I/ MỤC TIấU:
Biết:
-Chia một số thập phân cho một số thập phân.
-Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
HS có tính cẩn thận trong làm tính.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi kết quả BT1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1-Ổn định tổ chức: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
76 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- Mời một số HS trình bày.
- GV treo bảng phụ ghi kết quả của bài tập 1, nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 :
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhóm vào bảng nhóm.
+ Nhóm 1: Chủ đề về quan hệ gia đình.
+ Nhóm 2: Chủ đề về quan hệ thầy trò.
+ Nhóm 3: Chủ đề về quan hệ bè bạn.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên.
*Bài tập 3 :
- GV nêu yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm .
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
*Bài tập 4 :
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Có thể viết nhiều hơn 5 câu.
- Cho HS viết bài vào vở.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
- HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi.
*Lời giải :
a) cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, thím, cô, bác,
b) thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân,
c) công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ,
d) Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường,
- HS đọc
- HS làm bài theo nhóm.
*Lời giải:
a)Về quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Con hơn cha là nhà có phúc....
b) Về quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
c) Về quan hệ bè bạn:
- Học thầy không tầy học bạn.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- HS đọc
- HS làm bài.
*Lời giải:
a) Miêu tả mái tóc: Đen nhánh, hoa râm,
b) Miêu tả đôi mắt: Một mí, hai mí, ti hí,
- HS đọc yêu cầu.
- HS viết vào vở.
- HS đọc.
4-Củng cố:
Nờu lại nội dung vừa được ụn tập
- GV nhận xét giờ học.
5-Dặn dò:
- Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 3: Lịch sử
Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950
I/ MỤC TIấU:
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới,củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc,khai thông đường liên lạc quốc tế
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê,địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4,đồng khởi đưalực lượng lên để chiếm lại Đông Kê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đống trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi,Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê.Bị trúng đạn,nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
- HS thích đọc lịch sử Việt Nam.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Hành chính Việt Nam. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. Phiếu học tập cho HĐ 3
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1-ổn định tổ chức: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 14.
3-Bài mới:
a.Giới thiệu bài:GV ghi bảng tên bài.
b.Nội dung:
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu:
+ Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới
Việt - Trung?
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc
kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- GV phát phiếu HT cho HS thảo luận nhóm 2:
+ Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy?
+Chiến thắng có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
*Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm).
- GV hướng dẫn HS thảo luận như sau:
- Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dich Việt Bắc thu - đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
- Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp trong chiến dịch Biên giới em có suy nghĩ gì?
- Cho các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 5: (Làm việc cả lớp)
- GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới.
- GV chốt lại.
-HS nghe
-HS trình bày.
a) Nguyên nhân của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950:
-Thực dân Pháp tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt-Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
-Ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới , khai thông đường liên lạc quốc tế.
-HS thảo luận
- HS trình bày.
b) Diễn biến:
-Sáng 16-9-1950, ta tấn công cụm cớ điểm Đông Khê.
- Sáng ngày 18-9-1950, ta chiếm được cụm cứ điểm.
c) Kết quả:
Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt - Trung.
d) ý nghĩa:
Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
- HS thảo luận theo nhóm
- Các nhóm trình bày.
- HS trả lời.
4-Củng cố:
Yờu cầu hs đọc bài học SGK
GV nhận xét giờ học.
5-Dặn dò:
Dặn HS về nhà học bài.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 4. Thể dục.
DẠY CHUYấN
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Kĩ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
I.MỤC TIấU:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- HS thích nuôi gà ở gia đình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-ổn định tổ chức: Hát
2.Kiểm tra bà cũ: (không)
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài:GV ghi bảng tên bài.
b)Nội dung:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu:Nuôi gà đem lại nhiều lợi ích cho con người ,vì:
+ Gà dễ nuôi,chóng lớn,đẻ nhiều và có thể tận dụng được nhiều nguồn thức ăn trong thiên nhiên.
+ Thịt gà và trứng gà là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
+ Nuôi gà còn đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều gia đình làm nghề chăn nuôi.
?Dựa vào hình a,b,c,d và những hiểu biết thực tế,em hãy nêu tiếp các lợi ích của việc nuôi gà.
- Gv chốt lại.
*Hoạt động 2:Liên hệ
? ở gia đình em có nuôi gà không?
?Em hãy nêu lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình em.
?Gia đình em nuôi gà theo cách nào.
- GV chốt lại.
- HS nghe
- HS quan sát hình và trả lời:
+ Thịt gà được chế biến và đóng hộp làm hàng xuất khẩu.
+ Phân gà được dùng để bón cho rau.
-HS trả lời:
+ Nuôi gà để lấy thịt và trứng ăn hằng ngày.
+ Nuôi gà để bán tăng thêm thu nhập cho gia đình.
- Nuôi gà theo cách thả cho gà đi kiếm ăn tự do.
4.Củng cố:
Cho HS đọc ghi nhớ cuối bài.
GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
__________________________________
Tiết 2. Toỏn
ễN VỀ PHẫP CHIA, TèM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT
I. MỤC TIấU
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân
II. NỘI DUNG
HD học sinh làm các bài tập.
GVhướng dẫn cách làm.
Gọi HS lên bảng giải.
Lớp nhận xét chữa.
Gọi HS nêu yêu cầu
HS lên bảng
HD tìm x
HS đọc yêu cầu.
HS lên bảng tóm tắt.
GVphân tích cách làm.
Gọi HS lên bảng giải.
Tóm tắt.
HDHS tính giá trị biểu thức.
Gọi hs lên bảng giải.
Bài 1(87). Đặt tính rồi tính
3em lên bảng mỗi em giải 1 phép tính
GVtheo dõi nhận xét chung.
Bài 2(87). Tìm
a) X x 1,4 = 2,8 x 1,5
X x 1,4 = 4,2
X = 4,2 : 1,4
X = 3
b) 1,02 x X = 3,75 x 3,06
1,02 x X = 11,4750
X = 11,475 : 1,02
X = 11,25
Bài 3 ( 87).
Chiều dài hình chữ nhật là
161,5 : 9,5 = 17 (m)
Chu vi hình chữ nhật là
( 17 + 9,5) x 2 = 53 ( m)
Đáp số: 53m.
Bài 4(87). Tính
51,2 :3,2 – 4,3 x (3- 2,1) – 2,68
= 16 - 4,3 x 0,9 - 2,68
= 16 - 3,87 - 2,68
= 14,81
III.TỔNG KẾT:
Yờu cầu hs nờu lại nội dung vừa ụn tập.
Dặn hs làm cỏc bài tập cũn lại ở nhà
_____________________________
Tiết 3. Tiếng Việt
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I.MỤC ĐÍCH YấU CẦU :
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.NỘI DUNG
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1(BTTV 5-91). HS đọc nội dung bài tập. Học sinh làm theo nhóm
Bài tập 2 (BTTV 5-91) HS đọc nội dung bài tập.
Bài tập 3 (BTTV 5 92. HS làm bài tập cá nhân.
Bài giải :
a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là từ nhiều nghĩa.
b) trong veo, trong vắt, trong xanh là từ đồng nghĩa.
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành là từ đồng âm
Bài giải :
a) Từ em chọn trong nhóm a : đánh trống.
- Đặt câu : Giờ thể dục, bạn Hải chịu trách nhiệm đánh trống.
b) Từ em chọn trong nhóm b là : trong xanh.
- Đặt câu : Nước giếng nhà em trong xanh, mát rượi.
c) Từ em chọn trong nhóm c là : thi đậu.
- Đặt câu : Chị em thi đậu đại học, mẹ thưởng cho chị cái đồng hồ
Bài giải :
a) Có mới nới cũ.
b) Lên thác xuống Gũ
c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
d) Miền Nam đi trước về sau.
e) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
III. TỔNG KẾT :
Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh đặt câu hay.
Dặn dò học sinh về nhà.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Ngày soạn 30/11/2011.
Ngày giảng : Thứ sỏu 02/12/2011
Tiết 1: Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
I/ MỤC TIấU:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-HS cẩn thận trong giải toán.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi ví dụ 1.
III/CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1-ổn định tổ chức: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học.
b-Nội dung:
(1)-Kiến thức:
a) Ví dụ:
- GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS:
+ Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
+Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ?
+Nhân với 100 và chia cho 100.
- GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b) Quy tắc:
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
- GV nêu ví dụ và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
- Cho HS tự làm ra nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS thực hiện:
315 : 600
316 : 600 = 0,525
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
- HS nêu .
- HS nối tiếp đọc quy tắc trong SGK.
- HS nghe
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
Đáp số: 3,5%
(2)-Luyện tập:
*Bài tập 1 : Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2:Tính tỉ số phần trăm của hai số(theo mẫu)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS đọc mẫu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 :
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán:
+ Lớp học có bao nhiêu học sinh?
+ Trong đó,số học sinh nữ là bao nhiêu?
+Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
57% 30%
23,4% 135%
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc mẫu.
- Làm bài.
a) 19: 30 = 0,6333 = 63,33
b) 45 : 61 = 0,7377= 73,77%
- HS đọc
- Lớp học có 25 học sinh
- Số học sinh nữ là 13.
- Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm.
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là:
13 : 25 = 0,52
0,52 = 52%
Đáp số: 52%
4-Củng cố:
Mời HS nhắc lại quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét giờ học.
5-Dặn dò:
Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn
Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
I/MỤC ĐÍCH YấU CẦU:
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập,viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
- HS thích viết văn tả hoạt động của người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ để HS lập dàn ý làm mẫu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-ổn định tổ chức: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời một số HS trình bày.
- Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
- HS đọc
- HS xem lại kết quả quan sát.
- Một HS đọc, cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc.
- HS bình chọn.
4-Củng cố:
Yờu cầu hs nờu ND vừa học
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
5-Dặn dò:
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 3.Hoạt động ngoài giờ.
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG QUấ HƯƠNG
I/ Yêu cầu giáo dục .
- Giúp học sinh hiểu được những nét cơ bản về truyền thống cách mạng , truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
- Có ý thức tự hào về quê hương đất nươcvs và thêm yêu tổ quốc.
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đó.
II/ Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị những tư liệu sưu tầm được về truyền thống cách mạng ở quê hương.
- Phấn, bảng , giấy màu trang trí.
- Một số tiết mục văn nghệ.
III/ Tiến trình hoạt động.
- Hát tập thể bài “ màu áo chú bộ đội.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hươngem.
- Em Đồng Thị Khỏnh Huyền dẫn chương trình lần lượt mời các tổ trình bày.
- đại diện tổ trình bày khái quát sưu tầm , tìm hiểu được ( số liệu , tư liệu , tranh ảnh và nội dung )
- Các tổ viên sẽ trình bày cụ thể từng vấn đề như kể câu chuyện về gương hi sinh dũng cảm , gương lao động sản xuất Giỏi.
- Gọi các thành viên khác bổ sung, phát biểu thêm.
- Sau khi các tổ báo cáo xong, người dẫn chương trình có thể tóm tắt khái quát truyền thống cách mạng quê hương.
- Chương trình văn nghệ : Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị trước của lớp.
* Kết thúc hoạt động :
- GV chủ nhiệm nhận xét.
- Cảm ơn đại biểu và tuyên bố kết thúc.
IV/ Rút kinh nghiệm .
Tiết 4: Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/MỤC ĐÍCH YấU CẦU:
Kể lại được câu chuyện đã nghe ,đã đọc nói về những người đã đóng góp sức
mình chống lại đói nghèo,lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện;biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
HS thích được kể chuyện và nghe chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-ổn định tổ chức: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại 1-2 đoạn truyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
- Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3,4 trong SGK.
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Đại diện các nhóm lên thi kể.
+ Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn:
+ Bạn tìm được chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hay nhất.
+ Bạn hiểu chuyện nhất.
- HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân .
- HS đọc.
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS viết vào giấy nháp.
- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
4- Củng cố:
Yờu cầu hs nờu ý nghĩa truyện vừa kể, đọc
- GV nhận xét giờ học.
5-Dặn dò:
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe ; chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện lần sau - Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1. Hoạt động tập thể cuối tuần
SINH HOẠT LỚP TUẦN 15.
I.MỤC TIấU
- HS thấy được những ưu điểm và nhược điểm của cá nhân và của tập thể lớp trong tuần qua.
- Phát huy những ưu điểm,hạn chế những nhược điểm.
- Nắm được phương hướng thực hiện tuần sau.
II. TIẾN HÀNH
1.nhận xột tuần 15
a-Về đạo đức:
- Nhìn chung trong tuần qua các em đi học đều và đầy đủ.Ngoan ngoãn,lễ phép với
các thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.Không có hiện tượng nói tục ,chửi bậy,không đánh-cãi nhau.
- Bên cạnh đó còn một số em nghỉ học không lí do như : Hựng, Nam
- Còn hay nói chuyện riêng trong lớp như :Thành, Hựng
b-Về học tập:
- Các em đều có ý thức tự giác học tập,chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Vẫn có em còn chưa nêu cao tinh thần tự giác học tập như :Thịnh, .
c-Về thể dục,vệ sinh:
- Các em nhanh nhẹn trong khi xếp hàng,tập đúng động tác.
- Trực nhật lớp hằng ngày sạch sẽ.
2.Phương hướng tuần 16.
Khắc phục hạn chế của tuần 15. Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12. Chuẩn bị tốt cho thi cuối kỳ I.
Tiết 2. Hỏt nhạc.
DẠY CHUYấN
Tiết 3. Ngoại ngữ.
DẠY CHUYấN
Tiết 1: Âm nhạc.
Ôn tập TĐN số 3, số 4
Kể chuyện âm nhạc
I/ Mục đích-yêu cầu:
-Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
-Biết nội dung câu chuyện và nghe bài Dạ cổ hoài lang.
-HS thích nghe chuyện và nghe hát.
II/ Chuẩn bị.
-SGK, nhạc cụ gõ.
-Tranh ảnh minh hoạ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra HS hát bài Ước mơ.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Giới thiệu nội dung bài học.
b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Ôn tập đọc nhạc số 3, số 4.
-Cho HS ôn bài tập đọc nhạc số 3 và số 4 .
-GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc.
-GV kể chuyện: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu
-GV nêu các câu hỏi để khai thác nội dung bài kể chuyện:
? Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh ra và lớn lên tại đâu?
? Vì sao Cao Văn Lầu lại trở thành nghệ sĩ tài ba?
?Tác phẩm nổi tiếng của ông là bài gì.
-GV chốt nội dung câu chuyện.
-GV hát cho HS nghe bài Dạ cổ hoài lang.
? Bài hát này có hay không?
? Em hiểu được gì qua bài hát này?
-HS ôn tập đọc nhạc số 3, số 4:
+Luyện tập cao độ : Đồ..Rê..Mi..Fa..son..La.
+Luyện tập tiết tấu:
-Đọc nhạc, hát kết hợp gõ đệm theo phách bài tập đọc nhạc số 3.
-HS nghe
-HS trả lời câu hỏi về nội dung bài
-HS nge.
-HS trả lời.
3.Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
– Dặn HS về nhà ôn bài ,chuẩn bị bài sau.
Tuần 15
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I/ Mục đích-yêu cầu:
-Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
-Hiểu nội dung:Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo,mong muốn con em được học hành.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
-HS có thái độ kính trọng cô giáo.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Hạt gạo làng ta.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-GV giới thiệu tên tác giả và hướng dẫn cách đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Gọi HS đọc chú giải.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc từ đầu đến chém nhát dao:
+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì?
+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”?
+Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì?
-GV chốt toàn bài.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Cho HS nêu nội dung bài.
GV ghi bảng và gọi HS đọc lại.
-Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến sau khi chém nhát dao.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến xem cái chữ nào!
-Đoạn 4: Đoạn còn lại.
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
-Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội.
+)Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình.
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 15.doc