Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 6

Tiết 4: Chính tả ( Nhớ - viết )

 Ê- MI-LI, CON.

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1.Nhớ - viết đúng bài chính tả;trình bày đúng hình thức thơ tự do.

 2.Nhận biết được các tiếng chứa ưa,ươ và cách ghi dấu thanh ở BT2;tìm được

 tiếng chứa ưa,ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ,tục ngữ ở BT3.

 3.HS thích luyện viết chữ đẹp.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3, hoặc bảng nhóm.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

HS viết những tiếng có nguyên âm đôi, uô, ua( VD : suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa ) và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.

 

doc38 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn học lớp 5 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cực. 5. Dặn dò:Dặn HS về nhà ôn lại bài. Tiết 3: Địa lý Đất và rừng I/ MỤC TIấU: -Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít. -Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra lít: +Đất phù sa :được hình thành do sông ngòi bồi đắp , rất màu mỡ;phân bố ở đồng bằng. +Đất phe-ra –lít:có màu đỏ hoặc màu đỏ vàng,thường nghèo mùn,phân bố ở Vùng đồi núi. -Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn: +Rừng rậm nhiệt đới:cây cối rậm nhiều tầng. +Rừng ngập mặn:có bộ rễ nâng khỏi mặt đất. -Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa và đất phe-ra-lít;của rừng rậm nhiệt đới,rừng ngập mặn trên bản đồ(lược đồ):đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi,núi;đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng;rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển. -Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu ,cung cấp nhiêu sản vật,đặc biệt là gỗ. HS có ý thức bảo vệ môi trường. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Lược đồ phân bố rừng Việt Nam. Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ:-Nêu vai trò của biển? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:GV ghi bảng tên bài b.Nội dung: a) Đất ở nước ta: *Hoạt động 1: ( Làm việc theo cặp ) -GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận theo cặp câu hỏi sau: +Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam. -Gọi đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. -Mời một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta. -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. -GV kết luận: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo. -Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương? b) Rừng ở nước ta: *Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm ) -GV phát phiếu thảo luận. -Cho HS thảo luận . -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung *Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp) -Nêu vai trò của rừng? Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân phải làm gì? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? 4.Củng cố: GV nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. -HS thảo luận theo cặp -HS trình bày:Việt Nam có 2 loại đất chính: Phe-ra-lít và phù sa. +Phe-ra-lít ở vùng đồi núi, đất có màu đỏ hoặc vàng, thường nghèo mùn. +Phù sa ở đồng bằng được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ. -HS chỉ bản đồ. -Biện pháp:+Bón phân hữu cơ. +Trồng rừng để chống xói mòn -HS thảo luận nhóm 5 theo câu phiếu thảo luận mà GV phát. -Vai trò của rừng: Cung cấp gỗ và các loại động thực vật quý, Điều hoà khí hậu.Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân ta cùng nhau trồng cây gây rừng,có nhiều biện pháp bảo vệ rừng. . Tiết 4: Chính tả ( Nhớ - viết ) Ê- mi-li, con... I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU: 1.Nhớ - viết đúng bài chính tả;trình bày đúng hình thức thơ tự do. 2.Nhận biết được các tiếng chứa ưa,ươ và cách ghi dấu thanh ở BT2;tìm được tiếng chứa ưa,ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ,tục ngữ ở BT3. 3.HS thích luyện viết chữ đẹp. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3, hoặc bảng nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: HS viết những tiếng có nguyên âm đôi, uô, ua( VD : suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa) và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó. Bài mới: a.Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b.Nội dung: (1)Hướng dẫn HS viết chính tả (nhớ-viết): -Mời 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ 3,4. -Cả lớp đọc thầm, chú ý các dấu câu, tên riêng. -Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? -GV đọc những từ khó: Ê- mi- li, Oa-sinh- tơn, linh hồncho HS viết vào bảng con. -Nêu cách trình bày bài? -Cho HS viết bài( HS tự nhớ viết) -GV thu bài để chấm và chữa lỗi. -GV nhận xét chung. (2) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: Mời 1 HS đọc yêu cầu. Cho HS làm bài vào vở. Chữa bài * Bài tập 3: Cho 1 HS nêu yêu cầu. Cho HS làm bài vào vở. Mời HS trình bày. GV nhận xét. Cho HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn HS đọc thuộc và hay nhất. -HS đọc - Chú nói trời sắp tối khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” -HS viết vào bảng con. -HS nêu. -Học sinh nhớ và tự viết hai khổ thơ ba, bốn vào vở. -HS đổi vở soát lỗi. -HS đọc yêu cầu. -HS làm bài. *Lời giải: -Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, tươi, ngược. -Nhận xét cách ghi dấu thanh: +Trong tiếng giữa (không có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang. +Trong các tiếng tưởng, nước, ngược ( có âm cuối ): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai . -HS nêu -HS làm bài -HS trình bày -HS thi đọc thuộc lòng. Củng cố : GV nhận xét giờ học. Dặn dò: - Dặn HS về nhà luyện viết thêm. . . BUỔI CHIỀU Tiết 1: Đạo đức Có chí thì nên (tiết 2) I.MỤC TIấU: Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK Đạo đức 5. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.ổn định lớp: Hát 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ tiết 5. 3.Bài mới: a-Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài. b-Nội dung: (1).Hoạt động 1: Thảo luận nhóm *Mục tiêu:Mỗi HS kể được một tấm gương vượt khó trong học tập cho bạn nghe. *Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 5 nhóm. -Cho hs thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm. -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -GV ghi tóm tắt lên bảng. ?Trong trường mình,lớp mình có những bạn nào có hoàn cảnh khó khăn mà em biết? -Cho HS xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn vượt khó. -GV tuyên dương nhóm làm tốt. (2).Hoạt động 2 :Tự liên hệ *Mục tiêu:HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn. * Cách tiến hành. +Cho HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau: -Các nhóm thảo luận. -HS trình bày -HS kể tên. -Các nhóm xây dựng kế hoạch. STT Khó khăn Những biện pháp khắc phục 1 2 3 + GV kết luận lại. + HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. + Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp. + Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. Củng cố: GV nhận xét giờ học. Dặn dò: Nhắc HS thực hiện kế hoạch giúp đỡ các bạn khó khăn. Tiết 2. Thể dục DẠY CHUYấN Tiết 3.Toỏn ễN TẬP VỀ PHÂN SỐ. I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU -Ôn tập củng cố về phân số: + So sánh phân số. + Cộng trừ, nhân chia phân số. Giải bài toán liên quan đến phân số. II. NỘI DUNG GV hướng dẫn HS làm các bài tập . Yêu cầu HS làm bài và trình bày trước lớp + Lưu ý bài 4: tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. GV theo dõi giúp đỡ HS để giảI chính xác. Bài1(trang 40 VBT) Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 3 em lên bảng mỗi em 1 phép tính. Lớp nhận xét bổ xung. Bài 2(trang 41 VBT) +Tính. 3em lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét + Tương tự bài 3 . bài 4. -HS lên bảng tóm tắt -HS lên bảng giải III. TỔNG KẾT Nhận xột đỏnh giỏ tiết ụn Dặn học sinh Về nhà xem lại bài. Ngày soạn 26/9/2011. Ngày dạy : Thứ tư 28/9/2011. Tiết 1: Toán. Luyện tập I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU: Biết: -Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học.Vận dụng để chuyển đổi,so sánh số đo diện tích. -Giải các bài toán có liên quan đến diện tích . HS có tính cẩn thận khi làm toán. II/ ĐĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi kết quả BT1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-ổn định lớp: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm bài tập 1.b trang 29. 3-Bài mới: a-Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài. b-Luyện tập: *Bài tập 1: -Mời một HS nêu yêu cầu. -GV cho HS tự làm bài vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2: -Cho HS nêu yêu cầu của bài. -Cho HS làm bài ra nháp. -Mời 3 HS lên bảng làm. -Cả lớp và GV nhận xét. * Bài tập 3: -Mời 1 HS đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết lát sàn cả căn phòng hết bao nhiêu tiền ta làm thế nào? -Cho HS làm bài. GV nhận xét. -HS nêu yêu cầu của bài -HS làm bài. 5ha = 50 000m2 2km2 = 2 000 000m2 400dm2 = 4m2 1500dm2 = 15m2 70 000cm2 = 7m2 -HS nêu -HS làm bài. 790ha < 79km2 2m2 9dm2 > 29dm2 8dm2 5cm2 < 810cm2 -HS đọc đề bài -HS trả lời Bài giải: Diện tích căn phòng đó là: 6 x 4 = 24 (m2 ) Số tiền mua gỗ để lát sàn cả căn phòng đó là: 280000 x 24 = 6720000 (đồng ) Đáp số: 6720000 đồng 4.Củng cố : - GV nhận xét giờ học . 5.Dặn dò: - Nhắc HS về ôn lại bảng đơn vị đo diện tích. Tiết 2: Tập đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU: 1-Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài;bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 2.Hiểu ý nghĩa : Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) HS có ý thức luyện đọc trong giờ học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh nhà văn Đức Si –le. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- ổn định lớp: Hát 2-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác-thai,trả lời các câu hỏi trong bài học. 3-Bài mới: a-Giới thiệu bài:GV ghi bảng tên bài. b-Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc -Mời 1 HS khá đọc toàn bài. -GV giới thiệu tên tác giả và hướng dẫn cách đọc. -Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài. -Giáo viên giới thiệu Si-le và ảnh của ông. -Cho HS chia đoạn . -Cho HS đọc nối tiếp đoạn ,GV kết hợp sửa lỗi phát âm . -Hướng dẫn đọc câu dài. -Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. -Gọi HS đọc chú giải. -Cho HS đọc theo cặp . -Mời 2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài . b) Tìm hiểu bài: -Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu? -Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? -Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào? -Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: -GV chọn đoạn từ “Nhận thấy vẻ ngạc nhiên” đến hết. -Cho HS đọc đoạn nối tiếp. -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -GV đọc đoan văn luyện đọc diễn cảm. -HS đọc cá nhân. -Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm -Cho HS nêu nội dung chính của bài. -GV chốt nội dung bài. -HS đọc. -HS quan sát -Đoạn 1: Tư đầu đến “Chào ngài” -Đoạn 2: Tiếp cho đến “Điềm đạm trả lời”. -Đoạn 3: Còn lại . -HS đọc nối tiếp đoạn. -HS đọc -HS luyện đọc theo cặp. -HS đọc toàn bài. -Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri , trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng.Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to : Hit-le muôn năm! -Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng . -Cụ già đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế. -Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm Si-le xem các người là kẻ cướp. -3 HS đọc. -HS luyện đọc -HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm. -Thi đọc diễn cảm -HS nêu nội dung bài. 4.Củng cố: GV nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: Dặn HS về nhà đọc lại bài. . Tiết 3:Khoa học Phòng bệnh sốt rét I/ MỤC TIấU: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. HS có ý thức phòng bệnh sốt rét cho bản thân. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thông tin và hình trang 26, 27 SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: Dùng thuốc như thế nào là đúng cách? Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này. b.Nội dung: (1)Hoạt động 1 (Làm việc với SGK) *Mục tiêu: -Nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. *Cách tiến hành: -GV cho HS thảo luận nhóm . -Câu hỏi thảo luận: +Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? +Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? +Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? +Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? -Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ( mỗi nhóm trình bày 1 câu) -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. (2)Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. -Cho HS thảo luận nhóm 5. -GV viết sẵn các câu hỏi ra phiếu và phát cho các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. -Mời đại diện các nhóm trả lời (Mỗi nhóm trả lời một câu, nếu trả lời tốt sẽ được chỉ định nhóm khác). -GV chốt lại. -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -HS thảo luận *Gợi ý trả lời: 1)Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: -Bắt đầu là rét run: thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ. -Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 độ hoặc hơn. -Cuối cùng người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. 2)Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; nặng có thể chết người( vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi lần sốt rét). 3)Bệnh sốt rét do một loai kí sinh trùng gây ra. 4) Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền cho người lành. -HS thảo luận -HS trình bày. -HS đọc ghi nhớ Củng cố: GV nhận xét giờ học, lưu ý HS phân biệt tác nhân và nguyên nhân gây bệnh. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4:Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU: Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức ,đủ nội dung cần thiết,trình bày lí do ,nguyện vọng rõ ràng. HS thích viết đơn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -VBT in mẫu đơn. Bảng viết những điều cần chú ý (SGK, tr.60 ) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà (sau tiết trả bài văn tả cảnh cuối tuần 5 ). 3-Dạy bài mới: a-Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . b- Nội dung: * Bài tập 1: -Cho HS đọc bài “Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng” -Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người? -Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? * Bài tập 2: -HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn. -Cho HS viết đơn . -Mời HS nối tiếp nhau đọc đơn . -Cả lớp và GV nhận xét theo các nội dung : + Đơn viết có đúng thể thức không? +Trình bày có sáng không ? +Lý do , nguyện vọng viết có rõ không ? -GV chấm điểm một số đơn, nhận xét về kỹ năng viết đơn của HS . -HS đọc -Chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn hai triệu ha rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loạ muôn thú, gây ra những bệnh guy hiểm cho những người nhiễm độc và cho con cáI họ .hiện tại cả nước ta có khoảng 70 nghìn người lớn, từ 200- 300 nghìn trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam . -Chúng ta cần thăm hỏi ,động viên giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam ; Vận động mọi người cùng giúp đỡ ; Lao động công ích gây quỹ ủng hộ -HS đọc -HS viết đơn -HS đọc bài viết. 4.Củng cố: -GV nhận xét tiết học, khen những học sinh viết đơn đúng thể thức yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện . 5.Dặn dò:-Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết tập làm văn “ luyện tập tả cảnh ”. BUỔI CHIỀU Tiết 1. Tiếng Việt ễN VỀ vốn từ: Hữu nghị-hợp tác I.MỤC ĐÍCH YấU CẦU: - Củng cố cho học sinh vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. - Rèn cho học snh làm đúng các bài tập đã cho. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. NỘI DUNG Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: Hãy chọn những từ có thể ghép với tiếng hữu để tạo thành từ Bài tập 2: Hãy tìm những tiếng có thể ghép với tiếng hợp để tạo thành từ Bài tập 3 : Xếp các từ có tếng hợp dưới đây thành 2 nhóm từ. Hợp tình, hợp lý, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, thích hợp. Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng. Hợp tình, hợp lý, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, thích hợp. a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất, hợp lực. b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó): hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lẹ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp. III.TỔNG KẾT. Nhận xột đỏnh giỏ tiết ụn tập. Dặn học sinh ụn thờm ở nhà. Tiết 2. Mỹ thuật DẠY CHUYấN Tiết 3. Ngoại ngữ DẠY CHUYấN Ngày soạn 27/9/2011 Ngày dạy: Thứ năm 29/9/2011 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU: Biết: - Tính diện tích các hình đã học . - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. HS cẩn thận trong khi làm bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, vở, bút. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-ổn định lớp: hát 2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VBT của HS 3- Bài mới: a-Giới thiệu bài :GV ghi bảng tên bài. b-Nội dung : *Bài 1 : -Mời một HS nêu yêu cầu . -Muốn biết cần bao nhiêu gạch để lát kín nền căn phòng ta làm thế nào? -Cho HS làm vào vở . -Gọi HS chữa bài trên bảng.GV nhận xét. *Bài 2: -Yêu cầu HS tự tìm hiểu bài toán rồi làm lần lượt theo các phần a, b . -Cho HS lên bảng chữa bài . -Cả lớp và GV nhận xét . -HS nêu yêu cầu bài. -HS trả lời. Bài giải : Diện tích nền căn phòng là: 9 x 6 = 54 (m2) 54m2 = 540000 cm2 Diện tích một viên gạch là: 30 x 30 = 900 (cm2) Số viên gạch dùng để lát kín nền căn phòng là : 540000 : 900 = 600 (viên ) Đáp số : 600 viên . Bài giải : Chiều rộng của thửa ruộng là: 80 : 2 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng là : 80 x 40 = 3200 (m2 ) 3200 m2 gấp 100 m2 số lần là: 3200 : 100 = 32 (lần ) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là : 50 x 32 = 1600 (kg ) 1600 kg = 16 tạ Đáp số: a) 3200 m2 ; b) 16 tạ. 4.Củng cố :-GV nhận xét giờ học . 5- Dặn dò: Nhắc HS về làm bài tập trong VBT . Tiết 2: Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ I/ MỤC ĐÍCH YấU CẦU: -Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ (ND ghi nhớ). -Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (BT1,mục III),đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT2. HS yêu thích môn học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi: Hổ mang bò lên núi: - (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi. -(Con ) hổ (đang) mang (con) bò lên núi. -Bốn , năm tờ phiếu phô tô phóng to nội dung BT1, phần Luyện tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra 2-3 HS làm lại BT3 - 4 tiết LTVC trước. Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của bài b.Nội dung: (1)Nhận xét : -Cho HS đọc nội dung phần nhận xét . +Có thể hiểu câu trên theo những cách nào? +Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? -GV chốt lại. (2)Ghi nhớ : -Cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cho HS nói lại nội dung phần ghi nhớ . (3)-Luyện tập : *Bài tập 1: -Mời một HS đọc yêu cầu . -Cho HS trao đổi theo cặp , tìm các từ đồng âm trong mỗi câu . -Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày ( mỗi nhóm một câu ) . -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2: -Mời HS nêu yêu cầu của bài. -Cho HS làm vào vở . -Chữa bài. -HS đọc -Có thể hiểu câu theo những cách sau : +Rắn hổ mang đang bò lên núi . +Con hổ đang mang con bò lên núi -Câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý hiểu ra 2 cách . -HS đọc. -HS đọc yêu cầu. -HS trao đổi -HS trình bày. *Lời giải: -Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định ; Con đậu tròng sôi đậu là đậu để ăn . Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò . -Tiếng chín thứ 1 là tinh thông ,tiếng chín thứ 2 là số 9 -Tiếng bác thứ 1 là một từ sưng hô , tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn. -HS nêu yêu cầu. -Mẹ em đậu xe lại mua cho em một gói sôi đậu . -Chúng tôi ngồi chơi trên hòn đá ./ Em bé đá chân rất mạnh . -Bé thì bò,còn con bò lại đi . Củng cố : -HS nói lại tác dụng cách dùng từ đồng âm để chơi chữ . -GV nhận xét tiết học . 5- Dặn dò: Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3: Lịch sử Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước I/ MỤC TIấU Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh),với lòng yêu nước thương dân sâu sắc ,Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. HS yêu quý và biết ơn Bác Hồ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh về quê hương Bác Hồ, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX. - Bản đồ Hành chính Việt Nam. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra phần ghi nhớ. -Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Gv ghi bảng tên bài b.Nội dung: *Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) -Em hãy kể lại các phong trào chống thực dân Pháp mà các em đã học? -Vì sao các phong trào đó thất bại? -GV giải thích. * Hoạt động 2: (Thảo luận nhóm 2) -Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: +Em hãy tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV ghi bảng nội dung chính * Hoạt động 3: (Thảo luận nhóm 4) -Câu hỏi thảo luận: +Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? +Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được thể hiện ra sao? -Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. -GV chốt lại ý và ghi bảng. *Hoạt động 4: ( Làm việc cả lớp ) -Cho HS xác định vị trí TP. HCM trên bản đồ. Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, GV trình bày sự kiện ngày 5-6-1911 NTT ra đi tìm đường cứu nước. -Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là Di tích lịch sử? -Em hiểu Bác Hồ là người như thế nào? -Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ ra sao? -GV chốt lại. -HS nối tiếp nhau kể. -Vì không có con đường đúng đắn. -HS thảo luận 1) Vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành: -NTT sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An... -NTT yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. -NTT không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối. -HS thảo luận. 2) NTT ra đi tìm đường cứu nước: *Mục đích: Đi ra nước ngoài để tìm con đường giải phóng dân tộc. *Quyết tâm của NTT được thể hiện: một mình tay trắng cũng quyết ra đi... -HS xác định vị trí trên bản đồ. -HS trả lời. -Luôn vì nước, vì dân. -Đất nước không được độc lập, nhân dân vẫn phải sống kiếp nô lệ. Củng cố: GV chốt nội dung bài và nhận xét giờ học. Dặn dò: Nhắc HS về học bài. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 4. Thể dục DẠY CHUYấN BUỔI CHIỀU. Tiết 1:Kĩ thuật Chuẩn bị nấu ăn I.MỤC TIấU: -Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. -Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn.Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản,thông thường phù hợp với gia đình. -Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình. HS thích được giúp mẹ việc nhà . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số thực phẩm tươi như:thịt cá,rau,củ quả . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.ổn định lớp: Hát 2.Kiểm tra bài cũ :Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV ghi bảng tên bài. b.Nội dung: (1). Chọn thực phẩm cho bữa ăn. -Cho HS nêu yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn. ?Dựa vào hình 1,em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính. ?Em hãy nêu cách lựa chọn những thực phẩm mà em biết. -GV chốt lại các ý chính. (2).Sơ chế thực phẩm ?Em hãy nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm. ? Em hãy nêu ví dụ về cách sơ chế một loại rau mà em biết. ?Theo em , khi làm cá cần loại bỏ những phần nào. ?Em hãy nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm trong hình 2. -GV nhận xét. (3).Ghi nhớ -Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. -Đảm bảo có đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng. -Thực phẩm phải sạch và an toàn. -Phù hợp với điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 6.doc
Tài liệu liên quan