Kế hoạch lớp chồi - Tuần 2: Vui hội trăng rằm

I)Kết quả mong đợi

 -Trẻ biết nhào đất,chia đất, xoay tròn, ấn dẹt

-Biết tên một số loại bánh và cách nặn

-Biết giữ vệ sinh sạch sẽ

II) Chuẩn bị

-Bảng con, đất nặn, khăn lau

-Một só loại bánh

-Mẫu nặn của cô

-Bài hát ‘Chiếc đèn ông sao

 

docx27 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch lớp chồi - Tuần 2: Vui hội trăng rằm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả bánh Góc chính :Tô màu đèn ông sao  Góc kết hợp :múa hát các bài hát về trung thu,xây vườn hoa -Ôn các nội dung đã học trong tuần -Khen thưởng cuối tuần HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn bài thơ trăng sáng Chơi các trò chơi dân gian Trò chuyện về ngày tết trung thu Chơi theo ý thích Tổ chức trung thu cho các bé Làm quen bài hát gác trăng Khám phá về răng Biểu diễn văn nghệ,khen thưởng cuối tuần Người lập kế hoạch Hoàng Thị Thu Hằng KẾ HOẠCH HẰNG NGÀY Thứ 2 ngày 2 tháng 10 năm 2017 Mở chủ đề -Cô cùng các con hát bài Chiếc đèn ông sao -Các con vừa hát bài hát gì ?Bài hát nói vè ngày gì ? -Ngày trung thu các con sẽ làm gì ? -Cô cho trẻ xem một só hình ảnh về tết trung thu -Trong tranh các bạn nhỏ đang làm gì ? Chơi trò gì ? -Trong ngày tết trung thu có nhiều hoạt động như múa lân, múa sư tử,phá cỗ, rước đèn ông sao -Cô giáo dục ngày tết trung thu là ngày tét của thiếu nhi, các con phải chăm ngoan, học giỏi HOẠT ĐỘNG HỌC Thơ “ Trăng sáng” I.Kết quả mong đợi - Kiến thức : Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ. Trẻ được làm quen với các câu thơ trong bài. -Kĩ năng : Trẻ hiểu nội dung thơ, thuộc thơ,  Rèn trẻ đọc thơ diễn cảm, mạch lạc - Giáo dục : Giáo dục  trẻ giữ vệ sinh môi trường để không khí được trong lành.   II.       Chuẩn bị - Cô: Tranh minh họa nội dung thơ “ trăng sáng”. - Trẻ: Tranh trắng chưa tô màu minh họa nội dung bài thơ, bút màu. III.      Tiến trình hoạt động      HĐ 1: Xem tranh, trò chuyện   Cho trẻ hát “Rước đèn dưới trăng” - Các bạn trong bài hát làm gì ? - Rước đèn vào ngày nào ? - Cô có tập tranh các con xem trong tranh vẽ gì nhé ! - Cho trẻ xem lần lượt từng tranh cô chuẩn bị, trò chuyện nội dung tranh + Trong tranh vẽ gì ? - Cô hỏi trẻ tên bài thơ (trẻ nhắc lại tên bài thơ 3 – 4 lần). - Trong tranh có trăng sao rất là đẹp. Nên chú Trần Đăng Khoa đã sáng tác nên bài thơ “Trăng sáng”rất là hay để tặng cho chúng ta. Đó cũng chính là bài thơ mà hôm nay cô sẽ dạy cho cả lớp . - Cô cho cả lớp lặp lại tên bài thơ,tên tác giả.   HĐ 2: Trẻ đọc thơ   - Cô đọc lần 1 diễn cảm (trẻ chú ý nghe)  -  Lần 2 cô và trẻ cùng đọc thơ và minh họa  -  Rèn từ khó: sáng quá, trăng tròn, không rơi, trăng khuyết (Mỗi từ trẻ đọc 2 lần) * Đàm thoại - Cảnh trăng sáng trong thơ như thế nào ? - Trăng có những hình dạng gì ? - Trăng được so sánh giống như những gì ? -   Cô cho trẻ đọc thơ (lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần. Mỗi tổ 1 lần, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân). - Cô sữa sai nhắc trẻ đọc diễn cảm, kết hợp minh họa HĐ 3: Tô màu tranh -  Cho trẻ chia 4 nhóm ngồi vào bàn tô tranh làm tập thơ cho lớp -  Cô quan sát nhắc trẻ tô màu đẹp - Cô vừa cho c/c đọc thơ gì ? (Cá nhân trẻ trả lời) +Giáo dục : Giáo dục trẻ giữ vệ sinh môi trường để không khí được trong lành 4.Kết thúc :Cho trẻ nhẹ nhàng ra sân DAO CHƠI NGOÀI TRỜI Xem tranh về đêm trung thu TCVĐ : tung bóng lên cao Chơi theo ý thích * TIẾN HÀNH *Xem tranh đêm trung thu -Cô cho trẻ kể theo hiểu biết của mình về ngày tết trung thu -Cô cho trẻ xem một số tranh và hỏi trẻ : Trong tranh có gì ?Tết trung thu các bạn nhỏ thường được bố mẹ mua cho đồ chơi gì ?Con thích boosmej tặng quà gì ? -Cô kết luận về ngày tết trung thu : Là ngày tết thiếu nhi,ngàynàyb ố mẹ tặng cho các con rất nhiều đồ chơi -Giaos dục : Các con phải chăm ngoan,học giỏi, ăn giỏi để người lớn tặng quà *TCVĐ : Tung bóng lên cao -Cô hướng dẫn cách tung bóng và bắt bóng -Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần -Cô bao quát, hướng dẫn trẻ *Chơi tự do CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính : Xây vườn hoa Góc kết hơp : Nặn bánh trung thu Bày đĩa quả, bánh Xem tranh về trung thu *Tiến hành -Trẻ nghe nhạc Đêm trung thu -Mùa thu có ngày lễ tháng tám gọi là ngày gì ? -Trung thu có loại bánh gì nổi bật ? -Trong ngày lễ các con được chơi trò gì ? -Để có vườn hoa đẹp đốn trung thu các con phải làm gì ? Xây như thế nào ? -Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ đi về các góc chơi của mình -Trong khi trẻ chơi cô bao quát và tham gia chơi cùng trẻ -Cô gợi ý hỏi trẻ các con xây gì ? Xây như thế nào ? -Các vai chơi chưa thành thạo cô kịp thời hướng dẫn t -Cô nhận xét các góc chơi và tuyên dương trẻ -Trẻ thu dọn đồ chơi len giá gọn gàng CHƠI VÀ HỌC BUỔI CHIỀU Ôn bài thơ  : trăng sáng * Tiến hành - Cô cho trẻ đọc 2-3 lần - cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân đọc theo cô - Cô giáo dục trẻ ý nghĩa ngày tết trung thu *Chơi tự do ở các góc ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ 3 ngày 26 tháng 09 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC LÀM QUEN VỚI TOÁN So sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng I.Kết quả mong đợi. – Trẻ biết so sánh nhận biết sự bằng nhau, khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật – Rèn kỹ năng ghép tương ứng 1-1, và kỹ năng so sánh , nhận biết kết quả so sánh của trẻ II .Chuẩn bị: – Nhóm đèn ông sao - các loại đèn , bánh trung thu – hộp, có số lượng bằng nhau – Tranh vẽ các cặp đối tượng  (4 tranh), bút lông, 4 ngôi nhà có các cặp đôi tượng có số lượng khác nhau – Mỗi trẻ có 5 búp bê , 5 cái mũ, 4 quả táo – Đồ dùng của cô giống trẻ. III.Tiến trình hoạt động: 1.Ổn định: Cô cho trẻ hát bài: “ Rước đèn dưới ánh trăng”. Cùng trò chuyện về tết trung thu. 2.Nội dung: 2.1. Hoạt động 1: Ôn so sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng của 2 nhóm đối tượng. – Cô cho trẻ tìm xung quanh lóp xem có món đồ chơi , món quà trung thu nào có số lượng bằng nhau và giải thích vì sao cháu biết bằng nhau. 2.2 Hoạt động 2:So sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng – Cô cho trẻ về chỗ ngồi. phát đồ dùng cho trẻ, cho trẻ xem trong rổ có gì? – Cô cho trẻ xếp số búp bê , số mũ, và số táo ra ( Xếp tương ứng 1-1) – Cho trẻ so  sánh số búp bê và mũ có bằng nhau không? Vì sao?(Vì búp bê nào cũng có mũ). Cho trẻ cất mũ giúp búp bê. – Cho trẻ so sánh số búp bê và táo. 2 nhóm này có bằng nhau không? Nhóm nào nhiều hơn , nhóm nào ít hơn? Vì sao? – Cô nói tên nhóm đối tượng , trẻ sẽ nói nhiều hơn hoặc ít hơn. – Cô cho trẻ so sánh 1 số nhóm đối tượng khác với nhau 2.3 Hoạt động 3:Luyện tập củng cố – Trò chơi 1:        Về đúng nhà + Cô có các ngôi nhà có số nhà là các cặp đối tượng không bằng nhau hoặc bằng nhau. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ sẽ tìm về các ngôi nhà có các cặp đối tượng bằng nhau hoặc không bằng nhau. Cô cho trẻ chơi 3 lần – Trò chơi 2:    khoanh theo yêu cầu + Cô cho trẻ về các nhóm khoanh các cặp đối tượng có số lượng không bằng nhau. Tổ nào nhanh  đúng , tổ đó thắng cuộc. 3. Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ chơi gieo -------------*******------------ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 1.Đi dạo và quan sát sân trường 2.TCVĐ : bịt mắt bắt dê * Tiến hành -Trẻ nhẹ nhàng cùng cô ra sân và đi dạo quanh sân trường -Các con thấy sân trường có gì khác mọi ngày ? -Các cô giáo đã trang trí đèn lồng, đèn ông sao để chào đón ngày gì ? -Các cô giáo trang trí cho ngày tết trung thu.Các con có biết tết trung thu là ngày tết của ai không ? -Các con có muốn nhận quà trong ngày trung thu không ? Vậy các con phải ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo và bố mẹ để được nhận quà nhé ! -Các con thấy các cô trang trí đẹp không ? -Các con cũng phải giữ gìn sân trường mình thật sạch đẹp để chào đón trung thu nhé ! 2) TCVĐ : Bịt mắt bắt dê -Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi -Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần -Cô nhận xét tuyên dương trẻ 3) Chơi tự do -------------*******------------ CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính : Xem tranh ảnh về trung thu Góc kết hợp : Xây vườn hoa cho bé Đóng chú cuội, chị Hằng,bày đĩa quả bánh * Tiến hành: Cô cho trẻ cùng trò chuyện về ngày tết trung thu. - Những ngày này ra đường các con thấy như thế nào? (Bán nhiều đèn, bánh trung thu...) - Vậy sắp đến ngày gì rồi? (Ngày tết trung thu) - Vào ngày tết trung thu thì các con được bố mẹ, người thân mua tặng gì? (Đèn ông sao, bánh trung thu, đồ chơi..) - Hôm nay ở góc học tập các con sẽ cùng nhau xem sách và tranh ảnh về ngày tết trung thu nhé. - Ở lớp mình có những góc chơi nào? (Trẻ kể) Ở góc học tập các con sẽ xem các hình ảnh về ngày tết trung thu. Muốn biết được vào ngày tết trung thu sẽ có những hoạt động gì, các bạn nhỏ đi chơi ở những đâu và được tặng quà gì thì các con cùng xem tranh ảnh nhé. Khi xem thì các con nhớ lật mở từng trang sách cẩn thận, không làm nhàu nát sách và tranh ảnh. Các con xem và kể cho bạn cùng nghe nhé - Ngoài ra cô còn có các góc chơi rất thú vị nữa như: Xây vườn hoa cho bé,bày đĩa quả bánh . Bây giờ các con hãy về theo nhóm và chơi ở các góc nhé. Cô bao quát và xử lí các tình huống xảy ra trong khi chơi. Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi. Cô đi đến góc và nhận xét góc chơi. - Các con đã xem được những hình ảnh gì? (Các bạn nhỏ được đi xem múa lân, được đi rước đèn, phá cỗ trung thu, được tặng bánh trung thu, đèn ông sao...) Cô nhận xét và tuyên dương trẻ Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn chơi, biết giữ gìn sách vở cẩn thận. * Kết thúc: Cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi. -------------*******------------- CHƠI BUỔI CHIỀU Tiến hành - cô cho trẻ hát :chiếc đèn ông sao - Hỏi trẻ hôm nay la ngày gi ? - Hôm nay thì các con sẽ được bố mẹ dẫn đi đâu ? - cô mời một số bạn đứng lên phát biểu Cô và trẻ cung trò chuyện về ngày tết trung thu( trung thu là tết của ai ?có ai..) Kết thúc :cho trẻ chơi theo ý thích. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ 4 ngày 27 tháng 09 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BÉ VUI TẾT TRUNG THU. I Kết quả mong đợi Biết được ý nghĩa của tết trung thu, khi tết trung thu đến trẻ sẽ được nhận quà, được đi rước đèn, phá cỗ cùng các bạn Trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu, biết được ngày tết trung thu dành cho ai? II .Chuẩn bị: Máy vi tính, giáo an điện tử có 1 số hình ảnh về ngày tết trung thu: Rước đèn, văn nghệ, phá cỗ Hai mâm quả, bánh kẹo, một số đồ chơi III. Tiến trình hoạt động: 1.Ổn định: – Cô cho trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao”. Hỏi trẻ: Chúng ta vừa hát bài hát về gì?  Đèn ông sao thường có trong dịp nào?(Ngày nào trong năm). Các cháu đã bao giờ được tham gia vào ngày tết trung thu chưa? – Tết trung thu đến có rất nhiều điều kì diệu xảy ra, vì vậy hôm nay cô mời lớp mình cùng khám phá một số hình ảnh về tết trung thu nhé. 2.Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Khám phá về tết trung thu. – Cô cho xuất  hiện hình ảnh một số bức tranh vẽ về cảnh tết trung thu cho trẻ quan sát và đến  bức tranh nào thì  hỏi trẻ: + Cô có những bức tranh vẽ gì đây? (Tranh rước đèn, văn nghệ, phá cỗ) + Thế các cháu có biết tết trung thu được tổ chức vào ngày nào? + Ngày tết trung thu là ngày dành cho ai? Tết trung thu có vào mùa nào? + Khi tham gia vui tết trung thu các cháu thường làm gì? + Bầu trời, ánh trăng đêm trung thu như thế nào? + Các cháu hãy quan sát và nói cho cô biết các cháu thích bức tranh nào nhất? + Vì sao cháu lại thích bức tranh ấy nhất? Bức tranh ấy vẽ về cảnh gì? + Cháu đã từng tham gia rước đèn chưa? + Khi đi rước đèn cháu phải đi về phía bên nào? Vì sao? + VD: Cháu lên chọn bức tranh vẽ về các bạn đang biểu diễn văn nghệ. – Cô gợi hỏi trẻ: Vì sao cháu lại thích bức tranh này? + Bức tranh này vẽ các bạn đang làm gì? + Cháu đã bao giờ tham gia đi biểu diễn văn nghệ như các bạn chưa? + Vậy cháu có thích được giống các bạn không? + Cháu có thuộc bài gì về tết trung thu không? – Cô mời trẻ biểu diễn cho cô và các bạn xem (Trẻ không thuộc cô hát và mời các trẻ thuộc cùng tham gia hát cổ vũ bạn ). 2.2 Hoạt động 2: Vừa qua c/c còn được tham gia lễ hội gì nữa? - Gợi ý cho trẻ so sánh đặc điểm chung giống nhau cơ bản của 2 ngày lễ hội. + Giống nhau: Đều là những ngày hội được tổ chức trong nhà trường, là ngày hội của các con. Một năm có một lần. + Khác nhau: Thời gian tổ chức. Ngày khai giảng có văn nghệ, ngày trung thu có múa lân,... - Cho trẻ tìm hiểu khái niệm về ngày lễ hội: Là những ngày có ý nghĩa đặc biệt, thường được tổ chức hàng năm trong nhà trường, mang không khí vui tươi. - Ngoài ngày hội bé đến trường, lễ hội trung thu, trong trường còn tổ chức ngày hội nào nữa? Cô giáo dục cho trẻ biết kính trọng cô giáo, yêu thương bạn bè, ham thích đến lớp. 2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: Bé thi làm tranh. Chia lớp thành 3 nhóm, cô cho trẻ cùng nhau tham gia vào hoạt động làm tranh: + Nhóm 1: Dán lồng đèn + Nhóm 2: Tô màu bạn chơi múa lân + Nhóm 3: Nặn bánh trung thu. Sau một bài nhạc, nhóm nào hoàn thành công việc thì được tuyên dương. 3.Kết thúc: - Cô nhận xét kết quả trò chơi, nhận xét hoạt động - Cho trẻ cùng hát và vận động bài “ Đêm trung thu”. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI Quan sát thời tiết TCVĐ: Mèo đuổi chuột Chơi tự do I) Kết quả mong đợi -Trẻ biết thời tiết ngày hôm nay -Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát , trả lời câu hỏi mạch lạc II) Chuẩn bị -Sân trường sạch sẽ III) Tiến hành Cô dẫn trẻ ra chỗ nhim và thoáng để có thể nhìn lên bầu trời Các con nhìn thấy bầu trời hôm nay thế nào? Trời nắng thì có gì? Những đám mây màu gì? Cô giáo dục trẻ khi đi ra ngoài nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang,khoác áo *TCVĐ: Mèo đuổi chuột Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi Tổ chức cho trẻ 2-3 lần Cô bao quát, hướng dẫn trẻ CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính: Múa hát các bài hát về chủ đề Góc kết hợp:xem tranh ảnh vê tết trung thu Nặn bánh trung thu Chăm sóc cây *Tiến hành 1.Thỏa thuận trước khi chơi -Trẻ nghe nhạc Đêm trung thu -Các con có biết mấy ngày nữa là đến tết trung thu ? -Trong ngày lễ các con có muốn múa hát cho mọi người xem để nhận ùa không ? -Bây giờ các con sẽ múa, hát những bài hát về chủ đề trung thu như : đêm trung thu, chiếc đèn ông sao. -Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ đi về các góc chơi của mình 2.Qúa trình chơi -Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát và tham gia múa, hát cùng trẻ -Cô sửa sai cho những trẻ hát,múa chưa đúng -Các vai chơi chưa thành thạo cô kịp thời hướng dẫn trẻ 3.Nhận xét sau khi chơi -Cô nhận xét các góc chơi và tuyên dương trẻ -Trẻ thu dọn đồ chơi lên giá gọn gàng CHƠI VÀ HỌC BUỔI CHIỀU Tô chức tết trung thu cho trẻ tại lớp ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY . Thứ 5 ngày 28 tháng 09 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH : NẶN BÁNH TRUNG THU I)Kết quả mong đợi -Trẻ biết nhào đất,chia đất, xoay tròn, ấn dẹt -Biết tên một số loại bánh và cách nặn -Biết giữ vệ sinh sạch sẽ II) Chuẩn bị -Bảng con, đất nặn, khăn lau -Một só loại bánh -Mẫu nặn của cô -Bài hát ‘Chiếc đèn ông sao  III)Tiến hành 1,Gây hứng thú -Cô và trẻ hát bài chiếc đèn ông sao -Tết trung thu được tổ chưc vào ngày 15 tháng 08 hằng năm cho trẻ em -Các con đã được đón trung thu ở đâu ? -Mọi người tặng cho con quà gì ? -Tết trung thu thường có mâm cỗ gồm bánh và hoa quả nữa các con ạ ! -Trẻ cùng cô quan sát một số loại bánh trung thu -Đây là bánh gì ?Bánh có hình gì ?Có màu gì ? -Các con có muốn dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để nặn những chiếc bánh thật đẹp không ? 2,Cô làm mẫu -Cô nặn một số loại bánh cho trẻ xem, vừa làm cô vừa hướng dẫn trẻ : Trước hết là nhồi đất, chia đất,xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành nhiều loại bánh -Cho trẻ đếm số bánh cô vừa nặn xong -Mời một số trẻ nhắc lại cách nhào đất, chia đất -Hỏi trẻ sẽ nặn loại bánh gì ? 3,Trẻ thực hiện -Cô bao quát, hướng dẫn cho những trẻ chưa làm được -Gợi ý thêm nhiều ý tưởng cho trẻ khá 4,Nhận xét sản phẩm -Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn -Cô cho trẻ lên chọn sản phẩm mình thích và tại sao con thích sản phẩm này -Cô nhận xét,tuyên dương trẻ -------------*******------------- DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI *Làm quen bài thơ Bé yêu trăng *TCVĐ: Kéo co *Chơi tự do * Tiến hành. *Làm quen bài thơ -Cô trò chuyện cùng trẻ : đêm trung thu các con thấy trăng sáng không ? -Chúng mình có yêu trăng không ? -Cô có một bài thơ nói về một bạn nhỏ rất yêu trăng, các con lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé ! -Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần -Cô giảng giải nội dung -Cho cả lớp đọc thơ *TCVĐ :Kéo co -Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi,luật chơi -Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần -Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi -Nhận xét giờ chơi *Chơi tự do -Cô bao quát trẻ chơi an toàn. -------------*******------------- CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính :chăm sóc cây Góc kết hợp :xây công viên Nặn bánh trung thu Múa hát các bai hát về trung thu * Tiến hành: Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu. - Sắp đến ngày gì rồi các con? (Ngày tết trung thu) - Để được tặng nhiều quà ngày tết trung thu thì các con phải như thế nào? Các con ạ. Sắp đến ngày tết trung thu rồi, để nhận được nhiều quà thì các con nhớ phải chăm ngoan, học giỏi, làm nhiều việc tốt như trông nhà, chăm sóc cây - Bây giờ các con có muốn cùng cô chăm sóc cây lớp mình không? (Có ạ) - Cây xanh có lợi ích gì cho chúng ta? (Để cho bóng mát, tạo cảnh đẹp) - Cô giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh, không bứt lá bẻ cành. - Ở lớp mình có những góc chơi nào? (Trẻ kể) Ở góc thiên nhiên các con sẽ cùng nhau chăm sóc cây. Muốn cây luôn xanh tốt cho ta bóng mát thì các con phải chăm sóc cây thật tốt bằng các việc làm như tưới nước, nhặt lá rụng, nhổ cỏ cho cây nhé. * Quá trình chơi Cô bao quát và xử lí các tình huống xảy ra trong khi chơi. Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi. Cô đi đến góc và nhận xét góc chơi. - Các con đã chăm sóc cây như thế nào? (Tưới nước, nhặt lá, cắt lá vàng...) Hôm nay cô thấy các con rất là giỏi. Cô tuyên dương các con. Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn trong nhóm chơi, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối luôn xanh tươi * Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay. -------------*******------------- CHƠI VÀ HỌC BUỔI CHIỀU Lam quen bài hát gác trăng * Tiến hành - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.Giới thiệu tên bài hát, tác giả - Cả lớp hát theo cô 2- 3 lần - Tổ, nhóm, cá nhân hát theo cô - Cô giáo dục trẻ ý nghĩa ngày tết trung thu *Chơi tự do ở các góc ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ 6 ngày 28 tháng 09 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: - Nghe hát: Gác trăng VĐTN: Đêm trung thu. TCAN: Nhảy theo tiếng trống I.Kết quả mong đợi - Trẻ nhớ tên bài hát ,tên tác giả của bài hát. Trẻ biết chơi trò chơi và chơi hứng thú. - Trẻ cảm nhận được giai điệu, nhịp điệu của bài nghe hát, hát thuộc lời bài hát: Vui đến trường và biết minh họa theo lời ca. II .Chuẩn bị: + Cô thuộc và hát đúng giai điệu các bài hát, nắm vững phương pháp tổ chức, cách tổ chức cho trẻ cùng chơi. Nhạc nền cho các bài hát.Nhạc cho trẻ chơi trò chơi. Tiến trình hoạt động: 1/ Ổn định: Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu: + Trung thu là tết của ai? + Trung thu có những gì? + Vào đêm trung thu c/c thường rủ nhau cầm lồng đèn đi đâu? + Sau khi rước đèn xong, c/c còn được làm gì nữa? Để c/c có đêm trung thu vui vẻ, các chú bộ đội đã phải làm việc giừ gìn hòa bình cho Đất nước rất vất vả, Bài hát: Gác trăng của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sẽ cho chúng ta biết điều đố, c/c cùng lắng nghe cô hát nhé.. 2/ Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Nghe hát: Gác trăng. - Cô hát 1 lần có nhạc đệm. - Cô vừa hát cho c/c nghe bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô hát thêm một lần và kết hợp giảng nội dung bài hát. - Cô hát lại cho trẻ nghe một lần( Kết hợp múa minh họa). Trẻ đứng lên hưởng ứng minh hoạ cùng cô, cùng nhạc hoặc thể hiện theo ý thích của trẻ. 2.2 Hoạt động 2: Dạy vận động theo nhạc: Đêm trung thu. - Cô cho c/c nghe nhạc bài hát một lần. - Cô hát cho trẻ nghe và giới thiệu tên bài hát: Đêm trung thu của tác giả Phùng Như Thạch. - Cho cả lớp hát 2 lần.( Cô có chú ý sửa sai). -Cho bạn trai, bạn gái hát. - Cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân ( Có sử dụng nhạc cụ kèm theo). Vào đêm trung thu ánh trăng rất tròn và sáng, vì thế các trẻ em rất thích vui chơi, ca hát dưới ánh trăng rằm, c/c có thích ánh trăng đêm trung thu hay không? Giáo dục c/c yêu mến vẻ đẹp của ánh trăng rằm. 2.3 Hoạt động 3: trò chơi “ Nhảy theo tiếng trống” Luật chơi và cách chơi : Khi nghe tiếng trống nhỏ thì nhảy chậm, tiếng trống to thì lắc mông, tiếng trống nhanh thì nhảy nhanh. Ngắt tiếng trống thì đứng lại. Tổ chức cho c/c chơi 2-3 lần. Chú ý bao quát và nhắc trẻ chơi tốt. 3/ Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ sau trò chơi. Cho c/c cùng đi ra ngoài để tham gia lễ hội trung thu do nhà trường tổ chức. -------------*******------------ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI - Vẽ tự do trên sân - TCVĐ: Gieo hạt - Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời I. kết quả mong đợi - Trẻ được hít thở không khí trong lành - Trẻ được chơi với đồ chơi ngoài trời - Trẻ được thể hiện vẽ trên sân theo ý thích của trẻ II. Chuẩn bị - Sân chơi rộng rãi - Đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ chơi - Phấn cho trẻ vẽ III. Tổ chức hoạt động  1. Gây hứng thú - Cô và trẻ xếp hàng vừa đi vừa hát “Em đi mẫu giáo” - Chúng mìnhvừa hát bài hát gì - Bài hát nói lên điều gì? Đúng rồi! Chúng mình vừa hát bài hát “ Em đi mẫu giáo” bài hát nói bạn nhỏ đi học học vui tới lớp bạn nhỏ được cô giáo dạy bao nhiêu điều hay nên bạn yêu trường mẫu giáo đấy  - Các con đến trường có vui không?  2. Hoạt động có chủ đích: “Vẽ tự do trên sân” - Các con xem trên sân trường có những gì nào? - Đúng rồi trên sân trường có rất nhiều đồ chơi như cầu trượt, xích đu, đu quay. - Ngoài ra trên sân trường còn có những cây gì nào? - Đúng rồi trên sân trường còn có rất nhiều cây xanh cho bóng mát, cho hoa, cho cảnh đẹp nữa đấy Các con có yêu quí trường mình không? - Muốn cho trường mình ngày đẹp hơn các con làm gì ? Đúng rồi! Muốn cho trường ngày đẹp hơn các con thường xuyên chăm sóc cây, tưới nước cho hoa và vứt rác đúng nơi quy định. - Vậy hôm nay cô cho các con được vẽ tự do trên sân trường các con có thích không nào? - Cô hỏi ý tưởng của trẻ - Hôm nay con thích vẽ gì? - Ai thích vẽ đèn ông sao giống bạn? - Còn bạn nào vẽ đồ chơi khác? - Con vẽ gì? Đèn lồng có dạng hình gì? Con sẽ vẽ như thế nào? - Cô cho trẻ vẽ khuyến khích động viên trẻ vẽ 3. Trò chơi vận động: “Lộn cầu vồng” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi -Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần -Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi -Nhận xét buổi chơi -------------*******------------ CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG Góc chính: Trẻ làm chú cuội, chị Hằng Góc kết hợp: Chăm sóc cây Xem tranh ảnh chủ đề *Tiến hành - Cho trẻ hát đêm trung thu Cô hỏi trẻ đêm trung thu thì có những gì? Đúng rồi!đêm trung thu thì có Chú Cuội và chị Hằng Vậy các con có muốn làm chú Cuội chị Hằng để đến thăm các bạn nhỏ vào đêm trung thu không nào! - Ở lớp mình có những góc chơi nào? (Trẻ kể) Ở góc phân vai các con sẽ làm chú Cuội Chị Hằng cô đã chuẩn bị trang phục đầy đủ! Ngoài góc phân vai lớp chúng ta còn có các góc như:chăm sóc cây,xem tranh ảnh về chủ đề bây giờ mời các con cùng về các goc để chơi nhé * Quá trình chơi Cô bao quát và xử lí các tình huống xảy ra trong khi chơi. Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi. Cô đi đến góc và nhận xét góc chơi. - Hôm nay cô thấy các con rất là giỏi. Cô tuyên dương các con. Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn trong nhóm chơi, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối luôn xanh tươi * Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay. -------------*******------------- CHƠI BUỔI CHIỀU Khám phá khoa học: Khám phá về răng *Tiến hành - Cô gải thích cho trẻ về các giai đoạn phát triển của răng,chức năng của răng,cấu tạo của răng,các bộ phận của răng. Kết luận:răng rất cần đrể nhai,nghiền thức ăn,mỗi lần ăn xong phải rửa miêng ,đánh răng sạch sẽ.tránh vi khuẩn bám vào răng lâu ngày sẽ bị sâu răng Giao dục: Không nên ăn nhiều bánh kẹo,nhất là vào buổi tối không tự chọc ngoáy răng làm thủng lợi,chảy máu vi khuẩn xâm nhập. Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY -------------*******------------ Thứ 7 ngày 30 tháng 09 năm 2017 HOẠT ĐỘNG HỌC Thể dục : Bò trong đường zích zắc - TCVĐ: Kéo co I.Kết quả mong đợi - Trẻ nắm được kĩ thuật đi theo đường dích dắc. - Luyện kỹ năng khéo léo của đôi chân, phát triển cơ chân. Đi khôn chạm vào chướng ngại vật( vạch đường dích dắc) - - Giáo dục trẻ trẻ tính kỷ luật, rèn luyện cơ thể, tích cực tham gia vào tiết học 2. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, an toàn. Hộp sữa bột. Dây kéo co 3. Tiến trình tổ chức hoạt động: * Ổn định tổ chức: Cô trò chuyện với trẻ về ánh nắng mặt trời buổi sáng rất có lợi cho sức khoẻ của trẻ vì có vitamin D giúp phát triển xương, ngoài ra chúng ta cũng phải tập thể dục để có sức khoẻ tốt. * Hoạt động 1 : Khởi động Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Một đoàn tàu” và kết hợp các kiểu đi: kiểng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó chuyển đội hình thành 4 hàng ngang. * Hoạt động 2 : Trọng động * BTPTC : Mỗi động tác thực hiện 3l x 4n. Riêng động tác chân 4l x 4n. - Tay: 2 chân đứng rộng bằng vai, giơ 2 tay lên cao, đưa ra phía trước,giang ngang. - Chân: 2 tay đưa lên cao, đưa ra phía trước và khụyu gối, đưa lên cao - Bụng: 2 chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, quay người sang 2 bên. - Bật, nhảy: Bật luân phiên chân trước chân sau. * VĐCB: Đi theo đường dích dắc. - Cô giới thiệu vận động. giới thiệu các chướng ngại vật cô đặt trên sân - Cô làm mẫu lần 1: không giải thích. - Lần 2 kết hợp giải thích:Đứng trước vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh của cô khéo léo đi dích dắc qua các chướng ngại vật cô đã đặt sẵn, sao cho không chạm vào chướng ngại vật, không bỏ qua các chướng ngại vật. - Cho 2 trẻ lên làm mẫu . cô và các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGA am nhac bai hat Do ban 45 tuoi_12505933.docx
Tài liệu liên quan