BÉ LÀM CA SỸ
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát (4t).
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát, hiểu nội dung bài hát, hát thể hiện tình cảm theo lời bài hát (5t).
*Kỹ năng:
MT 118/ Trẻ biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
- Trẻ hát được bài hát "Ba ngọn nến lung linh" (4t)
- Trẻ hát được bài hát "Ba ngọn nến lung linh" , thể hiện được tình cảm theo lời bài hát(5t)
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, chú ý, nghiêm túc trong giờ học, biết quan tâm đến bạn bè. Biết yêu quý những người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ.
- Bài hát.
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
24 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp Lá - Tuần 11 - Chủ đề nhánh: Nhu cầu của gia đình bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ e. (4t-5t)
* Kỹ năng:
- Nhận ra âm và chữ cái e trong từ trọn vẹn.(5t)
- Nhận biết chữ cái e thông qua trò chơi.(4t)
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Đoàn kết giúp đỡ bạn.
MT 100: Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn (HĐG).
CHUẨN BỊ.
Thẻ chữ e
Tranh về chữ e
Đồ dùng, đồ chơi.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động
Đề tài
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ-CHƠI-THỂ DỤC SÁNG
- Đón trẻ. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát “ Bình minh”
- Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà của bé
- Xem video, hình ảnh ngôi nhà của bé
+ Đố các con đây là ngôi của ai?
+ Ngôi nhà được làm bằng nguyên liệu gì?
+ Các con phải thể hiện tình cảm của mình như thế nào về ngôi nhà của mình ?
*Thể dục sáng
Tập theo cô và tập với bài hát “Bình minh” .
(Tập cùng toàn trường).
CHƠI NGOÀI TRỜI
-Trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé
- TCVĐ: mèo đuổi chuột.
- Chơi với đồ chơi NT
-Trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé.
- Chơi các trò chơi vận động: mèo đuổi chuột.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô quan sát, bao quát trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNN:
(LQCC): "Nhận dạng chữ cái e, ê"
* Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô và trẻ hát bài “Đồ dùng bé yêu”.
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói lên điều gì?
- À, trong nhà mình có những đồ dùng gì ?
- Chúng mình làm gì để giữ gìn bảo vệ ngôi nhà ?
- Để giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, giữ gìn đồ vật bền, đẹp thì chúng mình phải giúp đỡ ba mẹ những công việc rất nhỏ như: Quét nhà, lau bàn, ghế, ...
*Hoạt động 2: Bé xem tranh
Chúng mình hướng lên bảng xem cô có bức ảnh gì nào.
- Cô có bức ảnh gì đây?
- Ai có nhận xét gì về bức ảnh?
- Mái nhà có hình gì?
- Cửa chính hình gì?, cửa sổ hình gì?
- Chúng mình cùng đoán xem từ dưới bức ảnh là từ gì?
- Để giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp thì các con không được làm gì?
- Cho cả lớp đọc hai lần từ “Ngôi nhà của bé” .
- Cô mời 1 trẻ lên gỡ những chữ cái đã học trong từ "ngôi nhà của bé".
- Cô để lại chữ e trên bảng và cho trẻ phát âm chữ e hai lần.
- Tổ đọc, bạn trai đọc, bạn gái đọc, cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Bạn nào cho cô biết cấu tạo của chữ e nào?
- Cô nhắc lại cấu tạo của chữ e.
- Cả lớp nhắc lại cấu tạo của chữ e. Chữ e có một nét nằm ngang và một nét cong tròn hở phải.
- Cô giới thiệu chữ e viết thường.
- Cô đố các con biết chữ e in thường hay thấy ở đâu?, chữ e thường hay thấy ở đâu?
- Chữ e in thường và chữ e viết thường hay thấy ở trên tường trong lớp học.
- Cô cùng trẻ múa hát theo nhạc bài "Bàn tay mẹ".
- Hàng ngày ai chăm lo cho các con từ bữa ăn đến giấc ngủ.
- Cô giáo dục trẻ biết dành tình cảm yêu thương đối với mẹ và người thân trong gia đình.
3 . Hoạt động 3: Bé vui chơi
Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ chữ cái .
- Lắng nghe! lắng nghe!
- Các con lấy cho cô thẻ chữ e nào.
- Cô quan sát trẻ làm, chú ý sửa sai.
- Các con lấy cho cô thẻ chữ có cấu tạo 1 nét nằm ngang và 1 nét cong tròn hở phải (chữ e).
- Cô quan sát trẻ làm, chú ý sửa sai.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Trò chơi 2: "Thử tài bé yêu".
- Cô chia lớp thành 2 gia đình: GĐ số 1 và GĐ số 2 bật qua vòng và lên lựa đồ dùng có gắn thẻ chữ cái e.
- Lượt 1: GĐ số 1 lựa đồ dùng màu cam có gắn thẻ chữ e, GĐ số 2 lựa đồ dùng màu xanh lá có gắn thẻ chữ e.
- GĐ nào lựa được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu và nhiều hơn thì GĐ đó thắng cuộc.
Cô kiểm tra kết quả nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Lượt 2: GĐ số 1 lựa đồ dùng màu xanh lá có gắn thẻ chữ e, GĐ số 2 lựa đồ dùng màu cam có gắn thẻ chữ e.
- GĐ nào lựa được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu và nhiều hơn thì GĐ đó thắng cuộc.
Cô kiểm tra kết quả nhận xét và tuyên dương trẻ.
Trò chơi 3: Ai khéo hơn
* Cô phát cho mỗi trẻ 1 tranh in hình chữ e.
Bây giờ bằng sự khéo léo của mình các con hãy tô màu chữ e thật đẹp, thật khéo. Các con hãy thi đua nhau xem bạn nào tô màu đẹp hơn, nhanh hơn nhé.
Cô nhận xét và tuyên dương cho trẻ nghỉ.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Phân vai : Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng, vật liệu xây dựng.
* Xây dựng : Xây nhà của bé, lắp ráp ngôi nhà
* Thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
*Nghệ thuật : Vẽ tô màu tranh ngôi nhà
- Nặn các đồ dùng trong ngôi nhà
* Học tập: (TT) : Nối các nhóm có số lượng bằng nhau.
- Tô chữ cái e.
- Gắn các chữ cái, gạch chân dưới các chữ cái.
VỆ SINH ĂN NGỦ
- Tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, cô theo dõi nhắc nhở trẻ thực hiện đúng các thao tác vệ sinh.
- Giờ ăn cô nhắc trẻ:
+ Mời cô, mời bạn trước khi ăn và ăn 1 cách từ tốn.
+ Không đùa nghịch, không làm rơi vãi thức ăn.
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH.
-Vận động nhẹ
- Hát: Nhà của tôi.
- Chơi tự do
Hát : nhà của tôi
- Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát-> Trẻ đoán tên
- Cô giới thiệu nội dung bài hát; “ Nhà của tôi”.
-> Giai điệu bài hát: Nhẹ nhàng, dứt khoát, tình cảm.
- Cho trẻ nghe nhạc hát, vận động tự do bài hát.
TRẢ TRẺ, TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ
- Nêu gương cuối ngày
Dọn dẹp đồ chơi
Nhắc nhở hỗ trợ trẻ đồ dùng cá nhân ra về
Nhắc trẻ chào hỏi lễ phép
- Trao đổi với phụ huynh khi cần thiết
* Đánh giá cuối ngày
Tình trạng Sức khỏe:
Kiến thức kĩ năng:
Thái độ hành vi:
Ngày thứ hai Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2018
BÉ VUI HỌC TOÁN
MỤC TIÊU
*Kiến thức:
MT 43/ Trẻ biết tách, gộp một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau.
- Tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau và đếm (5t)
- Tách, gộp hai nhóm đối tượng trong phạm vi 6, đếm và nói kết quả. (4t)
*Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng tách, gộp, đếm trong phạm vi 6 (4t-5t).
*Thái độ:
Trẻ có thái độ tích cực hào hứng khi tham gia học tập.
CHUẨN BỊ.
- Thẻ số từ 1 đến 6.
- Nhạc bài hát quen thuộc.
- Đồ dùng, đồ chơi.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động
Đề tài
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ-CHƠI-THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định .
- Cô trao đổi với phụ huynh, chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện , sưu tầm tranh ảnh về ngôi nhà của bé
- Giáo dục các cháu giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, biết lau dọn quét nhà.
-Giáo dục cháu biết tự phục vụ cho bản thân.
-Giáo dục trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
*Thể dục sáng: thực hiện như thứ 2
CHƠI NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về các vật dụng trong gia đình bé.
- Chơi các trò chơi vận động: Chồng nụ, chồng hoa.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
*Trước khi ra sân:Nêu yêu cầu cần thực hiện:
-Cô giới thiệu buổi hoạt động, nhắc trẻ khi ra sân không chạy nhảy xô đẩy bạn, không tranh dành đồ chơi, nhắc nhở cháu đi giày, dép, quần áo gọn gàng.
- Cô dẫn trẻ đi quanh sân trường hít thở không khí, tiến hành quan sát xung quanh.
Khi ra sân: bé cùng khám phá
Cô và trẻ cùng trò chuyện về các vật dụng trong gia đình của bé.
- Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về những gì trẻ quan sát được.
- Những vật này được làm bằng nguyên vật liệu gì.
- Cách sử dụng chúng như thế nào?
- Cô khái quát, mở rộng nội dung.
- Chơi các trò chơi vận động: chồng nụ, chồng hoa.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô quan sát, bao quát trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
(PTNT)
Bé vui học toán: "tách, gộp một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau"
1) Hoạt động 1: Đếm các nhóm có số lượng trong phạm vi 6.
- Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau ” và cùng tham quan gian hàng của bạn Nhím.
Trò chuyện cùng trẻ về bài hát, về tình cảm, tình thân trong gia đình.
- Trẻ lên tới mô hình và cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về mô hình.
- Vừa rồi cô thấy các con hát rất là hay cô khen cả lớp 1 tràng pháo tay!
+ Các con đang đứng ở đâu đây?
+ Đã đến cửa hàng bán đồ dùng rồi!các con hãy nhìn xem cửa hàng bán những đồ dùng gì?
- Trẻ quan sát các đồ dùng gia đình, mỗi đồ dùng có số lượng là 6.
- Cho trẻ đếm và so sánh số lượng chén và muỗng.
+ Có bao nhiêu cái muỗng?(6 cái)
+ Có bao nhiêu cái chén?(5 cái)
+ Số chén và số muỗng số nào nhiều hơn?nhiều hơn là mấy? vì sao?
+ Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? vì sao?
+ Muốn số chén bằng số muỗng thì các con sẽ làm thế nào?
( Cho thêm 1 cái chén )
- Cho trẻ đếm.
( Làm tương tự đối với nhóm 3-3, 4-2)
+ 2 nhóm như thế nào với nhau?Và cùng bằng mấy?
+ Vậy các con sẽ làm gì để đồ dùng luôn bền và sach đẹp?
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.
- Vừa rồi các con đã được quan sát và đếm các đồ dùng gia đình mỗi nhóm đều có số lượng là 6. Vậy muốn tách-gộp đối tượng có số lượng 6 như thế nào thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn và dạy các con tách-gộp trong phạm vi 6, các con có đồng ý với cô không?
2) Hoạt động 2: "Tách, gộp một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau"
Nhìn xem! Nhìn xem!
+ Trên bảng có gì đây?
+ Chén dùng để làm gì?
+ Đếm số chén?( 6 cái), gắn thẻ số 6.
- Hàng ngày ở nhà đến bữa cơm các con có giúp bố mẹ mình dọn cơm không?
+ Các con hãy tập làm các bé giúp mẹ chia chén và xếp tất cả số chén trong rổ ra trước mặt nào !
- Các con nhớ là xếp từ trái qua phải nhé !
- Xếp 6 cái chén
- Từ 6 cái chén này cô tách-gộp thành 2 nhóm nhỏ có 3 cách .
- Cô làm mẫu.
* Cách 1: tách, gộp thành hai nhóm có số lượng bằng nhau (3-3). Nhóm thứ nhất có 3 cái chén, nhóm thứ 2 có 3 cái chén.
- Khi gộp hai nhóm lại ta có số lượng mấy?
- Trẻ đếm (1-2-3-4-5-6).
* Cách 2: (2-4) Nhóm thứ nhất có 2 cái chén, nhóm thứ 2 có 4 cái chén.
- Khi gộp hai nhóm lại ta có số lượng mấy?
- Trẻ đếm (1-2-3-4-5-6).
(Cô nói qua cách đảo ngược 4-2)
* Cách 3: Nhóm thứ nhất là 1cái chén, nhóm thứ 2 có 5 cái chén.
-> Chọn số tương ứng cho 2 nhóm.(1-5)
+ Vậy Khi gộp 2 nhóm lại với nhau thì cho ta kết quả như thế nào?( Cho trẻ đếm lại)
( cô nhắc qua cách đảo ngược lại 5-1)
- Như vậy từ 6 cái chén các con đã tách thành 2 nhóm nhỏ với 3 cách khác nhau ( 3-3, 2-4, 1-5 ). Và khi gộp 2 nhóm nhỏ này lại thì sẽ được số lượng ban đầu là 6.
- Cô hướng dẫn trẻ làm.
- Cô cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.
* cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông ”
+ Các con hãy nhìn xem trong rổ còn có gì nữa?
+ Hạt lạc dùng để làm gì? Các con được ăn các hạt lạc này bao giờ chưa? hạt lạc thuộc nhóm chất gì mà cô đã dạy các con rồi?
- Các con ạ! Hạt lạc là chất béo rất cần thiết cho nhu cầu ăn uống cho gia đình chúng mình đấy các con ạ.Vậy bây giờ các con có muốn chơi trò chơi với những hạt lạc này không?
- Cho trẻ đếm số hạt lạc, yêu cầu trẻ tách-gộp 6 hạt lạc thành 2 nhóm nhỏ theo yêu cầu của cô.
+ Để xem kết quả các con chia thế nào bây giờ chúng ta cùng chơi trò chơi tập tầm vông nào!
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ.
*Kiểm tra xác suất:
- Cô gọi 2 trẻ lên để thực hiện tách, gộp theo 3 cách: (tách thành hai nhóm 3-3, 2-4, 1-5).
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
3) Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập:
Trò chơi 1: Ai nhanh nhất.
- Cô phát cho mỗi trẻ 6 đồ dùng. Cô yêu cầu trẻ tách - gộp lần lượt theo từng cách (3-3, 2-4, 1-5). Thi đua xem ai thực hiện đúng và nhanh hơn.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Trò chơi 2: Kết nhóm
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Cả nhà thương nhau ”. Khi nghe thấy hiệu lệnh “ Kết nhóm ”, Trẻ sẽ nói “ Nhóm mấy ”,Cô nói nhóm có 6 bạn. Khi trẻ tạo được nhóm có 6 bạn rồi thì cô hô tiếp “ Tách nhóm” thì trẻ sẽ tách nhóm theo ý thích, có thể nhóm có 1 bạn hoặc nhóm có 5 bạn, nhóm có 2 bạn và nhóm có 4 bạnvà tiếp tục cô hô “ Kết nhóm ” thì từ các nhóm nhỏ trẻ gộp lại thành một nhóm có số lượng là 6.
- Cô đi kiểm tra và nhận xét trẻ.
- Luật chơi: Nếu trẻ nào tách nhóm chậm hoặc không biết tạo nhóm sẽ phải ra ngoài một lượt chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần, cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Như vậy là hôm nay cô đã dạy các con tách đối tượng có số lượng là 6 thành 2 nhóm nhỏ gồm có 3 cách là 5-1(hoặc 1-5), 4-2 (hoặc 2-4), 3-3. Và khi gộp 2 nhóm nhỏ lại sẽ cho kết quả như số lượng ban đầu là 6.
Trò chơi 3: Thử tài của bé
- Cô phát cho mỗi trẻ một tranh vẽ 6 cái ấm, yêu cầu trẻ tách gộp bằng cách khoanh tròn số lượng cái ấm thành 2 nhóm và gắn số tương ứng với kết quả của 2 nhóm .
- Cô hướng dẫn trẻ bằng tranh của cô.
- Trẻ thực hiện và cô quan sát, nhận xét trẻ.
* Cô nhận xét tiết học và cho trẻ đọc bài thơ “Làm anh ” và cùng ra sân chơi.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Phân vai : Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng vật liệu xây dựng.
* Xây dựng : Xây nhà của bé , lắp ráp ngôi nhà
* Thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
*Nghệ thuật : Vẽ tô màu tranh ngôi nhà
- Nặn các đồ dùng trong ngôi nhà
* Học tập (tt) : Nối các nhóm có số lượng bằng nhau
- Tách, gộp trong phạm vi 6. Tô viết chữ số.
- Gắn các chữ cái, gạch chân dưới các chữ cái.
VỆ SINH ĂN NGỦ
- Tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, cô theo dõi nhắc nhở trẻ thực hiện đúng các thao tác vệ sinh.
- Giờ ăn cô nhắc trẻ:
+ Mời cô, mời bạn trước khi ăn và ăn 1 cách từ tốn.
+ Không đùa nghịch, không làm rơi vãi thức ăn.
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH.
-Vận động nhẹ
- Chơi tự do
Cho trẻ vệ sinh cá nhân
Hướng dẫn trẻ vào hoạt động góc
Cô giới thiệu về hoạt động góc và cho trẻ tự chọn góc chơi theo ý từng trẻ.
TRẢ TRẺ, TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ
Nêu gương cuối ngày
Dọn dẹp đồ chơi
Nhắc nhở hỗ trợ trẻ đồ dùng cá nhân ra về
Nhắc trẻ chào hỏi lễ phép
- Trao đổi với phụ huynh khi cần thiết
* Đánh giá cuối ngày
Tình trạng Sức khỏe:
Kiến thức kĩ năng:
Thái độ hành vi:
Ngày thứ ba Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2018
BÉ YÊU THƠ
MỤC TIÊU
* Kiến thức:
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ (4t).
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được tình cảm khi đọc thơ (5t).
* Kỹ năng:
MT 63/ Trẻ có khả năng hiểu nghĩa từ khái quát.
- Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng ghi nhớ có chủ định (4t).
- Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ (5t).
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý ông bà cha mẹ và những người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ.
- Âm nhạc: Hát " Bàn tay mẹ", "Cả nhà thương nhau".
- Đồ dùng, đồ chơi.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động
Đề tài
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ-CHƠI-THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định .
- Cô trao đổi với phụ huynh, cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện , sưu tầm tranh ảnh về ngôi nhà của bé
- Giáo dục các cháu giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, biết lau dọn quét nhà.
-Giáo dục cháu biết tự phục vụ cho bản thân.
-Giáo dục trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
*Thể dục sáng: thực hiện như thứ 2
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Dạo chơi quanh sân trường
- Chơi các trò chơi vận động: dung dăng dung dẻ
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô dẫn trẻ đi quanh sân trường hít thở không khí, tiến hành quan sát và cùng trò chuyện về nguyên liệu làm ra ngôi nhà
- Cho trẻ quan sát nguyên vật liệu làm ra ngôi nhà
- Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về những gì trẻ quan sát được.
- Cô khái quát mở rộng lại nội dung.
- Gd trẻ yêu quý bảo vệ ngôi nhà của mình.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô quan sát, bao quát trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNN
(LQVH): Thơ "Mẹ của em"
*) Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Bàn tay mẹ”
Trò chuyện cùng trẻ về bài hát, về những công việc mẹ làm hàng ngày. Mẹ chăm lo cho con cái từ bữa ăn đến giấc ngủ.
Cô giới thiệu tên bài thơ “Mẹ của em” của tác giả Trần Quang Vịnh.
*)Hoạt động 2: Bé đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ, kết hợp động tác minh họa.
MẸ CỦA EM
Ở nhà, em có mẹ
Bao việc mẹ phải lo
Thức khuya mà dậy sớm
Mẹ chăm công việc nhà
Thế mà cứ đúng giờ
Mẹ gọi thức em dậy
Nhắc gọn gàng đầu tóc
Việc nào vào việc ấy
Đề em kịp đến trường
Mẹ đã sinh ra em
Đã vì em vất vả
Thương mẹ, em thầm hứa
Ngoan ngoãn và giỏi giang.
Trần Quang Vịnh
- Cô đọc lần 2 Với những câu thơ đầu của bài thơ:
“ Ở nhà em có mẹ
.. ..
Mẹ chăm công việc nhà”
Đã nói lên nỗi vất vả của mẹ, mẹ luôn tần tảo thức khuya dậy sớm lo toan công việc cho gia đình. Không những vậy mẹ còn luôn thương yêu và quan tâm chăm sóc cho các con. Sự quan tâm đó được thể hiện qua các câu thơ:
“ Thế mà cứ đúng giờ
..
Để em kịp đến trường”
Dù bận trăm công nghìn việc nhưng mẹ vẫn dành thời gian chỉ bảo dậy dỗ các con như: Gọi các con dậy đúng giờ, nhắc nhở hướng dẫn các con ăn mặc gọn gàng, mọi việc được mẹ sắp xếp rất khoa học và hợp lý để cho các con kịp đến trường đúng giờ đấy!
Hiểu được nỗi vất vả và tình thương yêu các con của mẹ bạn nhỏ trong bài thơ đã thầm hứa:
“Mẹ đã sinh ra em
Ngoan ngoãn và giỏi giang”
Hiểu được tấm long và sự hi sinh của mẹ bạn nhỏ đã rất thương mẹ và em thầm hứa sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
* Giảng Nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ với những câu thơ chứa đựng đầy tình cảm đã nói lên nỗi vất vả hi sinh của mẹ dành cho gia đình và lòng thương yêu mẹ của bạn nhỏ đối với mẹ của mình.
* Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Ỏ nhà mẹ phải làm những gì? Thể hiện qua câu thơ nào?
+ Mỗi sáng mẹ đều nhắc nhở em điều gì?
+ Tại sao mẹ gọi em thức dậy và nhắc gọn gàng đầu tóc?
+ Mẹ đã sinh ra ai?
+ Thấy mẹ vất vả như vậy em đã thầm hứa gì?
+ Qua bài thơ tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
* Giáo dục: Các con ạ! Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ tới các con rằng các con phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ để xứng đáng với sự hi sinh vất vả của mẹ nhé!
+ Giảng từ khó: “Gọn gàng” : Có nghĩa là nhìn thuận mắt, có sự cân đối, không có gì thừa.
*Hoạt động 3: Bé vui chơi.
- Cô hướng dẫn cho trẻ chơi gieo hạt, nảy mầm.
- Cô nhận xét, cho trẻ nghỉ.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Phân vai : Gia đình, bán hàng, nghề nghiệp.
* Xây dựng : Xây nhà của bé, lắp ráp ngôi nhà
* Thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
*Nghệ thuật (TT) : Vẽ tô màu tranh về mẹ, gia đình
- Nặn các đồ dùng trong ngôi nhà
* Học tập : Nối các nhóm có số lượng bằng nhau
- Tô viết chữ số.
- Gắn các chữ cái, gạch chân dưới các chữ cái.
VỆ SINH ĂN NGỦ
- Tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, cô theo dõi nhắc nhở trẻ thực hiện đúng các thao tác vệ sinh.
- Giờ ăn cô nhắc trẻ:
+ Mời cô, mời bạn trước khi ăn và ăn 1 cách từ tốn.
+ Không đùa nghịch, không làm rơi vãi thức ăn.
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH.
-Vận động nhẹ
Cho trẻ xếp hình hột hạt
- Chơi theo ý thích
-Cô hướng dẫn trẻ xếp hình ngôi nhà bằng hột hạt
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô quan sát, bao quát trẻ.
TRẢ TRẺ, TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ
Nêu gương cuối ngày
Dọn dẹp đồ chơi
Nhắc nhở hỗ trợ trẻ đồ dùng cá nhân ra về
Nhắc trẻ chào hỏi lễ phép
- Trao đổi với phụ huynh khi cần thiết
* Đánh giá cuối ngày
Tình trạng Sức khỏe:
Kiến thức kĩ năng:
Thái độ hành vi:
Ngày thứ tư Thứ 5 ngày 15 tháng 11 năm 2018
BÉ LÀM CA SỸ
MỤC TIÊU
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát (4t).
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả bài hát, hiểu nội dung bài hát, hát thể hiện tình cảm theo lời bài hát (5t).
*Kỹ năng:
MT 118/ Trẻ biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
- Trẻ hát được bài hát "Ba ngọn nến lung linh" (4t)
- Trẻ hát được bài hát "Ba ngọn nến lung linh" , thể hiện được tình cảm theo lời bài hát(5t)
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, chú ý, nghiêm túc trong giờ học, biết quan tâm đến bạn bè. Biết yêu quý những người trong gia đình.
CHUẨN BỊ.
- Bài hát.
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động
Đề tài
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ-CHƠI-THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định .
- Cô trao đổi với phụ huynh, trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện , sưu tầm tranh ảnh về ngôi nhà của bé
- Giáo dục các cháu giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, biết lau dọn quét nhà.
-Giáo dục cháu biết tự phục vụ cho bản thân.
-Giáo dục trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
*Thể dục sáng: thực hiện như thứ 2
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Chăm sóc chậu hoa, cây cảnh của lớp
- Chơi các trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các chậu hoa, cây cảnh của lớp.
- Chơi các trò chơi vận động: bịt mắt bắt dê
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô quan sát, bao quát trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTM
Âm nhạc: Hát : "Ba ngọn nến lung linh"
*) Hoạt động 1: Bé yêu thơ
- Cho trẻ đọc bài thơ " mẹ của em "
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát "Ba ngọn nến lung linh" của nhạc sĩ Ngọc Lễ.
* Hoạt động 2: Dạy hát: "Ba ngọn nến lung linh"
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả cho trẻ nghe.
+ Cô hát lần 1: Hỏi trẻ:
- Cô vừa hát bài gì? Do cô/chú nào sáng tác?
- Cô hát lần 2
* Cô tóm nội dung bài hát cho trẻ hiểu :
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2-3 lần.
+ Thi đua tổ, nhóm:
- Mời 3 tổ hát
- Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, cá nhân trẻ hát.
- Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
- Cả lớp hát lại một lần.
=> Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, gắn bó với gia đình.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Hãy lắng nghe”
- Cô giới thiệu tên trò chơi . Hướng dẫn cách chơi .
Cô bật nhạc bài hát bất kỳ, trẻ lắng nghe và vỗ tay theo yêu cầu của cô: (theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu).
- Trẻ chơi: Cô điều khiển trò chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Cô nhận xét khen ngợi trẻ
* Hoạt động 4: Nghe hát: “ Tổ ấm gia đình”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2: Có làm động tác minh hoạ - Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Cô nhận xét, cho trẻ nghỉ.
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Phân vai : Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng vật liệu xây dựng.
* Xây dựng : Xây nhà của bé , lắp ráp ngôi nhà
* Thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
*Nghệ thuật (TT): Vẽ , tô màu tranh về những người thân trong gia đình.
- Nặn các đồ dùng trong ngôi nhà
* Học tập : Nối các nhóm có số lượng 6
- Tô viết chữ số.
- Gắn các chữ cái, gạch chân dưới các chữ cái.
VỆ SINH ĂN NGỦ
- Tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, cô theo dõi nhắc nhở trẻ thực hiện đúng các thao tác vệ sinh.
- Giờ ăn cô nhắc trẻ:
+ Mời cô, mời bạn trước khi ăn và ăn 1 cách từ tốn.
+ Không đùa nghịch, không làm rơi vãi thức ăn.
+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
+ Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH.
Vận động nhẹ
Chơi tự do
- Cô cho trẻ ôn lại thao tác đánh răng.
TRẢ TRẺ, TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ
Nêu gương cuối ngày
Dọn dẹp đồ chơi
Nhắc nhở hỗ trợ trẻ đồ dùng cá nhân ra về
Nhắc trẻ chào hỏi lễ phép
- Trao đổi với phụ huynh khi cần thiết
* Đánh giá cuối ngày
Tình trạng Sức khỏe:
Kiến thức kĩ năng:
Thái độ hành vi:
Ngày thứ năm Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2018
GIA ĐÌNH VUI KHỎE
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức:
- Trẻ thực hiện đúng bài tập đi nối bàn chân tiến, lùi. (5t)
- Trẻ thực hiện theo cô bài tập đi nối bàn chân tiến , lùi. (4t).
*Kỹ năng:
- MT 6/Trẻ có khả năng kiểm soát được vận động đi
Rèn luyện sự khéo léo của đôi chân, chân bước thẳng và khả năng giữ thăng bằng (4-5t)
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật cho trẻ.
CHUẨN BỊ.
- Đường đi, sân bãi sạch sẽ
- Đồ dùng, đồ chơi các góc
- Lớp học thoáng mát
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động
Đề tài
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ-CHƠI-THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định .
- Cô trao đổi với phụ huynh, cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện , sưu tầm tranh ảnh về ngôi nhà của bé
- Giáo dục các cháu giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, biết lau dọn quét nhà.
-Giáo dục cháu biết tự phục vụ cho bản thân.
-Giáo dục trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
*Thể dục sáng: thực hiện như thứ 2
CHƠI NGOÀI TRỜI
Thơ: Em yêu nhà em
- TCVĐ:tập tầm vông
- Chơi với đồ chơi NT
- Cô cho trẻ đọc thơ : Em yêu nhà em
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết chơi an toàn, tránh những vật, nơi nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
- Cô quan sát, bao quát trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
(PTTC): TD:
Bé vui khỏe: "Đi nối bàn chân tiến lùi"
1) Hoạt động 1: Bé ca hát
Cô tập trung trẻ cùng trẻ hát “Mời bạn ăn”.
Đàm thoại:
Các con vừa hát bài gì?
Bài hát nói về điều gì?
Trong bài hát có nhắc đến những loại thức ăn nào?
Những thức ăn đó cung cấp gì cho cơ thể ta?
Cô khái quát, giáo dục trẻ.
Ngoài những thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển ra thì tập luyện thể dục hàng ngày cũng đóng một vai trò rất quan trọng nó giúp cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển cân đối hơn.
2) Hoạt động 2: "Đi nối bàn chân tiến lùi"
Khởi động
Cho trẻ khởi động theo bài hát “Năm ngón tay ngoan” kết hợp với các kiểu đi khom người, đi ngồi, mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.
Chuyển đội hình
3) Hoạt động 3: Trọng động
Bài tập phát triển chung
- Thở: động tác gà gáy (4 lần)
Tay: (2l*8n)
Nhip 1 : giơ tay lên cao.
Nhip 2 : đưa 2 tay ra trước măt
Nhip 3 : đưa 2 tay sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu cau gia dinh be La_12492933.docx