Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
Biết
- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy và học:
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 5 - Tuần 21 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng, phơi khô , phát điện
- Tiết kiệm nguồn năng lượng, nâng cao ý thức BVMT.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời ( Ví dụ: máy tính bỏ túi).
- Tranh, ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
- Thông tin và hình trang 84, 85 SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- 2 HS
HĐ 2 : HĐ cả lớp :
Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
- Ánh sáng và nhiệt.
Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
- Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh.
Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu.
- Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão,... trên Trái Đất.
* GV cung cấp thêm: Than đá dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có qúa trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận:
GV chia nhóm
* HS làm việc theo nhóm
- HS quan sát các H2,3,4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung mà GV nêu
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng ?
- lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày ?
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời ?
- Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương ?
* GV theo dõi nhận xét
* Đại diện nhóm trình bày và cả lớp nhận xét.
HĐ 4 : Trò chơi :
* GV chia 2 nhóm tham gia ( mỗi nhóm khoảng 5 HS).
* GV vẽ hình Mặt Trời lên bảng.HD luật chơi
- Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử từng thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
* Yêu cầu: Mỗi lần HS lên chỉ được ghi một vai trò, ứng dụng; không được ghi trùng nhau ( Ví dụ: phơi thóc, phơi ngô coi như là trùng ). Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được ( sau khi đếm đến 10) thì coi như thua.
* GV và HS còn lại theo dõi và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
.
_______________________________________________
Đạo đức
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về UBND phường, xã (của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương đó
- Thẻ màu
- Bảng phụ, bút dạ bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU .
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
HĐ 1 : Giới thiệu bài :
HĐ 2 : Tìm hiểu truyện “ đến uỷ ban nhân dân phường” :
- HS đọc cho cả lớp nghe, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm giấy khai sinh.
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì?
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
3. Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? vì sao? ( GV gợi ý nếu HS không trả lời được: công việc của UBND phường, xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân)
3. UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND phường, xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
4. Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã.
4. Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện, và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
- GV giới thiệu sơ qua về UBND xã Sơn Thủy
HĐ 3 : Tìm hiểu về hoạt động của UBND qua BT số 1 :
- HS đọc BT1
- GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý kiến. Tổ chức cho HS góp ý, bổ sung để đạt câu trả lời chính xác.
- HS lắng nghe, giơ các thẻ: mặt cười nếu đồng ý đó là việc cần đến UBND phường, xã để giải quyết. Mặt mếu nếu là việc không cần phải đến UBND để giải quyết, các HS góp ý kiến trao đổi để đi đến kết quả.
+ Thẻ đỏ : ( đúng) : ý b, c, d, đ, e, h, i.
+ Thẻ xanh : ( sai) : a, g
a. Đây là việc của công an khu vực dân phố/ công an thôn xóm.
g. Đây là việc của Hội người cao tuổi.
- HS nhắc lại các ý : b, c , d, đ, e, h, i.
- Đọc phần ghi nhớ
HĐ 4 : Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã :
- Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường.
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và sắp xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm: hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp.
1. Nói chuyện to trong phòng làm việc.
2. Chào hỏi khi gặp cán bộ phường , xã.
3. Đòi hỏi phải được giải quyết công việc ngay lập tức.
4. Biết đợi đến lượt của mình để trình bày yêu cầu.
5. Mang đầy đủ giấy tờ khi được yêu cầu.
6. Không muốn đến UBND phường giải quyết công việc vì sợ rắc rối, tốn thời gian.
7. Tuân theo hướng dẫn trình tự thực hiện công việc.
8. Chào hỏi xin phép bảo vệ khi được yêu cầu.
9. Xếp hàng theo thứ tự khi giải quyết công việc.
10. Không cộng tác với cán bộ của UBND để giải quyết công việc.
Phù hợp
Không phù hợp
Các câu 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10
Các câu 1, 3, 6.
+ HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp.
+ HS nhắc lại các câu ở cột không phù hợp. Nêu lí do, chẳng hạn: cản trở công việc
, hoạt động của UBND phường, xã.
HS về nhà tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau:
1. Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
2. Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em.
_______________________________________________
Thứ Tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
Biết
- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài :
HĐ 2 : Thực hành :
:
Bài 1: HS nhận xét: áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là d, chiều cao m; diện tíchm2. Từ đó tính được độ dài đáy của hình tam giác.
Bài 1:
Bài giải
Độ dài cạnh đáy của hình tam giác là:
(m)
Đáp số: m
Bài 2: Hướng dẫn HS nhận xét: Diện tích khăn trải bàn bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m.
Bài 2: dành cho HSKG
- Hình thoi có độ dài các đường chéo là 2m và 1,5m. Từ đó tính được diện tích hình thoi.
- HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét.
Bài 3: Hướng dẫn HS nhận biết độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của hai nửa đường tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa hai trục. Nói khác đi, độ dài sợi dây chính là chu vi của hình tròn (có đường kính 0,35m) cộng với 2 lần khoảng cách 3,1m giữa hai trục.
Bài giải:
Chu vi của hình tròn với đường kính 0,35m là:
0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m)
Đáp số: 7,299 m.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác,hình tròn.
_______________________________________________
Buổi chiều:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu :
- Làm được BT1, 2
- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
-Yêu thích sự phong phú của TV.
II. Đồ dùng dạy học:
Bút dạ + một số tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
Kiểm tra 3 HS:
Nhận xét, cho điểm
HS làm miệng BT 1,,3
2.Bài mới:
HĐ 1 .GV giới thiệu bài:
- Nêu MĐYC...
HS lắng nghe
HĐ 2 : HD HS làm BT :
Bài 1:
Cho HS đoc yêu cầu của BT1
GV giao việc
Cho HS làm bài
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
Làm bài vào vở bài tập.
HS trình bày
Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HDHS làm BT2:
Cho HS đọc yêu cầu của BT, đọc cột a, b
GV giao việc
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
HS làm bài cá nhân: đánh dấu + vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ.
3HS lên bảng làm vào phiếu.
Lớp nhận xét
- GV dán giấy BT lên bảng
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HD HS làm BT3:
Cho HS đọc yêu cầu của BT
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
Cho HS làm bài, dựa vào câu nói của Bác, mỗi HS viết khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân
GV giải thích: câu văn ở BT3 là câu Bác Hồ nói với bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng...
Nhận xét + khen HS làm tốt
1 ® 2 HS giỏi làm mẫu
1 số HS trình bày
Lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Khen những HS làm tốt
Dặn HS ghi nhớ những từ mới học
HS lắng nghe
TẬP ĐỌC
TIẾNG RAO ĐÊM
I. Mục tiêu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiên được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
-Kính trọng và biết ơn anh thương binh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
HS đọc + trả lời câu hỏi
2.Bài mới
HĐ 1 : Giới thiệu bài: nêu MĐYC...
HS lắng nghe
HĐ 2 : Luyện đọc:
GV chia 4 đoạn
- 2HS tiếp nối nhau đọc cả bài.
HS dùng bút chì đánh dấu
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn ( 2lần )
Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai
+ HS luyện đọc từ ngữ khó : té quỵ, thất thần, tung tích, thảng thốt...
+ Đọc chú giải
HS đọc theo nhóm 4
1 ® 2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
HĐ 3 : Tìm hiểu bài:
Đoạn 1 + 2:
Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Tác giả nghe tiếng rao vào lúc nào?
+ Nghe tiếng rao tg có cảm giác gì?
+ Đám cháy xảy ra khi nào? Được tả ra sao?
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
* Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
* Buồn não ruột.
*Vào nửa đêm; ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
Đoạn 3 + 4:
Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Người cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gi đặc biệt?
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
*Người bán bánh giò; là 1 thương binh nặng, chỉ còn 1 chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò, anh có hành động cao đẹp, dũng cảm; anh báo cháy, xả thân, lao vào đám cứu cháy.
+ Chi tiết nào gây bất ngờ cho người đọc?
-HS lướt đọc toàn bài
*Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện...
+ Câu chuyện gợi cho em ý nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống?
*Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người,cứư người khi gặp nạn,....
HĐ 4 : Đọc diễn cảm :
Đưa bảng phụ ghi sẵn và hướng dẫn HS đọc đoạn 2
HS luyện đọc theo HD của GV.
Cho HS thi đọc
GV nhận xét + khen nhóm đọc đúng, hay
HS thi đọc
- Lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
HS ghi nhớ tinh thần dũng cảm, cao thượng của anh thương binh.
_______________________________________________
Thực hành kỹ năng sống
KĨ NĂNG TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tạo cảm hứng học tập.
- Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp để tạo cảm hứng học tập.
- Vận dụng một số yêu cầu đã biết để tạo cảm hứng học tập hiệu quả.
II. Phương tiện dạy học:
- Sách thực hành kỹ năng sống.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Rèn luyện.
Học sinh thực hiện vào vở các bài tập phần rèn luyện.
Lắng nghe chia sẻ của học sinh, định hướng cho các em có thể học tốt hơn môn học này các em cần làm những công việc gì, và sắp xếp thời gian như thế nào cho hợp lí.
2. Hoạt động 2: Đinh hướng ứng dụng.
Hãy nêu cảm nhận của em về danh ngôn:
“Thiên tài nãy nở từ tình yêu đối với công việc”. Hãy kể vài tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết.
IV: Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị cho bài sau Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Em không thích hoạc chưa học tốt môn nào ?
Em nghĩ rằng môn học đó có lợi ích gì ?
Theo em trò chơi/ hoạt động/ địa điểm có giúp thêm nhiều kiến thức về môn học này ?
Để thư giãn khi học, em sẽ làm gì ?
Học sinh thực hiện vào vở, tiến hành trao đổi với bạn sau đó chia sẻ trước lớp.
_______________________________________________
Thứ Năm ngày 1 tháng 2 năm 2018
Toán
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu :
- Có biểu tượng về HHCN, hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng HHCN, HLP.
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của HHCN, HLP.
- HS yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị trước một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác nhau, có thể khai triển được. Bảng phụ có hình vẽ các hình khai triển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2 : GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp hoạt động để tự hình thành biểu tượng HHCN và HLP: 10-12'
- GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả HS quan sát, nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- HS quan sát, nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật và chỉ vào các mặt , cạnh bằng nhau của HHCN :
+ Có 6 mặt
+ 12 cạnh
+ 8 đỉnh
- Yêu cầu HS đưa ra các nhận xét về hình hộp chữ nhật. GV tổng hợp lại để HS có được biểu tượng của hình hộp chữ nhật.
- HS chỉ ra các mặt của hình khai triển trên bảng phụ.
- Hình lập phương cũng được giới thiệu tương tự
- HS đo độ dài các cạnh để nêu được các đặc điểm của các mặt của hình lập phương.
+ Có 6 mặt bằng nhau
+ 12 cạnh bằng nhau.
HĐ 3. Thực hành:
Bài 1: GV yêu cầu một số HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét và GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 1: HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét .
Bài 2: Dành cho HSKG
- HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật.
Bài 2: HS tự làm bài, một số HS nêu kết quả, các HS khác nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu kết quả.
Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AB = MN = QP = DC
AD = MQ = BC = NP
AM = DQ = CP = BN
b) Diện tích của mặt đáy MNPQ là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABNM là:
6 x 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Bài 3: :
Bài 3: HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.
_______________________________________________
Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu :
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK ( hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong công việc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Bút dạ + bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
HS nhắc lại các bước khi lập 1 CTHĐ: Mục đích, phân công nhiệm vụ, chương trình cụ thể.
2.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC...:
HS lắng nghe
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: 10
Cho HS đoc đề bài
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS đọc thầm lại đề bài,suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
Nhắc lại yêu cầu
HS nêu đề mình chọn
Đưa bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
HĐ 3: Cho HS lập chương trình hoạt động:
Phát bảng nhóm cho 4 HS
HS làm bài vào vở bài tập.4HS làm bảng nhóm.
1 số HS đọc bài .
Lớp nhận xét
Nhận xét + khen HS làm bài tốt
Chọn bài tốt nhất, bổ sung thêm để tham khảo
Chú ý bài làm trên bảng, dựa vào đó để tự chỉnh sửa CTHĐ của mình
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại các bước của CTHĐ
-Nhận xét tiết học,khen những HS và nhóm HS lập CTHĐ tốt.
- Dặn HS làm chưa tốt về nhà làm lại.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân – kết quả (ND ghi nhớ ).
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III) ; thay đổi vị trí của các vế câu ghép mới (BT2) ; chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3) ;biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).
- Yêu thích sự phong phú của TV.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết 2 câu ghép ở BT1 (phần Nhận xét).
Bút dạ + giấy khổ to; Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
1HS đọc lại đoạn văn ngắn của tiết trước.
2.Bài mới
HĐ 1:Giới thiệu bài: Nêu MĐYC ...:
HS lắng nghe
HĐ 2 : Nhận xét :
*Bài 1:
GV giao việc
1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
Lắng nghe
Làm bài + trình bày
Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ phải cột dây.
Thầy phải kinh ngạc vì chú...và có trí nhớ lạ thường.
+ QHT:Vì...nên thể hiện nguyên nhân- kết quả.
+ QHT: Vì thể hiện nguyên...kquả.
Vế1chỉ kquả; vế 2 chỉ nguyên nhân
Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
* Bài 2 :
Cho HS đọc yêu cầu của BT
1 HS đọc to, lớp lắng nghe
HS làm bài + trình bày
+Các QHT: vì, bởi vì, nên, cho nên,...
+Cặp QHT: vì...nên, bởi vì... cho nên, nhờ... mà, tại vì...cho nên, do...mà
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HĐ 3 : Phần Ghi nhớ :
2 ® 3 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm.
HĐ 4 : Phần Luyện tập :
Bài 1 :
2 HS nối tiếp đọc nộ dung BT1,
HS làm vào vở bài tập, khoanh tròn vào QHT và cặp QHT, gạch 1 gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân, gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả.
Cho HS làm bài vào phiếu + cho HS trình bày
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
- 3HS làm bài vào phiếu
- Bài 2 :
HS đọc to yêu cầu của BT.
2HS giỏi làm mẫu:
+ Tôi phải băm bèo thái khoai vì...
+ Bởi gia đình nghèo nên chú phải bỏ học.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
Bài 3:
Cho HS đọc yêu cầu BT
Viết 2 câu lên bảng.Gọi 2HS lên điền căp QHT.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
HS làm bài + trình bày
Gọi HSKG giải thích vì sao chọn cặp QHT đó ?
+ Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
+Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
- Nhận xét + chốt lại ý đúng
- Bài 4 : (Như BT3)
- Lớp nhận xét
* Dành cho HSKG
- HS làm vào vở bài tập Tiếng việt
- Nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập
HS lắng nghe
_______________________________________________
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. Mục tiêu :
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất : sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiện năng lượng chất đốt.
- Biết tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài :
- 2 HS
HĐ 2 : Kể tên một số loài chất đốt :
- Em hãy kể tên một số chất đốt thường dùng ?
- Có 3 loại chất đốt: Chất đốt rắn
Chất đốt lỏng
Chất đốt khí
- Chất đốt nào ở thể rắn?
- Chất đốt nào ở thể lỏng?
- Chất đốt nào ở thể khí?
- Như: củi, tre, rơm, rạ,...
- Như: dầu, cồn,...
- Như: khí tự nhiên, khí sinh học.
* GV theo dõi và nhận xét.
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận :
* GV chia nhóm..
- GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về 1 loại chất đốt ( rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi
* HS làm việc theo nhóm.
* Kể tên các loại chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
* Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết , chúng thường được dùng để làm gi?
- Ở nước ta,dầu mỏ được khai thác ở đâu?
* Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ.
* Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
* GV nhận xét chung.
* GV cung cấp thêm: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
HĐ 4 : Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt :
* GV chia nhóm
* HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận ( HS dựa vào SGK; các tranh ảnh ,...đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượngvô tận không? Tại sao?
- Than đá và dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là các nguồn năng lượng vô hạn.
Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
- Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu ?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
- HS thảo luận theo nhóm 2
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
* Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận chung cả lớp.
_______________________________________________
Kĩ thuật
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. Mục tiêu :
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.Biết liên hệ thực tế để nêu một số vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài:
- 2 HS trả lời
HĐ 2 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà
- HS đọc mục 1 SGK.
Mục đích của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. ?
* Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng, kí sinh trùng (giun, sán) gây bệnh trong dụng cụ, thức ăn nuôi gà và chuồng nuôi, đồng thời giúp gà tăng sức chống bệnh và tránh được sự lây lan bệnh.
* Nhận xét và tóm lại: vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
Vậy, thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Những công việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt, được gọi chung là vệ sinh phòng bệnh.
+ Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó, gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp và các bệnh dịch như bệnh cúm gà, bệnh Niu-cát-xơn, bệnh tụ huyết trùng,...
HĐ 3 : Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
- HS đọc mục 2 (SGK).
- HS thảo luận nhóm 4
Theo em, vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống có tác dụng gì?
Em hãy nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi ?
Quan sát hình 2, em hãy cho biết vị trí tiêm và thuốc nhỏ phòng dịch bệnh cho gà
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Ở gia đình em đã thực hiện những công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà như thế nào?
- HS trả lời.
Kết luận: Vệ sinh phòng bệnh bằng cách thường xuyên cọ rửa sạch sẽ dụng cụ cho gà ăn, uống, làm vệ sinh chuồng nuôi và tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
HĐ 4 : Đánh giá kết quả học tập
GV nêu câu hỏi HS làm bài vào phiếu.
Câu hỏi trắc nghiệm.
+ Để phòng dịch bệnh cho gà ta cần tiêm thuốc, nhỏ thuốc.
+ Không cần vệ sinh sạch sẽ nơi chỗ gà ăn uống.
+ Cho gà ăn no là được, không cần phòng bệnh cho gà.
* HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học
_______________________________________________
Thứ Sáu ngày 2 tháng 2 năm 2018
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HHCN
I. Mục tiêu :
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
-Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
-HS yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai thác được, hai bảng phụ vẽ sẵn có các hình khai triển.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 21.doc