Luyện tập:
-TC1: Chơi theo yêu cầu của cô
+ Cô vỗ tay trẻ nói số tiếng vỗ.
+ Cô giơ thẻ số trẻ vỗ số tiếng tương ứng.
-TC2: Tìm nhà:
+Cô phổ biến cách chơi: cô có 3 ngôi nhà có gắn 7,8,9 chấm tròn, mỗi trẻ có 1 thẻ số (7,8,9). cô và các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì các con phải tìm về ngôi nhà có số chấm tròn tương ứng với thẻ số của mình.
+Luật chơi : bạn nào tìm nhầm thì phải nhảy lò cò về nhà của mình.
+Cô tổ chức cho trẻ chơi , cô quan sát trẻ sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
-TC3: Cho trẻ về bàn: tô màu nhóm có số lượng 9, tô mầu số 9 in rỗng.
52 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 2 lứa tuổi mgl 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n)
2.Dạy trẻ đếm đến 9. Nhận biết nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9.(trẻ ngồi 6 hàng ngang)
- Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi
- Yêu cầu trẻ xếp tất cả đôi giầy theo hàng ngang
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1 8 đôi tất.
- Sau đó đếm nhóm tất, nhóm giầy hỏi trẻ có NX gì về số lượng của 2 nhóm.(Trẻ phát hiện nhóm giầy nhiều hơn nhóm tất là 1,nhóm tất ít hơn nhóm giầy là 1).
- Muốn cho nhóm tất bằng nhóm giày ta phải làm TN?
- Cho trẻ xếp thêm 1 đôi tất, kiểm tra lại cả 2 nhóm thấy đều có SL bằng nhau,bằng 9.
- Cô nói: để biểu thị nhóm có số lượng bằng nhau là 9 cô có thẻ số 9.
- Hỏi trẻ cấu tạo thẻ số 9.
-Cô giới thiệu cấu tạo số 9 rồi cho cả lớp, tổ nhóm ,cá nhân trẻ đọc: số 9
-Cô cho trẻ vừa đếm vừa cất dần 2 nhóm, cất thẻ số 9.
3.Luyện tập:
-TC1: Chơi theo yêu cầu của cô
+ Cô vỗ tay trẻ nói số tiếng vỗ.
+ Cô giơ thẻ số trẻ vỗ số tiếng tương ứng.
-TC2: Tìm nhà:
+Cô phổ biến cách chơi: cô có 3 ngôi nhà có gắn 7,8,9 chấm tròn, mỗi trẻ có 1 thẻ số (7,8,9). cô và các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì các con phải tìm về ngôi nhà có số chấm tròn tương ứng với thẻ số của mình.
+Luật chơi : bạn nào tìm nhầm thì phải nhảy lò cò về nhà của mình.
+Cô tổ chức cho trẻ chơi , cô quan sát trẻ sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
-TC3: Cho trẻ về bàn: tô màu nhóm có số lượng 9, tô mầu số 9 in rỗng.
III.Kết thúc: Củng cố tuyên dương trẻ
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 Ngày 01 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình:
Vẽ vườn cây ăn quả (ĐT)
1.Kiến thức:
-Trẻ biết về cây, biết cấu tạo các phần của cây.
-Biết kết hợp các hình, các nét cơ bản để vẽ cây ăn quả.
2.Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, kỹ năng tô mầu và vẽ.
-Rèn kỹ năng bố cục tranh.
3.Thái độ
Trẻ hứng thú vào h/đ.
Biết trồng, chăm sóc các loại cây.
1.Đồ dùng của cô:
-3-4 bức tranh vẽ về vườn cây ăn quả, giá trưng bày sản phẩm
2.Của trẻ:
Giấy vẽ, bút mầu, màu nước, đất nặn, lá cây, bàn ghế đúng quy cách
I.Ổn định tổ chức( Trẻ xúm xít quanh cô)
-Cô cho trẻ hát bài em yêu cây xanh.
Hỏi trẻ: Bài hát nói đến điều gi?
-Trồng cây có lợi ích gì?...
-Dẫn dắt trẻ vào bài.
II.Phương pháp, hình thức tổ chức:
1.Quan sát đàm thoại: ( Trẻ ngồi hình u)
-Cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh về vườn cây ăn quả trên màn hình tivi, hỏi trẻ về tên gọi, lợi ích.
-Cô cho trẻ cầm tranh quan sát các bức tranh mà cô đã chuẩn bị và sau đó cho trẻ nói lên bố cục, mầu sắc của từng tranh.
-Hỏi trẻ ý tưởng định vẽ gì ? Có bạn nào muốn thực hiện theo nhóm không ?
2.Trẻ thực hiện :(Trẻ về bàn ngồi theo nhóm)
-Hỏi trẻ khi làm bài phải ngồi như thế nào ?
-Cách cầm bút ra sao ?
-Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút để vẽ.
Trẻ thực hiện cô bao quát đến từng nhóm động viên hướng dẫn khi trẻ còn lúng túng.
3.Nhận xét sản phẩm :
-Cô cho trẻ mang s/p lên trưng bày
-Cho trẻ NX sản phẩm đẹp của bạn, trẻ tự nói lên sản phẩm của mình.
-Cô bổ xung ý kiến khen ngợi trẻ.
III.Kết thúc :
- Củng cố bài. Cô nx tuyên dương, giáo dục trẻ
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 Ngày 02 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPKH: trò chuyện, tìm hiểu về một số loại cây: Cây mít, cây xà cừ, cây hoa hồng.
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm của các loại cây, nhận ra điểm giống và khác nhau của cây, biết lợi ích của cây đối với đ/ s con người.
- Nhớ tên trò chơi và biết cách chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, KN so sánh phân biệt
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3.Thái độ:
-GD trẻ có t/độ yêu quý các loại cây và biêt ơn những người trồng cây.trẻ hào hứng tham gia HĐ
1. Của cô: hình ảnh một số loại cây.
2. của trẻ:
- Lô tô các loại cây.
- Giấy vẽ bút màu, bàn ghế
1. Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài : “ Em yêu cây xanh”
-Trò chuyện về bài hát
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trẻ ngồi hình U
a. Phần 1: Trò chuyện, tìm hiểu về các loại cây:
- Cô mời trẻ kể về một số loại cây mà trẻ biết
*Cho trẻ quan sát cây Mít (cây ăn quả)
- Cô đặt câu hỏi như :
+ Con biết gì về cây mít?
+ Cây Mít là cây có thân mềm hay cứng ?
+ Mít là cây cho gì ?
Cô chốt: Cây Mít có thân cao, to, có nhiều cành, có quả, cây Mít là cây vừa cho gỗ, vừa cho quả, cho bóng mát
*Cho trẻ quan sát cây xà cừ (cây cho bóng mát).
-Trẻ cũng nêu nhận xét về cây như hình dáng, tác dụng của cây
- Cô nói cho trẻ biết về tác dụng của cây đôí với đời sống con người
* Cây hoa hồng cô làm tương tự
* Mở rộng: cho trẻ quan sát thêm một số loại cây khác.
b. Phần 2 .So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các loại cây
- Cho trẻ nêu lên những đặc điểm giống và khác nhau của chúng
- Cô bổ sung ý kiến của trẻ.
c. Trò chơi luyện tập:
- TC1: ai thông minh nhất
+ Cô chia lớp làm 3 đội, cô đưa ra yêu càu 3 đội phải lên tìm lô tô gắn lên bảng theo yêu cầu của cô.
+ Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
+ Đội nào thắng được thưởng một bông hoa màu đỏ.
- TC2: cho trẻ về bàn vẽ các loại cây mà trẻ thích
3. Kết thúc: cô GD, NX tuyên dương, chuyển HĐ.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
TUẦN II
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 05 tháng 2 năm 2018
Tên HĐhọc
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPKH:
“Trò chuyện, tìm hiểu về ngày tết cổ truyền
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tết cổ truyền dân tộc vào cuối năm.
-Trẻ biết trong ngày tết có những phong tục gì, món ăn gì..
- Biết tên, cách chơi TC
2.Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân biệt và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng chơi Tc.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng phong tục tryền thống của dân tộc.
- Trẻ hào hứng trong giờ học.
1.Đồ dùng của cô:
Phòng học gọn gàng sạch sẽ, tranh ảnh về ngày tết, nhạc bài hát “ sắp đến tết rồi”
2.Đồ dùng của trẻ:
Giấy, sáp màu, đất nặn, lá cây.
1.Ổn định tổ chức:
Cô cùng trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”.Trò chuyện về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi hình U)
* Trò chuyện, tìm hiểu về ngày tết cổ truyền:
- Cô cho trẻ kể về ngày tết cổ truyền mà trẻ đã được biết.
- Gia đình các con thường làm gì để đón tết nào?
- Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về cảnh ngày tết và trò chuyện:
+ Con đã nhìn thấy gì trong bức tranh?
+ Con thấy mọi người đang làm gì đấy?
+ Con thường được bố, mẹ cho đi chơi ở những đâu?
+ Khi đến chúc tết ông bà con thường được ông, bà chúc con NTN?
=>GD trẻ: các con ạ! Ngày tết cổ truyền của chúng ta thường có vào mùa xuân, trong ngày tết mọi người đều dành cho nhau những lời chúc sức khỏe nhất đên tất cả mọi người, đặc biệt cứ tết đến là tất cả mọi người đều thêm một tuổi đấy các con ạ!
* So sánh phân biệt:
- Cô mời trẻ nêu ý kiến xem ngày Tết có gì khác so với ngày thường:
+ Những hoạt động thường diễn ra.
+ Hoạt động của trẻ.
+ Những gì mới trong gia đình trẻ.
=> Cô bổ sung ý kiến của trẻ
* Trò chơi củng cố:
- Cô cho trẻ về bàn ngồi theo nhóm tập vẽ hoa , nặn các loại bánh thường có trong ngày tết cổ truyền
-Giáo dục trẻ phải biết yêu quí , tôn trọng ngày tết cổ truyền.
3.Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 06 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chữ cái:
Làm quen chữ cái l,m,n
1.Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái l,m,n qua tiếng và từ.
-Biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái l,m,n
-Biết tên, cách chơi các trò chơi.
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng phát âm chuẩn,kỹ năng so sánh phân biệt.
- Rèn kỹ năng chơi TC
3.Thái độ:
-Trẻ hào hứng trong giờ học.
.
1.Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử.
-3 ngôi nhà có gắn các chữ cái l,m,n
2.Của trẻ:
-Một rổ đồ dùng gồm 3 chữ cái l,m,n
-Mỗi trẻ 1 lô tô có chứa chữ cái l,m,ncho trẻ chơi trò chơi.
-Sách Bé tô bé vẽ.
I.Ổn định tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô).
- Cô và trẻ hát bài “sắp đến tết rồi”
- Hỏi trẻ: bài hát nói về điều gì? Ngày tết các con được đi đâu? Con hãy kể một số món ăn có trong ngày tết?...
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
II.Phương pháp, hình thức tổ chức:(Trẻ ngồi chữ u).
1.Làm quen nhóm chữ l,m,n:
*Làm quen chữ l:
Cô đọc câu đố: “ Chiếc kèn nhỏ
Trắng trắng tinh
Nhụy xinh xinh
Thơm thơm ngát
Là con gì?
-Cô mở hình ảnh “Hoa ly” cho trẻ đọc từ dưới hình ảnh.
- Hỏi trẻ trong từ có mấy chữ cái? Chữ cái ở vị trí thứ 4 là chữ cái gì? Vì sao con biết?
-Cô giới thiệu chữ l và phát âm chữ l 2-3 lần
-Cho trẻ phát âm chữ l tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
-Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ l.
-Cô nêu cấu tạo chữ l: gồm 1 nét sổ thẳng
-Cô giới thiệu chữ l ở 3 dạng chữ in thường, in hoa, viết thường.
*Làm quen chữ cái m,n cô tiến hành các bước tương tự với từ “Hoa mai” , “Hoa hồng”.
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 chữ cái.
-Cô cho trẻ nêu nhận xét trước.
-Cô khái quát lại 3 chữ cái giống nhau đều là chữ cái và đều có 1 nét sổ thẳng, khác nhau m có 2 nét móc xuôi, n có 1 nét móc xuôi ,
3. Luyện tập:
-TC1: “Tìm chữ cái theo hiệu lệnh”:
+Cô nói tên chữ trẻ chọn chữ giơ lên, phát âm tên chữ cái.
+Cô nói đặc điểm trẻ chọn chữ cái.
-TC2: “Tìm nhà”.
+ Hỏi trẻ cách chơi trò chơi tìm nhà.
+ Cô nhắc lại cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà gắn các chữ cái l,m,n. Cô cho trẻ cầm lô tô có chứa chữ cái l,m,n vừa đi và hát khi có hiệu lênh trẻ tìm về nhà có chữ cái giống với lô tô của mình.,bạn tìm nhầm thì phải nhảy lò cò về nhà của mình .
+Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi thẻ cho nhau
-TC3: Thực hiện sách:
+ Cho trẻ về bàn ngồi học sách bé tô bé vẽ trang 15.
III. Kết thúc:Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động khác
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 7 tháng 2 năm 2018
Tên HĐ học
MĐ-YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVH: Kể truyện “Quả bầu tiên”
1. Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật, hiểu nội dung truyện.
- Trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật, tính cách: Em bé ngây thơ có lòng yêu thương động vật; lão nhà giàu tham lam độc ác.
2. Kỹ năng:
- Nghe và hiểu ngôn ngữ trong câu truyện, đối thoại giữa các nhân vật
-Rèn kỹ năng diễn đạt rõ ràng nói câu đủ ý. Bộc lộ cảm xúc với các nhân vật và tình huống trong truyện.
3.Thái độ:
-GD trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học,biết làm việc tốt
1.Đồ dùng của cô:
Tranh minh họa truyện. Video truyện
2. Đồ dùng của trẻ: Không có
1.Ổn định tổ chức:
- Hát bài “Ra chơi vườn hoa”
- Trò chuyện về nội dung bài hát, dẫn dắt vào bài.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu truyện “Quả bầu tiên” – truyện cổ Việt Nam.
- Cô kể truyện “Qủa bầu tiên” cho trẻ nghe lần 1 bằng lời
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh họa, hỏi trẻ tên truyện, phỏng theo truyện gì? trong truyện có những nhân vật nào.
* Đàm thoại, trích dẫn theo nội dung truyện :
-Cậu bé đã làm gì khi cáo vồ chim én?
-Làm thế nào mà cậu bé chữa khỏi đôi cánh của chim én?
-Khi mùa đông tới từng đàn chim én bay về phương nam để tránh rét cậu đã làm gì với chú chim én nhỏ?
-Mùa xuân ấm áp trở về chim én đã mang gì về cho cậu bé?
-Cậu đã làm gì với hạt bầu đó?
-Khi bổ quà bầu ra cậu đã thấy gì trong quả bầu?
-Nghe được chuyện ấy lão nhà giầu đã làm gì với chú én nhỏ?
-Chim én cũng mang gì về cho lão?
-Lão đã làm gì với quả bầu ?
-Khi lão bổ quả bầu thì chuyện gì đã sảy ra? tại sao?
-Thông qua chuyện các con thấy ai là người tốt bụng? người tốt thì được hưởng cái gì, còn người xấu thì bị sao? Con học tập nhân vật nào trong câu truyện, giáo dục trẻ qua nội dung câu truyện.
- Cô cho trẻ xem lại truyện qua màn ảnh nhỏ
- Cô kể lại chuyện cô là người dẫn chuyện, trẻ kể tiếp lời cô (cô chú ý đến ngữ điệu, giọng điệu.
3. KẾT THÚC: cô nhận xét tuyên dương, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 Ngày 08 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT:
Số 9
(Tiết 2)
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tạo nhóm, thêm bớt, nhận ra mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9
- Biết tên, cách chơi, luật chơi các trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm, thêm, bớt trong phạm vi 9.
- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3. Thái độ: .
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở đẹp.
1.Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- 3 ngôi nhà có gắn 1(2,3) chấm tròn.
- 1 rổ gồm: 9 đôi giầy, 9 đôi tất, thẻ số từ 1-9.
2. Đồ dùng của trẻ:
-1 rổ đồ dùng giống của cô kích thước nhỏ hơn.
- 2 bảng có gắn các nhóm hoa có số lượng 1,2,3.
- Mỗi trẻ 1 thẻ có 8,7,6 chấm tròn
I.Ổn định tổ chức: (Cho trẻ ngồi quanh cô).
- Cô và trẻ hát bài “ra chơi vườn hoa”. Hỏi trẻ bài hát nói về điều gì?...Dẫn dắt trẻ vào bài.
II. Phương pháp hình thức tổ chức:
1.Ôn tập nhận biết nhóm số lượng 7,8,9:(trẻ ngồi hình chữ U).
- Cho nhìn lên màn hình đếm các nhóm con vật tương ứng với số mấy.(3 nhóm) . Hỏi trẻ cấu tạo số 7,8,9.
2. Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9, tạo nhóm có số lượng 9.(Trẻ ngồi 6 hàng ngang).
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi, yêu cầu trẻ xếp 9 đôi giầy theo hàng ngang từ trái sang phải.
- Cho trẻ xếp tương ứng 1-1 8 đôi tất.
- Cho trẻ đếm số đôi tất và gắn thẻ số tương ứng, đếm số đôi giầy và gắn thẻ số.
- Hỏi trẻ có nhận xét gì về số giầy và số tất. muốn số tất bằng số giầy ta phải làm thế nào? ( Thêm một đôi tất nữa)
- Cho trẻ đếm số đôi tất. hỏi trẻ số giầy và số tất như thế nào? Phải gắn số mấy cho hai nhóm này?
- Cho trẻ đọc kết quả: 8 thêm một bằng 9.
- Cho trẻ cất đi hai đôi tất, hỏi trẻ còn mấy đôi tất đếm và gắn thẻ số tương ứng, đọc kết quả 9 bớt 2 còn 7. muốn số tất bằng số giầy làm thế nào?
- Cho trẻ xếp thêm hai đôi tất nữa, cho trẻ đếm số đôi tất, hỏi trẻ phải gắn thẻ số mấy cho hai nhóm này?. đọc kết quả: 7 thêm hai bằng 9.
- Cứ như thế cho trẻ them bớt tạo nhóm trong phạm vi 9.
3. Luyện tập:
- Trò chơi 1: Tai ai tinh:
+ Cô vỗ tay trẻ nhẩm đếm và vỗ thêm nếu chưa đủ 9 tiếng
- Trò chơi 2: Tìm nhà.
+ Cách chơi: Mỗi trẻ có một thẻ chấm tròn, cô và trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà, trẻ phải tìm về ngôi nhà có số chấm tròn mà khi thêm vào thẻ chấm tròn của trẻ phải có kết quả là 9 chấm tròn.
+ Luật chơi: trẻ nào tìm nhầm thì phải nhẩy lò cò về ngôi nhà của mình.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả và cho trẻ đổi thẻ số cho nhau.
- Trò chơi 3: Nhanh tay- tinh mắt
+ Cô chia lớp làm 2 đội. trên bảng cô đã chuẩn bị 2 cái bảng có các nhóm hoa, nhiệm vụ của mỗi đội lên tìm và gắn thêm đúng các loại hoa đó cho đủ số lượng 9.
III. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 Ngày 09 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
TH: Xé dán hoa lá (ĐT)
1.Kiến thức:
-Trẻ biết hình dáng cấu tạo của hoa, lá.
-Biết gấp giấy, xé theo hình vòng cung thành bông hoa, lá.
- Biết kết hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau dể tạo thành bức tranh.
2.Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, kỹ năng xé, phết hồ và dán.
- Kỹ năng bố cục tranh.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú vào h/đ.
- Vui thích khi đón tết.
1.Đồ dùng của cô: hình ảnh các loại hoa
-3 -4 bức tranh xé dán về các loại hoa, giá trưng bày sản phẩm
2.Của trẻ:
Giấy A4, giấy mầu, hồ dán, lá cây, bàn ghế đúng quy cách.
I.Ổn định tổ chức: (Trẻ ngồi xúm xít bên cô)
- Cho trẻ hát múa bài “Ra chơi vườn hoa” hỏi trẻ:
- Chúng mình vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về điều gì ?
Dẫn dắt trẻ vào bài.
II.Phương pháp, hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô, ngồi vào bàn theo nhóm).
1.Quan sát đàm thoại :
-Cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh về các loại hoa trên màn hình tivi, hỏi trẻ về tên gọi, đặc điểm của hoa.
-Cô cho trẻ cầm tranh quan sát các bức tranh xé dán về hoa mà cô đã chuẩn bị và sau đó đàm thoại với trẻ về bố cục, mầu sắc của từng tranh.
- Hỏi trẻ ý tưởng định xé gì ? Có bạn nào muốn thực hiện theo nhóm không ?
2. Trẻ thực hiện :
-Cho trẻ có chung ý tưởng thực hiện theo nhóm về cùng một nhóm thực hiện..
-Hỏi trẻ khi làm bài phải ngồi ntn? Cách phết hồ và xé dán ra sao?
-Cô nhắc trẻ cách tư thế ngồi, cách cầm giấy để xé, cách phết hồ và dán.
-Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ đến từng nhóm động viên khuyến khích trẻ.
3.Trưng bày sản phẩm:
Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày, cho trẻ NX sản phẩm đẹp, trẻ tự nói SP của mình
III.Kết thúc : - Cô nx tuyên dương, giáo dục trẻ.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
TUẦN III
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 Ngày 19 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục
VĐCB:
Đi đập và bắt được bóng nẩy 4-5 lần liên tiếp.
TCVĐ: Nhẩy bao bố
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài tập, tên trò chơi.
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng để đi đập và bắt được bóng nẩy 4-5 lần liên tiếp.
-Nắm vững cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động.
2.Kỹ năng:
- Có kỹ năng đập và bắt được bóng nẩy 4-5 lần liên tiếp nhịp nhàng.
-Rèn kỹ năng khéo léo dùng sức mạnh của tay để đập và bắt bóng và kỹ năng phối hợp với bạn khi chơi trò chơi.
- Thực hiện đúng cách chơi, luật chơi.
3.Thái độ:
-Trẻ thích tập thể dục, có ý thức rèn luyện sức khỏe.
-Trẻ tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động.
-Tôn trọng luật chơi, hợp tác đoàn kết với bạn.
1. Đồ dùng của cô:
-4 quả bóng nhựa to.
Trang phục gọn gàng.
2. Đồ dùng của trẻ:
-Hoa thể dục đủ cho mỗi trẻ
-2 bao tải, 2 vệch xuất phát và đích, 2 ống cắm hoa, 30 bông hoa.
I.Ổn định tổ chức: ( Trẻ xúm xít quanh cô)
- Cô trao đổi với trẻ: Muốn cho cở thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
- Tập thể dục thể thao có lợi ích gì?
II.Phương pháp, hình thức tổ chức:
1.Khởi động: Cô bật nhạc bài đoàn tàu nhỏ xíu cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân như đi bằng ngón chân, gót chân, đi nhanh , đi chậm 1-2 vòng khi hết nhạc cô cho trẻ về xếp thành 2 hàng dọc,điểm số 1-2 đến hết rồi chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều để tập BTPTC.
2.Trọng động (4 hàng ngang)
a. BTPTC: Tập với hoa : Cô đứng trước trẻ trước mỗi động tác cô phân tích và cùng tập với trẻ.
+Tay : 2 tay đưa ra trước, lên cao ( 3 lần x 8 nhịp )
+Bụng : 2 tay đưa lên cao, cúi người xuống đầu ngón tay chạm đầu ngón chân ( 2 lần X 8 nhịp ).
+Chân: 2 tay lên cao, khuỵu gối ( 3lần x 8 nhịp)
+Bật : 2 tay đưa trước , chân bật tách chụm đứng thẳng ( 2lần x 8 nhịp)
b. VĐCB: Đi đâp và bắt được bóng nẩy 4-5 lần liên tiếp. (Trẻ đứng hai hàng ngang quay mặt vào nhau)
- Cho trẻ dồn thành hai hang ngang cách nhau 4-5m ở giữa xếp sơ đồ bài tập.
-Cho trẻ quan sát sơ đồ bài tập phán đoán tên bài tập.
- Cô giới thiệu bài tập VĐCB .
- Mời 1-2 trẻ lên tập, hỏi trẻ cách thực hiện.
+ Cô làm mẫu lần đầu không giải thích,
+ Lần 2: Phân tích động tác: Đứng tự nhiên trước vạch kẻ,2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô cầm bóng hai tay cầm nửa trái bóng vừa đi vừa đập bóng xuống sàn và đón bắt bóng của thế làm 4-5 lần liên tiếp rồi mang bóng để vào rổ và đi về cuối hàng.
*Trẻ thực hiên:
-Cô lần lượt cho trẻ ở 2 hàng lên thực hiện.
-Cho 2 tổ thi đua xem tổ nào thực hiện hết lượt trước.
-Lần 3 cô cho trẻ tập theo khả năng với hơn 5 lần liên tiếp.
(Trong quá trình trẻ tập cô bao quát, sửa sai giúp trẻ thực hiện tốt bài tập).
c.Trò chơi vận động: nhẩy bao bố
-Cô cho trẻ quan sát dụng cụ phán đoán tên trò chơi, cô giới thiệu tên trò chơi: “Nhẩy bao bố”. Hỏi trẻ cách chơi
-Cô giới thiệu lại cách chơi: cô chia lớp làm 2 đội bạn ở đầu hàng mỗi đội lên cho chân bào bao bố sau đó cầm chặt miệng bao và nhẩy về đích và cắm 1 bông hoa vào lọ, sau đó về cuối hàng và lại đến bạn tiếp theo.
-Thời gian chơi được tính là một bản nhạc.
-Đội nào được nhiều hoa hơn đội đó giành chiến thắng.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
-Cô bao quát trẻ, động viên trẻ chơi đúng luật, kiểm tra kết quả, khen ngợi trẻ.
-Cô hỏi trẻ tên bài tập, tên trò chơi.Cô nhắc lại tên bài tập, tên trò chơi.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
III. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển H/Đ.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 Ngày 20 tháng 2 năm 2018
Tên HĐ học
MĐ-YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
-NDTT Nghe hát “Lý cây bông”
-NDKH:
+ Dậy vỗ tay theo tiết tấu chậm: sắp đến tết rối
+ TC: ô của bí mật
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài “Lý cây bông”, “sắp đến tết rồi”.
-Nghe trọn vẹn bài hát “Lý cây bông”.
- Trẻ thuộc bài hát “sắp đến tết rồi”, hiểu nội dung bài hát.
- Biết tên, cách chơi trò chơi ô của bí mật.
2.Kỹ năng:
-Có kỹ năng cảm thụ âm nhạc.
-Hát đúng giai điệu bài hát và biết thể hiện tình cảm vui tươi hồn nhiên của mình khi hát.
3.Thái độ:
-Trẻ hứng thú vào h/đ.
- Biết yêu quý chăm sóc cây xanh
1.Đồ dùng của cô :
-Phòng học gọn gàng, sạch sẽ.
- Nhạc bài “Lý cây bông, sắp đến tết rồi”
- Hình ảnh trong các ô của bí mật.
2.Của trẻ :
Không có.
I .Ổn định tổ chức : (Trẻ ngồi quanh cô).
Cô đọc câu đố: Hoa gì nho nhỏ
Cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
Là hoa gì?
Ngoài hoa đó ra các con còn biết những loài hoa nào? ...
Dẫn dắt trẻ vào bài.
II.Phương pháp hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi hình chữ U).
1.Nghe hát: Lý cây Bông, dân ca Nam bộ:
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô hát lần 2 cho trẻ nghe có đệm nhạc. hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát.
- Cô giới thiệu nội dung, tính chất bài hát: Bài hát với giai điệu vui tươi nói về các loài hoa, mỗi loài có một mầu sắc khác nhau và mùi hương khác nhau.
- Lần 3: Cô mời cô phụ cùng hát kết hợp điệu bộ minh họa.
- Lần 4: Mời trẻ nghe bài hát qua video.
2. Dậy vỗ tay theo tiết tấu chậm “Sắp đến tết rồi”:
- Cô mở nhạc không lời bài hát “sắp đến tết rồi” cho trẻ nghe và hỏi trẻ đó là bài hát gì? do ai sáng tác?
=>Cô chốt: đó là bài hát “sắp đến tết rồi” nhạc và lời Hoàng Vân.
- Cô cho trẻ hát lại bài hát cùng cô 1-2 lần. (cô sửa giai điệu nếu trẻ hát chưa đúng).
- Vậy bạn nào cho cô biết để bài hát thêm sinh động hơn chúng mình có thể làm gì ? ( cô hỏi 2-3 trẻ)
- Theo các con vỗ tay theo tiết tấu chậm là như thế nào ?( 2-3 trẻ)
-Cô khái quát: vỗ tay theo tiết tấu chậm là cô vỗ vào 3 cái và mở ra 1 cái. Để biết vỗ tay theo tiết tấu chậm như thế nào cô mời chúng mình cùng chú ý quan sát cô thực hiện nhé
-Cô vừa hát vừa vỗ từ đầu cho đến hết bài.
-Cho cả lớp hát vỗ 2 lần, lần lượt mời các tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát vỗ (Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát sửa sai giúp trẻ thực hiện tốt yêu cầu)
3.Trò chơi : : “ô của bí mật”
-Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi.
-Cô giới thiệu cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm, mời từng nhóm lên chọn ô cửa, khi ô của mở ra vào hình ảnh nào thì các tổ phải đoán tên bài hát và lắc sắc xô giành quyền trả lời, đội nào có tín hiệu trả lời trước và hát đúng bài hát đó được lên gắn 1 bông hoa màu đỏ.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần. Khi trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi.
III. Kết thúc : cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển H/Đ.
Lưu ý
Chỉnh sửa hàng năm
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 21 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động học
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT:
Số 9 ( Tiết 3)
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 9.
- Biết chia nhóm có 9 đối tượng ra làm hai phần theo các cách.
- Biết tên, cách chơi, luật chơi các trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm, quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở đẹp.
1.Đồ dùng của cô:
- 1 rổ đồ dùng gồm 8 đôi giầy, các cặp số 1-7, 2-6, 3-5, 4-4.
- 2 bảng to, 2 rổ đựng đồ dùng để trẻ chơi trò chơi.
2. Đồ dùng của trẻ:
-1 rổ đồ dùng giống của cô kích thước nhỏ hơn.
- Vở bé làm quen với toán, bút chì, bút mầu.
I. Ôn định tổ chức: (Trẻ ngồi quanh cô).
- Cô và trẻ hát bài “quả”.
- Hỏi trẻ: Bài hát nói đến những loại quả gì? Ăn quả có lợi ích gì?.... Dẫn dắt trẻ vào bài.
II. Phương pháp, hình thức tổ chức:
1.Ôn tập số lượng trong phạm vi 9: (trẻ ngồi quanh cô)
- Cho trẻ chơi trò chơi “con số kỳ diệu”
- Trẻ vận động theo các cách khác nhau tương ứng với chữ số cô đua ra.
2. Dạy trẻ chia 9 đối tượng ra làm hai phần theo các cách. (trẻ ngồi 6 hàng ngang).
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng và đi chọn cho mình 9 đồ dùng giống nhau về chỗ ngồi, yêu cầu trẻ xếp 9 đồ dùng theo hàng ngang từ trái sang phải. cho trẻ đếm và đặt số tương ứng.
- Cho trẻ chia 9 đồ dùng làm hai phần theo ý thích.
- Hỏi trẻ : con chia như thế nào? (cô quan sát và gọi trẻ có cách chia 1 và 8). Một phần là 1 tương ứng với số mấy? một phần là 8 tương ứng với số mấy? cô gắn cặp số tương ứng lên bảng. ai có cách chia giống bạn?
- Tương tự với những trẻ có cách chia khác ( 2-7, 3-6,4-5).
- Hỏi trẻ có tất cả mấy cách chia?
- cô khái quát lại: có tất cả 4 cách chia 9 đối tượng ra làm hai phần (1-8, 2-7, 3-6, 4-5) nhưng khi gộp lại đều bằng 9
- Cô cho trẻ chia 9 đồ dùng làm hai phần theo yêu cầu và cho trẻ gắn thẻ số tương ứng.
3. Luyện tập:
-TC1: Ai tài giỏi
+ Cô chia lớp làm 2 đội, trước mỗi đội cô đặt 1 rổ đồ dùng, nhiệm vụ của 2 đội lên bảng gắn các nhóm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 5 tuoi Ke hoach thang 22018_12297178.docx