Ngữ cảnh
- Giáo viên đưa ra một tình huống như sau:
“Anh An có 25 con vịt, anh An bán đi 14 con vịt. Hỏi còn lại bao nhiêu con vịt?”
- Yêu cầu học sinh giải quyết
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Gv chiếu clip
- GV nhận xét, kết luận
- “Những tiết học trước chúng ta đã học về số hạng và tổng trong phép cộng. Vậy thì đối với phép trừ tên gọi của nó như thế nào? Những tên gọi ấy có giống phép cộng hay không? Để trả lời những câu hỏi này thì hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài Số bị trừ-Số trừ-Hiệu”
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Toán lớp 2 - Số bị trừ - Số trừ - hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2
TÊN BÀI: SỐ BỊ TRỪ-SỐ TRỪ-HIỆU
Lớp: 2
Tiết: 7
GIÁO ÁN THEO MÔ HÌNH CARD
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nhận biết được số bị trừ, số trừ, hiệu
- Củng cố khắc sâu về phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số
- Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài toán liên quan
2. Kỹ năng
- Áp dụng phép toán trừ vào trong thực tế
3. Thái độ
- Hình thành tính cẩn thận cho học sinh
- Nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án
- Thước kẻ, phấn màu, thẻ ghi tên gọi các thành phần trong phép trừ
- Bảng phụ
2. Học sinh
- Sách, vở, bút
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Phương pháp
Thời gian
C. Ngữ cảnh
- Giáo viên đưa ra một tình huống như sau:
“Anh An có 25 con vịt, anh An bán đi 14 con vịt. Hỏi còn lại bao nhiêu con vịt?”
- Yêu cầu học sinh giải quyết
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Gv chiếu clip
- GV nhận xét, kết luận
- “Những tiết học trước chúng ta đã học về số hạng và tổng trong phép cộng. Vậy thì đối với phép trừ tên gọi của nó như thế nào? Những tên gọi ấy có giống phép cộng hay không? Để trả lời những câu hỏi này thì hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài Số bị trừ-Số trừ-Hiệu”
- “Để chuẩn bị cho bài học ngày hôm nay thì các em chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, đặc biệt là sách giáo khoa.”
- “Một điều nữa cô muốn nhắc nhở là bài học hôm nay là kiến thức mới để các em vận dụng vào các dạng bài tập khác nhau, nên các em chú ý tập trung nghe cô giảng bài để nhớ và hiểu bài tại lớp nha.”
- Bước vào bài mới
- GV ghi bảng
A. Hoạt động
- GV gọi HS lên bảng thực hiện phép tính : 59-35=24
- GV nhận xét
- “Vậy trong phép trừ, ở vị trí đầu tiên của phép tính sẽ được gọi là số bị trừ (ở đây là số 59 đứng đầu). Vị trí nằm sau dấu (-) trong phép tính được gọi là số trừ (ở đây là số 35 đứng đằng sau dấu
(-)). Và kết quả của phép trừ được gọi là hiệu (24 là kết quả của phép tính nên 24 được gọi là hiệu)”
- GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại tên gọi của các số
- “Như vậy, các em đã biết được tên gọi của các số trong phép tính trừ. Ở đây các em chú ý cho cô là phép trừ (59-35) cũng được gọi là hiệu vì kết quả của phép tính này bằng 24 được gọi là hiệu”
- “Vậy lưu ý khi các em đặt tính như sau: số bị trừ (59) viết trước, tiếp đến số trừ, đặt tính sao cho các hàng phải thẳng cột với nhau, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, dấu trừ đặt giữa 2 số, gạch ngang thay cho dấu “=” đặt dưới số trừ và thực hiện phép tính lần lượt từ phải qua trái (9-5 bằng 4 viết 4, 5-3 bằng 2 viết 2)”
- GV gọi HS nhắc lại cách tính, cách đặt tính.
R. Suy ngẫm
- GV hỏi:
+Các em đã hiểu bài học ngày hôm nay chưa nào?
+Có bạn nào còn thắc mắc điều gì không?
- Vậy cô sẽ gọi một bạn lên bảng thực hiện phép trừ và gọi tên các thành phần trong phép toán sau:
36-15 = ?; 90-50=?
- Các bạn ở dưới các em lấy vở nháp của mình ra và cùng làm với bạn nha.
- Gọi 1 HS dưới lớp đứng lên đọc kết quả của mình trước rồi so sánh với kết quả của bạn.
- GV nhận xét và khen ngợi
- Vậy bây giờ cô và các em sẽ cùng nhau làm các bài tập trong sách giáo khoa để ghi nhớ hơn bài học ngày hôm nay . Các em lấy vở Toán ra để làm bài.
Bài tập 1:
- Cô mời 1 bạn đọc tựa đề bài 1
- Bạn nào cho cô biết, trong bài tập 1 đã cho ta biết những gì, và yêu cầu chúng ta tìm cái gì?
- Cô cảm ơn em. Vậy trong bài toán này các em nhớ cho cô là Hiệu thì chúng ta sẽ thực hiện phép trừ, thực hiện như chúng ta đặt tính.
- Các em nhìn vào phép tính mẫu 19-6. Ta lấy 9-6 bằng 3 viết 3, 1 hạ 1 xuống ta được hiệu là 13.
- Tương tự như vậy các em hãy thực hiện các phép tính còn lại để hoàn thành bảng.
- Các em đã làm xong bài chưa nào?
- Bạn nào cho cô biết hiệu của phép tính 90-30=?
- Gọi 1 HS nhận xét
- Vậy em nhắc lại cho cô cách thực hiện phép tính này được không?
- GV nhận xét và kết luận, chiếu lên bảng
- Làm tương tự với các phép tính còn lại (không hỏi cách thực hiện phép tính), nhưng chú ý ở phép tính 72-0=?
+Khi trừ một số cho 0 thì ta được một số bằng chính nó
Bài tập 2:
- Chúng ta chuyển sang bài tập 2, mời 1 bạn đọc cho cô tựa đề bài 2.
- Bài toán này đã cho chúng ta biết số bị trừ và số trừ, yêu cầu chúng ta đi tìm hiệu. Vậy bạn nào cho cô biết muốn tìm hiệu chúng ta thực hiện phép tính gì?
- Bây giờ các em theo dõi phép tính mẫu trong SGK 79-25= 54
+ Một bạn cho biết cách thực hiện phép tính này
+ Cách thực hiện phép tính này như thế nào, em có thể nói rõ cho cô và các bạn cùng biết được không?
- GV gọi 1 HS nhận xét
- GV hướng dẫn lại cách đặt tính rồi tính như bài học nói trên
- Bây giờ các em hãy làm tiếp câu b, c, d vào vở của các em.
- Các em đã làm xong chưa nào?
- Bạn nào cho cô biết hiệu của phép trừ 38-12=? (làm tiếp với các phép tính còn lại)
Bài tập 3:
- Bây giờ chúng ta sẽ qua bài cuối cùng bài tập 3, một bạn đọc đề bài cho cô
- Vậy bạn nào cho cô biết bài toán này cho chúng ta biết điều gì nào?
- Vậy cô và các em sẽ cùng nhau làm tóm tắt.
Sợi dây dài : 8dm
Cắt đi : 3dm
Còn lại : .dm?
- Dựa vào tóm tắt, bạn nào cho cô biết cắt sợi dây đi thì chúng ta làm phép tính gì?
- Dựa vào câu hỏi của đề bài, các em hãy cho cô biết lời giải của bài toán là gì?
- Có bạn nào có lời giải khác không ?
- Bạn nào đặt cho cô phép tính của bài toán này?
- Bây giờ các em làm bài toán này vào vở của các em đi.
- Bạn nào cho cô biết kết quả của phép tính 8-3 bằng bao nhiêu?
- Có bạn nào làm ra kết quả khác bạn không?
- GV chiếu bài giải lên bảng
+ Lời giải các em có thể viết 1 trong 2 cách nêu trên
+ Phép tính của chúng ta là 8-3=5 (dm)
- Vậy là chúng ta đã hoàn thành 3 bài toán trong SGK
D. Minh chứng
- Để củng cố thêm bài học ngày hôm nay và để lớp mình vui vẻ hơn chúng ta cùng nhau chơi một trò chơi nhỏ nha.
- Cho phép toán 48-25=? Các em hãy tìm kết quả và chỉ ra tên gọi của các thành phần trong phép toán đó?
-Khi số trừ là bao nhiêu thì số bị trừ bằng hiệu?
- Lắng nghe
- Học sinh thực hiện phép tính:
25-14=11
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS ghi tựa bài
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS trả lời: dạ thưa cô 59 là số bị trừ viết trước, tiếp đến số trừ là 34, sao cho các hàng phải thẳng cột với nhau, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, dấu trừ đặt giữa 2 số, gạch ngang thay cho dấu “=” đặt dưới số trừ và thực hiện phép tính lần lượt từ phải qua trái (9-5 bằng 4 viết 4, 5-3 bằng 2 viết 2)
- HS trả lời: dạ rồi
- HS trả lời: dạ không
- HS lên bảng làm bài: 36-15=21. Trong đó 36 là số bị trừ, 15 là số trừ, 21 là hiệu. 90-50=40. trong đó 90 là số bị trừ, 50 là số trừ, 40 là hiệu.
- HS lấy vở ra và thực hiện
- HS đứng lên trả lời: 36-15=21. Trong đó 36 là số bị trừ, 15 là số trừ, 21 là hiệu.
- HS lắng nghe và lấy vở làm bài
- HS trả lời: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- HS trả lời: dạ thưa cô đề bài cho chúng ta biết số bị trừ, số trừ yêu cầu chúng ta tìm hiệu của phép tính ạ.
- HS thực hiện
- HS trả lời: dạ rồi
- HS trả lời: dạ thưa cô 90-30=60
- HS trả lời: dạ thưa cô bạn làm đúng ạ.
- HS trả lời: Dạ thưa cô 0-0=0 viết 0; 9-3=6 viết 6 ạ
- HS đọc đề bài
- HS trả lời: dạ thưa cô tính trừ ạ
- HS trả lời: dạ thưa cô 79-25=54 ạ
- HS trả lời: dạ thưa cô ta lấy 9-5=4 viết 4; 7-2=5 viết 5
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS trả lời: dạ thưa cô rồi ạ
- HS trả lời theo hướng dẫn của giáo viên
- HS đọc đề bài toán
- HS trả lời: dạ thưa cô bài toán cho ta biết sợi dây dài 8dm, cắt đi một đoạn 3dm, hỏi đoạn dây còn lại bao
nhiêu dm?
- HS trả lời: dạ thưa cô làm phép trừ ạ.
- HS trả lời: dạ thưa cô lời giải của bài toán là đoạn dây còn lại số dm là?
- HS trả lời: dạ thưa cô lời giải của bài toán là số dm đoạn dây còn lại là?
8-3=5 dm
- HS làm bài
- HS trả lời: dạ thưa cô 8-3 = 5 ạ
- HS trả lời
- HS thực hiện
-đáp án đúng là câu b
-đáp án đúng là câu c
Trực quan
Giảng giải
Giảng giải
Trực quan
Vấn đáp
Thực hành
Vấn đáp
Thực hành
Luyện tập
Trực quan
Thực hành
Luyện tập
4p
14p
15p
2p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So bi tru So tru Hieu_12424278.docx