Kế hoạch thực hiện chủ đề bản thân

- Biết các bộ phận trên cơ thể và cách chăm sóc chúng.

- Biết cơ thể có 5 giác quan.và tác dụng của mỗi giác quan.

- Biết nhu cầu dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe của bé.

- Trẻ biết tự phục vụ mình trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

- Nhận biết được một số kiểu quần áo phù hợp đặc điểm độ tuổi, phù hợp mùa.

- Nhận biết các vật dụng an toàn và không an toàn

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ BẢN THÂN Thời gian thực hiện: 3 tuần ( Từ ngày 4/10 đến ngày 22/10/2010) Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Trẻ thực hiện đều đúng các động tác trong bài tập thể dục. - Trẻ kiểm soát được 1 số vận động, phản ứng kịp thời theo hiệu lệnh của cô. - Có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu của bản thân: đi,chạy,nhảy... - Trẻ biết thực hiện các vận động đúng yêu cầu kỹ thuật, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi đi theo đường hẹp, khi bò… - Phát triển và rèn luyện kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn, phản ứng nhanh - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và nắm được cách chơi luật chơi. - Thực hiện được các vận động gập mở các ngón tay, phối hợp được các cử động tay, mắt trong một số hoạt động vẽ, nặn, xé dán để tạo ra một số sản phẩm về chủ điểm “Bản thân”. Có một số hành vi tốt về vệ sinh cá nhân và ăn uống (đánh răng,lau mặt, rửa tay, đi dép với sự giúp đở của người lớn, không vừa nhai,vừa nói… a. Phát triển vận động: - Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, tập các động tác hô hấp, tay, bụng, chân, bật trong bài tập thể dục. - Vận động: Thực hiện các vận động cơ bản: - Bò qua dây. - Ném xa thi tay ai khỏe - Đi theo đường hẹp - TCVĐ: Tìm bạn thân.. - TCDG: Nu na nu nống, lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ. - Vận động gập mở các ngón tay… - Biết được lợi ích của các nhóm dinh dưỡng đối với sức khỏe, biết ăn hết suất. chấp nhận ăn nhiều món ăn khác nhau. Rửa tay sạch trước khi ăn… - Có nề nếp trong giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn uống. - Biết cách chế biến một số món ăn đơn giản. - Biết phòng tránh những nơi nguy hiểm và những dụng cụ không được an toàn. biết ăn mặc phù hợp thời tiết. - Biết phòng tránh một số bệnh đơn giản và mạnh dạn khi khám chữa bệnh. b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ - Có một số kỹ năng khi sử dụng một số đồ sinh hoạt trong ngày: Đánh răng, súc miệng, rửa tay, xúc ăn... - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Biết lợi ích ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh trong ăn uống. - Ăn mặc phù hợp khi thời tiết thay đổi. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính… - Biết các bộ phận trên cơ thể và cách chăm sóc chúng.... - Biết cơ thể có 5 giác quan.và tác dụng của mỗi giác quan.... - Biết nhu cầu dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe của bé.. - Trẻ biết tự phục vụ mình trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày. - Nhận biết được một số kiểu quần áo phù hợp đặc điểm độ tuổi, phù hợp mùa... - Nhận biết các vật dụng an toàn và không an toàn - Trẻ nhận biết, phân biệt tay phải , tay trái, xác định được các phía trước, sau, trên, dưới của bản thân. - Biết được bạn nặng hơn, nhẹ hơn, cao hơn, thấp hơn.. - Có kỹ năng chơi các trò chơi nhằm cũng cố kiến thức như “ Về đúng nhà, tìm bạn… - Khám phá chức năng một số giác quan, bộ phận trên cơ thể. - Đặc điểm nổi bật của các đồ dùng làm bằng vải và nilong - Sự thay đổi trong sinh hoạt của bản thân theo mùa. Cho trẻ xem hình ảnh các bộ phận trên cơ thể, hình ảnh bạn trai, bạn gái. - Cho trẻ kể về các bộ phận, ích lợi của các của các bộ phận đó. + Hoạt động học - Bé hảy giới thiệu về mình. - Nhận biết cơ thể của bé - Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - Quần áo của bé + Hoạt động học: Làm quen với toán - Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân - Dạy trẻ nhận biết hình vuông, hình chử nhật. - So sánh nhận biết sự bằng nhau của 2 đối tượng * Chơi các trò chơi học tập: Tìm bạn, về đúng nhà PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ . - Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày, - Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản của người khác . - Biết sữ dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận cơ thể, các giác quan, chức năng. - Trẻ phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt: - Biết diễn đạt các nhu cầu mong muốn và kể về bản thân bằng các câu đơn giản khi được hỏi - Mạnh dạn và thích giao tiếp bằng lời nói với những người gần gũi xung quanh.. - Đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi. Trẻ biết bày tỏ nhu cầu mong muốn tình cảm và hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ. - Trẻ nghe và hiểu được nội dung các bài thơ, các câu chuyện mà cô giáo đọc, kể chuyện.. Đọc thuộc các bài thơ diễn cảm, các bài đồng dao, ca dao về chủ điểm và kể được câu chuyện theo các hình thức khác nhau. - Trẻ thể hiện được thái độ hành động phù hợp đối với các nhân vật trong tác phẩm. - Mô tả sự vật hiện tượng trong tranh ảnh, biết kể lại những sự vật sự việc . - Biết chọn sách để xem. Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh. - Biết cầm sách đúng chiều và dỡ từng trang để xem. “Đọc” sách theo tranh minh hoạ. a. Nghe: - Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, kể chuyện về Bản thân - Làm tranh chuyện về các giác quan, những gì bé thích, môi trường xanh - sạch - đẹp, về các thức ăn cần cho cơ thể… b. Nói: - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp khi xưng hô với cô giáo, với bạn bè và những người xung quanh.. + Kể chuyện: Đôi mắt của em + Đọc thơ: Mỗi người một việc, thỏ bông bị ốm - Kể về các nhân vật tốt, xấu, ngoan - hư, gương dũng cảm lễ phép, giúp đỡ mọi người xung quanh... - Đóng kịch. c. Làm quen đọc viết: - Sưu tầm tranh, ảnh, sách báo để cho trẻ tập làm sách về các bộ phận trên cơ thể bé. - Cầm sách mở sách, xem sách, đúng chiều. Xem và nghe đọc sách, làm quen cách đọc. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình đơn giản để mô tả hình ảnh về bản thân.. - Phối hợp với các bạn tạo ra những sản phẩm đẹp hơn - Luyện các kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ, nặn, xé, dán cho trẻ. - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng lăn dọc, uốn cong, xoay tròn để tạo thành chiếc vòng và quả cam. - Hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái qua giọng hát, nét mặt điệu bộ. Hiểu nội dung bài hát. - Thích tham gia các hoat động, múa hát kể chuyện, đọc thơ. - Chú ý lắng nghe tỏ ra thích thú theo bài hát bản nhạc. - Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa. * Tạo hình: - Nhận biết được các loại nguyên vật liệu tạo hình. Như: bút chì, sáp màu, bút dạ, màu nước, bột màu, nguyên vật liệu trong tự nhiên và cách sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm. - Trẻ vẽ nặn, cắt, xé, dán - Vẽ cuộn len, nặn vòng của tôi, nặn quả cam. * Âm nhạc - Dạy hát: “Bé em tập nói”, “Cái mũi”, “Bé khỏe, bé ngoan”. - Trẻ hát, nghe nhạc nghe hát các bài về chủ đề bản thân… - Vận động( Vỗ tay, gõ đệm, múa...) Chơi các trò chơi âm nhạc thể hiện nội dung chủ đề. Các trò chơi như : Ai nhanh nhất…Tìm bạn…Xem đội nào nhanh nhất ….. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI - Cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người thân đối với bản thân. - Quan tâm, giúp đỡ những người thân gần gũi qua các công việc tự phục vụ đơn giản, thích chơi với các bạn. - Bước đầu biết biểu lộ tình cảm yêu - ghét; thể hiện được một số cảm xúc: vui, buồn, tức giận, sợ hãi... qua các cử chỉ, hành động và lời nói. - Bíêt thực hiện một số quy định ở trường, lớp và ở nhà khi được nhắc nhở. - Biết lắng nghe, có cử chỉ lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh. a. Phát triển tình cảm: - Giáo dục trẻ biết quan tâm tới mọi người xung quanh. - Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Tôn trọng hợp tác với bạn. b. Kĩ năng xã hội: - Tổ chức cho trẻ sắp xếp đồ dùng trong lớp,các góc chơi sau khi chơi. - Thảo luận, trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân. - Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế hoạch thực hiện chủ đề bản thân.doc
Tài liệu liên quan