Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 17

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1-Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.

2-Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

3-HS thêm yêu quý những người lao động.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh về cảnh cấy cầy.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1-Ổn định tổ chức: Hát

 

doc41 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b-Ôn tập: - GV nêu các câu hỏi và gọi HS trả lời: - Vị trí và giới hạn của nước ta? - Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta? - Tìm hiểu về các dân tộc của nước ta. - Tìm hiểu về ngành trồng trọt, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của nước ta. - Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? - Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? - Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì? - GV chốt nội dung ôn tập. - Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á. - Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan. - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. - Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. - ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - HS trả lời - Đường bộ, sắt, biển, sông, hàng không. - Gồm có hoạt động nội thương và ngoại thương. Thương mại có vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. 4-Củng cố: Yờu cầu hs nhắc lại nội dung vừa học - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Tiết 4: Chính tả (nghe – viết) NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1). - Làm được bài tập 2. - HS thích luyện viết chữ đẹp. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 2 trong tiết Chính tả trước. 3-Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b.Nội dung: (1)Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc bài viết. - Hướng đẫn HS tìm hiểu bài: + Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải, - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. - Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. ( 2) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2 (166): a) Mời một HS nêu yêu cầu. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. -GV cho HS làm bài vào vở, một vài HS làm bài vào giấy khổ to. - Mời những HS làm vào giấy khổ to lên dán trên bảng lớp và trình bày. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. b) Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi nhóm 4. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8. - Cho 1-2 HS nhắc lại. -HS đọc - HS làm bài vào vở. - HS trình bày. - HS nhận xét. - HS đọc - HS trao đổi *Lời giải: Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi. 4-Củng cố : Yờu cầu hs nờu lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò:-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Đen láy dưới hàng mi cong và dài của Kẹo ánh lên vẻ thông minh nhanh nhẹn 4 .Củng cố : GV nhận xét đánh giá tiết học . 5.Dặn dò : Về nhà ôn lại các từ loại đã học . ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: ______________________________ Ngày soạn : 9 /12 / 2013. Ngày dạy : Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2013 SÁNG Đ /C BÙI HƯƠNG DẠY _____________________________ Tiết 1 : Tiếng anh GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN ______________________________ Tiết 1 : Tiếng anh GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN Tiết 1. Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (TIẾT 2) I/ MỤC TIấU - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập,làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc,tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp,của trường. - Có thái độ mong muốn,sẵn sàng hợp tác với bạn bè,thầy giáo,cô giáo và mọi người trong công việc của lớp,của trường,của gia đình của cộng đồng. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sách Đạo đức 5 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ của bài . 3-Bài mới: a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b-Nội dung: Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK. *Mục tiêu:HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: - GV cho HS trao đổi nhóm 2:Nhận xét một số hành vi,việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận lại. Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 4 SGK *Mục tiêu: HS nhận biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. *Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Cho HS thảo luận nhóm 4. - Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận lại. - HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét. - HS đọc - HS thảo luận nhóm - HS trình bày. Hoạt động 3: Làm bài tập 5-SGK. *Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày. *Cách tiến hành: - Mời một HS nêu yêu cầu. - Cho HS tự làm bài tập. - Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh. - Mời một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc. - Các HS khác nhận xét, góp ý cho bạn. - GV kết luận: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân. - HS trao đổi với bạn bên cạnh. - HS trình bày. 4-Củng cố: - Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Tiết 2. Thể dục DẠY CHUYấN Tiết 3. Toỏn ễN TỔNG HỢP I. MỤC TIấU - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân - Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm II. NỘI DUNG . Hướng dẫn HS làm BT Bài 1: ? Nêu yêu cầu BT - GV nhận xét bảng + chốt lại kết quả đúng Bài 2: ? Bài yêu cầu gì? ? Nêu thứ tự thực hiện phép tính ? Gọi HS lên bảng chữa bài - Gv và cả lớp chữa bài + chốt lại kết quả đúng Bài 3: ? Đọc bài toán ?Số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 là bao nhiêu người? ? Tỉ số phần trăm tăng thêm là tỉ số phần trăm của các số nào? ? Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là bao nhiêu người ? Cuối năm 2002 số dân của phường đó là bao nhiêu người? ?Gọi 1 HS chữa bài - GV chấm + chữa bài Bài 4:(HS giỏi) ? Đọc đề toán. - GV treo bảng phụ nội dung bài ? Gọi HS lên chữa bài và giải thích vì sao chọn đáp án đó? - Gv và cả lớp chữa bài + chốt kết quả đúng HS làm bảng con a. 5,16 b. 0,08 c. 2,6 a. (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68 = 22 + 43,68 = 65,68 b. 8,61 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 = 1,7 – 0,1725 = 1,5275 HS làm vở Bài giải a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 – 15625 = 250 (người) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 x 100 = 1,6% b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là : 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: a. 1,6% b. 16129 người Khoanh vào đỏp án c - Vì 7% của số tiền là 70.000 nên để tính số tiền ta phải thực hiện: 70.000 x 100 : 7 III. TỔNG KẾT Yờu cầu hs nờu lại nội dung ụn tập - Gv nhận xét tiết học. Về nhà làm VBT Ngày soạn 12/ 12/ 2011. Ngày giảng: Thứ tư 14/ 12/ 2011. Tiết 1: Toán GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI I/ MỤC TIấU: Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng,trừ,nhân chia các số thập phân,chuyển một số phân số thành số thập phân. HS thích được thực hành trên máy tính. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính bỏ túi . III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập của HS. 3-Bài mới: a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b-Nội dung bài: (1)-Làm quen với máy tính bỏ túi: - Cho HS quan sát máy tính bỏ túi. - Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì? - Em thấy trên mặt máy tính có những gì? - Em thấy ghi gì trên các phím? - Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được. GV nói: Chúng ta sẽ tìm hiểu dần về các phím khác. - GV giới thiệu lần lượt từng phím. (2)-Thực hiện các phép tính: - GV ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09 = - GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình. - Hướng dẫn HS làm 3 phép tính: trừ, nhân, chia. (3)-Thực hành: *Bài tập 1 : Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời một số HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 : Viết các phân số sau thành số thập phân. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời một HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp. - Mời 4 HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (82): - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải. - Mời HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS quan sát - Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : cộng,trừ,nhân,chia. - Màn hình, các phím. - Ghi các số từ 0 đến 9 và các kí hiệu - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS nêu yêu cầu - HS làm bài. *Kết quả: 923,342 162,719 2946,06 21,3 - HS nêu yêu cầu - Nêu cách làm. - HS làm bài. *Kết quả: 0,75 ; 0,625 ; 0,24 ; 0,125 - HS đọc - HS trao đổi *Kết quả: 4,5 x 6 - 7 = 20 4-Củng cố: Yờu cầu hs nờu lại cỏch sử dụng mỏ tớnh - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò :nhắc HS về làm các BT trong VBT. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Tiết 2: Tập đọc CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. 2-Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 3-HS thêm yêu quý những người lao động. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Tranh, ảnh về cảnh cấy cầy. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định tổ chức: Hát 2- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Ngu Công xã Trịnh Tường. 3- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Mời 1 HS khá đọc. - GV hướng dẫn cách đọc. - Bài này được chia thành mấy bài ca dao? - Cho HS đọc nối tiếp 3 bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm . - Hướng dẫn đọc câu dài. - Cho HS đọc nối tiếp lần 2. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1-2 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. *Tìm hiểu bài: - Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 bài ca dao: + Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất? +) Rút ý1:Nỗi vất vả,sự lo lắng của người nông dân. -Cho HS đọc bài ca dao thứ hai: +Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? +)Rút ý 2:Tinh thần lạc quan của người nông dân. - Cho HS đọc 3 bài ca dao: +Tìm những câu ứng với mỗi nội dung a, b, c? - GV chốt toàn bài. *Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao. - Cho HS luyện đọc diễn cảm bài cao dao thứ nhất. -Thi đọc diễn cảm. - Cho HS luyện đọc thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. ? Em hãy nêu nội dung chính của bài. - GV rút ra nội dung bài ,ghi bảng. - HS đọc - 3 bài. -HS đọc nối tiếp - HS đọc - HS nghe - Nỗi vất vả: Cày đồng buổi trưa, Mồ hôi,nơi thì cày sâu. - Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề, Công lênh chẳng quản lâu đâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. - Nội dung a: Ai ơi đừng bấy nhiêu. - Nội dung b: Trông cho chân yên tấm lòng. - Nội dung c: Ai ơi, bưng đắng cay muôn phần! - HS đọc. - HS tìm giọng đọc cho mỗi bài ca dao. - HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc. - HS thi đọc thuộc lòng. - HS nêu - HS đọc 4-Củng cố: Yờu cầu hs nờu lại nội dung bài GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Tiết 3 : Khoa học KIỂM TRA HỌC KÌ I A.Đề bài. Câu 1: Nêu cách phòng bệnh sốt rét? Câu 2: Đánh dấu + vào ô trống trước câu trả lời đúng Ma tuý là chất: 1 Cấm sử dụng 1 Tránh sử dụng Câu 3: a. Nêu tính chất của thuỷ tinh? b. Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao B. Đáp án- biểu điểm môn Khoa học Câu 1; (3,5đ) - Cách phòng bệnh sốt tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Câu 2; (2,5đ) + Cấm sử dụng Câu 3; (4đ) a. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn b. Rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng để làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm Tiết 4: Tập làm văn ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: + Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1). + Viết được một lá đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức , đủ nội dung cần thiết. + HS thích viết đơn xin học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu phô tô mẫu đơn xin học. III/ CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện. 3-Dạy bài mới: a-Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn luyện cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Còn một học kì nữa là các em kết thúc cấp Tiểu học, biết điền nội dung vào lá đơn xin học ở trường THCS, biết viết một lá đơn đúng quy cách là một kĩ năng cần thiết, chứng tỏ sự trưởng thành của các em. b-Hướng dẫn HS lài tập: *Bài tập 1 (170): - Mời một HS đọc yêu cầu. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT 1. - Mời 1 HS đọc đơn. - GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. - GV phát phiếu học tập, cho HS làm bài. - Mời một số HS đọc đơn. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (170): - Mời một HS đọc yêu cầu. - GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. + Đầu tiên ghi gì trên lá đơn? + Tên của đơn là gì? + Nơi nhận đơn viết như thế nào? + Nội dung đơn bao gồm những mục nào? - GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục - Cho HS viết đơn vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc lá đơn. - Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc đơn - HS làm bài vào phiếu học tập. - HS đọc đơn. - HS đọc yêu cầu - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Đơn xin học môn tự chọn. - Kính gửi: Thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Phố Ràng I. - Nội dung đơn bao gồm: + Giới tiệu bản thân. + Trình bày lí do làm đơn. + Lời hứa. Lời cảm ơn. + Chữ kí của HS và phụ huynh. - HS viết vào vở. - HS đọc. 4-Củng cố: Yờu cầu hs nờu lại nội dung bài - GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. 5-Dặn dò:-Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: . BUỔI CHIỀU. Tiết 1. Tiếng Việt ÔN VỀ VỐN TỪ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS biết tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho. - Đặt được câu theo yêu cầu bài tập - HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình II. NỘI DUNG . Hướng dẫn HS làm BT Bài 1(106 VBT) ? Nêu yêu cầu BT - Gv chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm theo yêu cầu bài tập ? Gọi các nhóm dán kết quả và trình bày - GV và cả lớp nhận xét + chốt kết quả đúng Bài 2: ? Bài yêu cầu gì? ? Gọi HS đọc câu . - GV nhận xét + đánh giá Hát a. Chỉ những ngừơi thân trong gia đình. cha,mẹ, anh ,chị , em gái... b. Chỉ những người gần gũi em ở trường học: cô giáo ,thầy giáo, bạn học lớp trưởng, tổ trưởng.. c. Chỉ các nghề nghiệp khác nhau: nông dân , công nhân , bộ đội ... d. Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta: Ba- Na, kinh , tày , Nùng , Ê Đê... HS làm vở Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu miêu tả ngoại hình một người thân hoặc một người em quen biết. - HS đọc bài trước lớp. -Nhận xét bạn. III. TỔNG KẾT Yờu cầu hs nờu lại nội dung ụn tập - Gv nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại các từ loại đã học Về nhà xem bài chuẩn bị bài sau Tiết 2. Mỹ thuật. DẠY CHUYấN Tiết 3. Ngoại ngữ. DẠY CHUYấN Ngày soạn: 13/ 12/ 2011. Ngày dạy: Thứ năm 15/ 12/ 2011. Tiết 1: Toán SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I/ MỤC TIấU: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm. HS thích học môn học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính bỏ túi . III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1-Ổn định tổ chức: Hát 2- Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên làm lại bài tập 3 trang 81. 3- Bài mới: a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b-Nội dung : (1)-Kiến thức: a)VD1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40. - Cho HS nêu cách tính theo quy tắc: + Tìm thương của 7 và 40. + Nhân thương đó với 100 - GV hướng dẫn: Bước thứ 1 có thể sử dụng máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả. 7 : 40 = 0,175 = 17,5 % b)VD 2: Tính 34% của 56 - Mời 1 HS nêu cách tính - Cho HS tính trên máy tính. - Cho HS nêu kết quả, GV ghi bảng. Sau đó nói: ta có thể thay thế 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta có thể ấn phím như sau: 56 x 34% c)VD 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 - Mời 1 HS nêu cách tính. - GV gợi ý cách ấn các phím để tính: 78 : 65% (2)-Thực hành: *Bài tập 1 (83): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính , một em ghi vào nháp. Sau đó đổi lại để kiểm tra kết quả. - Mời một số HS nêu kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (84): - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn cách làm theo mẫu. - Cho HS tính bằng máy tính. - Mời HS nêu kết quả tính. - GV nhận xét. *Bài tập 3 (84): - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. - Cho HS làm bài vào vở. - Mời 2 HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu cách tính. - HS sử dụng máy tính để tính theo sự hướng dẫn của GV. - HS nêu: 56 x 34 : 100 - HS thực hiện bằng máy tính : 56 x 34 : 100 = 19,04 - HS nêu: 78 : 65 x 100 - HS thực hiện bằng máy tính: 78 : 65% = 120 - HS nêu yêu cầu - HS thực hành tính *Kết quả: - An Hà: 50,8% - An Hải: 50,86% -HS đọc yêu cầu - HS tính *Kết quả: 103,5kg 86,25kg - HS đọc đề bài. - HS trao đổi tìm cách giải - HS làm bài *Kết quả: 30 000 : 0,6 x 100 = 5 000 000 60 000 : 0,6 x 100 = 10 000 000 4-Củng cố: Yêu cầu hs nêu cách dùng máy tính bỏ túi tính phần trăm. - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: nhắc HS về làm các bài tập trong VBT. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Tiết 2: Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ CÂU I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu cầu khiến và nêu dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1). - Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì ? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ,vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2. HS yêu thích môn học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước. 3- Dạy bài mới: a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 : - Mời 1 HS nêu yêu cầu. +Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì? - GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. - Cho HS làm bài theo nhóm vào bảng nhóm. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Các em đã biết những kiểu câu kể nào? - GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. - Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn. - Cho HS làm bài vào vở (gạch một gạch chéo giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, gạch 2 gạch chéo giữa chủ ngữ với vị ngữ) - Mời một số HS trình bày. - Các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chốt lời giải đúng. - HS nêu yêu cầu. - HS trả lời. - HS đọc - HS làm bài *Lời giải : Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? Dùng để hỏi .. Cuối câu có dấu hỏi. Câu kể Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS. Dùng để kể... Cuối câu có dấu chấm ; dấu 2 chấm Câu cảm Thế thì đáng buồn quá! Câu bộc lộ CX, Có các từ quá, đâu và dấu ! Câu cầu khiến Em hãy cho biết đại từ là gì. Câu nêu yêu cầu, đề nghị. Trong câu có từ hãy. -HS nêu yêu cầu. - HS trả lời. - HS đọc - HS đọc thầm đoạn văn - HS làm bài - HS trình bày *Lời giải: Ai làm gì? -Cách đây không lâu,/ lãnh đạo hội đồng TP Nót-tinh-ghêm ở nước Anh// đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết không đúng chuẩn. -Ông chủ tịch hội đồng thành phố// tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Ai thế nào? -Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi,// công chức//sẽ bị phạt một bảng. -Số công chức trong thành phố// khá đông. Ai là gì? Đây// là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh. 4-Củng cố: Yờu cầu hs nờu lại nội dung ụn tập - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: . Tiết 3: Lịch sử ÔN TẬP I/ MỤC TIấU: - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. HS có ý thức ôn tập các kiên thức đã học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thông tin về các anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16. 3-Bài mới: a-Giới thệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b-Ôn tập: Gv nêu lần lượt các câu hỏi và gọi HS trả lời: - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào? - Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? -Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào? - Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? -Nêu ngày, tháng, năm khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? - Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945? - Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? - Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì? - Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc? - GV chốt lại. - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày1 - 9 -1858 - Ngày 5 - 6 -1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3 - 2 - 1930. -Từ đây CMVN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. - Ngày 19 - 8 - 1945 - Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. - Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 - 9 - 1945. - Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - HS đọc các thông tin về các anh hùng. 4-Củng cố: - GV nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: nhắc học sinh về ôn tập để giờ sau kiểm tra. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: Tiết 4. Thể dục DẠY CHUYấN BUỔI CHIỀU Tiết 1 : Kĩ thuật THỨC ĂN NUÔI GÀ (TIẾT 1) I.MỤC TIấU: - Nêu được tên và và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). - HS thích được giúp gia đình chuẩn bị thức ăn cho gà. II.CHUẨN BỊ Một số loại thức ăn nuôi gà. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-Ổn định tổ chức: Hát 2-Kiểm tra bài cũ:? Em hãy kể tên một số giống gà đang được nuôi ở gia đình em. 3-Bài mới: a.Giới thiệu bài:GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học. b.Nội dung: (1)Tác dụng của thức ăn: - Gọi 1HS đọc trong SGK. +Em hãy nêu tác dụng của thức ăn? +Muốn gà khỏe mạnh,lớn nhanh và cho nhiều sản phẩm chúng ta cần làm như thế nào? - GV chốt lại. (2) Các loại thức ăn nuôi gà: - Cho HS quan sát hình 1 trong SGK và kể tên các loại thức ăn nuôi gà. - GV nói :Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. +Các loại thức ăn nuôi gà được phân theo nhóm, em hãy kể tên các nhóm thức ăn nuôi gà? - GV chốt lại. (a) Thức ăn cung cấp chất bột đường: - GV nói: chất bột đường (hay còn gọi là glu-xít) có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống hằng ngày của gà và chuyển hóa thành chất béo tích lũy trong thịt,trứng gà. ? Quan sát hình 2 và bằng hiểu biết của mình,em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà gia đình em hoặc địa phương em thường sử dụng để nuôi gà. ? Theo em,trong các thức ăn chứa nhiều chất bột đường ,loại thức ăn nào được dùng để nuôi gà tốt nhất? - GV chốt: Chất bột đường có nhiều trong hạt,củ của cây lương thực,hoa màu như lúa,ngô,khoai,sắnThức ăn cung cấp chất bột đường được sử dụng cho gà ăn dưới dạng nguyên hạt hoặc dạng bột. - HS đọc -Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động sống của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 17.doc