LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm đại từ xưng hô (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bài văn (BT1); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn 1.
- Giấy khổ to chép đoạn văn ở câu 2 ( Phần luyện tập)
III. Hoạt động dạy và học:
36 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gửi dự thi triển lãm. Chuẩn bị bài “Tre, mây, song”
_______________________________________________
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
A/ Mục tiêu :
- Kiến thức :
- HS biết vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- HS biết được mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- HS biết trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách.Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- HS biết trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- HS biết ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thái độ: Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Bước đầu có kỷ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
-HS : Bài hát, câu truyện, bài thơ, bài hát của các tiết học trước về các chủ đề trên
- Một số phiếu bài tập của các tiết học trước. Một số trang phục để chơi trò chơi đóng vai.
C/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Đóng vai (Bài tập 1SGK)
*Mục tiêu :
HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình đưa ra.
*Cách tiến hành :
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
-Cho cả lớp thảo luận :
+Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
+ Khi em ứng xử như vậy em có suy nghĩ gì ?
+ Em có nhận xét gì về từng hành động ứng xử của từng nhân vật trong tình huống đóng vai của bạn đưa ra.
+Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp )? Vì sao?
* Kết luận:
Chúng ta cần chọn cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống trong cuộc sống thường ngày mà chúng ta sẽ gặp, để tự hoàn thiện nhân cách của mình.
HĐ2: Tư liên hệ .
*Mục tiêu :
- HS biết tự liên hệ về cách đối xử của mình với các em nhỏ, với việc làm của mình, với tổ tiên, với bạn bè.
*Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS tự liên hệ.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Cho HS trao đổi trong nhóm đôi.
-GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
-GV khen HS và kết luận
HĐ3:
HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về các chủ đề đã học.
*Mục tiêu :
- Củng cố các bài đã học.
*Cách tiến hành:
-Để HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em .
-GV giới thiệu thêm cho HS một số câu truyện, bài thơ, bài hát về các chủ đề trên.
HĐ nối tiếp :
Chuẩn bị đồ dùng theo nhóm để chơi đóng vai cho bài Kính già, yêu trẻ .
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận trả lời.
-HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS xung phong hát, kể chuyện
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
_______________________________________________
Thực hành kỹ năng sống
Bài 2: KĨ NĂNG BÀY TỎ CẢM XÚC ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Sau bài học này, em:
- Biết nhận diện cảm xúc của mình.
- Hiểu được cảm xúc của bản thân và một số yêu cầu, lưu ý khi bày tỏ cảm xúc.
- Vận dụng một số yêu cầu đã biết để bày tỏ cảm xúc với người xung quanh một cách phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách thực hành kỹ năng sống.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ:
Hãy nêu một ví dụ thể hiện cảm xúc của em ?
Nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Bài mới:
Giới thiệu bài, chép tiên bài lên bảng
1. Hoạt động 1: Trải nghiệm
Gọi Học sinh đọc bài Món quà sinh nhật.
Cho HS tự ghi vào vở cảm xúc của mình khi nhận được món quà sinh nhật của ông.
Cho HS chia sẻ cùng bạn trong nhóm rồi cùng nhau chia sẻ trước lớp.
Nhận xét, khen ngợi.
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Cho HS thảo luận nhóm 4 xử lí tình huống.
Nhận xét, tuyên dương.
IV: Cũng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
HS nêu và nhận xét.
Chép tên bài vào vở.
Đọc bài và theo dõi đọc thầm
Ghi vào vở cảm xúc của mình khi được ông tặng quà trong dịp sinh nhật.
Chia sẻ cùng bạn trong nhóm.
Cùng nghe bạn chia sẻ trước lớp và chia sẻ cảm xúc của mình.
Nhận xét.
Cùng nhau thảo luận và xử lí tình huống trong SGK.
Nêu cách xử lí của nhóm mình trước lớp.
Nhận xét, bình chon nhóm có cách xử lí hay và hợp lí nhất.
_______________________________________________
Thứ Tư ngày 15 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
HS biết:
- Trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
- Làm được các bài tập: bài 1; bài 2(a,c); bài 4(a). HS khá, giỏi làm được các phần còn lại của bài 2, 4 và bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Phiếu bài tập, bảng phụ kẽ sẵn bảng bài 4a.
HS : VBT.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp:
2– Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách trừ 2 số TP. ( 2 em trả lời và lên bảng làm bài tập)
- Nhận xét, sửa chữa.
3 – Bài mới :
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS làm bài tập
FBài 1 : Đat tính rồi tính.
- Cho HS làm bài vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra.
- Gọi vài HS nêu cách thực hiện phép trừ 2 số TP.
FBài 2 : Gọi 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào VBT.
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết.
+ Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ chưa biết .
- Nhận xét, sửa chữa.
FBài 3 : Cho HS đọc đề toán, nêu tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
-GV nhận xét, sửa chữa.
FBài 4 : a) Tính rồi so sánh giá trị của
a – b – c và a – (b + c ).
- GV treo bảng phụ, kẽ sẵn bảng bài 4a như SGK.
- Phát phiếu bài tập cho HS tính giá trị của các biểu thức trong từng hàng rồi rút ra nhận xét.
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét, sửa chữa.
4/ Củng cố - dặn dò :
- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- HS nêu và làm bài. 87,5 – 36,24
69,52 – 24,46
- HS nghe.
- HS làm bài.
a) b) c) d)
- HS nêu.
- HS làm bài.
a) x + 4,32 = 8,67
x = 8,67 – 4,32
x = 4,35.
b) 6,85 + x = 10,29
x = 10,29 – 6,85
x = 3,44.
c) x – 3,64 = 5,86
x = 5,86 + 3,64
x = 9,5
d) 7,9 – x = 2,5
x = 7,9 – 2,5
x = 5,4
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS đọc đề rồi nêu tóm tắt.
- HS làm.
ĐS: 6,1 kg.
HS nhận xét - HS theo dõi.
a
b
c
a- b - c
a-(b+c)
8,9
2,3
3,5
3,1
3,1
12,38
4,3
2,08
6
6
16,72
8,4
3,6
4,72
4,72
Hai kết quả ở mỗi hàng bằng nhau.
Vậy a – b – c -= a – (b + c)
- HS nêu.
_______________________________________________
Buổi chiều:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm đại từ xưng hô (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bài văn (BT1); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn 1.
- Giấy khổ to chép đoạn văn ở câu 2 ( Phần luyện tập)
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1./Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài kiểm tra lần1
2./Bài mới: GV nêu MĐ, YC của tiết học
3./Hướng dẫn HS nhận xét:
HĐ1:nhận xét BT1
HS đọc nội dung BT1
-Đoạn văn có mấy nhân vật?
-Các nhân vật làm gì?
-Các từ nào xưng hô được in đậm?
-Những từ nào chỉ người nói?
-Những từ nào chỉ người nghe?
-Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
GVKL:Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô
HĐ2 : nhận xét BT2 :
-HS đọc nội dung BT2
HS đọc lời của từng nhân vật, nhận xét về thái độ của cơm
GV nêu: Ngoài cách dùng đại từ xưng hô, người Việt Nam còn dừng danh từ chỉ người để xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính như:ông, bà, anh, chị, con,cháu
HĐ3:nhận xét BT3:
-HS đọc nội dung BT3
GV nêu: Khi xưng hô, các em nhớ căn cứ vào đối tượng giao tiếp để chọn lời xưng hô cho phù hợp. Tránh xưng hô vô lễ với người trên hoặc lỗ mãng, thô thiển
4./Phần ghi nhớ:
-Những từ in đậm trong đoạn văn được dừng để làm gì? Những từ đó được gọi lên là gì?
- HS đọc ghi nhớ
5./Phần luyện tập:
HĐ1: HS làm BT1
HS đọc yêu cầu BT1
Tìm từ xưng hô ở đoạn văn
-Nhận xét thái độ tình cảm của nhân vật trong đoạn văn
HĐ2 làm BT2:
-HS đọc yêu cầu BT2
H:Đoạn văn có những nhân vật nào? Nội dung đoạn văn kể chuyện gì?
6./Củng cố-dặn dò:
-HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
-HS hoàn thành BT
-Chuẩn bị tiết “Quan hệ từ”
HS lắng nghe
HS hoạt động cá nhân
-Hơ Bia, Cơm và thóc gạo
-Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau
Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
-Chị, chúng tôi, các người, chúng
-Chúng tôi, ta (Cơm, Hơ Bia)
-Chị, các ngươi
-Chúng (thóc gạo được nhân hoá)
HS thực hiện nhóm cặp đôi
+Cách xưng hô của Cơm (xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị): tự trọng, lịch sự với người đối thoại.
+Cách xưng hô của Hơ Bia (xưng là ta, gọi là các ngươi): Kiêu căng thô lỗ, coi thường người đối thoại.
-HS nhắc lại yêu cầu BT3
-HS thực hiện cá nhân
-Đối tượng: thầy giáo, cô giáo
Gọi: thầy, cô
Tự xưng: em, con..
-Để tự chỉ mình, chỉ người nghe, chỉ người hay vật, câu chuyện nói đến. Được gọi là đại từ.
- 3HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS làm việc theo cặp
- Thỏ xưng là ta, gọi Rùa là chú em
(chủ quan, kiêu căng, tự phụ khinh thường Rùa)
+Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh
(thái độ khiêm tốn, tự trọng, lịch sự với Thỏ)
- HS thực hiện cá nhân
-Bồ chao, Tu hú, Bồ Các
-Bồ Chao hốt hoảng kể với bạn chuyện nó và Tu hú gặp trụ chống trời. Bồ Các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loại chim cười Bồ Chao đã quá sợ sệt.
-HS trình bày kết quả trên phiếu
+Lần lượt điền: tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta
_______________________________________________
TẬP ĐỌC:
TIẾNG VỌNG ( Không dạy )
Thay bài:
LUYỆN TẬP THÊM
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn một số bài văn, bài thơ đã học, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a- Giới thiệu bài: Luyện tập thêm.
b- Luyện đọc một số bài:
* Bài Sắc màu em
1) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật trong bài thơ? Nó có tác dụng gì?
2) Hãy nêu giọng đọc toàn bài
3) - Thi đọc diễn cảm
-GV cho điểm.
* Bài Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà
1) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật trong bài thơ? Nó có tác dụng gì?
2) Hãy nêu giọng đọc toàn bài
3) - Thi đọc diễn cảm
-GV cho điểm.
* Bài Đất Cà Mau ;....
Tiến hành tương tự như trên.
c-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc diễn cảm, chuẩn bị bài sau Mùa thảo quả.
+ ....Biện pháp điệp ngữ. Từ lặp lại Em yêu; Có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước
+ HS nêu
+ Toàn bài thơ đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Khổ cuối đọc giọng tha thiết.
+ Nhấn giọng các từ ngữ : Em yêu và các từ chỉ màu sắc.
+ HS thi đọc
+ ....biện pháp nhân hóa: công trường say ngủ; tháp khoan ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, biển nằm bỡ ngỡ...; sông Đà chia ánh sáng....
Có tác dụng làm cho vật, cảnh trở nên gần gũi với con người; đặc biệt hình ảnh biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên cho chúng ta thấy biển có tâm trạng như con người, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa cao nguyên
+ Toàn bài thơ đọc với giọng chậm rãi ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngón tay đan, cả công trường , nhô lên, sóng vai nhau, ngân nga.....
+HS thi đọc
- Lắng nghe, ghi nhớ.
_______________________________________________
Thứ Năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
HS biết:
- Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm các bài tập 1, 2, 3. HS khá, giỏi làm được các bài tập 4, 5.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : SGK.
HS : VBT.Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất của phép cộng ?
- Nêu tính chất của phép trừ ?
- Gọi 2 HS lên làm bài tập.
- Nhận xét, sửa chữa.
3 / Bài mới:
Giới thiệu bài : Luyện tập chung
Hướng dẫn HS làm bài tập
FBài 1 : Tính :
- Gọi 3 HS lên bảng cả lớp giải vào vở.
- Nêu cách cộng, trừ 2 số thập phân.
Nhận xét, sửa chữa.
FBài 2 : Tìm x.
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vơ rồi đổi chéo vở kiểm tra.
FBài 3 : Tính bàng cách thuận tiện nhất.
- Cho HS thảo luận theo cặp cách tính rồi thực hiện.
- Gọi đại diện 2 HS lên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa ( Cho HS giải thích cách làm)
FBài 4 : Cho HS tự đọc đề rồi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp giải vào vở.
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét, sửa chữa.
FBài 5: Gọi 1 HS đọc đề, hướng dẫn HS tóm tắt.
Gv nhận xét, sửa chữa
4/ Củng cố:
- Nêu tính chất của phép cộng và phép trừ của số thập phân.
5– Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập: Bài 5
- Chuẩn bị bài sau :Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- HS nêu.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- HS làm bài.
a) 605,26 + 217,3 = 822,56.
b) 800,56 – 384,48 = 416,08.
c)16,39+5,25–10,3 = 21,64 –10,3 =11,34
- HS nêu.
- HS làm.
a) x – 5,2 = 1,9 + 3,8.
x – 5,2 = 5,7.
x = 5,7 + 5,2
x = 10,9
b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9
x + 2,7 = 13,6
x = 13,6 – 2,7
x = 10,9.
- HS thảo luận.
a)12,45 + 6,98 + 7,55
= (12,45 + 7,55) + 6,98
= 20 + 6,98 = 26,98
b) 42,37 – 28,73 – 11,27
= 42,37 – ( 28,73 + 11,27 )
= 42,37 – 40 = 2,37
HS nêu
- HS đọc đề rồi tóm tắt.
- HS làm bài.
Giải:
QĐ đi giờ thứ 2 người đi xe đạp đi được:
13,25 – 1,5 = 11,75km
QĐ người đi xe đạp đi trong 2 giờ:
13,25 + 11,75 = 25km
QĐ giờ thứ 3 người đó đi được:
36 – 25 = 11km
Đáp số: 11 km.
- HS đọc đề, tóm tắt:
Số thứ nhất + số thứ hai = 4,7.
Số thứ hai + số thứ ba = 5,5.
Số thứ nhất+ số thứ hai+ số thứ ba = 8
Tìm mỗi số.
HS giải - HS nêu.
Giải:
Số thứ ba là: 8 – 4,7 = 3,3
Số thứ hai là: 5,5 – 3,3 = 2,2
Số thứ nhất là : 4,7 – 2,2 = 2,5
(thử lại:3,3+2,2+2,5=8)
- HS trả lời.
- HS nghe.
_______________________________________________
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
-Biết rút kinh nghiệm bài văn ( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ, cách trình bày, chính tả); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
-Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
*KNS:-Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đề bài của tiết tả cảnh ( kiểm tra viết ) giữa HK I, 1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài :Các em đã làm bài về văn tả cảnh, trong tiết học hôm nay, thầy sẽ nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của các em, hướng dẫn sửa một số lỗi cơ bản. Các em chú ý để rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện vào bài làm lần sau.
Hướng dẫn HS sửa bài làm văn:
Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình :
GV nhận xét:
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài kiểm tra
+Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài? Trọng tâm?
-GV nhận xét kết quả bài làm.
+Ưu điểm: Về nội dung đúng trọng tâm của đề bài, về hình thức trình bày đúng theo bài làm đã quy định.
+Khuyết điểm: Về nội dung: HS chủ yếu mới liệt kê; về hình thức trình bày: một số bài HS chưa thực hiện đúng theo quy định.
-Hướng dẫn chưa 1 số lỗi điển hình về ý, diễn đạt .
- GV nêu 1 số lỗi cụ thể cuả một số HS
- GV cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi.
+ Mấy năm qua, em càng gắn bó với em.
+ Trường Tiểu học Cát Lâm là ngôi trường này thật đẹp.
+ Sắp đến ngày tựu trường, những con chim hót véo von trên những cành cây cao.
+ Mùa hè đã đi qua. Ngôi trường đầy một năm học thật vui vẻ đến với chúng em.
+ Tất cả chúng em bước vào trường một cảm giác than quen như ở chúng em chúng em bước vào lớp học.
+ Từ xa em nhìn thấy có cây bàn cây me tây và phòng đội có phòng hiệu trưởng nhìn và trường phủ toàn là màu vàng và lớp em nhìn thấy bàn ghế bảng đen nhìn lên tường có ảnh Bác Hồ.
-GV chữa lại bằng phấn màu.
GV thông báo điểm số cụ thể.
+Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài :
a/Hướng dẫn chữa lỗi chung: Treo bảng phụ co ghi sẵn các lỗi cần chữa.
-GV giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân, chữa lại cho đúng.
b/Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài.
-GV trả bài cho học sinh.
+Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
c/Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay.
+GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
-Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
-Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
4/ Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại những bài chưa đạt.
Chuẩn bị:luyện tập làm đơn
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm lại các đề bài.
-Thể loại miêu tả, tả cảnh.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS nhận xét.
-1 số HS lên bảng chữa, lớp tự chữa trên nháp.
-1 số HS lên chữa bài cả lớp chữa lỗi
-Lớp trao đổi về chữa bài trên bảng
+Đã mấy năm học trôi qua, ngôi
trường gắn bó với em biết bao nhiêu kỉ niệm.
+Ngôi trường của em hiện ra trước mắt, ngôi trường thật xinh đẹp.
+Sắp đến ngày tựu trường, Ngôi trường rất vui vì được nghe tiếng nói, tiếng cười, tiếng giảng bài của các thầy cô vang lên.
+Mùa hè đã trôi qua, chúng em phấn khởi bước vào năm học mới.
Ngôi trường được xây dựng rất khang trang mảnh đất rộng trên trục lộ 634.
+Ngôi trường của em đó, luôn có cảm giác rất thân quen, nó đã gắn bó với em trong năm năm học.
+Bước vào cổng trường, cây me tây cổ thụ sừng sững cành lá vươn dài ra xa, tán rộng che mát cả sân trường cho chúng em nô đùa. Phía tay phải, là phòng Đội, phía bên tay trái là dãy phòng học.Tất cả các phòng đều trang trí như nhau, Nếu không để ý thì chúng em sẽ nhầm ở lớp khác. Dù đứng ở đâu chăng nữa chúng em cũng nhận ra căn phòng thân quen của lớp chúng em.
-Nhận bài.
-Đọc lại bài của mình, tự chữa lỗi .Đổi bài bạn để soát lỗi.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
-Làm việc cá nhân.
-Đọc bài viết của mình.
-HS lắng nghe.
_______________________________________________
LUYỆN TÙ VÀ CÂU
QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
-Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ (ND Ghi nhớ). Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
-Hs khá, giỏi đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là đại từ xưng hô? Đại từ xưng hô được chia mấy ngôi?
- Kiểm tra bài tập 2 HS.
- GV nhận xét cho điểm
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống khi giao tiếp với nhau người ta thường sử dụng các tư để nối các từ ngữ hoặc các câu lại với nhau. Những từ ngữ dùng để nối đó được gọi là quan hệ từ. Bài học hôm nay, sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
b) Nhận xét:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập1
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc:
+ Các em đọc lại 3 câu a, b, c.
+ Chỉ rõ từ và trong câu a và từ của trong câu b và từ như từ nhưng trong câu c được dùng để làm gì?
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại :
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV giao việc:
+ Đọc lại câu a, b.
+Chỉ rõ các ý ở mỗi câu được biểu thị bằng những cặp từ nào?
- Cho HS làm bài – trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
Câu a: Nếu thì ; Câu b: Tuy nhưng
c) Ghi nhớ:
+ Những từ in đậm trong các VD ở bài tâp1 dùng để làm gì?
+ NHững từ ngữ đó được gọi tên là gì?
-Cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
d) Luyện tập:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV giao việc:
+ Tìm quan hệ từ trong câu a, b, c.
+ Nêu tác dụng của các quan hệ từ đó.
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
(cách tiến hành như ở bài tập 1)
-GV chốt lại kết quả đúng:
+Câu a: Cặp quan hệ từ Vìnên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả.
+ Câu b: Cặp quan hệ từ Tuy nhưng ( biểu thị quan hệ đối lập)
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3:
+ Cho HS đọc yêu cầu BT3
GV giao việc: BT cho 3 quan hệ và, nhưng, của các em đặt câu với mỗi từ.
- Cho HS làm viêc – trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, câu hay.
3) Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập vừa đặt
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
- HS trả lời.
- HS1 làm bài tập 1.
- HS2 làm bài tập 2 (tiết Đại từ xưng hô)
- HS lắng nghe.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1HS đọc to, lớp đọc thầm
-HS làm bài cá nhân.
Một số HS trình bày
-Dùng để nối các từ ngữ trong một câu hoặc nối các câu với nhau.
-Được gọi là quan hệ từ.
-HS đọc to, lớp lắng nghe
-HS dùng bút chì gạch dưới các quan hệ từ trong SGK.
-HS phát biểu ý kiến
- HS làm bài
- HS trình bày.
- Một HS đọc to, lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài cá nhân
- Một số HS đọc câu mình đọc
-Hai HS nhắc lại.
_______________________________________________
Khoa học
TRE, MÂY, SONG
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS.
II. Đồ dùng dạy học:
Thông tin và hình 46,47 SGK
Phiếu học tập.
Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song. SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ : “Ôn tập: Con người và sức khoẻ”
Nêu cách phòng tránh bệnh viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
- Nhận xét, ghi điểm
3/ Bài mới :
Giới thiệu bài: “ Tre, mây, song”
Hoạt động:
a/HĐ 1: - Làm việc với SGK.
-Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đăc điểm và công dụng.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc các thông tin trong SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
GV theo dõi nhận xét.
b/HĐ 2 :.Quan sát và thảo luận.
-Mục tiêu:
HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV theo dõi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
HS trình bày - GV theo dõi và nhân xét.
GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
4/ Củng cố :
Nêu công dụng của tre, mây, song.
Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
5/Nhận xét – dặn dò :
Về nhà đọc lại bài
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau: “ Sắt, gang, thép”.
- Hát
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS đọc các thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu học tập.
- HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre, song hay mây.
- Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm mình vào bảng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm khác bỗ sung.
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
_______________________________________________
Kĩ thuật
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ UỐNG
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
II.- Đồ dùng dạy học:
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa chén
-Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 11.doc