I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết viết các số có hai chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.thứ tự các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng
- Đọc viết, so sánh, phân tích số chính xác.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Đồ dùng dạy toán.
- HS: Bảng con, vở, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
11 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Toán lớp 2 - Tuần học 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày tháng 09 năm 2018
TOÁN (tiết 1): ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố về:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số một chữ số, các số có 2 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ sdố, số liền trước, liền sau.
2. Kĩ năng
- Viết các số đúng thứ tự và chân phương.
- Viết được các số liền trứơc và liền sau của một số.
3. Thái độ:
-Tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 1 bảng các ô vuông (như bài 2 trong SGK), thẻ số.
- HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn số có 1, 2 chữ số.
*MT: Giúp HS củng cố về viết các số từ 0 đến 100; số có 1, 2 chữ số.
*PP: Luyện tập, thực hành.
*CTH:
Bài 1:
- Hãy nêu các số từ 0 đến 10.
- Hãy nêu các số từ 10 về 0.
- Cho HS làm bài, gọi 1 HS làm xong trước lên bảng viết các số từ 0 đến 10.
- Có bao nhiêu số có một chữ số? Kể tên các số đó?
- Số bé nhất là số nào?
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
- Số 10 có mấy chữ số?
Bài 2:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cùng nhau lập bảng số.
- GV nêu cách chơi: Cắt bảng số của bài 2 thành 5 băng giấy (mỗi băng 2 hàng). Chia lớp thành 5 đội, các đội điền nhanh và đúng các số còn thiếu trên băng giấy. Đội nào xong trước thì dán lên bảng. Đội nào xong trước, điền đúng, dán đúng đội đó thắng cuộc.
- Sau khi cho HS chơi xong, cho từng đội đếm các số của đội mình hoặc đội bạn theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
- Chữ số nào lớn nhất có 2 chữ số?
Bài 3:
- Số liền trước của 39 là số nào?
- Hướng dẫn HS: Làm cách nào để tìm số 38?
- Số liền sau của 39 là số nào?
- Vì sao em biết?
- Cho HS làm bài.
- Đính bảng các ô số cho đại diện các nhóm lên tham gia thi điền số liền trước và số liền sau của một số.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Biểu dương cá nhân HS học tập tốt, động viên, khuyến khích cá nhân HS còn chưa tích cực.
- Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100.
-10 HS nối tiếp nhau nêu: không, một, , mười. Sau đó 3 HS nêu lại từ 0 đến 10.
- 3 HS lần lượt đếm ngược: mười, chín,.., không.
- HS làm bài, sửa bài trên bảng.
- 10 số có một chữ số. HS nêu.
- Số 0.
- Số 9.
- Số 10 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 0.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi.
- Số 10.
- Số 99.
- Số 38.
- Lấy 39 trừ 1 được 38.
- Số 40.
- Vì 39 + 1 = 40
- HS lên tham gia trò chơi, nhận xét và sửa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm
Thứ ba ngày tháng 09 năm 2018
TOÁN (tiết 2): ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết viết các số có hai chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.thứ tự các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng
- Đọc viết, so sánh, phân tích số chính xác.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Đồ dùng dạy toán.
- HS: Bảng con, vở, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
- Kiểm tra ĐDHT của HS.
- Cho HS đếm từ 1 – 100 và ngược lại.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đọc, viết, phân tích số.
*MT: Giúp HS củng cố về đọc, viết, phân tích số có 2 chữ số.
*PP: Luyện tập, thực hành.
*CTH:
Bài 1:
- Gọi HS đọc tên các cột trong bảng của bài 1
- Cho 1 HS đọc hàng 1 trong bảng.
- 85 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? Thiết lập thành tổng.
- Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số ?
- Nêu cách đọc ?
- Cho HS làm bài. Sau đó đổi vở để sửa bài.
Hoạt động 2: So sánh, viết số theo thứ tự.
*MT: Giúp HS củng cố về viết số theo thứ tự, so sánh số có 2 chữ số.
*PP: Luyện tập, thực hành.
*CTH:
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào bảng con. Nêu lại cách so sánh cho HS.
Bài 3:
- Cho HS đọc đề bài.
- Nêu cách làm? Nêu lại cách so sánh cho HS.
=> Khi so sánh một tổng với 1 số, ta cần thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh.
- Cho HS làm bài.
- Y/c đại diện 3 HS của mỗi nhóm lên sửa bài thi đua.
Bài 4:
- Cho HS đọc đề bài.
- Với các số đã cho các em thực hiện xếp thứ tự các số.
- Nêu cách thực hiện ?
- Cho HS làm bài.
Bài 5:
- Cho HS nêu y/c bài.
- Để điền được số đúng vào ô vuông ta phải tìm số bé hơn 70.
- Cho HS làm bài.
Trò chơi:Điền số.
Cách chơi: Mỗi đội cử 2 bạn lên tham gia. Chọn số đúng để điền vào ô trống.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tập gọi tên các thành phần và kết quả của phép cộng.
- Chục, Đơn vị, Viết số, Đọc số.
- 8 chục 5 đơn vị, viết số 85, đọc tám mươi lăm.
- 8 chục 5 đơn vị. 85 = 80 + 5
- Viết số chỉ hành chục trước, sau đó viết chữ số chỉ hàng đơn vị vào bên phải số đó.
- Đọc chữ số chỉ chục trước, sau đó đọc từ “ mười” rồi đọc tiếp đến chữ số chỉ hàng đơn vị (đọc từ trái sang phải).
- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách làm.
- Điền dấu , =.
- So sánh 2 số rồi điền dấu.
- Tính kết quả của 1 vế, so sánh rồi điền dấu
- HS làm bài, sửa bài.
- Dựa vào các hàng chục để xếp thứ tự các số.
- HS làm bài, sửa bài miệng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- HS tham gia trò chơi. Lớp nhận xét, sửa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm
Thứ tư ngày tháng 09 năm 2018
TOÁN (tiết 3): SỐ HẠNG – TỔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết số hạng – Tổng
-Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải toán có lời văn bằng một phét tính cộng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đặt tính và diễn đạt bằng lời.
- Biết gọi tên thành thạo các thành phần của phép cộng.
3. Thái độ:
-Tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, bộ số.
- HS: Vở, dụng cụ học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Bài cũ:Ôn tập các số đến 100 (tt ).
- Cho 3 HS lên bảng sửa bài 2.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu số hạng và tổng.
* MT: Giúp HS nắm được tên gọi các thành phần trong phép cộng.
* PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
* CTH
Gắn bảng: 35 + 24 =
- Trên bảng là phép tính gì ?
- Hãy nêu kết quả của phép tính.
Gắn kết quả phép tính: 59.
- Hãy đọc phép tính và kết quả.
- Chỉ vào từng số giới thiệu: Trong phép cộng này:
. 35 gọi là số hạng.
. 24 gọi là số hạng.
. 59 gọi là tổng.
- Chỉ vào từng số y/c HS nêu lại tên từng thành phần trong phép cộng.
- Y/c HS làm tiếp 2 phép tính:
63 + 15 15 + 63
- Có nhận xét gì về 2 thành phần cùng tên và tổng ?
=> Khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng vẫn không thay đổi.
Hoạt động 2: Luyện tập.
* MT: Giúp HS củng cố thêm kĩ năng làm tính cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 và vận dụng vào bài tập.
* PP: Luyện tập, thực hành.
* CTH:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Muốn tính tổng ta làm thế nào ?
Làm mẫu phép tính thứ nhất:
- HS làm bài vào vở.
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng (theo mẫu ).
- Hỏi HS: nêu cách đặt tính và cách tính ?
Cho HS làm mẫu câu a.
- HS làm bài vào bảng con.
Bài 3:
- Cho 1 HS đọc đề.
- Đề bài cho, đề bài hỏi ?
- Để biết đựơc cả hai buổi bán đựơc bao nhiêu xe, ta làm thế nào ?
- Cho 1 HS lên bảng lớp sửa bài.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Tính tổng làm tính gì?
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị: Ôn phép cộng và tên gọi các thành phần.
- Phép cộng 35 + 24.
- 35 + 24 = 59
- Ba mươi lăm cộng hai mươi tư bằng năm mươi chín.
- HS nêu lại tên gọi các thành phần.
- HS đặt tính bảng con
- HS nêu nhận xét.
- Lấy số hạng cộng số hạng viết kết quả vào ô tổng.
- HS làm bài, thi đua sửa bài. Lớp nhận xét.
- Viết số đơn vị thẳng cột số đơn vị, số chục thẳng cột số chục, cộng từ phải sang trái, từ hàng đơn vị sang hàng chục
- HS đọc đề.
- HS nêu.
- Lấy số xe bán buổi sáng cộng số xe bán buổi chiều.
- HS làm bài. Sửa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm
Thứ năm ngày tháng 09 năm 2018
TOÁN (tiết 4): LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và tên gọi của phép cộng.
- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
- Biết giải toán bằng một phép tính cộng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đặt tính đúng, tính chính xác.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- GV: Bảng phụ, bộ số.
- HS: Vở, dụng cụ học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ: Số hạng – Tổng.
- Cho 2 HS lên bảng làm bài:
+ Đặt tính và tính:25 + 11 24 + 33
+ Nếu tên các thành phần trong phép tính trên.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phép cộng.
* MT: Giúp HS làm thành thạo về tính nhẩm, tính viết và gọi tên đúng các thành phần trong phép cộng.
* PP: Đàm thoại, thực hành.
* CTH:
Bài 1: Tính.
- HS làm vào vở. HS nêu cách tính trước khi làm bài.
- Y/c HS nêu tên các thành phần trong phép cộng.
Bài 2: Tính nhẩm.
Ghi bảng: 50 + 20 + 10 =
- Nêu kết quả và cách tính ?
- Khi biết 50 + 20 + 10 = 80 có cần tính 50 + 30 không ?
- Cho HS làm bài.
- HS làm cả cột 1 cột3
Bài 3: Đặt tính rồi tính tổng, khi biết các số hạng.
- Muốn tính tổng khi ta biết các số hạng ta làm sao ?
- Nêu cách đặt tính và tính ?
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Cho 2 HS lên bảng thi đua sửa bài và nêu cách thực hiện.
Bài 4:
Cho HS đọc đề bài
- Bài toán cho gì, hỏi gì ?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu HS ta làm sao ?
- Cho 1 HS lên bảng lớp sửa bài.Lớp làm vào vở.
Bài 5: Đính bảng phép tính 32
+ 45
77
- 2 cộng mấy bằng 7 ?
- Vậy ta điền 5 vào chỗ trống.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Điền chữ số thích hợp vào chỗ trống số đúng.
- GV nêu luật chơi và cho HS chơi: Mỗi nhóm cử 5 HS lên tham gia điền số thích hợp vào chỗ trống sao cho kết quả đúng. Điền theo hình thức thi tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
Cho HS đọc lại phép tính và kết quả đúng.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị: Chuẩn bị thước thẳng, thước dây học
Đề - xi - mét.
34 53 26 62 8
+42 +26 +40 + 5 +71
76 79 66 67 79
- HS nêu tên gọi các thành phần. Lớp nhận xét.
- 80. Chỉ cộng số hàng chục.
- Không cần tính mà chỉ ghi ngay kết quả là 80 vì 10 + 20 = 30.
- HS làm bài. Mỗi HS đọc 1 phép tính để sửa bài. Lớp nhận xét.
- Ta lấy số hạng cộng với nhau.
HS nêu.
- HS làm bài. Sửa bài, lớp nhận xét.
- HS nêu.
- Lấy số HS trai cộng số HS gái.
- HS làm bài. Sửa bài. Lớp nhận xét.
- 2 cộng 5 bằng 7.
- HS nhắc lại: Điền 5 vào phép tính sau đó đọc phép tính: 32 + 45 = 77.
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi. Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày tháng 09 năm 2018
TOÁN (tiết 5): ĐỀ - XI - MÉT
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết Đề – xi – mét là đơn vị đo độ dài, tên gọi kí hiệu của nó .
- Nắm được quan hệ giữa đêximet và xăngtimet.
- Nhận biết độ lớn của đơn vị dm ; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản ; thực hiện cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo làm dm
2. Kĩ năng
- Thực hành thành thạo các phép tính có đơn vị đo: đề - xi - mét.
3. Thái độ
- Tính cẩn thận, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- GV: Băng giấy có độ dài 10 cm. Thước có vạch dm, phiếu bài tập cho HS
- HS: Vở, dụng cụ học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Cho HS làm bảng con:
+ Tính tổng của các số hạng:32 và 14 ; 27 và 12 ; 25 và 23.
+ Nếu tên các thành phần trong phép tính trên.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đêximet.
* MT: Giúp HS nắm được cách đo và mối liên quan giữa cm và dm.
* PP: Đàm thoại, thực hành.
* CTH:
- Phát cho mỗi bàn 1 băng giấy và y/c HS dùng thước đo.
- Băng giấy dài mấy đề - xi- mét ?
- 10 xăng – ti - mét còn gọi là 1 đề - xi- mét (vừa nói vừa ghi bảng)
- Cho HS đọc lại.
- Đề - xi- mét viết tắt là dm. Vừa nêu vừa ghi:
1 dm = 10cm 10 cm = 1 dm.
- Cho HS nhắc lại.
- Y/c HS dùng phấn vạch trên thước các đoạn có độ dài 1 dm.
- Thước em có độ dài mấy dm ?
- Cho HS vẽ đoạn thẳng 1 dm vào bảng con.Trực tiếp hướng dẫn cho HS.
Hoạt động 2: Thực hành.
* MT: Giúp HS giải thành thạo dạng toán có đơn vị kèm theo.
* PP: Luyện tập, thực hành.
* CTH:
Bài 1:
- Cho HS đọc y/c đề bài.
- Đoạn cho sẵn dài bao nhiêu ?
- Để điền được từ dài hơn, ngắn hơn ta phải so sánh các đoạn với nhau.
- Cho HS làm bài.
Bài 2:
- Cho HS nêu y/c bài.
- Y/c HS nhận xét về các số trong bài.
Ghi bảng:1dm + 1dm = 2dm
- Vì sao 1dm + 1dm = 2dm ?
- Muốn thực hiện 1dm + 1dm ta làm thế nào ? Tương tự với phép trừ .
=> Phép tính có tên đơn vị ta cũng phải ghi tên đơn vị vào kết quả.
- Cho HS làm bài.
- Đại diện mỗi tổ 1 bạn lên thi đua sửa bài.
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Theo y/c bài, ta phải chú ý điều gì ?
- Ước lượng bài này là so sánh độ dài AB và MN với 1dm, sau đó ghi số dự đoán vào chỗ chấm.
- Cho HS làm bài.
- Y/c HS kiểm tra lại số đã ước lượng.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Cho HS ước lượng độ dài 1 dm
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- HS thực hành đo.
- Dài 10 dm.
- Một đ đề - xi- mét.
- 1 đeximet bằng 10 xăngtimet, 10 xăngtimet bằng 1 đêximet.
- HS thao tác trên thước của mình.
- HS nêu.
- HS vẽ vào bảng con.
- HS nêu.
- Dài 1dm.
- HS làm bài. HS sửa miệng. Lớp đổi vở sửa bài.
- Vì 1 + 1 = 2
- Ta lấy 1 + 1 = 2, viết 2 rồi viết dm vào sau số 2.
- HS làm bài.
- HS đọc .
- Không dùng thước đo.
- HS làm bài phiếu bài tập.
- HS dùng thước kiểm tra. AB: 9cm ; MN: 12cm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tuan 1_12402431.docx