Hai loài mọt đục gốc thân và sâu đục cành có tỷ lệ hại trung bình tại các điểm điều tra 31-35%, nơi bị hại nặng, tỷ lệ hại từ 90-100%. Chỉ số hại trung bình tại các điểm điều tra 11-15%, nơi bị hại nặng có chỉ số hại 37-40%, nhất là ở các vườn hồng có độ tuổi cao từ 25-30 tuổi trở lên và được trồng xen kẽ trong các khu rừng già có nhiều cây gỗ to.
Sâu đục quả xuất hiện và gây hại một năm 02 lứa, lứa 1 xuất hiện và gây hại chủ yếu trong tháng 4 - 5 với tỷ lệ quả bị hại trung bình 35-39%. Lứa 2 xuất hiện và gây hại chủ yếu vào tháng 7 - 8 với tỷ lệ quả bị hại trung bình 8-11% nhưng lứa 2 gây hại khi quả sắp chín nên ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chất lượng quả.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên giống hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn năm 2003-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại
trên giống hồng không hạt Bảo Lâm
tại Lạng Sơn năm 2003-2007
Investigation on insects pests attack on BaoLam's
persimmon in lang son province in 2003-2007
Hoàng Văn Đảy và CS
Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn
Abstract
The results of investigation on insects pests attack on BaoLam‘s persimmon in Lang Son province were carried out by Sub Plant Protection Department in Lang Son from 2003-2007. There are 21 species of insects belong to 19 families and there are 12 species of diseases belong to 6 families were found on the BaoLam’ persimmon trees.
I. Đặt vấn đề
Giống hồng không hạt Bảo Lâm - Lạng Sơn là giống quý, nổi tiếng là một trong những cây đặc sản của tỉnh và đã được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong chương trình xoá đói giảm nghèo tại Lạng Sơn. Trong những năm qua Lạng Sơn đã mở rộng diện tích hồng với mục tiêu đạt 1.800 ha, tạo vùng hồng hàng hoá chất lượng cao. Nhưng việc mở rộng diện tích còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề sâu bệnh hại. Sâu bệnh phát triển làm cho một số vườn hồng không được thu hoạch, hoặc cho năng suất thấp, chất lượng quả kém. Do đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài "Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên giống hồng không hạt Bảo Lâm - tại Lạng Sơn năm 2003-2007".
II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ để điều tra thu thập mẫu côn trùng theo quy định.
2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần loài sâu bệnh hại trên giống hồng Bảo Lâm tại Lạng Sơn.
- Tần suất xuất hiện và gây hại của các loài trong các năm nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thành phần sâu bệnh hại theo phương pháp của Nguyễn Công Thuật (1997) và Nguyễn Văn Tuất (2001).
- Địa điểm nghiên cứu: là các vùng đại diện trồng hồng của xã Bảo Lâm- huyện Cao Lộc- tỉnh Lạng Sơn. Thu thập thông tin về tuổi cây, vị trí địa lý, điều kiện chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Xác định và chọn vườn hồng điều tra cố định, bảo đảm tính phong phú và đa dạng cho vùng.
- Điều tra 10 ngày 1 lần. Trên vườn ươm: Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên từ 100 cây. Trên vườn sản xuất: Chọn các vườn có độ tuổi 5-10, 11-20, 21-30, có vị trí canh tác ở các độ dốc và chân đất khác nhau, có điều kiện canh tác và chăm sóc khác nhau. Mỗi loại địa hình chọn 3 vườn lấy 5 điểm điều tra theo đường chéo góc trong mỗi vườn có 25-30 cây, trên mỗi cây lấy ngẫu nhiên 5 điểm (gồm 1 điểm tầng ngọn và 4 điểm tại 4 hướng). Quan sát, ghi chép và thu thập mẫu vật.
- Điều tra bổ sung tại các vùng hồng ở các xã lân cận (ngoài khu vực điều tra định kỳ).
- Mẫu sâu bệnh được phân tích giám định tại Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 1 và Viện Bảo vệ thực vật.
- Phương pháp tính toán số liệu:
x 100
III. Kết quả nghiên cứu
1. Thành phần sâu hại trên cây hồng Bảo Lâm tại Lạng Sơn (Bảng 1)
Bảng 1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại hồng Bảo Lâm
Số TT
Tên sâu hại
T.gian XH và gây hại
Bộ phận
bị hại
M độ phổ biến
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Bộ cánh nửa - Hemiptera
1
Bọ xít xanh
Nezera viridula linaeus
Tháng 5-7
Lá
+
2
Ve sầu bướm
Lawana sp.
Tháng 3-7
Cành
+
3
Ve sầu
Ricania sp.
Tháng 3-7
Thân, cành
+
4
Rệp sáp bột giả
Pseudococcus sp.
Tháng 2-12
Tai quả, gốc cành
+
5
Rệp sáp
Pseudococcus citri
Tháng 2-12
Tai qủa, gốc cành
+
6
Rệp cánh kiến đỏ
Lasifer lacca
Quanh năm
Cành
++
II
Bộ cánh cứng - Coleoptera
7
Bọ ăn lá
Paracyenotrachelus montanus Jek
Tháng 3-6
Lá
+
8
Câu cấu xanh nhỏ
Hypomeces sp
Tháng 3-6
Lá
+
9
Câu cấu xanh lớn
H. Squamosus Fabr
Tháng 3-6
Lá
+
10
Mọt hoa
Mordellia sp.
Quanh năm
Thân
+
11
Mọt đục gốc thân
Xylebolus sp.
Quanh năm
Gốc,thân,cành C1
+++
12
Mọt đục gốc thân
Platypus sp.
Quanh năm
Gốc, thân
III
Bộ cánh bằng - Isoptera
13
Mối hại gốc thân
Coptotermes sp.
Quanh năm
Gốc, thân
+
IV
Bộ cánh vẩy - Lepidoptera
14
Sâu kèn
Cryptothelea sp.
Tháng 3-5
Lá
+
15
Sâu đo
Agathia sp.
Tháng 3-5
Lá
+
V
Bộ cánh tơ - Thysanoptera
16
Bọ trĩ
Heliothrips sp.
Tháng 3-4
Lá
+
VI
Bộ nhện nhỏ - Acarina
17
Nhện đỏ
Tetranychus sp.
Tháng 3-5
Lá
++
VII
Sâu chưa xác định
18
Rệp khổng lồ
Chưa xác định
Quanh năm
Cành
+
19
Sâu đục cành
Chưa xác định
Quanh năm
Cành C3, C4
+++
20
Sâu đục quả
Chưa xác định
Tháng 4-8
Quả
+++
21
Sâu ăn lá
Chưa xác định
Tháng 3-6
Lá
++
Ghi chú: +: Tần xuất bắt gắp < 10%;
++: Tần xuất bắt gặp > 10-20%;
+++: Tần xuất bắt gặp > 20%
Kết quả điều tra cho thấy ở vườn ươm và vườn kinh doanh cây hồng tại xã Bảo Lâm, đã thu được 21 loài gây hại. Trong đó có 20 loài sâu và 1 loài nhện thuộc lớp nhện. Chúng thuộc 6 bộ, 19 họ. Trong đó hai bộ có số loài nhiều nhất là bộ cánh cứng và bộ cánh nửa 6 loài, bộ cánh vẩy 2 loài, bộ cánh bằng 1 loài, bộ cánh tơ 1 loài, còn 4 loài chưa xác định được tên khoa học.
Các loài xuất hiện phổ biến là sâu đục cành, mọt đục gốc thân Xyleborus sp. và Platypus sp. sâu đục quả, rệp cánh kiến đỏ, sâu ăn lá và nhện đỏ. Các loài sâu đục cành, đục gốc thân và đục quả hại rất phổ biến nhưng lại không gây hại cho cây hồng trong giai đoạn vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản từ 1-5 tuổi.
Hai loài mọt đục gốc thân và sâu đục cành có tỷ lệ hại trung bình tại các điểm điều tra 31-35%, nơi bị hại nặng, tỷ lệ hại từ 90-100%. Chỉ số hại trung bình tại các điểm điều tra 11-15%, nơi bị hại nặng có chỉ số hại 37-40%, nhất là ở các vườn hồng có độ tuổi cao từ 25-30 tuổi trở lên và được trồng xen kẽ trong các khu rừng già có nhiều cây gỗ to.
Sâu đục quả xuất hiện và gây hại một năm 02 lứa, lứa 1 xuất hiện và gây hại chủ yếu trong tháng 4 - 5 với tỷ lệ quả bị hại trung bình 35-39%. Lứa 2 xuất hiện và gây hại chủ yếu vào tháng 7 - 8 với tỷ lệ quả bị hại trung bình 8-11% nhưng lứa 2 gây hại khi quả sắp chín nên ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chất lượng quả.
2. Thành phần bệnh hại trên cây hồng Bảo Lâm (Bảng 2)
Thành phần bệnh hại trên hồng Bảo Lâm tại Lạng Sơn gồm 12 loài. Trong đó có 8 loài nấm thuộc 4 bộ của nhóm nấm Deuteromycetes, 3 loài tuyến trùng ký sinh gây hại rễ thuộc 2 bộ của ngành tuyến trùng. Các loài bệnh có mức độ phổ biến nhiều nhất là bệnh thán thư, bệnh rụng quả, bệnh thâm đen mạch gỗ Physalopspora sp. và bệnh giác ban.
- Bệnh thán thư Colletotrichum kaki Maf. là loại bệnh gây hại nguy hiểm, khó phòng chống và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cây giống trong vườn ươm cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, thời kỳ lộc non và quả non ở cây hồng thời kỳ kinh doanh. Bệnh gây hại quanh năm, nhưng hại nặng nhất từ tháng 4 đến tháng 8, hại từ cây con trong vườn ươm đến những cây già ở thời kỳ kinh doanh. Tỷ lệ bệnh trung bình từ 56-60%, nơi bị hại nặng tỷ lệ bị bệnh lên tới 90-100%. Chỉ số bệnh trung bình tại các điểm điều tra từ 21-26%, nơi bị nặng có chỉ số bệnh từ 49-54%. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh hại cao nhất là ở vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản.
- Bệnh rụng quả do nấm Botryodiplodia sp. xuất hiện và gây hại vào tháng 7 - 8. Bệnh gây hại phần tai quả làm cho tai quả biến màu xám và xuất hiện tầng rời giữa phần tai quả và quả làm cho quả rụng. Tỷ lệ bệnh trung bình từ 15-30%.
- Bệnh thâm đen gỗ xuất hiện và gây hại quanh năm, tỷ lệ bệnh cao từ 90- 100%, chỉ số bệnh trung bình từ 29-33%. mức độ gây hại của bệnh phụ thuộc vào mức độ gây hại của hai loại mọt đục gốc thân Xyleborus sp. và Platypus sp. vì hai loại mọt này là nguồn lây lan chủ yếu của nấm bệnh.
- Bệnh đốm lá Cercospora kaki Ell et Ever xuất hiện và gây hại từ tháng 5-9 nhưng hại mạnh vào tháng 8-9. Tỷ lệ bệnh cao 90-100%, chỉ số bệnh cũng cao, trung bình đạt từ 62-75%. Bệnh hại nặng làm cho lá nhanh vàng chóng rụng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Trong các loài bệnh hại thu thập được còn có 2 loại chúng tôi chưa định danh được là bệnh chảy gôm và một loại bệnh thâm đen mạch gỗ.
Với những kết quả mà đề tài thu được về thành phần loài sâu bệnh hại hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn mặc dù chưa đầy đủ và toàn diện, vì một số loài còn chưa định danh được tên khoa học, nhưng đó là những số liệu quý giúp chúng ta có được thành phần sâu bệnh hại hồng, mối quan hệ sinh thái trong quần thể giống hồng Bảo Lâm, từ đó có các giải pháp tốt hơn trong việc đưa ra các biện pháp phòng chống chúng trong sản xuất có hiệu quả.
Bảng 2. Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại hồng Bảo Lâm
Số TT
Tên bệnh hại
T.gian XH và gây hại
Bộ phận
bị hại
Mức độ phổ biến
Tên Việt Nam
Tên khoa học
I
Bộ Hyphomycetales
1
Bệnh giác ban
Cercospora kaki Ell et Ever
Tháng 5-9
Lá
+++
2
Bệnh thâm đen gỗ
Physalopspora sp.
Quanh năm
Thân
+++
II
Bộ Melanconiales
3
Bệnh thán thư
Colletotrichum gloeosporioides Penz
Quanh năm
Cành, lá, quả
+++
4
Bệnh đốm lá
Colletotrichum kaki Maf
Tháng 5-8
Lá
+
5
Bệnh đốm nâu
Pestalozzia diospisi Sydow
Tháng 7-9
Lá
+
III
Bộ Sphaeropsidaceae
6
Bệnh rụng quả
Botryodiplodia sp.
Tháng 7-8
Quả
+++
IV
Bộ Sphaeriales
7
Bệnh đốm tròn
Mycosphaerella nawae
Tháng 5-8
Lá
+
V
Bộ Aphelenchida
8
Tuyến trùng rễ
Aphelenchoides sacchari
Tháng 4-10
Rễ cây con
++
9
Tuyến trùng rễ
Aphelenchoides sp.
Tháng 4-10
Rễ
++
VI
Bộ Tylenchida
10
Tuyến trùng rễ
Helicotylenchus laevicaudatus
Tháng 4-10
Rễ
++
VII
Bệnh chưa xác định
11
Thâm đen gỗ
Chưa xác định
Quanh năm
Thân
++
12
Chảy gôm
Chưa xác định
Quanh năm
Thân, cành
++
Ghi chú: + : < 25% cây bị bệnh.
++: >25- 50% cây bị bệnh.
+++: >50% cây bị bệnh.
IV. Kết luận
- Sâu bệnh hồng Bảo Lâm tại Lạng Sơn đa dạng và phong phú. Trong số 21 loài gây hại có 20 loài sâu và 1 loài nhện thuộc lớp nhện. Các loài này thuộc 6 bộ. Số lượng và mức độ gây hại đến năng suất, chất lượng cây hồng tuỳ vai trò của từng loài, tuy nhiên các loài như sâu đục cành, mọt đục gốc thân Xyleborus sp., mọt đục gốc thân Platypus sp., sâu đục quả, rệp cánh kiến đỏ, sâu ăn lá và nhện đỏ là các loài có vai trò gây hại quan trọng nhất cho các vườn hồng Bảo Lâm tại lạng Sơn từ năm 2003-2007.
- Chúng tôi đã xác định được 12 loài bệnh hại hồng, trong đó bệnh thán thư, bệnh giác ban, bệnh thâm đen mạch gỗ chưa xác định. Bệnh rụng quả là bệnh hại hồng Bảo Lâm quan trọng nhất tại Lạng Sơn trong quá trình nghiên cứu.
- Có 6 loài sâu bệnh hại thu thập được trong quá trình nghiên cứu mà chúng tôi chưa định danh được. Trong đó có 04 loài sâu: rệp khổng lồ, sâu đục cành, sâu đục quả và sâu ăn lá và 02 loài bệnh: bệnh chảy gôm và bệnh thâm đen mạch gỗ.
tài liệu tham khảo
- Lê Văn Nông. Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ, nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999.
- Viện Bảo vệ thực vật. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp, 1997.
- Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997-1998, nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại.doc