1. ÔĐTC:
- Cô cho trẻ nghe bài hát “Tập đếm” rồi trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
* P1:Nhận biết phân biệt hình vuông, hình chữ nhật
Chọn hình theo mẫu, gọi tên chọn hình theo tên gọi.
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ và hỏi trẻ trong rổ có gì? ( Trẻ nhìn vào rổ và nói)
- Sau đó cho trẻ chọn hình theo mẫu, nói được tên hình và tiếp theo chọn hình theo tên gọi.
- Cô giơ hình vuông và cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như hình cô chọn. Sau đó hỏi trẻ đó là hình gì? Cô và trẻ cùng nhắc lại tên hình.
44 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 10 lớp mẫu giáo bé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng thú nghe cô kể chuyện.
- Phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ tư duy có chủ định.
*Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các giác quan nói riêng và các bộ phân trên cơ thể nói chung.
* Đồ dùng của cô
-Tranh truyện “Cậu bé mũi dài”
-Que chỉ.
-Đĩa hình câu chuyện “Cậu bé mũi dài”
-Quả dứa.
* Đồ dùng của trẻ
Ghế đầy đủ cho trẻ ngồi
1. ÔĐTC: Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh” Trẻ chỉ đúng các bộ phận trên cơ thể.Dẫn dắt trẻ vào nội dung câu truyện.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
- Cô giới thiệu tên truyện và kể cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Không kèm tranh, kể kết hợp cử chỉ điệu bộ, trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô. Kể xong cô hỏi trẻ tên truyện?
+ Lần 2: Kèm tranh minh hoạ, trẻ ngồi đội hình chữ U
* Đàm thoại và trích dẫn:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Cậu bé có yêu mũi của mình không?
+ Vào một buổi sáng mùa thu, bé mũi dài ra vườn và nhìn thấy những gì ?
(Trích từ: Một hôm cậu bé ra vườn...không hái được quả nào.)
+ Bỗng cậu nhìn thấy một cây táo như thế nào ? Cậu có trèo lên được không ?
-Cuối cùng cậu có hái được táo không? Vì sao?
(Trích từ “Ước gì....để ăn để nói cười thôi”.)
-Ai đã trò chuyện với cậu bé? Ong, bướm, hoa đã nói gì với cậu?
( Trích từ “cậu bé giật mình...hết).
(Mỗi câu hỏi cho 3-4 trẻ trả lời)
-> GD: Trẻ biết yêu quý các giác quan, biết giữ gìn vệ sinh cơ thể và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
Lần 3: Cô mở đĩa hình câu truyện “ Cậu bé mũi dài” cho trẻ xem.
Củng cố: hỏi tên truyện
3. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học
,
Thứ 6
5-10
2018
Tạo hình
Tô nét, tô màu bạn gái.
( Tiết mẫu).
* Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút chì tô theo nét chấm mờ tóc, váy của bạn gái, biết chọn màu và tô màu để hoàn thiện bức tranh.
* Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng cầm bút chì, kỹ năng tô theo nét chấm mờ với hình in sẵn và tôt mầu bức tranh.
- Rèn cho trẻ biết cách nhận xét bài của bạn và giới thiệu bài của mình.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú với tiết học và yêu quý sản phẩm của mình.
* Đồ dùng của cô:
- Tranh mẫu của cô.
2 tranh: 1 tô mầu váy cho bạn gái khác nhau
- Bảng treo sản phẩm, que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ
- Vở tập vẽ, bút đủ cho mỗi trẻ, bút sáp các màu
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
1.ổn định:
Cô cho trẻ quan sát một bạn gái mặc váy và nhận xét về trang phục, tóc của bạn ( Nhận xét về màu sắc)
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ
a. Quan sát tranh:
- Cô cho trẻ quan sát cả 2 tranh và cho trẻ nhận xét về loại trang phục, màu sắc của trang phục.
- Hỏi trẻ tìm sự giống nhau và khác nhau của 2 bức tranh:
+ Giống nhau: đều là bức tranh bạn gái đang chơi đùa.
+ Khác nhau: Cách tô màu trang phục cho bạn gái
b. Cô làm mẫu:
- Cô cầm bút bằng 3 ngón tay, tô theo nét chấm mờ của hình ảnh bạn gái. Đầu tiên, cô tô tóc theo nét chấm mờ, cô tô từ trái sang phải tùng khít theo nét chấm mờ, không tô chờm ra ngoài nét chấm mờ. Sau đó, cô tô váy theo nét chấm mờ. Cô cũng tô từ trái sang phải theo các nét chấm mờ. Khi đã tô tóc và váy theo nét chấm mờ, cô tô màu tóc và váy. Tô màu tóc cô chọn bút sáp màu đen để tô mái tóc đen cho bạn gái. Cô di màu kín theo nét bút cô vừa tô, cô tô khéo để màu không chờm ra ngoài. Tô tóc xong, cô chọn bút màu khác để tô váy cho bạn gái. Cô thích tô màu đỏ cho váy bạn gái nên cô chọn bút sáp màu đỏ để tô. Cô cũng di màu thật đều, không chờm ra ngoài nét bút cô đã tô, tô đều và đậm cho váy bạn thật đẹp.
c,Hỏi ý định trẻ:
+ Con có bức tranh bạn gái thật đẹp,
+ Đầu tiên con sẽ làm gì trước? Con cầm bút và tô ntn?
+ Sau đó con sẽ làm gì? Con thích tô váy bạn màu gì?
c. Trẻ thực hiện:
Cô bật nhạc không lời
- Đối với trẻ yếu: Cô hướng dẫn lại bằng lời giúp trẻ cầm bút, chọn mầu để tô
- Đối với trẻ khá: Cô khuyến khích trẻ tô màu cho áo bạn gái.
d. Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ mang bài lên treo. Cho trẻ nhận xét bài của mình, của bạn, hỏi trẻ thích bài của bạn nào nhất?
+ Con thấy bạn tô nét, tô màu ntn?... Hỏi 2 trẻ
+ Ai thích lên giới thiệu bài tô của mình nào ? 1-2 trẻ
Cô khái quát lại nhận xét của trẻ
Cô chọ 1 bài tô đẹp để nhận xét tranh và nhận xét chung cả lớp
3. Kết thúc: Nhận xét giờ học.
Kế hoạch tuần 2: Cơ thể bé (Từ ngày 8/10 đến 12/10/2018)
Cô giáo: Nguyễn Thị Thanh Nga
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 2
8-10
2018
Âm nhạc:
TT:DH: Cái mũi
KH:Nghe: Năm ngón tay ngoan
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung, nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ nhớ lời bài hát được học.
- Trẻ biết hát rõ lời bài hát, đúng nhạc.
- Trẻ biết hưởng ứng cùng cô phù hợp với giai điệu bài hát cô hát cho trẻ nghe.
* Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng nhạc, đúng lời của bài hát 1 cách vui tươi hồn nhiên.
-Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ thông qua bài hát nghe
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- GD trẻ yêu quý chiếc mũi vì chiếc mũi đã giúp ích rất nhiều cho bản thân trẻ.
*Đồ dùng của cô:
-Đàn organ ghi nhạc bài hát: “Cái mũi”, “Năm ngón tay ngoan”.
*Đồ dùng của trẻ:
- Xắc xô, thanh gõ
-Trẻ ngồi học với tâm thế thoải mái, đầu tóc, trang phục gọn gàng.
1. ÔĐTC:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng và trò chuyện về nội dung trò chơi
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
* NDTT: Dạy hát: Cái mũi.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và hát cho trẻ nghe 2 lần:
+ Cô hát lần 1: Cô hát cùng đàn, hát xong cô hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
+ Cô hát lần 2: Cô hát cùng nhạc đệm, hát xong cô giới thiệu giai điệu nội dung của bài hát
+ Lần 3: Cô hát chậm lời ca( Không sử dụng nhạc đệm)
- Tổ chức cho cả lớp hát cùng cô 2,3 lần cùng nhạc chậm. Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Luân phiên từng tổ - > Trẻ còn lại nhận xét bạn hát - > Cô nhận xét
- Nhóm trẻ lên hát (3-4 trẻ) -> Các bạn nhận xét bạn hát
- Cá nhân trẻ lên hát
- Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài hát và cho cả lớp hát lại 1 lần kết hợp vận động theo nhạc bài hát cùng cô
* NDKH: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”
Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả bài hát cho trẻ nghe:3 lần
- Lần 1: Cô hát cùng nhạc, hát xong cô hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
- Lần 2: Cô hát cùng đàn, hát xong cô giảng giải nội dung bài hát nghe: Bài hát nói về các ngón tay trên 1 bàn tay và sự đoàn kết, yêu thương giữa các ngón tay với nhau.
- Lần 3: Cô mở video bài hát ->cô khuyến khích trẻ cùng hưởng ứng theo bài hát.
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, động viên khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động.
Thứ 3
9 - 10
2018
Thể dục:
Đi trong đường hẹp – Bò thấp
*Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài tập và biết thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết đi trong đường hẹp không dẫm chân vào vạch hai bên đường và biết bò thấp
bằng bàn tay và cẳng chân.
*Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng đi thăng bằng không dẫm chân vào vạch.
- Trẻ có kỹ năng phối hợp tay và chân trong khi bò thấp
- Thông qua VĐ phát triển cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo.
* Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
-Trẻ biết vâng lời cô chăm tập thể dục
*Đồ dùng của cô:
-Cây 2 bên đường.
-
*Đồ dùng của trẻ:
-Quần áo, đầu tóc gọn gàng.
- Sơ đồ :
x x x x x
x
x
x x x x x
1. ổn định tổ chức: Cô trò chuyện với trẻ về cách thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai sau đó cho trẻ đứng về độ hình 2 hàng dọc theo tổ.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ:
a. khởi động :
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi các kiểu chân về đội hình 2 hàng ngang
b. Trọng động :
* BTPTC :
-Tay : tay đưa ngang, ra trước. (4 lần x 2 N )
-Thân : Cúi gập người(2 lần x 2 nhịp)
-Chân : 2 chân giậm tại chỗ ( 6 lần x 2nhịp)
-ĐT bật : Bật tại chỗ ( 4 lần x 2 nhịp)
* VĐCB : Đi trong đường hẹp- bò thấp
- Cô giới thiệu tên bài tập và làm mẫu 2 lần :
+ Lần 1 : làm không phân tích.
+ Lần 2 cô phân tích “CB” Cô đi đến vạch xuất phát, khi có hiệu lênh đi, mắt nhìn thẳng, chân không giẫm vạch, khi đến đích cô dừng lại và tiếp tục bò : CB bò thâp : Cô đặt 2 bàn tay sát vach xuất phát, 2 cẳng chân sát sàn. Khi có hiệu lệnh“bò”cô đưa tay phải đặt về phía trước đồng thời chân trái cô nhắc lên đặt lên phía trước, cứ như thế tay nọ chân kia cô bò về đích, sau đó cô đi về cuối hàng đứng.
Lần 3: Cô vừa làm vừa hỏi trẻ
- Gọi cháu 1cháu lên làm thử -> cả lớp NX
- Tổ chức cho cháu tập 2 lần
+ Lần 1 : 2 trẻ ở 2 hàng lần lượt lên đi.
(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Lần 2 : 2 tổ thi đua. Trong quá trình trẻ tập cô bao quát trẻ và động viên trẻ tập
- Củng cố : hỏi tên BT và cho trẻ khá lên tập lại
c. Hồi tĩnh : Cô cùng trẻ làm chim bay đi quanh lớp
3.Kết thúc : Nhận xét giờ học.
Thứ 4
10 -10
2018
Khám phá
Trò chuyện về giác quan
*Kiến thức:
- Trẻ gọi tên được các giác quan, cung cấp cho trẻ biểu tượng về các giác quan và trẻ gọi tên đúng các giác quan : mắt, mũi, lưỡi, tai, da và biết được tác dụng của các giác quan.
*Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lac.
- Trẻ biết sắp xếp đúng vị trí của các giác quan khi tham gia trò chơi.
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú khi tìm hiểu về cơ thể của mình.
- Trẻ yêu quý và biết cách vệ sinh, giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh.
* Đồ dùng của cô
- Tranh các giác quan.
-Đường, đá.
*Đồ dùng của trẻ:
-Lô tô các giác quan.
1.ổn định tổ chức: Cô kể cho trẻ nghe 1 đoạn trong câu truyện “Cậu bé mũi dài” sau đó hướng trẻ vào bài học.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ :
Khám phá các giác quan:
* Trò chuyện về chiếc mũi:
-Tại sao cậu bé mũi dài lại làm như vậy?
-Mũi giúp gì cho cơ thể?
-Nếu không có mũi thì điều gì sẽ xảy ra?
-Mũi có tác dụng gì?
-Mũi ở vị trí nào của cơ thể?
-Cô giới thiệu cho trẻ biết mũi còn được gọi là khứu giác.
-Cũng nằm trên khuôn mặt nhưng nằm trên mũi là bộ phận nào?
*Trò chuyện về đôi mắt:
-Đôi mắt giúp con người làm gì?
-Tại sao con người phải có mắt?(Cô cho trẻ nhắm mắt lại và hỏi)- Mắt có mấy cái?
-Cô giới thiệu cho trẻ biết mắt còn được gọi là thị giác.
*Trò chuyện về đôi tai.
-Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc sau đó hỏi trẻ nhờ có cái gì mà con nghe được?
-Tai nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt? Mỗi người phải có mấy tai?
-Nếu không có tai thì điều gì sẽ xảy ra?
-Cô giới thiệu cho trẻ biết tai còn được gọi thính giác.
*Trò chuyện với trẻ về chiếc lưỡi:
-Cô cho trẻ nhắm mắt lại và nếm 1 chút đường sau đó hỏi trẻ con thấy có vị gì? Nhờ đâu mà con biết được đó là vị ngọt?
-Lưỡi có tác dụng gì? Lưỡi nằm ở đâu?
Lưỡi còn được gọi là vị giác.
GD: cô cho trẻ kể lại tên 5 giác quan trên cơ thể mình sao đó giáo dục trẻ phải biết yêu quý, bảo vệ các giác quan để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
Củng cố:
-TC1: Giác quan của tôi: Cô sẽ gọi tên giác quan và trẻ phải giơ đúng giác quan đó và ngược lại.
-TC2: Thi xem ai nhanh: Cô cho trẻ đặt các giác quan vào đúng vị trí trên cơ thể.
Cô nói cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi-> Nhận xét sau khi chơi
3.Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, động viên khen ngợi trẻ.
Thứ 5
11- 10
2018
Văn học:
Thơ: Đôi mắt
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả (Lê thị Phương Mỹ) và hiểu nội dung của bài thơ nói về tác dụng của đôi mắt.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ
*Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ và bước đầu biết đọc diễn cảm thơ.
- Rèn cho trẻ đọc theo nhịp điệu, ngắt nghỉ của bài thơ
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng đủ câu.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Trẻ yêu quý và giữ gìn các giác quan.
* Đồ dùng của cô
-Tranh thơ “Đôi mắt của em”
-Que chỉ.
-Đĩa hình bài thơ: Đôi mắt của em.
* Đồ dùng của trẻ
Ghế đầy đủ cho trẻ ngồi
1. ÔĐTC:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Hãy xoay nào” sau đó dẫn dắt vào bài thơ.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
a. Giới thiệu bài : Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
b. Cô đọc mẫu: Cô đọc 2 lần:
+ Lần 1: Đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ, trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô. Đọc xong cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
+ Lần 2: Đọc kết hợp tranh minh họa, trẻ ngồi đội hình chữ U.
c. Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì, do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Đôi mắt bạn nhỏ được tả như thế nào?
(trích từ đầutròn tròn)
- Đôi mắt quan trọng như thế nào đối với con người?
(Trích “Giúp emxung quanh”)
- Để bào vệ đôi mắt chúng ta phải làm gì?
( Trích dẫn câu cuối)
- Giáo dục: GD trẻ biết tác dụng của đôi mắt, GD trẻ cách giữ gìn và bảo vệ đôi mắt.
d. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô tổ chức cho cả lớp đọc 2-3 lần cùng cô.
- Mời từng tổ đọc thơ cungfcoo.
- Mời nhóm, cá nhân trẻ lên đọc thơ.
Trong quá trình trẻ dọc cô chú ý lắng nghe để sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả và cho trẻ đọc diễn cảm cùng cô lại 1 lần.
3. Kết thúc: Nhận xét giờ học.
Thứ 6
12-10
2018
Tạo hình
Vẽ những cuộn len màu
( Mẫu)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên cuộn len và biết cuộn len là có nhiều sợi len cuộn lại
- Trẻ biết cầm bút và vẽ những nét cong liền nhau tạo thành cuộn len.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô to rõ ràng, đủ câu.
- Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế, kỹ năng cầm bút cho trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với tiết học và yêu quý sản phẩm của mình.
*Đồ dùng của cô:
- Tranh mẫu của cô
*Đồ dùng của trẻ:
-Vở tạo hình
-Bút màu
Bàn ghế đủ cho trẻ
1. ÔĐTC:
- Cô cho trẻ xem cuộn len thật và trò chuyện cùng trẻ về cuộn len.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
a. Quan sát và đàm thoại:
Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Các con thấy quận len được cô vẽ như thế nào?
+ Quận len có màu gì?
+ Chúng mình thấy cô vẽ nhiều quận len không?
Cô chốt: Đúng rồi cô vẽ quận len là các đường vòng quanh quấn vào nhau và cô vẽ rất nhiều cuộn len. Muốn vẽ được chúng mình cùng nhìn cô vẽ trước nhé.
b, Cô vẽ mẫu:
- Đầu tiên cô chọn bút màu xanh cô vẽ cuộn len từ những vòng tròn, từ vòng tròn nhỏ rồi vòng to dần , cô vẽ được 1 cuộn len rồi. Cô vẽ cuộn len thứ 2 tương tự cuộn len 1.( Cô vừa nói vừa làm cho trẻ xem)
c. Cô hỏi ý tưởng của trẻ:
- Con sẽ vẽ cuộn len màu gì?
- Con sẽ vẽ cuộn len ntn?
- Cô cho trẻ vẽ trên không.
d. Trẻ thực hiện: Cô bật nhạc không lời
- Đối với trẻ yếu: Cô hướng dẫn lại bằng lời giúp trẻ vẽ.
- Đối với trẻ khá: Cô kuyến khích trẻ vẽ nhiều cuộn len để bức tranh thêm đẹp.
e,Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ mang bài lên treo. Cho trẻ nhận xét bài của mình, của bạn. Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? bạn vẽ như thế nào?... Cô nhận xét chung.
3. Kết thúc:
- Nhận xét giờ học sau đó cùng trẻ chơi trò chơi về những ngón tay và chuyển hoạt động.
Kế hoạch Tuần 3: Ngày hội của bà, của mẹ (Từ ngày 15/10 đến 19/10/2018)
Cô giáo: Trương Thị Thơm
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 2
15-10
2018
Âm nhạc
TT:Nghe Hát Chỉ có 1 trên đời
KH:Ôn VĐ: Cái mũi.
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả bài nghe hát
- Hiểu nội dung bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ của mình
-Trẻ nhớ lại bài hát đã học: “Cái mũi”
* Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng nhạc, đúng lời và vận động theo nhạc của bài hát
Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ thông qua bài hát nghe
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- GD trẻ yêu quý chiếc mũi vì chiếc mũi giúp ích rất nhiều cho bản than trẻ.
-Trẻ biết hứng ứng cùng cô khi nghe hát.
*Đồ dùng của cô:
-Đàn organ ghi nhạc bài hát: “Cái mũi”, “Chỉ có một trên đời”.
*Đồ dùng của trẻ:
-Trẻ ngồi học với tâm thế thoải mái, đầu tóc, trang phục gọn gàng.
1. ÔĐTC:
Cô cho trẻ chơi trò chơi chỉ nhanh các bộ phận và trò chuyện về nội dung trò chơi.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
* NDTT: Nghe hát “Chỉ có một trên đời”
Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả bài nghe hát cho trẻ biết sau đó hát cho trẻ nghe:
-Lần 1 : Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Của tác giả nào? Con thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?
- Lần 2: Cô giảng giải nội dung bài hát nghe cho trẻ biết: bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ của mình, bạn rất yêu thương mẹ vì mẹ là tất cả, mẹ là duy nhất đối với bạn.
-Lần 3: Cô hát kết hợp động tác minh họa.
-Lần 4: Cô mở băng đĩa có ghi bài hát “Chỉ có một trên đời” và cùng với trẻ hưởng ứng theo giai điệu của bài hát
* NDKH:Ôn VĐ:Cái mũi
- Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Cái mũi” và hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả bài vừa được nghe.
- Tổ chức cho cả lớp hát cùng cô 1lần.
(cô chú ý sửa sai cho trẻ).
-Cô tổ chức hát và vận động minh họa
+ Cả lướp hát và vận động 1 lần.
+ Luân phiên từng tổ hát và vận động- > Trẻ còn lại nhận xét bạn hát - > Cô nhận xét
+ Nhóm (3-4 trẻ) -> Các bạn nhận xét bạn hát
+ Cá nhân trẻ lên hát +vận động.
- Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài hát vừa ôn và cho cả lớp hát +VĐ lại 1 lần.
3.Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, động viên khen ngợi trẻ và chuyển hoạt động.
Thứ 3
16-10
2018
Thể dục:
Bò thấp
TC: Trời nắng trời mưa
*Kiến thức:
- Trẻ biết bò thấp bằng bàn tay và cẳng chân, biết phối hợp nhịp nhàng tay nọ chân kia.
- Trẻ biết chơi trò chơi : Trời nắng trời mưa
*Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng bò bò bằng tay và cẳng chân nhịp nhàng tay nọ chân kia
- Trẻ chơi đúng luật của trò chơi. Thông qua trò chơi phát triển phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Trẻ biết vâng lời cô chăm tập thể dục
* Đồ dùng của cô
- Đàn : “ Đoàn tàu nhỏ xíu « , « Trời nắng trời mưa »
- Sơ đồ :
x x x x x x
x
x
x x x x x x
1.ổn định tổ chức:
Cô giới thiệu về buổi tập
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ :
a. KĐ : Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân về đội hình 2 hàng ngang.
b. Trọng động : * BTPTC :
-Tay : 2 tay làm cá vàng bơi (4 L x 2 N)
- Thân : cúi gập về phía trước(4 |L x 2 N)
- Chân : Nhấc chân đặt xuống(6 L x 2 N)
- Bật : Bật tại chỗ ( 4 lần x 2nhịp)
* VĐCB : Bò thấp
- Cô giới thệu tên bài tập và làm mẫu 2 lần:
+ Lần 1 : Cô làm mẫu không phân tích.
_ Lần 2 : Cô làm mẫu kết hợp phân tích :
Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh ‘ chuẩn bị ‘Cô đặt 2 bàn tay sát vach xuất phát, 2 cảng chân sát sàn. Khi có hiệu lệnh “ bò”cô đua tay phải đặt về phía trước đồng thời chân trái cô nhắc lên đặt lên phía trước, cứ như thế tay nọ chân kia cô bò về đích, sau đó cô đi về cuối hàng đứng.
- Gọi 1 trẻ lên tập thử, cô cho trẻ nhận xét
- Tổ chức cho cháu tập 2 lần :
+ Lần 1 : 2 trẻ ở 2 hàng lên tập.
+ Lần 2 : 2 tổ thi đua
-> Trong quá trình trẻ tập cô bao quát trẻ và động viên trẻ tập.
- Củng cố : Cô hỏi trẻ lại tên bài tập và gọi 1 trẻ tập tốt lên tập lại.
* TC : TRời nắng trời mưa
- Cô giới thiệu tên TC, cách chơi, luật chơi
-> Cô chơi mẫu. Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
c. Hồi tĩnh : Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp hít thở nhạ nhàng
3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học.
Thứ 4
17-10
2018
LQVT
Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được hình vuông tròn , chữ nhật, tam giác.( Đường bao )
- Phát hiện những đồ vật có cùng dấu hiệu chung
- Biết tìm các đồ dùng, đồ chơi có cùng dấu hiệu
2. Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt nhanh hình vuông, hình tròn, tam giác , chữ nhật.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát phán đoán hình học thông qua trò chơi
3.Thái độ:
Chú ý lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
*Đồ dùng của cô:
- 3 hình vuông, 3 hình tròn có màu sắc hình dạng khác nhau.
- Hình rô bốt
- bảng gắn lô tô
- Đàn.
Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ có- 3 hình vuông, 3 hình tròn có màu sắc hình dạng khác nhau.
- Các đồ vật có hình dạng để xung quanh lớp cho trẻ quan sát và nhận xét.
1.Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát bài: “ Tai, mồm,mũi, mắt” - > Dẫn dắt vào bài.
2.Nội dung chính:
*Ôn nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hình,tam giác:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Trốn cô”
- Cô đưa 2 bạn rô bốt ra cho trẻ nhận xét- >Bạn Rô bốt được tạo ra từ các hình học mà các con đã được biết rồi, cô cho trẻ kể tên!
- Cô lần lượt chỉ vào các bộ phận của rô bốt và hỏi trẻ hình gì.( cô cho trẻ nói tên hình, cả lớp đọc to tên hình)
- Cho một vài trẻ lên chỉ theo yêu cầu của cô.
=> Cô chốt lại tên các hình học. Các con rất giỏi, 2 bạn rô bốt tặng cho cả lớp mỗi bạn một rổ đồ chơi.
Trò chơi 1: Thi giơ nhanh giơ đúng
+ Các con hãy nhìn vào trong rổ xem có những gì?
- Cô cho trẻ giơ nhanh tên hình theo yêu cầu của cô.
- Cô nói đặc điểm hình trẻ nhặt giơ lên và đọc to tên hình.
Trò chơi 2: Ai tinh mắt
- Cô cho cả lớp cùng quan sát và tìm xung quanh lớp có những đồ dùng đồ chơi nào có hình dạng giống cô yêu cầu.
Trò chơi 3: Bé nào khéo
L1: Các con hãy đi vào siêu thị và chọn tất cả đồ dùng có dạng hình tròn, hình vuông.
L2: Các con hãy đi vào siêu thị và chọn cho cô tất cả đồ dùng có dạng hình tam giác, hình chữ nhật. Cô cho 2 tổ đi 1 lượt.
( Cô có thể gợi ý cho trẻ nếu trẻ không biết)
- Cô cho trẻ chơi trò chơi đội nào tìm được nhiều thì đội đó chiến thắng.
3. Kết thúc tiết học:
Cho trẻ hát bài “Tay thơm tay ngoan”
Thứ 5
18-10
2018
Văn học:
Truyện: Bông hoa cúc trắng.
*Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện tên các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung của câu chuyện nói về lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với mẹ của mình.
*Kỹ năng
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu.
- Rèn cho trẻ trả lời đủ câu, đủ ý
- Phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ tư duy có chủ định.
*Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Trẻ biết yêu thương và kính trọng những người phụ nữ quanh trẻ.
* Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa truyện.
- Que chỉ
-Bông hoa cúc màu trắng.
-Đĩa truyện “Bông hoa cúc trắng”
-Đàn organ ghi bài hát “Múa cho mẹ xem”.
* Đồ dùng của cháu
Đủ ghế cho trẻ ngồi hình chữ u
1.Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ xem bông hoa cúc màu trắng và hỏi trẻ có biết câu truyện nào liên quan tới bông hoa cúc này không?
2 Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ:
- Cô giới thiệu tên truyện và kể cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Cô kể không kèm tranh, kể kết hợp cử chỉ điệu bộ, trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô. Kể xong cô hỏi trẻ tên truyện?
+ Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa, trẻ ngồi đội hình chữ U
* Đàm thoại và trích dẫn:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Khi mẹ bị ốm, mẹ đã nói gì với cô bé?
- Nghe mẹ nói như vậy thì thái độ của cô bé như thế nào?(Trích “Nghe mẹ nóicủa mình”)
- Khi ông tiên tới khám cho mẹ thì ông đã nói gì?(Trích “Bên ngoài trơi nâng niu trên tay”)
-Khi hái được bông hoa tâm trạng của cô bé như thế nào? Cô đã nghĩ gì?
- Khi đếm được bông hoa chỉ có ít cánh cô bé đã làm gì?
(Trích “suy nghĩ một lát hiếu thảo”)
- Vậy bây giờ khi nhìn thấy bông hoa cúc trắng con nghĩ tới điều gì? Khi mẹ ốm con sẽ làm gì?
-> GD: Trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ. Luôn luôn yêu quý và kính trọng mẹ của mình.
-Lần 3: Cô cho trẻ xem đĩa truyện “Bông hoa cúc trắng”
3. Kết thúc: Nhận xét giờ học
Thứ 6
19-10
2018
Tạo hình:
Dán trang trí bưu thiếp tặng mẹ
(Đề tài)
1. Kiến thức:
-Trẻ biết cách sắp xếp và dán trang trí bưu thiếp.
- Dạy trẻ biết nhận xét bài của mình, của bạn.
2. Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng bôi hồ,dán.
-Trẻ biết sử dụng các họa tiết khác nhau để dán.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
-Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra.
*Đồ dùng của cô:
- 3 bưu thiếp mẫu của cô
-Đàn organ ghi bài hát “ Cô và mẹ”
*Đồ dùng của trẻ:
-Vở tạo hình
-Bút màu
1. ÔĐTC: Cô cho trẻ hát bài “Cô và mẹ”và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
2. Phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ.
a. Quan sát và đàm thoại:
+ Cô có bức gì đây?
+ Chiếc bưu thiếp này được trang trí bằng những hình gì?
+ Các hình được sắp xếp như thế nào?
+ Để trang trí được cái bưu thiếp đầu tiên cô phải làm gì?( Sắp xếp các hình, bôi hồ và dán )
b.Hỏi ý tưởng trẻ: con thích trang trí bưu thiếp như thế nào?
- Con phải làm gì?tiếp theo con làm gì? Cô cho trẻ nhắc lại trẻ cách sắp xếp, cầm hình và bôi hồ để dán.
Cô khái quát lại ;Đầu tiên cô chon và sắp xếp các hình sao cho phù hợp và thích theo ý của cô, sau đó cô dùng ngón tay trỏ bôi hồ vào mặt sau của hình và dán để trang trí cho bưu thiếp. Cô dán và trang trí đến khi hoàn thiện.
c. Trẻ thực hiện: Cô bật nhạc không lời
- Đối với trẻ yếu: Cô hướng dẫn lại bằng lời giúp trẻ dán.
- Đối với trẻ khá: Cô kuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm có sáng tạo.
d. Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ mang bài lên treo. Cho trẻ nhận xét bài của mình, của bạn. Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? bạn dán ntn?... Cô nhận xét chung.
3. Kết thúc: trẻ chơi trò chơi về những ngón tay và chuyển hoạt động.
Kế hoạch Tuần 4: Bé với đồ dùng bản thân (Từ ngày 22/10 đến 26/10/2018)
Cô giáo: Đoàn Thị Hoàng Yến
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 2
22-10
2018
Âm nhạc:
TT:DVĐ : Chiếc khăn tay
KH:TC: Tai ai tinh
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, nhớ được động tác minh họa cho bài hát.
-Trẻ nhớ trên trò chơi biết các chơi trò chơi.
* Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng khéo léo khi thực hiện động tác minh họa.
Trẻ trẻ hát đúng giai điệu và vận động đúng các động tác theo nhạc của bài hát
- Trẻ chơi đúng luật của trò chơi, thông qua TC phát triên tai nghe cho tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai soan thang 10 nam hoc 20182019_12441147.doc