng dụng: sản xúât đồ gia dụng, chi tiết máy,...
-Hs làm bài tập SGK
Ghi nhận
Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu phi kim loại (15 phút)
Gọi 1Hs đọc thông tin SGK.
sVật liệu phi kim có đặc điểm gì? Tính chất gì đặc biệt?
sVật liệu phi kim nào sử dụng phổ biến nhất trong cơ khí?
sThế nào là chât dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn?
sKể tên một vài vật dụng được chế tạo từ hai loại vật liệu này?
Cho Hs hoàn thành bài tập SGK. Gv củng cố.
sCao su có đặc điểm gì? Gồm những loại nào?
sCao su hiện nay được sử dụng như thế nào?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận:
2.Vật liệu phi kim:
Hs đọc SGK.
Dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ gia công,
Chất dẻo và cao su.
a. Chất dẻo
Chất dẻo nhiệt có nhiệt độ nóng chảy thấp, chất dẻo nhiệt rắn có nhiệt độ nóng chảy cao.
Thước nhựa, dép, can đựng dầu,
gồm hai loại:
-Chất dẻo nhiệt.
-Chất dẻo nhiệt rắn.
b.Cao su:
-Hs quan sát, trả lời
Dẻo, đàn hồi. Gồm có cao su tự nhiên và cao su nhận tạo
Sử dụng nhiều trong chế tạo săm lốp xe.
Nhận xét, bổ sung
gồm hai loại:
-Cao su tự nhiên.
-Cao su nhân tạo.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí (10 phút)
-Gọi 1 Hs đọc thông tin SGK.Hỏi:
sVật liệu cơ khí có những tính chất nào?
sMỗi tính chất có những đặc điểm gì?
sNhững tính chất nào được xem là quan trọng trong quá trình chế tạo?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung.
III.Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
-Hs trả lời
1.Tính cơ học: chịu ngoại lực tác dụng của vật liệu cơ khí.
2.Tính vật lí: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt,...
3.Tính hoá học: chịu tác dụng của axit, muối, chống ăn mòn.
4.Tính công nghệ: tính đúc, tính rèn, tính hàn,...
Đọc thông tin SGK
Tính công nghệ
-Hs bổ sung
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (5 phút)
-Gv đặt các câu hỏi củng cố bài:
+Vật liệu cơ khí gồm mấy loại chính?
+Kim loại được phân loại như thế nào?Cho ví dụ?
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+Tìm hiểu vật liệu phi kim về đặc điểm, tính chất, ứng dụng.
+Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, cho ví dụ.
+Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
-Hs trả lời
-Hs ghi nhiệm vụ
Ngày 14/10/2017
Tuần 10
Tiết 19
BÀI 19. THỰC HÀNH. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.
2. Kĩ năng: Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng vật liệu cơ khí trong chế tạo, gia công. Có thái độ học tập nghiêm túc.
II.Chuẩn bị
GV: Dụng cụ: Một đoạn thép thanh, một đoạn nhựa, vài vật liệu bằng kim loại.
HS:Báo cáo thực hành.
III.Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp (1phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (3phút)
Trình bày các tính chất của vật liệu cơ khí. Cho ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu (1phút)
Giới thiệu mục tiêu bài học
Đặt vấn đề vào bài
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
BÀI 19. THỰC HÀNH. VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I.Chuẩn bị (sgk)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và tổ chức thực hành (30phút)
1.Phân biệt vật liệu kim loại và phi kim loại
Yêu cầu Hs nêu cách phân biệt.
?Kim loại có những màu nào? Phi kim có những màu nào?
?Mặt gãy của kim loại và phi kim khác nhau như thế nào?
?Khối lượng kim loại và phi kim khác nhau như thế nào?
Gọi 1 Hs thực hành bẻ gãy 1 thanh nhựa và một thanh thép.
?Vật liệu nào khó bẻ gãy hơn?
?Có kết luận gì về tính cứng và tính dẻo của kim loại và phi kim?
Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận.
2.So sánh kim loại đen và kim loại màu
Yêu cầu Hs quan sát màu sắc, mặt gãy và ước lượng khối lượng để phân biệt KL đen và KL màu.
Gọi 1 Hs bẻ các thanh vật liệu thép, đồng, nhôm để so sánh tính cứng và tính dẻo.
Gọi 1 Hs dùng búa đập vào phần đầu các thanh đồng, nhôm và thép để biết khả năng biến dạng của từng vật liệu.
3.So sánh vật liệu gang và thép
* Thực hành:
Chia nhóm thực hành .
Gọi các nhóm trưởng nhận dụng cụ thực hành
Gv nhắc nhở, hướng dẫn, lưu ý thực hành an toàn, hiệu quả.
Yêu cầu các nhóm ghi vào báo cáo thực hành.
II.Nội dung và trình tự thực hành
1.Phân biệt vật liệu kim loại và phi kim loại
a.Quan sát bên ngoài.
b.So sáng tính cứng và tính dẻo.
Trả lời
Thực hành thao tác mẫu
Trả lời
Nhận xét, bổ sung.
2.So sánh kim loại đen và kim loại màu
a.Quan sát bên ngoài.
b.So sánh tính cứng, tính dẻo
c.So sánh khả năng biến dạng.
Quan sát
Thao tác, nhận xét.
Thao tác, nhận xét.
3. So sánh vật liệu gang và thép
a.Quan sát bên ngoài.
b.So sánh tính chất vật liệu.Nêu cách phân biệt
Thực hành theo nhóm.
Ghi báo cáo thực hành
Hoạt động3: Tổng kết, đánh giá bài thực hành(3 phút)
- GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành của học sinh: chuẩn bị, ý thức, thái độ.
- GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
- GV thu bài thực hành của học sinh.
-HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Củng cố
Yêu cầu hs báo cáo thực hành
Giao nhiệm vụ về nhà
Về nhà hoàn thành báo cáo thực hành, chuẩn bị bài 20 dụng cụ cơ khí
-HS cử đại diện trả lời
III. Báo cáo thực hành :
so sánh thép và nhựa
Tính chất
Thép
Nhựa
-Tính cứng
- Tính dẻo
- Khối lượng
- Màu sắc
>
<
>
Sáng. Có ánh kim
<
>
<
Tối. Không có ánh kim
2.So sánh kim loại màu và kim loại đen :
Tính chất
Kim loại đen
Kim loại màu
Thép
Dồng
Nhôm
Tính cứng
Tính dẻo
Khả năng biến dang
1
3
3
2
2
2
3
1
1
3. So sánh tính chất của gang và thép
Tính chất
Gang
Thép
-màu săc
- Tính cứng
- Tính dẻo
- tính giòn
Xám
1
2
1
Trắng
2
1
2
-HS ghi nhiệm vụ về nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CN8 T15-18.docx