Thăm dò ý định của trẻ
- Bây giờ các con hãy nhớ lại, tưởng tượng ra con đã đi tham ở những đâu? Các con hãy suy nghĩ xem mình định vẽ cảnh gì? Vẽ như thế nào? chọn màu gì để tô( Cô hỏi ý định của 3-4 trẻ)
Cô gợi ý kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ và nói trẻ cách ngồi, cách cầm bút).
* Trẻ thực hiện
- Cô chúc các con giờ học vẽ hôm nay, bạn nào cũng vẽ được 1 bức tranh thật đẹp để làm kỉ niệm nhé.
Cho trẻ về nhóm ngồi vẽ (trẻ về 5 nhóm). Cô gợi ý hướng dẫn cá nhân trẻ còn lúng túng. Động viên, khuyến khích trẻ và gợi ý trẻ cách tô màu
7 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 23195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính nơi trẻ sống.VĂN HỌC
THỂ DỤC
TOÁN
TẠO HÌNH
ÂM NHẠC
MTXQ
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
- Ôn hình vuông, hình tròn - Vẽ theo ý thích
- Thơ : “ Bác Hồ kính yêu” - Ném đích đứng, chạy 12m
KẾ HOẠCH TUẦN
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH Y/C
PHƯƠNG PHÁP & HÌNH THỨC T/C
THỂ DỤC SÁNG
- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng, qua đó rèn luyện và phát triển các cơ tay, bụng chân cho trẻ.
a/ Khởi động : Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân đi chạy…
b/ Trọng động :
* BTPTC :
- HÔ HẤP : Thổi nơ bay
Hai tay cầm nơ thổi mạnh để nơ bay xa
- TAY : Hái hoa
Hai tay đưa thẳng lên hái hoa rồi hạ xuống.
- BỤNG : Trẻ quay người sang hai bên không xê dịch chân.
- CHÂN : Trẻ dậm chân tại chỗ hô 1-2
- BẬT : Bật tiến về phía trước
Trẻ bật bằng hai chân.
c/ Hồi tĩnh :
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng.
THỨ 2 : THỂ DỤC
TẠO HÌNH
- Ném đích đứng, chạy 12m
- Vẽ theo ý thích
THỨ 3 : MTXQ
- Trò chuyện về thủ đô Hà Nội
THỨ 4 : VĂN HỌC
- Thơ “ Bác Hồ kính yêu”
THỨ 5 : TOÁN
- Ôn “ Hình vuông, hình tròn”
THỨ 6 : ÂM NHẠC
- Dạy hát : “ Em yêu thủ đô”
- Nghe hát : Quê hương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Vẽ tự do
- Làm quen bài thơ bài hát, câu chuyện về Bác Hồ
- Trò chơi vận động, mèo đuổi chuột. Cáo và Thỏ…
- Chơi tự do : Chơi với đồ chơi ngoài trời
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hoạt động ở các góc
- Sưu tầm tranh ảnh về Bác.
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC XÂY DỰNG
GÓC PHÂN VAI
GÓC NGHỆ THUẬT
GÓC HỌC TẬP
- Trẻ hứng thú chơi
- Biết chọn các vật liệu để xây tao nên khuôn viên đẹp, trẻ thể hiện được vai chơi của mình.
- Trẻ hứng thú với góc chơi và biết thể hiện được vai chơi của mình. Biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết liên kết các nhóm chơi với nhau.
- Bán các loại thực phẩm, chế biến các món ăn hằng ngày.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ tô màu một số cảnh đẹp của thủ đô Hà nội một cách sáng tạo
- Biết lấy- cất đồ dùng để vẽ đúng nơi qui định.
- Trẻ có kỹ năng giở sách biết xem tranh ảnh đúng chiều, biết cách giữ sách và cùng nhau trò chuyện về các danh lam thắng cảnh của thủ đô.
* Chuẩn bị :
Đầy đủ các loại đồ dùng để trẻ xây dựng lăng Bác như : khối gỗ, khối nhựa, hoa cây cảnh, cây xanh…
* Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề chơi.
- Trẻ nhận vai chơi và về góc xây dựng lăng bác có các cây xanh, bồn hoa thảm cỏ…
* Chuẩn bị :
Đồ dùng nấu ăn như xoong nồi bát..
- Góc bán hàng, bán các loại thực phẩm…
- Góc nấu ăn biết chế biến các món ăn hằng ngày như : Cơm cá, thịt trứng, bánh…
- Trẻ chơi sắp xếp gọn gàng vệ sinh sạch sẽ…
* Chuẩn bị : Giấy bút, đất nặn bảng con…
- Trẻ về góc tô màu bức tranh, Làm dây hoa trang trí lớp.
- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm đẹp.
- Hát các bài hát nói về quê hương đất nước.
* Chuẩn bị : các loại sách tranh ảnh về quê hương, đất nước.
- Trẻ về góc biết lật sách giở sách ra xem, biết các hình ảnh về quê hương đất nước.
KẾ HOẠCH NGÀY
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH Y/C
PHƯƠNG PHÁP & HÌNH THỨC T/C
THỨ 2 : 19/04
THỂ DỤC
Ném đích đứng
chạy 12m.
Chơi giữa 2 tiết
Lộn cầu vòng
Tiết 2 : Tạo hình.
Vẽ theo ý thích
HĐNT :
Trò chuyện với trẻ về cảnh đẹp của Hà Nội
TCVĐ : Mèo đuổi chuột.
Chơi tự do
HĐC: Hướng dẫn trò chơi: “Cái túi kì lạ”
Nêu gương cuối ngày
THỨ 3 : 20/04
MTXQ :
Trò chuyện về thủ đô Hà Nội
HĐNT : Làm quen bài thơ.
“ Bác Hồ kính yêu”
TCVĐ : “ Cáo và thỏ”
Chơi tự do
Hoạt động chiều.
Hoạt động chơi ở các góc.
Nêu gương cuối ngày
THỨ 4: 21/04
Văn học :
Thơ : Bác Hồ Kính yêu.
HĐNT : Vẽ tự do
TCVĐ : Rồng Rắn lên mây
HĐC : Kể chuyện theo tranh
THỨ 5: 22/04
LQVT:
Ôn hình vuông, hình tròn.
HĐNT :
Làm quen bài hát “ Em yêu thủ đô”
TCVĐ : Đàn chuột con
Chơi tự do
HĐC : Trang trí ảnh bác
THỨ 6 : 23/04
Âm nhạc
“ Em yêu thủ đô”
HĐNT :
Nghe cô kể mẩu chuyện về Bác Hồ.
TCVĐ :
Chơi tự do
HĐC : Lao động làm vệ sinh.
Nêu gương cuối tuần
* Kiến thức :
- Trẻ biết dùng lực của 2 cánh tay ném trúng bao cát vào đích đứng.
Biết đứng đúng tư thế, chạy nhịp nhàng.
* Kỹ năng :
- Trẻ biết lăng tay lấy đà dể ném trúng vào đích đứng : Biết ném thẳng hướng
- Biết phối hợp chân tay để chạy nhịp nhàng.
* Thái độ
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỉ luật trong giờ học.
Tạo sự thoải mái cho trẻ giữa 2 tiết học
* Kiến thức
- Trẻ biết vẽ những cảnh đẹp của quê hương đất nước- Bác Hồ theo trỉ tưởng tượng của mình.
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm .
* Kĩ năng :
- Ôn luyện kỹ năng đã học, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo.
-Rèn kỹ năng tô màu.
- Rèn tư thế ngồi, vẽ đúng và cách cầm bút đúng.
* Thái độ :
-Trẻ hứng thú học, có ý thức giữ gìn sản phẩm.
- Trẻ biết được Hà Nội có một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hoá
- Trẻ chơi đúng luật và hứng thú chơi.
- Trẻ chơi tự do thoải mái.
- Trẻ sờ vào túi và nhận biết gọi tên hình
Giúp trẻ tự nhận xét bản thân, nhận xét bạn và biết cố gắng vươn lên
* Kiến thức:
- Giúp trẻ làm quen với một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.
* Kĩ năng :
- Phát triển khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định
- Phát triển khả năng diễn đạt lời nói.
* Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết quý vẻ đẹp, các danh lam thắng cảnh thiên nhiên của thủ đô Hà Nội.
Trẻ biết tên bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ
Trẻ hứng thú chơi, chơi đúng luật.
Trẻ chơi theo ý thích.
-Trẻ hứng thú chơi với góc chơi và biết thể hiện vai chơi của mình.
Qua đó rèn luyện các kỹ năng cho trẻ.
Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Trẻ biết nhận xét các hoạt động trong ngày.
- Giúp trẻ nhận biết thêm được những việc làm, hành vi ngoan ngoãn.
Trẻ biết cố gắng phấn đấu
* Kiến thức :
-Trẻ nhớ tên bài thơ tên tác giả.
Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
* Kĩ năng :
- Có kỹ năng đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện tình cảm thân thương trìu mến.
- Phát triển khả năng ghi nhớ nhanh, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú đọc thơ.
Giáo dục trẻ yêu mến, kính yêu Bác Hồ và nhớ ơn công ơn củaBác.
gợi cho trẻ nêu lại ấn tượng của mình về quê hương vào hình vẽ, và đặt tên cho sản phẩm
Trẻ chơi thoải mái, chơi đúng cách đúng luật.
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ
Kiến thức : Trẻ nhận biết phân biệt được hình vuông, hình tròn theo các dấu hiêu đặc trưng.
Kỹ năng :
Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, so sánh.
Thái độ : Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập .
- Trẻ biết tên bài hát, và hát thuộc bài hát cùng cô.
Giáo dục trẻ giữ gìn vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Trẻ hứng thú chơi, chơi đúng luật
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ tái tạo được những gì mình đã học tạo lên sản phẩm của mình.
- Nhằm phát triển năng khiếu tạo hình cho trẻ
Kiến thức :
trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát tên tác giả.
Trẻ hứng thú nghe cô hát, nhớ tên bài.
Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi.
Kĩ năng :
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
- Rèn khả năng phát triển tai nghe, ghi nhớ có chủ định.
Thái độ :
- Trẻ hứng thú học hát.
Giáo dục trẻ biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước
- Trẻ lắng nghe cô kể, biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc.
Giáo dục trẻ kính yêu Bác.
Trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
-Trẻ hứng thú chơi.
- Trẻ có ý thức làm vệ sinh.
- Sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Rèn luyện cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung.
-Trẻ nhận xét về mình qua buổi nêu gương, trẻ biết phấn đấu và vươn lên.
1. Chuẩn bị : 1 cột đứng có vòng tròn đường kính 40-50 cm.
- 10-15 bao cát. Đài băng nhạc.
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
2. Hướng dẫn :
Ổn định gây hứng thú cho trẻ .
Cô đọc cho trẻ nghe câu thơ “ Quê hương là chùm khế ngọt……con về rợp bướm vàng bay”. Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm.
a/ Khởi động : Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp các kiểu chân đi chạy chậm…
b/ Trọng động :
* BTPTC :
- Tay : Hái hoa
4 lần x 2 nhịp
- Bụng : Quay người sang hai bên
- Chân : Dậm chân tại chỗ
5 lần x 2 nhịp
- Bật : Bật tiến về phía trước
* VĐCB : “ Ném đích thẳng đứng, chạy 12m”
Sau khi khởi động xong các con thấy cơ thể như thế nào? Các con đã sẵn sàng tham gia chương trình chưa?
Đến với đại hội thể dục thể thao hôm nay có rất nhiều đội tham gia thi đấu và vượt qua nhiều thử thách của chương trình. Ban tổ chức vừa thông báo sẽ cho các con tham gia thi đấu trước với thử thách đầu tiên là “ Ném đích đứng”. Để vượt qua thử thách này, đòi hỏi các con phải khéo léo, mắt nhìn thật tinh, ngắm trúng đích để ném. Trước tiên các con xem cô làm mẫu nhé
Cô làm mẫu lần 1không phân tích
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích:
Tư thế chuẩn bị người đứng thẳng, chân trái bước sát vạch chuẩn, chân phải bước phía sau. Tay phải cầm bao cát đưa thẳng ra phía trước. Khi có hiệu lệnh ném thì tay cầm bao cát đưa xuống dưới vòng ra sau, lên cao và ném trúng vào đích. Các con nhớ mắt ngắm chính xác vào đích và ném phải thẳng hướng
Cô tập mẫu lần 3 -nhấn mạnh động tác
Mời 1 trẻ lên tập thử
Lần lượt cho trẻ tập dần đến hết (mỗi trẻ được tập 2-3 lần, cô chú ý sửa sai
( * * * * *
( * * * * *
khuyến khích động viên trẻ ném trúng đích).
Cho 2 nhóm lên tập (1 nhóm bạn trai, 1 nhóm bạn gái)
Mời 2 trẻ khá lên tập và nhắc lại tên vận động
Vận động chạy 12 m
Vừa rồi các con vượt qua thử thách thứ nhất của chương trình. Ban tổ chức thấy các con thi đấu rất tốt.
- Sau đây là thử thách tiếp theo mà các con cần phải vượt qua đoạn đường dài 12m (Cô nói lại cách chạy 1 lần)
- Đây là điểm xuất phát (cô chỉ tay vào vạch chuẩn ) còn chỗ có lá cờ kia là đích 12m
Tư thế chuẩn bị: Chân trái hoặc chân phải bước sát vạch chuẩn còn chân kia bước ra đằng sau mắt nhìn thẳng, 2tay buông tự nhiên, khi có hiệu lệnh “Hai-ba” thì bắt đầu chạy nhanh thẳng hướng, tay vung tự nhiên đến chỗ có lá cờ dừng lại.
- Các con nắm rõ cách chạy chưa?
Cô tổ chức cho từng nhóm chạy (3-5 cháu chạy một lượt cho hết trẻ, mỗi nhóm tập 1-2 lần)
Cô nhận xét khuyến khích trẻ chạy, động viên trẻ chạy.
Sau một thời gian thi đấu các đội đã tham gia thi đấu rất xuất sắc, đã vượt qua nhiều thử thách của chương trình một cách nhanh chóng, thông minh.
Cô tặng 1 hộp quà cho cả lớp (1 trẻ lên nhận quà)
3. Hồi tỉnh
- chương trình đã hết, mời các đội về nghỉ
(Cho trẻ hồi tĩnh, hít thở nhẹ nhàng1 vòng với nhạc bài “Bé khoẻ bé ngoan”).
* Nhận xét cho trẻ cắm hoa.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng” 2 lần.
1. Chuẩn bị : Tranh mẫu, đài băng nhạc.
- Giấy A4, bút sáp màu.
2. Hướng dẫn :
Ổn định: cho trẻ hát bài “em đi chơi thuyền”. hỏi trẻ:
- Các con hát bài gì?
- Em bé được đi chơi ở đâu? Được chơi những gì?
- Các con được đi chơi ở công viên chưa?
- Ngoài công viên ra, các con còn được bố mẹ cho đi tham quan ở những đâu? Ở đó có những cảnh đẹp gì?
Cô chốt lại : Quê hương đất nước của chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp như lăng Bác, Hồ Gươm, Tháp Rùa, Chùa Một Cột, Văn Miếu, Bãi biển Sầm Sơn…
Hôm nay, cô cho các con vẽ lại những cảnh đẹp ở những nơi mà các con đã đến thăm quan bằng trí tưởng tượng của mình.
2. Nội dung:
Quan sát tranh mẫu
- Trước khi các con vẽ, cô cho các con xem lại một số cảnh đẹp của quê hương đất nước nhé.
Cho trẻ cả lớp xe tranh vẽ mẫu và nhận xét tranh.
Hỏi trẻ: - Bức tranh này vẽ gì?
- cô tô màu như thế nào? Tô bằng màu gì?
- Con thấy bức tranh này có đẹp không?
(Cho trẻ quan sát, nhận xét lần lượt từng tranh mẫu). Cô chốt lại từng tranh, gợi ý trẻ cách vẽ, cách tô màu.
Thăm dò ý định của trẻ
- Bây giờ các con hãy nhớ lại, tưởng tượng ra con đã đi tham ở những đâu? Các con hãy suy nghĩ xem mình định vẽ cảnh gì? Vẽ như thế nào? chọn màu gì để tô( Cô hỏi ý định của 3-4 trẻ)
Cô gợi ý kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ và nói trẻ cách ngồi, cách cầm bút).
* Trẻ thực hiện
- Cô chúc các con giờ học vẽ hôm nay, bạn nào cũng vẽ được 1 bức tranh thật đẹp để làm kỉ niệm nhé.
Cho trẻ về nhóm ngồi vẽ (trẻ về 5 nhóm). Cô gợi ý hướng dẫn cá nhân trẻ còn lúng túng. Động viên, khuyến khích trẻ và gợi ý trẻ cách tô màu
3. Kết thúc
Cô cho trẻ mang bài vẽ treo lên giá cho cả lớp cùng xem chung.
( Cho cả lớp đi xem ngắm các bài vẽ của bạn)
Cô đặt các câu hỏi cho trẻ nhận xét.
- Con thích bài vẽ của bạn nào? Bạn vẽ cảnh gì? Cảnh đó ở đâu?
- Con thấy bài vẽ của bạn đẹp ở chỗ nào?
Cô nhận xét cả lớp và cho trẻ dán bài vẽ thành quyển sách làm thành tập tranh lưu niệm.
Cho cả lớp chơi trò chơi “ Nu na nu nống”
* Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về thủ đô Hà Nội.
* Hướng dẫn :
HĐCĐ : Cô giới thiệu cho trẻ biết 1 vài cảnh đẹp Hà Nội như Hồ Gươm, chùa Một Cột, Cầu Thê Húc
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm văn hoá, chính trị , kinh tế của đất nước ta.
Trẻ biết luật chơi và cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ cả lớp cùng chơi và bao quát lớp.
- Động viên trẻ chơi tốt
* Chơi tự do : Cô quan sát trẻ chơi an toàn.
1.Chuẩn bị: Các loại hình 1 cái túi.
2 Hướng dẫn:
- Ổn định: cho trẻ hát bài: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh”
- Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về ai
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm
Cô giới thiệu tên trò chơi
- Luật chơi: Không nhìn vào cái túi lấy được hình theo yêu cầu của cô.
- Cách chơi
- Trẻ ngồi xung quanh cô : Cô cầm túi và nói:
- cô có 1 cái túi rất đẹp nhưng trong túi không biết có cái gì? Đố ai không nhìn vào túi mà đoán mới tài
- gọi 1 trẻ lên sờ hình trong túi và gọi tên trước khi giơ ra cho cả lớp cùng kiểm tra
- Cô hỏi trẻ cả lớp: Đây là hình gì? Màu gì?
- Cô động viên trẻ khi trẻ nói đúng, nhận đúng.
- Trẻ chơi thành thạo cho 2 trẻ đi đua xem ai nhanh hơn. Cô tuyên dương.
* Cô cùng trẻ nhắc lại các hoạt động trong ngày.
Cho trẻ nhận xét xem bạn nào ngoan, bạn nào được cô khen và cho cắm hoa
Cô nhận xét lại và cho trẻ lên cắm cờ thay hoa, 3 bông hoa thay 1 lá cờ.
Cô tuyên dương những trẻ ngoan
Động viên những trẻ chưa ngoan lần sau cố gắng hơn .
1. Chuẩn bị : Đĩa ghi hình một đoạn phim nói về cảnh đẹp của thủ đô hà nội
Hồ gươm, lăng bác, công viên thủ lệ, hồ tây….
- Đĩa nhạc bài “ Em đi chơi thuyền”
2. Hướng dẫn :
Ổn định : Cho trẻ ngồi xung quanh cô
- Bắn tin, bắn tin .
- Tin rất vui, cô thấy trong tuần qua các con rất ngoan và học giỏi.
Hôm nay cô cho các con xem một 1 bộ phim nói về danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà nội, các con có thích không ?
Nào chúng mình cùng hướng lên màn hình nhé.
* Quan sát Hồ gươm :
- Các con nhìn xem, đây là cảnh đẹp đầu tiên cô cháu mình cùng xem.
- Cô đố các con đây là cảnh đẹp ở đâu ?
- Đây là Hồ gươm đấy.
- Các con nhìn xem ở giã hồ có gì nào
( Giữa hồ có Tháp Rùa )
- Các con ạ ! Bên hồ còn có đền Ngọc Sơn.
- Thế các con có biết đi vào đền Ngọc Sơn thì phải qua cầu gì ?
- Cái cầu này có tên là cầu Thê Húc đấy, cấu Thê Húc như thế nào? ( Màu đỏ rất đẹp)
- Xung quanh hồ có gì ? Xung quanh hồ có vườn hoa, ghế đá, để du khách đến tham quan và ngồi nghỉ ngơi.
Cô chốt lại : Đây là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, ở giữa hồ có Tháp Rùa, bên hồ có cầu Thê Húc, bên trong có đền Ngọc Sơn, xung quanh Hồ có rất nhiều cây xanh, cây cảnh, có cả ghế đá cho du khách đến tham quan và ngồi nghỉ.
Quan Sát Lăng Bác Hồ
- Thủ đô của chúng ta thật đẹp nhưng cũng có một nơi rất đẹp mà lại thiêng liêng nữa. Nào chúng mình cùng đi xem tiếp nhé.(cô bật ảnh có cảnh lăng Bác )
- Đây là lăng Bác Hồ? Ai được đến thăm lăng Bác rồi? ( Nếu có trẻ xung phong, cô cho trẻ trả lời, khai thác hiểu biết của trẻ)
- Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe xem trong lăng Bác con thấy những gì?
- Ở phía ngoài lăng con nhìn thấy ai?
- Các chú công an đứng ở cổng để làm gì?
- Quanh lăng còn có gì nữa? (Nhà sàn, ao cá, vườn hoa, cây cảnh…)
Cô chốt lại: Đây là Lăng Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang an nghỉ. Hằng năm có rất nhiều các du khách trong và ngoài nước vào lăng viếng Bác.
Trước cổng lăng có 2 chú công an đứng gác, bên trong lăng có rất nhiều chú công an đứng bảo vệ cho Bác yên nghỉ. Xung quanh lăng có nhiều vườn hoa, cây cảnh, có ao do tay Bác chăm sóc. Xa xa là nhà sàn, là nơi Bác làm việc và nghỉ ngơi. Lăng Bác Hồ cũng là 1 danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước.
* Quan sát Công viên Thủ Lệ
Đọc câu đố : Chủ nhật Mẹ đưa bé
Đi chơi ở nơi nào
Có voi, khỉ, hươu sao
Có đu quay, cầu trượt.
- Hỏi trẻ: Ai được bố mẹ cho đi tham quan công viên rồi kể cho các bạn cùng nghe? ( Cho 1-2 trẻ kể)
-Cô bật hình ảnh cảnh công viên Thủ Lệ cho trẻ xem. Cô hỏi trẻ:
- con nhìn thấy ở công viên Thủ Lệ có gì? ( Nhiều con vật như voi, hổ, báo, cá sấu, rùa, hươu, khỉ…)
- Ngoài ra ở công viên có những gì nữa? ( Các trò chơi: tàu hoả, đu quay, thú nhún….)
- Các con đến công viên đã được chơi các trò chơi này chưa? Các con chơi có thích không?
Cô chốt lại: công viên Thủ Lệ cũng là một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. ở đây cô có nuôi rất nhiều các con vật và có rất nhiều trò chơi như: đu quay, thú nhún, đi tàu hoả…Công viên Thủ Lệ thường đón các gia đình đưa các em đến tham quan xem xiếc, vui chơi trong những ngày nghỉ, ngày lễ tết.
Cô hỏi lại trẻ vừa rồi cô cho các con xem phim nói về những cảnh đẹp ở đâu nhỉ ? ( Trẻ kể : Hồ Gươm, Lăng Bác, công viên Thủ Lệ, cô bật lại hình ảnh cho trẻ xem )
- Đúng rồi, Hồ Gươm, Lăng Bác, Công viên Thủ Lệ là những danh lam thắng cảnh đẹp củ thủ đô Hà Nội. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan.
* Ngoài những danh lam thắng cảnh các con vừa được xem trên màn hình, các con còn biết những danh lam thắng cảnh nào ở thủ đô Hà Nội nữa? Trẻ kể ( Chùa một cột, Văn miếu, hồ tây, công viên nước…) Cô bật băng cho trẻ xem những hình ảnh có các địa danh mà trẻ kể tới.
* Giáo dục trẻ : Thủ đô Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và được đón rất nhiều các du khách khắp nơi đến tham quan. Các con cần phải biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
- Bây giờ các con đứng lên hát vận động bài “ Em yêu thủ đô” Sáng tác của bảo trọng để nhớ lại cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội nào.
* Trò chơi : Ôn luyện.
Vừa rồi các con được xem phim nói về cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội, các con có muốn đi du lịch đến những nơi đó không
- Cô thưởng cho các con 1 chuyến du lịch bằng 1 trò chơi “ Tìm về đúng bến”
* Chuẩn bị mỗi trẻ một vé tàu có vẽ các hình ảnh : Lăng Bác Hồ Gươm, Chùa Một Cột, công viên thủ lệ…Mỗi bạn mua một vé tàu, thích đi du lịch ở đâu mua vé tàu có hình ảnh đó.
Vẽ một vòng tròn làm đường tàu, trên đường đi là các bến đỗ có đặt các biểu tượng tương ứng với các vé ô tô: Lăng Bác, Hồ Gươm….
Cách chơi : Trẻ xếp hàng theo hình tròn đường đi của tàu, trẻ đứng sau túm áo trẻ đứng trước làm đoàn tàu. Khi cô hô đoàn tàu chuyển bánh trẻ bắt đầu đi. Khi tàu đỗ ở bến nào thì ai có vé ở bến đó sẽ xuống tàu vào đúng bến. tàu lại tiếp tục chạy cho đén khi hết hành khách.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần, cho trẻ đổi vé tàu.
- Chơi xong cô nhận xét và khen trẻ cho trẻ cắm hoa bé ngoan.
HĐCĐ : LQ bài thơ “ Bác Hồ Kính yêu”
- Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi 1 vòng rồi tới chỗ đã chọn. Cho trẻ múa hát bài về Bác.
- Hỏi trẻ : Bài hát nói về ai
Bác hồ là vị lãnh tụ kính yêu, tuy Bác không còn nữa nhưng có rất nhiều bài thơ bài hát, ca ngợi về Bác đó là bài thơ “ Bác Hồ kính yêu” Do nhà thơ Vũ Quang Vinh sáng tác.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1
- Giảng nội dung bài thơ
- Cho trẻ cả lớp đọc theo cô 2 lần
- Nhóm nam nữ đọc
Hỏi trẻ vừa đọc bài thơ gì ? Do ai sáng tác?
Giáo dục trẻ yêu kính Bác Hồ, phải chăm ngoan, làm theo lời Bác dạy.
* Cô nói rõ luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ cả lớp cùng chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi tốt.
* Chơi tự do : Cô quan sát trẻ chơi an toàn.
1. Chuẩn bị : Các loại đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ở các góc như khối gỗ tranh ảnh…
2. Hướng dẫn : Ổn định.
Cho trẻ hát bài : “ Yêu Hà Nội”
Đàm thoại về chủ điểm
Cô gợi ý để trẻ đưa ra chủ đề chơi.
Trẻ nhận vai chơi và về góc chơi .
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, giúp trẻ tạo ra sản phẩm đẹp, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết không tranh dành đồ chơi.
* Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ xếp 3 tổ làm vệ sinh cá nhân.
* Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan.
Trẻ tự nhận xét nhau, bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan….
- Cô nhận xét chung
- Cho trẻ lên cắm cờ thay hoa.
1. Chuẩn bị : Tranh thơ, đĩa bài hát
2. Hướng dẫn :
Ổn định gây hứng thú :
Cho trẻ hướng lên màn hình xem một đoạn băng hình ảnh nhà sàn, các bé vây xung quanh Bác.
Cô hỏi trẻ các con vừa được xem đoạn băng có những hình ảnh gì ?
trẻ kể .
Các con ạ : Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi Bác còn sống, Bác làm việc vất vả, bận rộn nhưng Bác vấn dành thời gian cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Tuy Bác không còn nữa nhưng có rất nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi về Bác. Và cũng chính tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi nên nên tác giả Vũ Quang Vinh đã sáng tác bài thơ
“ Bác Hồ kính yêu”
Bây giờ mời các con cùng lắng nghe cô đọc nhé.
* Cô đọc mẫu :
- Cô đọc lần 1 : Không tranh
- Cô dọc lần 2 : Kèm tranh
* Đàm thoại trích dẫn giảng nội dung
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
Bài thơ do ai viết ?
- Bài thơ nói về ai ?
- Bác Hồ làm việc ở đâu ?
- Bác Hồ là người như thế nào ?
- Yêu quí kính trọng Bác Hồ các con phải làm gì ?
Bài thơ nói về Bác Hồ kính yêu của chúng ta, khi Bác còn sống Bác làm việc ở nhà sàn xinh xắn, Bác làm việc vất vả, bận rộn nhưng Bác vẫn dành thời gian đón các cháu bé mỗi khi các bé đến thăm và Bác rất yêu quý các cháu bé.
* Cho trẻ cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
- Cho trẻ 3 tổ thi đua nhau đọc thơ, mời nhóm, cá nhân trẻ lên đọc
- Cô ngâm bài thơ cho trẻ nghe 1 lần .
* Kêt thúc : Để tỏ lòng kính yêu Bác các con hãy vận động múa bài “ Nhớ ơn Bác”
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
*Chuẩn bị : Phấn vẽ, sân bãi bằng phẳng .
Hướng dẫn :
HĐCĐ : Vẽ tự do.
- Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về những cảnh đẹp của quê hương.
Cô gợi ý cho trẻ nêu lên cảm nghĩ và ý định của mình
Con sẽ vẽ gì ? Và vẽ như thế nào
trẻ thực hiện vẽ cảnh đẹp của quê hương.
Cô khuyến khích trẻ thể hiện nổi bật được cảnh đẹp mà mình định mô tả.
* Nhận xét tuyên dương những trẻ vẽ đẹp.
* TCVĐ : Rồng rắn lên mây.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* Chơi tự do : Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
* Chuẩn bị : 1 số tranh
*Hướng dẫn :
- Cô kể cho trẻ nghe qua 1 lần, cho trẻ hiểu về bức tranh làng quê, sau đó cho trẻ kể theo cô.
* Nêu gương cuối ngày
Cô cho trẻ kiểm tra lại bình cờ và nhận xét.
Cho trẻ lên cắm cờ thay hoa.
1. Chuẩn bị : Mỗi trẻ 1 hình vuông, hình tròn.
2. Hướng dẫn :
* Hoạt động 1 : Ổn định Gây hứng thú.cho trẻ lớp hát bài “ Quê hương em biết bao tươi đẹp”
Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm.
* Hoạt động 2 : Ôn nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn.
- Cô giới thiệu các bác tặng quà cho các con
Xem quà gì ?
- Cô mở lần lượt lấy hình cho trẻ gọi tên các nhận biết các hình.
* Hoạt động 3 : Ôn tập phân biệt hình vuông, hình tròn.
- Chọn hình tròn – Hình tròn NTN ?
( Lăn được)
- Chọn hình vuông – Hình vuông NTN ?
( 4 cạnh bằng nhau)
+ Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô.
+ Cô đọc đặc điểm của hình trẻ chọn
+ Cho trẻ xếp hình tạo ngôi nhà.
+ Trẻ tìm đồ dùng đồ chơi trong lớp có dạng các hình.
* Hoạt động 4 : Luyện tập.
- Cho trẻ chơi tìm đúng nhà.
Dán các hình để tạo hình ngôi nhà, xe ôtô, thuyền buồm
* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương trẻ
1.Chuẩn bị : Xắc xô.
2. Hướng dẫn :
HĐCĐ : Làm quen bài hát “ Em yêu thủ đô”
Cô đàm thoại về chủ điểm.
Cô giới thiệu bài hát : Em yêu thủ đô nhạc và lời của chú Bảo Trọng
Cô hát 2 lần.
Cho trẻ hát theo cô, mời tố cá nhân hát theo cô.
* Cô giới thiệu tên trò chơi
Nói rõ cách chơi, luật chơi
tố chức cho trẻ cả lớp cùng chơi
Động viên khuyến khích trẻ chơi tốt
* Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
1. Chuẩn bị : Ảnh Bác, hoa giấy màu…
2. Hướng dẫn.
Cô hát cho trẻ nghe bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”
Cô hỏi trẻ các con vừa hát bài hát nói về ai
Lúc Bác còn sông Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng…
Vậy để đền đáp công ơn của Bác thì các con phải làm gì nào? Chăm ngoan học giỏi nghe lời cô giáo…
Các con ơi chuẩn bị đến ngày 19/5 các con có biết là ngày gì không? Là ngày sinh nhật Bác đấy ?
Hôm nay cô cháu mình cùng nhau trang trí những tấm ảnh của Bác thật đẹp để chuẩn bị đón ngày sinh nhật của Bác nhé.
Trước mặt các con là những tấm ảnh, những dải giấy màu, và hoa mà cô đã cắt sẵn, các con hãy dùng đôi bàn tay khéo léo của mình cho tấm ảnh thêm đẹp.
Trước hêt các con hãy chú ý xem cô dán mẫu nhé.
Cô dán mẫu cho trẻ xem, sau đó cho trẻ thực hiện
* Nhận xét sản phẩm cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cô nhận xét chung cả lớp.
* Nêu gương cuối ngày
Cho trẻ hát bài hoa bé ngoan.
Cho trẻ nêu lên vì sao được 3 bông hoa, 2 bông hoa, 1 bông hoa. Bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan.
Cho trẻ lên cắm cờ thay hoa.
1. Chuấn bị : Đàn băng nhạc.
2. Hướng dẫn :
Ổn định gây hứng thú cho trẻ :
Cô cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh hồ gươm… và trò chuyện cùng trẻ.
Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước, ở đó có chùa Một Cột, Hồ Tây, lăng Bác Hồ..
Ai được bố mẹ cho đi tham quan những cảnh đẹp này rồi ?
Lăng Bác có gì ? ( Hồ Gươm, cầu Thê Húc)
Đó là những cảnh đẹp của đất nước. Hằng năm có rất nhiều các du khách đến tham quan. Nhạc sĩ Bảo Trọng sáng tác một bài hát rất hay nói lên vẻ đẹp của thủ đô Hà nội đấy. Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát đó là bài “ Em yêu thủ đô”
* Dạy hát :
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
- Cô hát lần 2 kết hợp cử chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế hoạch thực hiện chủ đề -( quê hương, đất nước, bác hồ ).doc