I/ MỤC TIấU:
Biết:
-Tính tổng nhiều số thập phân.
-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân .
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
HS thích học môn Toán.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi ví dụ 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Hỏt
2-Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách cộng hai số thập phân?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
54 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với SGK
*Mục tiêu:
-Ôn lại cho HS một số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân.
+GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1,2,3 trang 42 SGK.
+GV quan sát giúp đỡ những HS yếu.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời lần lượt 3 HS lên chữa bài.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Đáp án:
-Câu 1: Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi
Tuổi dậy thì ở nam: 13-17 tuổi
-Câu 2: ý d
-Câu 3: ý c
b.Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1-SGK, trang 43, sau đó giao nhiệm vụ:
+Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét.
+Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
+Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não.
+Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
-Vẽ xong các nhóm mang bài lên bảng dán. Nhóm nào xong trước và đúng, đẹp thì thắng cuộc.
-GV kết luận nhóm thắng cuộc, nhận xét tuyên dương các nhóm.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
4-Củng cố:
Yờu cõu học sinh nhắc lại cỏc cỏh phũng cỏc bệnh.
5. Dặn dũ
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh.
.
.
.
.
Ngày soạn 25/10/2011
Ngày dạy: Thứ năm 27/10/2011
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIấU
Biết:
-Cộng hai số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học.
HS thích học môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi phần nhận xét BT1
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng hai số thập phân?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Luyện tập:
*Bài tập 1 : Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. GV ghi kết quả lên bảng lớp.
-Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a + b và b + a sau đó rút ra nhận xét
*Bài tập 2 : Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại:
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 :
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài.
-HS làm vào bảng con.
-Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
a + b = b + a
*Kết quả:
13,26
0,15
*Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
( 24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m)
Đáp số: 82 m
4-Củng cố
Yờu cầu hs nhắc lại những nội dung vừa được ụn tập
5.Dặn dũ
-GV nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà làm các BT trong VBT. .
.
.
.
Tiết 2. Luyện từ và cõu
ễN TẬP GIỮA KỲ I.
I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU:
Tìm được từ đồng nghĩa,trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1,BT2
( chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm,từ trái nghĩa (BT3,BT4).
HS thích được học môn học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ kẻ bảng BT1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: (không)
3.Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn giải bài tập:
Bài tập 1 :
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 :
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời 5 HS chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
*Bài tập 3 :
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS làm vào vở.
-Mời một số HS đọc câu vừa đặt.
-Cả lớp và GV nhận xét
Lời giải:
Câu
Từ dùng không CX
Thay bằng từ
Hoàng bê chén nước bảo ông uống
Bê,
bảo
Bưng
Mời
Ông vò đầu Hoàng
vò
Xoa
Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!
Thực hành
Làm
*Lời giải:
No, chết; bại; đậu; đẹp:
*Lời giải
+ Quyển truyện này giá bao nhiêu tiền.
+ Trên giá sách của bạn lan có rất nhiều truyện hay.
+ Chị hồng hỏi giá tiền chiếc áo treo trên giá.
*Lời giải:
a)Làm đau bằng cách dùng tay hoặc roi gậyđập vào cơ thể:
Bố Em không bao giờ đánh con.
Đánh bạn là không tốt.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh:
Lan đánh đàn rất hay.
Hùng đánh trống rất cừ.
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng xát, xoa:
Mẹ đánh xoong, nồi sạch bong.
Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
4.Củng cố
Nhắc lại những nội dung vừa ụn tập
5. Dặn dũ
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc và HTL để tiết sau kiểm tra
Tiết 3. Kỹ thuật
BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐèNH
I.MỤC TIấU:
-Biết cách bày,dọn bữa ăn ở gia đình.
-Biết liên hệ với việc bày,dọn bữa ăn ở gia đình.
-HS thích giúp mẹ bày dọn bữa ăn ở gia đình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: HS trình bày cách luộc rau.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:GV ghi bảng tên bài.
b.Nội dung:
*Hoạt động 1.Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
+Mục đích:Làm cho bữa ăn hấp dẫn,
thuận tiện và vệ sinh.Có thể bày các món ăn và dụng cụ ăn uống trên bàn ăn
hoặc trên mâm tùy theo thói quen và điều kiện của từng gia đình.
+Cách tiến hành:
-Cho HS quan sát hình 1 và hình 2 trong
SGK.
?Em hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình.
?ở gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào.
-GV nhận xét,chốt lại.
*Hoạt động 2:Thu dọn sau bữa ăn
+Mục đích:Làm cho nơi ăn uống của gia
đình sạch sẽ,gọn gàng sau bữa ăn.
+Cách tiến hành:
-Cho HS nêu cách thu dọn sau bữa ăn.
-GV nhận xét,chốt lại.
?Em hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu ở trong bài học.
-GV nhận xét.
-HS chú ý
-HS quan sát hình
-HS trả lời
-HS nêu
-HS trả lời
4.Củng cố:
Yờu cầu hs nờu lại cỏch trỡnh bày bữa ăn ngon mắt
-Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dũ
-Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà thực hành.
..
Tiết 4: Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYấN NGễN ĐỘC LẬP
I/ MỤC TIấU:
Hs biết:
+Ngày 2-9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình,tại buổi lễ
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.Tiếp đó là lễ ra mắt tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời.Đến chiều,buổi lễ kết thúc.
-Ghi nhớ:đây là sự kiện lịch sử trọng đại,đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
HS thích học môn Lịch sử.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trong SGK.
ảnh tư liệu khác( nếu có).
Phiếu học tập của học sinh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: Hỏt
2-Kiểm tra bài cũ:
HS nêu diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cách mạng mùa thu.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
b-Nội dung
a) Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
*Diễn biến:
-Cho HS đọc từ đầu đến Tuyên ngôn độc lập
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập?
+Em có nhận xét gì về quang cảnh ngày 2-9-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
b) Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
*Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập:
-Mời 1 HS đọc từ Hỡi đồng bào cho đến độc lập ấy.
-Nêu nội dung của bản tuyên ngôn độc lập?
-Cuối bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
-HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
c) Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
*ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945?
-Cho HS thảo luận nhóm , ghi kết quả vào bảng nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt
*Diễn biến:
-Ngày 2-9-1945, Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Nhân dân nô nức tiến về Quảng trường Ba Đình.
-Đúng 14 giờ Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
*Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập:
Bản Tuyên ngôn Độc lập đã:
-Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
-Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
*ý nghĩa:
Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
4-Củng cố
Cho HS đọc phần ghi nhớ.
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dũ
Dặn HS về nhà học bài. Xem trước bài của tuần sau
.
Tiết 5. Thể dục
DẠY CHUYấN
Ngày soạn 26/10/2011.
Ngày dạy: Thứ sỏu 28/10/2011
Tiết 1: Toán
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIấU:
Biết:
-Tính tổng nhiều số thập phân.
-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân .
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
HS thích học môn Toán.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi ví dụ 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Hỏt
2-Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách cộng hai số thập phân?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Nội dung:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ:
Ta phải tính: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng như cộng hai số thập phân:
Đặt tính rồi tính. 27,5
+ 36,75
14,5
78,75
-Cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
-Mời một HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách tính tổng nhiều số thập phân.
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Bài giải:
Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
Đáp số: 24,95 dm
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 : Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 : Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c).
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Chữa bài. Cho HS rút ra tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
*Bài tập 3 : Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả:
28,87
76,76
-HS làm bài và tự rút ra nhận xét:
(a + b) + c = a + (b + c)
*Lời giải:
12,7 + 5,89 + 1,3
= (12,7 + 1,3) + 5,89
= 14 + 5,89
= 19,89
c) 5,75 +7,8 +4,25 +1,2
=(5,75 +4,25) +(7,8+1,2)
= 10 + 9
= 19
4-Củng cố:
Yờu cầu học sinh nhắc lại cỏch cộng nhiều số thập phõn
5. Dặn dũ
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà làm các BT trong VBT.
................................................................
Tiết 2: Tập làm văn
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I/ MỤC TIấU
-Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI.
-HS nghiêm túc trong khi kiểm tra.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu ghi tên các bài tập đọc, giấy kiểm ta.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1-Ổn định lớp: hỏt
2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút
-GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
A-Đọc thành tiếng.
B-Đọc thầm bài “Mầm non”. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1-Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông
2-Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
a.Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b.Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân.
c.Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùa xuân.
4-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
Rừng thưa thớt vì ít cây.
Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5-ý chính của đoạn văn là gì?
Miêu tả mầm non.
Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6-Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
a. Bé đang học ở trường mầm non.
b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7-Hối hả có nghĩa là gì?
Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8-Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ
9-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
b.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
c.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
10-Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
a.Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c. Lim dim
4-Củng cố
-GV thu bài.
5. Dặn dũ
Nhận xét giờ học. Dặn hs chuẩn bị kiểm tra viết
.
Tiờt 3. Hoạt động NGLL
LỄ ĐĂNG Kí THI ĐUA
“THÁNG HỌC TỐT, TUẦN HỌC TỐT”
I/ MỤC TIấU .
- Giúp học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua , chỉ tiêu thi đua của tháng học tốt , tuần học tốt.
- Tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn của các thầy , cô giáo.
II/ CHUẨN BỊ .
- Bản chương trình về học tập của lớp.
- Bản đăng ký thi đua của tổ, cá nhân.
- Một số tiết mục văn nghệ.
III/ TIẾN HÀNH
1, Tổ chức lớp.
2, Giờ hoạt động .
- Hát tập thể bài “ Khi tóc thầy bạc”
- Em Đồng Khỏnh Huyền lên tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu., chương trìng hoạt động , người điều khiển và thư ký.
- Lớp trưởng lên trình bày chương trình hoạt động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo Việt nam.
- Nêu lại chỉ tiêu , biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí ( Nếu không nhất trí thì điều chỉnh lại chỉ tiêu nào, biện pháp nào? )
- Lớp trưởng phát động thi đua , đề nghị các cá nhân và các tổ trưởng hưởng ứng mhiệt liệt .
- Một số cá nhân lên đọc bản đăng ký của mình.
- Từng tổ trưởng lên đọc bản đăng ký thi đua của tổ.
* Văn nghệ : Giới thiệu một số tiết mục biểu diễn trước lớp.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4:Kể chuyện
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I.MỤC ĐÍCH YấU CẦU
Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức,kĩ năng HKI:
-Nghe –viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15phút,không mắc
quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ(văn xuôi).
-Viết được bài văn tả người theo nội dung,yêu cầu của đề bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV:đề bài.
-HS:giấy kiểm tra.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Hỏt
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Kiểm tra:
1.Chính tả (nghe-viết):
Dòng kinh quê hương
(SGK-TV5 tập 1,trang 65)
Bài tập:Tìm tiếng có chứa iê hoặc ia thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
a)Đông như
b)Gan như
c) Ngọt như lùi.
2.Tập làm văn
Em hãy viết một bài văn miêu tả mỏi trường thõn thiết với em
6 điểm
4 điểm
4.Củng cố
Gv thu bài ,nhận xét tiết học.
`5. Dặn dũ
Dặn HS xem trước bài sau.
.
Tiết 5:Sinh hoạt
NHẬN XẫT TUẦN 10
I.MỤC TIấU:
-HS thấy được những ưu điểm và nhược điểm của lớp và của cá nhân trong tuần qua.
-Nắm được phương hướng thực hiện trong tuần sau.
II.NỘI DUNG:
1.Ưu điểm:
Trong tuần qua các em đi học đều và đầy đủ; ngoan ngoãn,lễ phép với các thầy cô giáo,hòa nhã với bạn bè,không nói tục chửi bậy.
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp,trong lớp chú ý nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.Điển hỡnh như em Huyền, Nhung, Như, Thanh.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
2.Nhược điểm:
Một số em trong lớp còn nói chuyện riêng,chưa chú ý nghe giảng: Thăng, Thành,..
Có em còn nghỉ học không xin phép: Thịnh.
Vệ sinh sõn trường cũn chậm chạp, một số em cũn quyờn khụng đeo khăn quàng
3.Phương hướng tuần sau:
Đi học đầy đủ,đúng giờ;nâng cao ý thức tự giác học tập.Lập thành tớch chào mừng 20/11
Trồng thờm và chăm súc vườn hoa cẩn thận.
Tiết 2: Luyện từ và câu
$19: Kiểm tra giữa học kì I
Đọc – hiểu, luyện từ và câu (tiết 7)
I/ Mục tiêu :
-Kiểm tra đọc - hiểu và kiểm tra kiến thức kĩ năng về từ và câu. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút
-GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
Đề bài
Đáp án
A-Đọc thành tiếng.
B-Đọc thầm bài “mầm non”. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1-Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông
2-Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
a.Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b.Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân.
c.Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùaxuân.
4-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
Rừng thưa thớt vì ít cây.
Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5-Y chính của đoạn văn là gì?
Miêu tả mầm non.
Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6-Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
a. Bé đang học ở trường mầm non.
b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7-Hối hả có nghĩa là gì?
Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8-Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ
9-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
b.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
c.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
10-Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c. Lim dim
*Phần A: Tối đa 5 điểm.
*Phần B: (5điểm)
Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
*Kết quả:
1 – d
2 – a
3 – a
4 – b
5 – c
6 – c
7 – a
8 – b
9 – c
10 – a
3-Củng cố, dặn dò: -GV thu bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
$47: Kiểm tra giữa học kì I
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra học sinh về:
-Nhân chia 2 phân số,chuyển hỗn số thành phân số,so sánh số đo diện tích.
-Giải toán dạng tìm trung bình cộng
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
-Thời gian 40 phút
-GV phát đề, HS làm bài.
Đề bài
Câu 1: Tính.
3 4 6 3
x ; :
10 9 5 7
Câu 2: Chuyển hỗn số sau thành phân số:
3 4
2 ; 5
5 3
Câu 3: Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Viết số 0,001 thành phân số thập phân:
1 1 10
A. B. C.
100 1000 1000
Câu 4: Điền dấu > < =
2m2 9dm2 29dm2
8dm2 5cm2 810cm2
290ha ..79km2
5
4cm2 5mm2 4 cm2
100
Câu 5: Bài toán
Một vòi nước chảy vào bể, giờ đầu chảy được 2/ 25 bể, giờ thứ hai chảy được 1/ 5 bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi đó chảy được bao nhiêu phần bể?
Đáp án
Câu 1: ( 2 điểm – Mỗi phép tính đúng 1 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm – Mỗi phép tính đúng 1 điểm)
Câu 3: ( 1 điểm)
Câu 4: ( 2 điểm – Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm)
Câu 5: ( 3 điểm)
- Tóm tắt đúng :0,5 điểm.
- Câu lời giải đúng 0,5 điểm .
- Phép tính đúng : 1,5 điểm .
- Đáp số đúng: 0,5 điểm
3-Củng cố, dăn dò:
-GV thu bài.
-GV nhận xét giờ kiểm tra.
Tiết 5: Đạo đức
$10: Tình bạn (tiết 2)
I/ Mục tiêu: Học song bài này, HS biết:
-Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
-Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
-Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
2. Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài. GV bắt nhịp cho HS hát bài Lớp chúng ta kết đoàn.
2.2- Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập1, SGK).
*Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.
* Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
+Nhóm 1: tình huống bạn vứt rác không đúng nơi quy định.
+Nhóm 2: tình huống bạn quay cóp trong giờ kiểm tra.
+Nhóm 3: tình huống bạn làm việc riêng trong giờ học.
+Nhóm 4: tình huống bạn ăn quà vặt.
-Cho các nhóm thảo luận để đóng vai theo các tình huống trên.
-Mời các nhóm lên đóng vai.
-Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
-Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
-Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
-GV kết luận:
-HS chú ý lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
-Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi.
2.3-Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
*Cách tiến hành: -Cho HS tự liên hệ, sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh.
-Mời một số HS trình bày trước lớp
-GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
2.4-Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn đẹp.
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành:
-Cho HS đọc, kể, háttrong nhóm.
-Mời Đại diện các nhóm trình bày.
-GV giới thiệu thêm cho HS một số câu chuyện, bài hát, bài thơ
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006
Tiết 1: Thể dục.
$19: Động tác vặn mình
Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
I/ Mục tiêu:
-Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
-Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
-Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân.
II/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy một hàng dọc quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
-Chơi trò chơi ‘Đứng ngồi theo hiệu lệnh”
2.Phần cơ bản.
*Ôn ba động tác: vươn thở, tay châncủa bài thể dục.
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 3 động tác.
*Học động tácvặn mình 3-4 lần mỗi lần 2.8 nhịp.
-GV nêu tên động tác.Phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu cho HS làm theo
-Ôn 4 động tác vươn thở, tay và chân. vặn mình.
-Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
*Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
-GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinh thả lỏng
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Định lượng
6-10 phút
2-3 phút
1-2vòng
2 phút
1 phút
18-22 phút
2-3 lần
5-6 phút
8 phút
2-3 lần
4-5 phút
2 phút
2 phút
4-5 phút
2 phút
1 phút
2 phút
1phút
Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
* * * * * * * *
GV * * * * * * * *
* * * * * * * *
-ĐHNT.
-ĐHTL: GV @
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
-ĐHTL: như trên
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTL:
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
-ĐHKT:
* * * * * * *
* * * * * * *
GV
Tiết 2: Kể chuyện
$10: Ôn tập giữa học kì I ( tiết 4)
I/ Mục tiêu:
-Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ,thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5.
-Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
-HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho 1-2 HS đọc toàn bộ các từ ngữ vừa tìm được
2-Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
-GV cho HS thi làm việc theo nhóm 7 vào bảng nhóm
-Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV KL nhóm thắng cuộc.
*Ví dụ về lời giải:
VN-Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn,
Hoà bình, trái đất, mặt đất,
Bầu trời, biển cả, sông ngòi,
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, vẻ vang,
Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do,
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát,
Thành ngữ, Tục ngữ.
Quê cha đất tổ, non xanh nước biếc,...
Bốn biển một nhà, chia ngọt sẻ bùi,
Lên thác xuống ghềnh, cày sâu cuốc bẫm,
*Lời giải:
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn, gìn giữ
Bình yên, bình an, thanh bình,
Kết đoàn, liên kết,
Bạn hữu, bầu bạn, bè bạn,
Bao la, bát ngát, mênh mang,
Từ trái nghĩa
Phá hoại tàn phá, phá phách,
Bất ổn, náo động, náo loạn,
Chia rẽ phân tán, mâu thuẫn
Kẻ thù, kẻ địch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 10.doc