I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
- HS sử dụng đúng dấu ngoặc kép trong khi viết văn.
II/ ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
-Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 2, 4 tiết LTVC trước.
3- Dạy bài mới:
40 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
b-Nội dung:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi:
? Em hãy kể tên các bài Đạo đức đã học trong học kì II.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Thảo luận
- GV nêu các câu hỏi cho HS trả lời:
+Vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
+Em hãy kể một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã đối với trẻ em trên địa phương.
+Em biết gì về Tổ quốc Việt Nam?
+ Nêu những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em?
+ Kể một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
+Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
- GV nhận xét , chốt lại.
- HS kể tên:
+ Em yêu quê hương
+ Uỷ ban nhân dân xã (phường) em.
+ Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
+ Em yêu hoà bình.
+ Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS trả lời
- Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
- HS trả lời.
4-Củng cố bài: Yêu cầu hs nêu lại nội dung bài.
5. Dặn dò - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại các bài đã học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
________________________________________
Ngày soạn 22 /4/2013
Ngày dạy: Thứ tư 24 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU
Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
HS trình bày các bài tập khoa học, sạch đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:
SGK, vở, bút.
III /CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (169):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV mời 1HS trình bày bài giải trên bảng lớp .
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (169):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3:
? Đọc bài toán
? Để tính được chu vi và diện tích của mảnh đất có dạng như trên ta cần biết những gì?
- GV hướng dẫn HS chia mảnh đất thành các hình để tính diện tích
? Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV chấm + chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- Nêu cách làm
- HS làm bài
Bài giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
50 x 30 = 1500 (m2)
Số kg rau thu hoạch được là:
15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
Đáp số: 2250 kg
Bài giải:
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
6000 : 200 = 30 (cm)
Đáp số: 30 cm
- Tính độ dài các cạnh của mảnh đất trong thực tế
Bài giải
Độ dài cạnh trong thực tế AB là
5 x 1000 = 5000 (cm) = 50 (m)
Độ dài cạnh BC trong thực tế là
2,5 x 1000 = 2500 (cm) = 25 (m)
Độ dài cạnh DC trong thực tế là
3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 (m)
Độ dài cạnh DE trong thực tế là
4 x 1000 = 4000 (cm) = 40 (m)
Chu vi của mảnh đất là
50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
Diện tích của phần đất hình chữ nhật ABCE là
50 x 25 = 1250 (m²)
Diện tích của phần đất hình tam giác CDE là: 30 x 40 : 2 = 600 (m²)
Diện tích mảnh đáy ABCDE là
1250 + 600 = 1850 (m²)
Đáp số: a. 170 m
b. 1850
4-Củng cố bài: Yêu cầu hs nêu lại nội dung bài
5. Dặn dò GV nhận xét giờ học, nhắc HS về làm bài tập trong VBT.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 2: Tập đọc
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
-Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
HS yêu gia đình của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2- Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
3- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Giới thiệu tên tác giả và hướng dẫn cách đọc.
- Bài có mấy khổ thơ?.
- Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, GV kết hợp sửa lỗi phát âm .
- Hướng dẫn HS đọc câu dài.
- Yêu càu HS đọc nối tiếp lần 2.
- Mời 1 HS đọc chú giải.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
+)Rút ý 1:
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
+Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
+Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
+Bài thơ nói với các em điều gì?
+)Rút ý 2:
- GV chốt ý toàn bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS 3 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 .
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- Cả lớp và GV nhận xét.
? Bài thơ nói lên điều gì?
- GV chốt bài.
- HS đọc
- HS trả lời
- Đọc nối tiếp
- Luyện đọc câu dài
- Đọc nối tiếp
- Đọc chú giải
- Đọc trong nhóm
+Giờ con đang lon ton/ Khắp sân trường chạy nhảy/ Chỉ mình con nghe thấy/
+)Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
+Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
+Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp .
+Thế giới tuổi thơ thay đổi khi ta lớn lên.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS thi đọc thuộc lòng.
- HS trả lời
4 . Củng cố :
Nêu nội dung bài thơ
-Nhận xét tiết học
5 ,Dặn dò : Về nhà học thuộc bài thơ
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 3 : Thể dục
GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN
________________________________
Tiết 4: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng , rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
HS thích được lập dàn ý bài văn tả người.
II/ ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đề văn.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
Chọn đề bài:
- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV dán trên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý:
- GV mời HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng).
- Cho HS lập dàn ý, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng nhóm, trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS yêu cầu của bài.
- HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày trong nhóm 4.
- GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
- HS đọc
- Phân tích đề.
- HS nối tiếp nói tên đề bài mình chọn.
- HS đọc
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
- HS sửa dàn ý của mình.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- Thi trình bày dàn ý.
- HS bình chọn.
4-Củng cố bài:. Nhắc lại nội dung bài
5. Dặn dò
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết dàn ý chưa đạt về hoàn chỉnh để chuẩn bị viết bài văn tả người trong tiết TLV sau.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
BUỔI CHIỀU
Đ / C LAN DẠY
_______________________________________
Ngày soạn 23 /4/2013.
Ngày dạy: Thứ năm 25 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Toán
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I/ MỤC TIÊU:
Biết một số dạng bài toán đã học.
Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
HS yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
SGK, vở, bút.
III /CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
1. Hướng dẫn HS tổng hợp một số dạng toán đặc biệt đã học
? Hãy kể tên các dạng toán có lời văn đặc biệt mà em đã được học
2. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
? Nêu cách tính trung bình cộng
? Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV và cả lớp chữa bài + nhận xét
Bài 2:
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
? BT thuộc dạng toán gì đã học
? Nêu cách giải BT dạng tổng- hiệu
- GV tổ chức cho HS tự đổi chéo vở kiểm tra kết quả của nhau
- GV và cả lớp chữa bài + chốt lại kết quả đúng
Bài 3:
? Đọc bài toán
? Gọi HS tóm tắt bài toán
? Để tính được khối kim loại cùng chất có thế tích 4,5cm³ cân nặng bao nhiêu gam ta làm như hế nào?
- GV hướng dẫn các bước giải
+ Tính xem 1cm³ kim loại đó nặng bao nhiêu gam?
+ Tính cân nặng của khối kim loại 4,5cm³
- GV chấm + chữa bài
- Tìm số trung bình cộng
- Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số
- Tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số 2 số
- Bài toán rút về đơn vị
- Bài toán về tỉ số phần trăm
- Bài toán về chuyển động đều
- Bài toán có nội dung hình học
Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được S là:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Đáp số: 15 km
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là
120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là
35 – 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là
35 x 25 = 875 (m²)
Đáp số: 875 m²
Bài giải
1cm³ kim loại nặng số gam là
22,4 : 3,2 = 7 (g)
Khối kim loại 4,5cm³ cân nặng là
7 x 4,5 = 31,5 (g)
Đáp số: 31,5 g
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
4 Dặn dò
Về nhà làm VBT và chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG.
________________________________
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU NGOẶC KÉP)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
HS sử dụng đúng dấu ngoặc kép trong khi viết văn.
II/ ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
-Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 2, 4 tiết LTVC trước.
3- Dạy bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (151):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép, mời một số HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (152):
- Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em cần đọc kĩ đoạn văn để phát hiện ra và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép cho đúng.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (152):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS : Để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài các em phải dẫn lời nói trực tiếp của những thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS đọc đoạn văn.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
-HS đọc
-HS nêu ghi nhớ
-HS đọc nội dung cần ghi nhớ
-HS làm bài
*Lời giải :
Những câu cần điền dấu ngoặc kép là:
-Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết” (dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật).
-ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này” (Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật).
-HS đọc
- HS trao đổi
- HS trình bày
*Lời giải:
Những từ ngữ đặc biệt được đặt trong dấu ngoặc kép là:
“Người giàu có nhất” ; “gia tài”
- HS đọc yêu cầu.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS trình bày.
4-Củng cố bài:
- HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép
5. Dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 3: Lịch sử
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp.
+Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cáh mạng nước ta ; Cách mạng tháng tám thành công ; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+Giai đoạn 1954 – 1975 : Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
HS có ý thức ôn tập.
II/ ĐỒ DÙNG:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
-Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đồn Phố Ràng?
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài
b-Nội dung:
*Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV cho HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì ;
+ Các niên đại quan trọng ;
+ Các sự kiện lịch sử chính ;
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
- GV nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Cho HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975.
+ Từ năm 1958 đến năm 1945;
+ Từ năm 1945 đến năm 1954;
+ Từ năm 1954 đến năm 1975;
+ Từ năm 1975 đến nay.
- HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS nêu.
4-Củng cố bài: -Cho HS nối tiếp đọc lại nội dung SGK.
5. Dặn dò
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
DIấU CHỈNH BỔ SUNG
________________________________
Tiết 4 : Mỹ thuật
GIÁO VIÊN DẠY CHUYÊN
___________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 : Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I-MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình tự chọn.
HS yêu thích môn học.
II- ĐỒ DÙNG:
- Mô hình máy bừa, băng chuyền.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài.
b-Nội dung:
(1) Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát mô hình máy bừa, băng chuyền.
- GV đặt các câu hỏi để HS trả lời:
+ Máy bừa gồm có những bộ phận nào?
+ Băng chuyền gồm có những bộ phận nào?
- GV chốt lại.
(2) Thực hành:
- Yêu cầu HS thực hành lắp máy bừa dựa vào hình 1 trong SGK.
- Nhắc HS chọn đủ và đúng số lượng các chi tiết dùng để lắp máy bừa.
- GV quan sát, giúp đỡ một số em còn lúng túng khi lắp.
(3) Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS tự nhận xét sản phẩm của mình theo các tiêu chí:
+ Sản phẩm lắp phải đúng mẫu.
+ Máy bừa phải chắc chắn, không xộc xệch.
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS chọn các chi tiết và dụng cụ.
- HS nhìn vào hình 1 trong SGK để lắp.
- HS đánh giá sản phẩm.
4-Củng cố bài:
Nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG.
Tiết 2. Toán.
LUYỆN TẬP VỀ CÁC DẠNG TOÁN
I. MỤC TIÊU .
- Ôn tập, hệ thống một số dạng bài toán đã học
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán)
II. NỘI DUNG
Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: (111VBT)
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
? Nêu cách tính trung bình cộng
? Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV và cả lớp chữa bài + nhận xét
Bài 2:(111VBT)
? Đọc bài toán
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
? BT thuộc dạng toán gì đã học
? Nêu cách giải BT dạng tổng- hiệu
- GV tổ chức cho HS tự đổi chéo vở kiểm tra kết quả của nhau
- GV và cả lớp chữa bài + chốt lại kết quả đúng
Bài 3:(112VBT)
? Đọc bài toán
? Gọi HS tóm tắt bài toán
? Để tính được khối kim loại cùng chất có thế tích 4,5cm³ cân nặng bao nhiêu gam ta làm như hế nào?
- GV hướng dẫn các bước giải
+ Tính xem 1cm³ kim loại đó nặng bao nhiêu gam?
+ Tính cân nặng của khối kim loại 4,5cm³
- GV chấm + chữa bài
Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là: (12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Đáp số: 15 km
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là
120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là
35 – 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là
35 x 25 = 875 (m²)
Đáp số: 875 m²
Bài giải
1cm³ kim loại nặng số gam là
22,4 : 3,2 = 7 (g)
Khối kim loại 4,5cm³ cân nặng là
7 x 4,5 = 31,5 (g)
Đáp số: 31,5 g
III. TỔNG KẾT
- GV nhận xét tiết học. Dặn hs làm các bài tập ở nhà
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG.
Tiết 3. Tiếng Việt.
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cảnh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.NỘI DUNG
Hướng dẫn hs làm đề văn sau:
Đề bài : Miêu tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Em hãy lập dàn bài cho đề bài trên.
Hướng dẫn hs lập dàn ý bằng miệng. Sau khi hs đó khỏ thụng suốt, gv yờu cầu cỏc em làm bài vào vở.
* Mở bài :
+ Giới thiệu chung về cảnh vật:
- Thời gian : lúc sáng sớm.
- Địa điểm : Ở làng quê.
- Quang cảnh chung : yên tĩnh, trong lành, tươi mưới.
* Thân bài :
+ Lúc trời vẫn còn tối :
- Ánh điện, ánh lửa
- Tiếng chó sủa râm ran, tiếng gà gáy mổ nhau chí chóe, lợn kêu ủn ỉn đòi ăn ; tiếng các ông bố, bà mẹ gọi con dậy học bài khe khẽ như không muốn làm phiền những người còn đang ngủ.
- Hoạt động : nấu cơm sáng, chuẩn bị hàng đi chợ, ôn lại bài.
+ Lúc trời hửng sáng :
- Tất cả mọi người đã dậy.
- Ánh mặt trời thay cho ánh điện.
- Âm thanh ồn ào hơn.(tiếng lợn đòi ăn, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nhắc việc, tiếng loa phóng thanh, tiếng tưới rau ào ào)
- Hoạt động : ăn cơm sáng, cho gà, côh lợn ăn.
+ Lúc trời sáng hẳn :
- Ánh mặt trời (hồng rực, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống xóm làng, đồng ruộng)
- Công việc chuẩn bị cho một ngày mới đã hoàn thành.
- Âm thanh : náo nhiệt.
- Hoạt động : ai vào việc nấy(người lớn thì ra đồng, đi chợ ; trẻ em đến trường, bác trưởng thôn đôn đốc, nhắc nhở,)
Kết bài : Cảm nghĩ của em về quang cảnh chung của làng xóm buổi sớm mai (mọi người vẫn còn vất vả)
- Em sẽ làm gì để làng quê giàu đẹp hơn.
III. TỔNG KẾT :
Yêu cầu hs nêu lại nội dung vừa ôn tập.
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG.
_______________________________
Ngày soạn:24/4/2013.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng tư năm 2013
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
HS thích làm toán.
II/ ĐỒ DÙNG:
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cách giải một số dạng toán điển hình đã học.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (171):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (171):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (171):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-Mời HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc yêu cầu
-HS trả lời
-Nêu cách làm
-HS làm bài
Bài giải:
Diện tích hình tam giác BEC là:
13,6 : (3 - 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số: 68 cm2.
-HS đọc yêu cầu
-HS trả lời
-HS làm bài
Bài giải:
Nam: 35 h/s
Nữ:
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (HS)
Số HS nữ trong lớp là:
35 - 15 = 20 (HS)
Số HS nữ nhiều hơn HS nam là:
20 -15 = 5 (HS)
Đáp số: 5 HS.
-HS nêu yêu cầu
-HS trả lời
-Nêu cách làm
-HS làm bài
Bài giải:
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (l)
Đáp số: 9 lít xăng.
4-Củng cố bài: Yêu cầu nêu lại nội dung luyện tập
5. Dặn dò GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà làm các bài tập trong VBT.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 2: Tập làm văn
TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
HS nghiêm túc trong khi viết bài.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Dàn ý cho đề văn của mỗi HS.
-Giấy kiểm tra.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2-Kiểm ra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
b-Nội dung:
(1)-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV nhắc HS :
+Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
(2)-HS làm bài kiểm tra:
-Yêu cầu HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS nối tiếp đọc đề bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
Thu bài.
4-Củng cố bài:
Thu bài về nhà chấm
-GV nhận xét tiết làm bài.
5. Dặn dò -Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 34.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Tiết 3. Hoạt động ngoài giờ
5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG
I/ MỤC TIÊU
- Giúp học sinh phân tích nội dung của 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng , biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi.
- Có thói quen thực hành 5 điều Bac Hồ dạy trong cuộc sống hành ngày , ở gia đình , nhà trường và ở cộng đồng xã hội.
- Biết phê phán những thái độ , hành vi trái với lời dạy của Bác, ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1, Nội dung.
- Xuất xứ của 5 điều bác dạy.
- Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy.
- Những ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác dạy
2, Hình thức hoạt động.
- Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi
- Biểu diễn văn nghệ.
III/ CHUẨN BỊ
1, Phương tiện hoạt động.
- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn
- Tờ tranh 5 điều Bác dạy.
- cây hoa gài câu hỏi về 5 điều Bác dạy.
2, Tổ chức.
- Yêu cầu học sinh thực hiện 5 điều bác dạy , suy nghĩ về nội dung của từng điều và tìm những ví dụ thực tế của việc thực hiện 5 điều Bác dạy để chứng minh.
- Học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của 5 điều Bác dạy ( vào thời gian nào? Vì sao bác lại đưa ra 5 điều Bác dạy.? )
- Ban chỉ huy chi đội cùng cán bộ lớp phân công chuẩn bị cây hoa, cắt cánh hoa để ghi câu hỏi , ảnh Bác , lọ hoa , khăn bàn , đồng thời xây dựng chương trình hoạt động và cử người điều khiển , cử ban giám khảo.
- GV cho học sinh chuẩn bị câu hỏi xung quanh 5 điều Bác dạy .
IV/ TIẾN TRÌNH HĐ.
- Bạn Thảo điều khiển chương trình , nêu lý do hoạt động và giới thiệu ban giám khảo.
- Mời 2 bạn lên hái hoa và trả lời câu hỏi . Nếu không trả lời đúng thì ban giám khảo hỏi thêm ý kiến lớp bổ sung.
- Xen hoạt động văn nghệ với những bài hát về Bác Hồ kính yêu để tạo không khí sôi nổi .
V/ KẾT THÚC HĐ .
- cả lớp hát tập thể bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng “.
- Ban giám khảo công bố kết quả thi đua giữa các tổ , tuyên dương thành tích và phát thưởng .
- Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp.
VI/ Rút kinh nghiệm.
_______________________________
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 33.doc