Kế hoạch bài học Toán lớp 2 - Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000

1. Kiểm tra bài cũ

Cho HS cả lớp chơi trò chơi : Chú Ong chăm chỉ.

Mỗi bông hoa trên bảng đều có một phép tính (cộng không nhớ các số có 2 chữ số). Nhiệm vụ của chúng ta là cho chú ong mang kết quả tìm đúng phép tính của mình.

Trước hết, cả lớp lấy nháp thực hiện phép tính. Sau 2 phút, chúng ta cùng cho chú ong đi tìm bông hoa của mình dựa vào kết quả ta đã tính. Sau đó cô chọn 2 đội thi tiếp sức. Mỗi đội có 4 thành viên và nối tiếp nhau mỗi bạn làm một phép tính. Chốt ý: Sau trò chơi Chú Ong chăm chỉ, cô đã thấy được lớp mình rất nhớ cách đặt tính và tính cộng các số có 2 CS mặc dù lâu rồi chúng mình không học đến. Cô khen cả lớp!

 

docx8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Toán lớp 2 - Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU Ngày soạn: 14/02/2018 GIÁO SINH : Nguyễn Mỹ Anh Ngày dạy: 21/02/2018 Lớp : 2E KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn : Toán Bài: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000 Tuần: 30 Tiết: 145 MỤC TIÊU Kiến thức HS biết cách đặt tính phép cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc. HS thực hiện được phép cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc. Kĩ năng HS làm đúng các phép tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000. HS tính nhẩm được các phép tính số tròn trăm trong phạm vi 1000. Biết áp dụng kiến thức vừa học vào các bài tập vận dụng. Thái độ Giáo dục học sinh thêm yêu môn học, có ý thức tự giác và tích cực trong học tập. HS vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống. CHUẨN BỊ Giáo viên Phấn màu ghi tên đầu bài, tên bài tập. Bảng phụ ghi bài tập trong SGK. Trình chiếu powper point phục vụ làm bài tập (chơi trò chơi). Dụng cụ chơi trò chơi phần kiểm tra kiến thức cũ (Chú ong chăm chỉ) Học sinh Vở ghi, SGK. Bảng con. Bộ đồ dùng toán. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Ổn định Giáo viên tổ chức cho lớp hát bài Múa vui Tiến trình dạy học Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh 4 phút Kiểm tra bài cũ Cho HS cả lớp chơi trò chơi : Chú Ong chăm chỉ. Mỗi bông hoa trên bảng đều có một phép tính (cộng không nhớ các số có 2 chữ số). Nhiệm vụ của chúng ta là cho chú ong mang kết quả tìm đúng phép tính của mình. Trước hết, cả lớp lấy nháp thực hiện phép tính. Sau 2 phút, chúng ta cùng cho chú ong đi tìm bông hoa của mình dựa vào kết quả ta đã tính. Sau đó cô chọn 2 đội thi tiếp sức. Mỗi đội có 4 thành viên và nối tiếp nhau mỗi bạn làm một phép tính. Chốt ý: Sau trò chơi Chú Ong chăm chỉ, cô đã thấy được lớp mình rất nhớ cách đặt tính và tính cộng các số có 2 CS mặc dù lâu rồi chúng mình không học đến. Cô khen cả lớp! - Điều khiển lớp chơi trò chơi. - Mời HS nhận xét và nêu lại cách đặt tính, cách tính cộng các số có 2 CS. - Tham gia trò chơi. - HS nhắc lại cách đặt tính và tính. 1 phút Bài mới Giới thiệu bài Các con vừa được chơi trò chơi về phép tính cộng không nhớ các số có 2 CS, hôm nay chúng ta sẽ được học một phép tính mới đó là: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000. GV nêu và ghi tên bài lên bảng. Yêu cầu HS ghi bài. HS cả lớp ghi tên bài vào vở. 2 phút Dạy bài mới Giới thiệu phép cộng Cô có phép tính : 326 + 253 = Một bạn nhắc lại cho cô? Các con hãy tìm kết quả của phép tính theo nhóm 4: + Bước 1: Làm việc cá nhân (trong vòng 2 phút). + Bước 2 : Làm việc trong nhóm để thống nhất kết quả và cách làm. + Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận. Nhóm nào đã tìm ra kết quả có thể lên bảng trình bày cách làm và kết quả cho cô? Còn nhóm nào có cách làm khác hoặc bổ sung cho nhóm bạn? Chuyển ý: Qua những cách làm khác nhau của các con, cô thấy cách làm nào cũng đúng. Cô khen cả lớp! Bây giờ cả lớp theo dõi cô tìm kết quả của phép tính. GV vừa viết đề bài lên bảng vừa yêu cầu HS. Yêu cầu HS trình bày. GV yêu cầu HS có thể thực hiện phép tính bằng cách đặt tính ra nháp, dùng bộ đồ dùng (các ô tính hoặc bảng cài). HS thảo luận theo nhóm 2 nhóm lên bảng trình bày. Nhóm khác nêu cách làm khác (nếu có)/ nhận xét. 3 phút Cách 1: Sử dụng trực quan - Cô lấy 326 ô vuông cộng với 253 ô vuông. ( Chiếu slide có các ô vuông biểu diễn số 326 và 253 ) - Hỏi: 326 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy ô vuông rời? 253 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy ô vuông rời? (326 ô vuông gồm 3 trăm, 2 chục và 6 hình vuông rời. 253 ô vuông gồm 2 trăm, 5 chục và 3 hình vuông rời) Cô cộng 3 trăm ô vuông với 2 trăm ô vuông được 5 trăm ô vuông, 2 chục ô vuông với 5 chục ô vuông được 7 chục ô vuông. Cộng 6 ô vuông với 3 ô vuông được 9 ô vuông. Chốt ý: 326 ô vuông cộng 253 ô vuông được 579 ô vuông. Vậy 326 + 253 = 579. GV vừa nêu vừa trình chiếu slide. GV hỏi. - GV vừa nêu vừa chiếu slide. - HS lắng nghe. - 2HS trả lời. 5 phút Cách 2: Đặt tính và thực hiện phép tính Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 CS, cô thực hiện đặt tính và tính 326 + 253. + Đặt tính: Viết số 326 trước, số 253 sau, sao cho số hàng trăm thẳng số hàng trăm, số hàng chục thẳng số hàng chục, số hàng đơn vị thẳng số hàng đơn vị, dấu cộng ở giữa 2 số và vạch kẻ ngang thay cho dấu bằng. + Tính: Khi tính cộng thì ta tính như thế nào? Ta vẫn thực hiện cộng lần lượt từ phải sang trái. * 6 cộng 3 bằng 9, viết 9 * 2 cộng 5 bằng 7, viết 7 * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 Vậy 326 + 253 = 579 Chốt ý: Cô đã thực hiện xong đặt tính và tính 326 + 253. Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô cách tính nào? - GV vừa nêu vừa chiếu slide. - GV hỏi. - GV nêu. - GV yêu cầu. - HS chú ý quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - 1 HS nêu - Cả lớp đồng thanh. 5 phút - Nêu ví dụ khác: Các con vừa cùng cô thực hiện phép tính cộng số có mấy CS? Làm thế nào để ta biết đây là phép tính cộng không nhớ?(vì khi cộng hàng đơn vị, ta không cần phải thêm 1 sang hàng chục và khi cộng hàng chục ta không phải thêm 1 sang hàng trăm) Ai có thể nêu cho cô một ví dụ khác về phép cộng (không nhớ) 2 số có 3 CS? - Cả lớp hãy cùng nhau thực hiện phép tính mà bạn tìm được trong vòng 2 phút. - Chữa, nhận xét. - GV hỏi : Khi đặt tính ta cần lưu ý gì?(chứ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng chục, chữ số hàng trăm thẳng hàng trăm) Khi tính ta cần lưu ý gì?(cộng lần lượt từ phải sang trái) Chuyển ý: Như vậy, ta đã nắm được cách đặt tính và tính cộng 2 số có 3 CS. Cô khen cả lớp tiếp thu bài rất tốt! Bây giờ chúng ta cùng vận dụng kiến thức vừa học được vào làm các BT trong SGK nhé. GV hỏi - GV yêu cầu và điều chỉnh ví dụ của HS sao cho phù hợp - GV yêu cầu.Mời 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS đó nêu cách đặt tính và tính và mời HS nhận xét bài bạn. - GV nhận xét. - GV hỏi. HS trả lời - 1 HS đưa ra ví dụ - Lớp làm ra nháp, 1 HS lên bảng làm - HS quan sát và nhận xét bài bạn. - 2 HS mỗi HS trả lời 1 câu hỏi. 7 phút Luyện tập, thực hành Bài 1 Mời 2-3 HS đọc đề bài. Với bài tập này, cả lớp chúng ta cùng hoàn thành bằng bút chì vào SGK. GV chiếu lần lượt 2 bài làm của 2 HS. Mỗi HS chiếu một hàng phép tính. + Với bài của HS1, mời HS nhận xét kết quả của bạn. Hỏi lại HS1 đã thực hiện phép tính 625 + 43? -> À, với phép tính này, ta chỉ cần hạ 6 vì 6 + 0 = 6 + Với bài của HS2,mời HS nhận xét kết quả của bạn. Hỏi HS2 đã thực hiện phép tính 67 + 132 như thế nào? -> Đúng vậy, đây cũng là một phép tính cộng số có 2 CS với số có 3 CS nên ta chỉ hạ chữ số hàng trăm xuống kết quả. Chốt chuyển ý: Qua bài tập này, cô thấy cả lớp đã áp dụng tính rất đúng. Và đối với phép tính cộng 3 CS với 2 CS ta chỉ cần hạ chữ số hàng trăm xuống kết quả. Để luyện cách đặt tính sao cho đúng, trình bày sao cho đẹp thì ta cùng đi vào bài tập 2. GV yêu cầu + GV hỏi và nhấn mạnh lại cách tính. 2-3 HS nhắc lại đề bài HS cả lớp làm bài vào SGK. + 1 HS nhận xét và HS1 nêu lại cách tính. + 1 HS nhận xét và HS2 nêu lại cách tính. 7 phút Bài 2 Mời 2-3 HS đọc đề bài Cả lớp làm bài vào vở . 2 HS lên bảng làm bài. GV yêu cầu HS nêu lại cách tính sau khi hoàn thành. Và mời HS khác nhận xét. - Chốt lại: Khi đặt tính ta cần lưu ý gì? Khi tính ta cần lưu ý gì? ( đặt tính thẳng hàng, tính từ phải sang trái) Chuyển ý: Qua bài tập 2, cô thấy các con đã nắm rất vững cách đặt tính và cách tinh các số có 3 CS. Để củng cố thêm kiến thức, chúng ta cùng làm thêm bài tập 3. GV yêu cầu GV yêu cầu GV yêu cầu. GV nhận xét cách đặt tính, trình bày tính của HS. GV hỏi 1 HS 2-3 HS nhắc lại đề bài Cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét cách tính và kết quả của bạn. - 1 HS trả lời. - 1 HS nhận xét và nhắc lại. 4 phút Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài - Theo dõi vào câu mẫu của câu a, cô có 2 trăm cộng 1 trăm bằng 3 trăm, viết 3 trăm. Ta nhẩm trong đầu 2 + 1 bằng 3 còn trăm giữ nguyên. ( chiếu slide) Vậy bạn nào nhanh cho cô biết 3 trăm cộng 5 trăm bằng mấy trăm? - Ở câu b, cô có 8 trăm cộng trăm bằng 10 trăm, và 10 trăm được gọi là một nghìn : 1000 - Bây giờ cả lớp cùng làm bài tập vào SGK. - GV cho HS trả lời miệng và kiểm tra kết quả bằng trình chiếu. Chốt chuyển ý: Sau khi hoàn thành 3 bài tập, các con có biết mình vừa thực hiện tính nhẩm với những số như thế nào không? (Mời 2 HS trả lời – số tròn trăm) Vậy, khi cộng các số tròn trăm, chúng mình chỉ cần cộng các chữ số hàng trăm. Bây giờ ai muốn chơi trò chơi nhỉ? Vậy chúng ta cùng chơi một trò chơi để củng cố lại kiến thức nhé! GV yêu cầu. GV nêu. - GV hỏi. - GV yêu cầu. - GV trình chiếu và nhận xét. - GV hỏi. HS chú ý lắng nghe. - HS trả lời. HS làm bài. HS nêu kết quả. - HS trả lời. Củng cố, dặn dò GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bằng trình chiếu: Hoàn thành phép tính. Mỗi HS sẽ dùng bảng viết số còn thiếu trong phép tính. Mỗi câu tính được 10 điểm, ai có ít điểm nhất sẽ phải hát/ múa trước lớp. Rất tuyên dương các bạn đã làm đúng cả 4 câu. Khen thưởng HS, nhận xét tiết học. YC HS xem trước các bài tập ở tiết sau. - GV điều khiển cho lớp chơi. HS tham gia trò chơi để củng cố bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhep cong khong nho trong pham vi 1000_12321583.docx
Tài liệu liên quan