- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam
II ĐỒ DÙNG
- Tranh, ảnh, băng hình về hoạt động của Liên Hợp Quốc
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
4-Củng cố bài: Yêu hs nêu lại nội dung bài học
5. Dặn dò- Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
..
______________________________
Tiết 3: Chính tả
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Tìm được các câu ghép , các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: (không)
3-Bài mới:
a- Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Nội dung:
(1)- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm . HS nào đọc không đạt yêu cầu, cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
(2)-Bài tập 2:
- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
+ Tìm các câu ghép trong bài văn.
+ Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
- Có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.
HS xác định vế câu
- HS gạch chân dưới các từ.
+) Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
+) Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
4-Củng cố bài:
Nhắc những hs chưa đạt yêu cầu chuẩn bị kiểm tra lại.
-GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
-Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
_________________________________
Tiết 4: Địa lí
CHÂU MĨ (TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì : có nền kinh tế phát triển với nhiều nghành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ Thế giới.
-Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hỏt
2-Kiểm tra bài cũ: Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Nội dung:
c) Dân cư châu Mĩ:
*Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+ Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+ Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu?
-GV kết luận lại.
d) Hoạt động kinh tế:
*Hoạt động 2: (Làm việc nhóm )
- Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào nội dung trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- GV bổ sung và kết luận lại.
đ) Hoa Kì:
*Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
- Yêu cầu HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Mời một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét
- GV kết luận lại.
+ Đứng thứ 3 trên thế giới.
+Từ các châu lục đến sinh sống.
+ Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miền đông.
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS chỉ trên bản đồ
-Trao đổi
-Trình bày
4-Củng cố bài: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò - GV nhận xét tiếp học. Dặn HS về nhà học bài.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
_________________________________
CHIỀU
Tiết 1 : Tiếng anh
GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN
_____________________________________
Tiết 1 : Hát
GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN
______________________________________
Tiết3: Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam
II ĐỒ DÙNG
- Tranh, ảnh, băng hình về hoạt động của Liên Hợp Quốc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
? Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì?
- GV nhận xét + đánh giá
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
? Đọc thông tin/ SGK
? Liên Hợp Quốc được thành lập năm nào? Có bao nhiêu nước thành viên
? Tổ chức các hoạt động nhằm mục đích gì?
? Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đặt ở đâu?
? Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm nào? Là thành viên thứ mấy?
? Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của LIên Hợp Quốc tại Việt Nam?
=> GV kết luận
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- GV đọc từng ý kiến cho HS giơ thẻ
- GV và cả lớp nhận xét + đánh giá
Hát
2 HS
- Thành lập ngày 24/10/1945. Tính đến năm 2005 .Liên Hợp Quốc 191 quốc gia
- Thiết lập hoà bình và công bằng trên thế giới
- Đặt tại Niu- Yóoc
- VN gia nhập 20/09/1975 là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc
- Chúng ta phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan LHQ thực hiện các hoạt động
HS đọc phần ghi nhớ/ SGK
- Tán thành: b, c, d
- Không tán thành: a, b, d
4. Củng cố - GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò
- Về nhà sưu tầm các tranh, ảnh bài báo nói về các hoạt động của tổ chứuc Liên Hợp Quốc ở VN hoặc trên Thế Giới
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
_________________________________
Ngày soạn: 18 / 3 / 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013
BUỔI SÁNG
Đ / C KHUYÊN DẠY
_____________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I-MỤC TIÊU
Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
HS biết tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
II ĐỒ DÙNG :
Hình trang 114,115 SGK.Phiếu học tập.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài
b-Nội dung:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2,3,4,5 trong SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm. Sau đó cùng thảo luận câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
+ ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
Kết luận:-Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn.Sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV chữa bài.
Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
4-Củng cố bài:
- Yêu cầu HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
5. Dặn dò - GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
________________________________
Tiết 2. Tiếng Việt
ÔN CÁCH LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố cho HS những kiến thức về liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. NỘI DUNG
Hướng dẫn hs làm BT
Bài tập 1 :
a/ Trong hai câu văn in đậm dưới đây, từ ngữ nào lặp lại từ ngữ đã dùng ở câu liền trước.
Từ trên trời nhìn xuống thấy rõ một vùng đồng bằng ở miền núi. Đồng bằng ở giữa, núi bao quanh. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
b/ Việc lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Bài làm
a/ Các từ ngữ được lặp lại : đồng bằng.
b/ Tác dụng của việc lặp lại từ ngữ :
Giúp cho người đọc nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa các câu. Nếu không có sự liên kết thì các câu văn trở lên rời rạc, không tạo thành được đoạn văn, bài văn.
Bài tập 2 :
Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn sau :
- Theo báo cáo của phòng cảnh sát giao thông thành phố, trung bình một đêm có 1 vụ tai nạn giao thông xảy ra do vi phậm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn. Ngoài ra, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, mở hàng quán, đổ vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và an toàn giao thông.
Bài làm
Các từ ngữ được lặp lại : giao thông.
III TỔNG KẾT :
Yêu cầu hs nêu lại nội dung ôn tập. Nhận xét giờ học.
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
________________________________
Tiết 3. Tiếng anh
GV DẠY CHUYÊN
________________________________
Soạn ngày 19 / 3 /2013
Giảng ngày : Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013
BUỔI SÁNG
Đ / C KHUYÊN DẠY
________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (TIẾT 2)
I-MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
HS thích được lắp máy bay trực thăng.
II- ĐỒ DÙNG:
Bộ lắp ghép.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài
b-Nội dung:
*Hoạt động 1: Quy trình lắp máy bay trực thăng
- GV vừa làm mẫu vừa nêu quy trình lắp máy bay trực thăng:
Bước 1: Lắp từng bộ phận
+ Lắp thân và đuôi máy bay.
+ Lắp sàn ca bin và giá đỡ.
+ Lắp ca bin.
+ Lắp cánh quạt.
Lắp càng máy bay.
Bước 2: Lắp ráp máy bay trực thăng
+Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ.
+ Lắp cánh quạt vào trần của ca bin.
+ Lắp ca bin vào sàn ca bin.
+ Lắp tấm sau ca bin máy bay.
+ Lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay.
*Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết và dụng cụ dùng để lắp máy bay trực thăng.
- Nhắc HS chú ý chọn đủ các chi tiết theo bảng trang 53.
- HS theo dõi
- HS nhắc lại các bước lắp máy bay trực thăng.
- HS chọn các chi tiết và dụng cụ.
4-Củng cố bài: - Cho HS đọc ghi nhớ.
5. Dặn dò - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
.
____________________________
Tiết 2.Tiếng Việt.
ÔN VỀ TẢ CÂY CỐI
I,MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về tập làm văn..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.NỘI DUNG :
Cho học sinh làm một bài văn về tả cây cối.
Giáo viên chép đề bài lên bảng. Học sinh đọc đề bài.
GV hướng dẫn học sinh làm bài.
Đề bài : Em hãy tả một cây cổ thụ.
Bài làm
Đầu làng em có một cây đa rất to. Nó đích thị là một cây cổ thụ vì bà em bảo nó có từ hàng trăm năm nay rồi.
Cây đa sinh sống ngay trên một khoảng đất rộng. Cây đa này to lắm. Chúng em thường xuyên đo nó bằng nắm tay nhau đứng vòng quanh. Lần nào cúng vậy, phải năm, sáu bạn nắm tay nhau mới hết một vòng quanh gốc đa. Thân đa đã già lắm rồi, lớp vỏ cây đã mốc trắng lên. Đoạn lưng chừng cây có một cái hốc khá to và sâu. Lũ chim thường làm tổ ở đây.
Từ gốc cây đa tỏa ra những cái rễ khổng lồ tạo cho cây đa có một thế rất vững chắc. Nó giống như một cái kiềng có nhiều chân chứ không phải chỉ ba chân. Những cái rễ nổi hẳn một nửa lên trên mặt đất. Đó là chỗ ngồi nghỉ chân lí tưởng của người qua đường. Cái rễ to phía bụi tre lại có một đoạn cong hẳn lên. Bọn trẻ chăn trâu chúng em lại khoét cho sâu thêm một chút. Thế là vừa có chỗ để buộc thừng trâu, vừa có thêm chỗ để chơi đánh trận giả.
Thân và rễ đa thì có vẻ già cỗi nhưng ngọn đa thì vẫn còn sung sức lắm. Những đọt mới vẫn tiếp tục phát triển thành ra tán của cây đa vẫn ngày một rộng hơn. Lá đa vừa to vừa dầy, có màu xanh thẫm. Chúng em thường hái lá đa làm trâu lá chơi đùa với nhau. Ngọn đa là nhà của một gia đình sáo sậu.
Cây đa là hình ảnh không thể thiếu của làng quê em.
III. TỔNG KẾT :
GV nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài cho giờ sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 3. Toán
ÔN VỀ CHUYỂN ĐỘNG.
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố với bài toán chuyển động cùng chiều
- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian
II. NỘI DUNG
Hướng dẫn hs làm BT
Bài 1:(72VBT)
? Đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn cách tính.
- Gọi hs lên bảng tính.
Bài 2(73VBT)
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
Bài 3:(73VBT)
? Đọc bài toán
- GV vẽ sơ đồ và hướng dẫn HS giải
- Gọi hs lên bảng giải.
4 em mỗi em 1 phép tính.
Bài giải
Sau mỗi giờ Ôtô gần xe máy là
51 – 36 = 15 (km)
Thời gian ôtô đuổi kịp xe máy là
45 : 15 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
Vận tốc của hai chuyển động là:
(sau mỗi giờ xe máy và ô tô đi được qđ là
12 + 25 = 36 ( km).
Thời gian 2 chuyển động gặp nhau là:
108 : 36 = 3( giờ).
Đáp số: 3 giờ.
III. TỔNG KẾT
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm VBT
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
.
___________________________
Ngày soạn: 20/3/2013.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I-MỤC TIÊU :
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- HS yêu thích môn học.
II/ĐỒ DÙNG:
SGK, vở, bút.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ôn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở HS làm bài ở nhà.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV ghia bảng tên bài.
b-Nội dung:
*Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 2:Rút gọn các phân số
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Mời HS nêu cách rút gọn phân số.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét.
*Bài tập 3:Quy đồng mẫu số các phân số
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
- Gọi HS lên bảng làm phần a) và phần b)
- GV nhận xét, kết luận.
*Bài tập 4:
- Mời HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, hai phân số cùng tử số, hai
phân số có tử số và mẫu số khác nhau.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
-HS nêu yêu cầu của bài
-HS làm bài
a) 3 ; 2 ; 5 ; 3
4 5 8 8
b) 1 ; 3 ; 2 ; 1
3 4 3 2
-HS nêu yêu cầu
-HS nêu
-HS làm bài
*Kết quả:
1 ; 3 ; 1 ; 4 ; 25
3 4 7 9 6
HS nêu yêu cầu của bài
-HS nêu
-HS làm bài.
*Kết quả:
a) MSC : 20
15 8
20 20
b) MSC : 36
15 11
36 36
-HS nêu yêu cầu
-HS nêu
-HS làm bài.
*Kết quả:
7 5 2 6 7 7
12 12 5 15 10 9
4-Củng cố bài: Yêu cầu hs nêu lại nội dung bài
5. Dặn dò : - Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 2: Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỌC (Giữa học kì II)
I/ MỤC TIÊU :
Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học . Tốc độc khoảng 115 tiếng / phút , đọc diễn cảm được bài tập đọc , trả lời được câu hỏi sách giáo khoa .
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài
Đề bài:
A-Đọc thầm:
Đọc thầm đoạn văn sau:
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm :mùa hoa phượng bắt đầu ! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa , lại càng tươi dịu . Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
B-Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời dưới đây:
1) Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
Góc trời đỏ rực.
Muôn ngàn con bướm thắm.
Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm.
2) Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào?
Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
Câu hỏi.
Câu khiến.
Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng từ “lại”
Nối bằng từ “nếu”
Đáp án
A-Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
-Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm ).
-Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Ngắt hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ).
-Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm ; không biểu cảm: 0 điểm )
-Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ): 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; trên 2 phút : 0 điểm).
-Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
B-Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
c 5 – a
2 – a 6 – c
3 – b 7 – b
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 – a
8 – c
_______________________________
Tiết 3 : HĐNG
CHỦ ĐÊ : GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN
I/ MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử truyền thống vẻ vang của Đoàn . Tự hào về tin yêu đoàn , yêu mến các anh chị Đoàn viên . Học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
1, Nội dung
- các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Các gương sáng đoàn viên trong học tập lao động biết vượt khó khăn vươn lên.
- các gương sáng Đoàn viên trong trường và những chuyện có thật mà em biết .
2, Hình thức : Kể chuyện
- Thi kể chuyện gương sáng Đoàn viên , bốc thăm giữa các tổ bằng các hình thức như đọc thơ, kể chuyện , đọc sách . báo, truyện.
III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG.
1, Phương tiện .
- Các câu chuyện , tranh ảnh, thơ ca ..... mà học sinh sưu tầm tìm hiểu được về gương sáng đoàn viên.
- Các câu hỏi và đáp án . Các câu hỏi đánh số từ 1 , 2 ...
- Phiếu và hộp phiếu. các hộp phiếu phải ghi thứ tự tương ứng với các câu hỏi.
- Qui ước thang điểm từ 1 đến 10.
- Phần thưởng cho các tổ và cá nhân diễn đạt cao.
2, Tổ chức
- GVCN họp cả lớp thông báo cho học sinh về chủ đề hoạt động , về nội dung và hình thức tiến hành.
3, TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Khởi động
Hát tập thể bài: Tiến lên đoàn viên ( Nhạc và lời : Phạm Tuyên )
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động
2)Thảo luận xây dựng kế hoạch
Người dẫn chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận
Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch của mình rèn luyện theo gương sáng đoàn viên
Các tổ trình bày kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên
Người dẫn chương trình tóm tắt kế hoạch rèn luyện của lớp
Văn nghệ: Người dẫn chương trình văn nghệ giới thiệu 1 số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị
V/ KẾT THÚC :
Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động , tinh thần thái độ của từng thành viên trong lớp
GVCN phát biểu ý kiến
Tiết 4: Kể chuyện
KIỂM TRA GIỮA KÌ II (KIỂM TRA VIẾT)
(Đề kiểm tra do nhà trường ra)
________________________________________
CHIỀU
Tiết 1 : Thể dục
GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN
_______________________________________
Tiết 2 ; Toán
LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS: củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học môn toán.
II. CHUẨN BỊ . bảng con, phấn màu.
III.NỘI DUNG :
1. Kiểm tra bài cũ: HS lần lượt nêu cách đọc, viết, quy đồng, so sánh phân số.
2. Bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: HS làm trên bảng.
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2 :
Nêu các phép tính
Gọi HS trình bày cách rút gọn các phân số.
Bài tập 3 :
- Cho học sinh phát biểu quy tắc quy đồng mẫu số các phân số.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài tập 4:
- Nêu cách so sánh
GV nhận xét.
a) ; ; ;
b/ 1 ; 2 ; 1 ; 2
HS làm vào vở.
= ; = ; =
- Nhận xét sửa chữa
- Học sinh làm trên bảng.
a/ =; =
b/
Học sinh làm bảng con.
> ; = ; <
- Cả lớp nhận xét, chữa bài
III. TỔNG KẾT :
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
_____________________________________
Tiết 3: Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 28
I/ MỤC TIÊU
- Học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm của cả lớp cũng như của cá nhân trong tuần qua.
- Phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm.
- Nắm được phương hướng tuần sau.
II/ NỘI DUNG:
1-Về đạo đức:
Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn và lễ phép với các thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.
Đi học đều và đầy đủ, đúng giờ.
Vẫn còn hiện tượng đi học muộn và nghỉ học không có lí do như: Trường ,Văn
2-Về học tập:
Các em đều có ý thức tự giác học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài như : Ngọc , Xuân .
Nhưng bên cạnh đó còn một số em ý thức tự giác học còn chưa cao:
.Chưa thuộc bài cũ như : Lan , Vân
.Chưa làm bài tập về nhà như: Văn
3-Về vệ sinh:
Các em đều có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh lớp học và trong lớp học.
Trực nhật lớp hàng ngày sạch sẽ
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
4-Phương hướng tuần sau:
Đi học đều và đúng giờ. Chăm sóc tốt cho vườn hoa của lớp
Chuẩn bị bài và học bài cũ trước khi đến lớp.
___________________________________
Tiết1: Toán
Ôn tập
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Củng cố khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc
- Rèn cách tính vận tốc của một chuyển động đều
B. Lên lớp
I. ổn định.
II.Ôn tập
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1:(60VBT)
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
? Để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 28.doc