Đối với ngành dệt may, vấn đề đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật là vấn đề hết sức cấp bách. Vì vậy đề nghị Nhà nước hỗ trợ thông qua việc ưu tiên giành cho Tổng công ty các chương trình hợp tác về đào tạo cán bộ ở trong và ngoài nước.
Nhà nước cần xem giám đốc như một nghề, do đó cần có chương trình đào tạo chính quy, đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức hàng năm cho các giám đốc.
Giám đốc đã được bổ nhiệm cần phải giao trách nhiệm và quyền hạn tương xứng đã nêu ở trên. Giám đốc không hoàn thành nhiệm vụ được giao (bằng các chỉ tiêu cụ thể) sẽ bị miễn nhiệm mà không cần qua các quy trình, thủ tục như khi bổ nhiệm. Nếu vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về tổng công ty dệt - May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 23/04/2001. Theo đó giai đoạn từ 2001 đến 2005 ngành dệt may được đầu tư 35.000 tỷ đồng (VINATEX là 12.500 tỷ đồng) và từ 2006 đến 2010 được đầu tư 30.000 tỷ đồng (VINATEX là 9.500 tỷ đồng)…
Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thách thức lớn như:
Chưa có sự đồng nhất trong cơ chế giữa các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập theo cơ chế 388 và Tổng công ty hạch toán tổng hợp theo mô hình Tổng công ty 91.
Ngay sau khi thành lập Tổng công ty đã phải đương đầu với việc giải quyết khó khăn ở một số công ty dệt lớn như Dệt Nam Định, Dệt 8/3, Dệt Hoà Thọ, Dệt Vĩnh Phú… mà hậu quả của nó phải trong thời gian dài mới có thể khắc phục được.
Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực những năm 1997, 1998 đã có ảnh hưởng rất xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành dệt may nói chung và Tổng công ty Dệt-May Việt Nam nói riêng. Sức mua của các bạn hàng lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…giảm mạnh nên hàng của ta bị ép cấp ép giá. Một số nước bị khủng hoảng như: Indonesia, Thái Lan…có đồng tiền bị mất giá cũng xuất khẩu hàng dệt may với số lượng lớn, điều đó đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
Đối với các thị trường xuất khẩu lợn như thị trường SNG và Đông Âu thì chúng ta vẫn chưa có đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả (cơ chế thanh toán tại SNG và Đông Âu chưa được khai thông). Còn thị trường Mỹ rộng lớn thì từ cuối năm 2001 mới được mở ra.
Thị trường nội địa với gần 80 triệu dân nhưng sức mua bị hạn chế do gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn có thu nhập tương đối thấp do giá nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế liên tục giảm, thiên tai lại liên tiếp xảy ra. Đã thế các doanh nghiệp phải cạch tranh quyết liệt với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng trốn thuế, đặc biệt là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Thêm vào đó, một số vương mắc do cơ chế chính sách như: thuế suất cao (thuế VAT đối với sảm phẩm sợi dệt là 10%), chi phí đầu vào như điện, than, xăng dầu, cước dịch vụ bưu chính viến thông, phí giao thông, giao nhận tại cảng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế liên tục tăng làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam; vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay phải chịu lãi suất ngân hàng cao làm cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
5. Đánh giá chung về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam từ khi thành lập đến nay.
5.1. Những kết quả đạt được.
5.1.1. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức lớn, lại phải cạnh tranh gay gắt, toàn diện trên thị trường trong nước và quốc tế, toàn Tổng công ty cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001 đến nay như sau:
Chỉ tiêu
Tăng bình quân 1996-2000 (%)
Tăng bình quân 2001-2003 (%)
Giá trị sản xuất công nghiệp
Doanh thu.
Kim ngạch xuất khẩu(tính đủ nguyên phụ liệu)
Sản phẩm chủ yếu
Sợi.
Vải các loại.
Sản phẩm may.
11,96
13,02
9,69
8,73
7,25
12,02
15,5
20,6
19,9
7,9
10,1
26,0
Số liệu trên cho thấy, đây là một thành tích đáng phấn khởi thể hiện quyết tâm cao và sự cố gắng lớn của tất cả các doanh nghiệp trong Tổng công ty, nhất là từ năm 2001 đến nay đạt mức tăng rất cao. Trong lĩnh vực xuất khẩu, kể từ khi thị trường Mỹ dược mở ra vào cuối năm 2001 thì ngay trong năm 2002 kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ của ngành dệt may Việt Nam đã đạt gần 1 tỷ USD ( trong khi đó kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 2,75 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2003 đạt gần 2 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường đạt khoảng 3,67 tỷ USD. Riêng Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (kể cả các đơn vị đã cổ phần hoá), năm 2002 đạt 850 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 260 triệu USD; năm 2003 doanh thu đạt trên 14000 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD tăng 31% trong đó xuất khẩu vào Mỹ đạt 450 triệu USD.
5.1.2. Về đầu tư phát triển.
Trong 5 năm 1996-2000, các đơn vị, doanh nghiệp trong Tổng công ty đã thực hiện các công trình đầu tư trị giá 4.100 tỷ đồng, trong đó 80% vốn đầu tư cho các dự án nâng cấp và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp dệt. Trong đó có một số đơn vị có tổng mức đầu tư cao như: Dệt may Thành Công 397 tỷ đồng, Dệt Việt Thắng 230 tỷ, Dệt may Hà Nội 220 tỷ, Dệt Vĩnh Phú 192 tỷ, Dệt Phong Phú 190 tỷ, Dệt Thắng Lợi 154 tỷ, Dệt Nha Trang 144 tỷ, May Việt Tiến 141 tỷ…
Từ năm 2001 đến nay, thực hiện Quyết định 55 của Chính Phủ, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã triển khai nhiều dự án với tổng mức đầu tư cao gần 7000 tỷ đồng. Có nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và đã được đi vào khai thác có hiệu quả với năng lực tăng thêm 29,7 ngàn tấn sợi; 57,5 triệu m2 vải dệt thoi; 2,146 tấn vải dệt kim; và 21 triệu sản phẩm may. Thu dụng thêm 15700 lao động.
Đối với các dự án trọng điểm do Tổng công ty là chủ đầu tư như: dự án đầu tư sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Hoà Khánh-Đà Nẵng, đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Phố Nối B-Hưng Yên, dự án xử lý nước thải tại khu công nghiệp Phố Nối B, dự án đầu tư nhà máy nhuộm Yên Mỹ, dự án khu công nghiệp Bình An…hiện nay đang được các Ban quản lý dự án tiến hành một cách khẩn trương để hoàn thành đúng tiến độ.
5.1.3. Về kết quả thực hiện các mặt quản lý và điều hành:
Tổng công ty đã xây dựng và dần hoàn thiện được về cơ bản hệ thống văn bản, điều lệ, phân công phân cấp trong quản lý và điều hành trong toàn hệ thống Tổng công ty. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị thành viên đi đôi với việc tăng cường vai trò đầu tầu, phối hợp quy hoạch của Tổng công ty.
Tổng công ty đang từng bước thực hiện những yêu cầu cơ bản của mô hình tập đoàn hoá các hoạt động của Tổng công ty như thành lập công ty tài chính nhằm tích tụ vốn điều phối cho những đơn vị có nhu cầu và hoạt động có hiệu quả cao, quy hoạch đầu tư theo một chiến lược chung, tập trung sức toàn hệ thống để hỗ trợ có hiệu quả cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trước đây như: Dệt Nam Định, Dệt Hoà Thọ, Dệt 8/3…
Tăng cường được uy tín của Tổng công ty ở cả trong nước và ngoài nước. Rất nhiều các doanh nghiệp địa phương đã tự nguyện xin gia nhập Tổng công ty và Tổng công ty đã tiếp nhận, tổ chức lại có hiệu quả rất nhiều các doanh nghiệp như: Công ty bông Việt Nam, Công ty may Thanh Sơn-Đà Nẵng, Công ty may và xuất nhập khẩu Ninh Bình, Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Kon Tum, Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan-Nghệ An, Xí nghiệp may Điện Bàn, Xí nghiệp may Quảng Nam, Xí nghiệp may Thừa Thiên Huế, Công ty may xuất khẩu Bình Định. Hiện nay đang có hàng chục đơn vị khác của các địa phương đang có đơn xin về Tổng công ty. Cho đến hết năm 2002 đã có trên 10 công ty và bộ phận công ty được cổ phần hoá, đến hết năm 2003 có thêm 9 đơn vị nữa được cổ phần hoá. Tổng công ty cũng đã tiến hành mua lại và củng cố một số liên doanh nước ngoài bị thua lỗ như: Công ty liên doanh Hanjoo-VT, Công ty Nylon Thăng Long, Công ty dệt khăn Hải Vân…
Tổng công ty đã và đang tập trung tạo ra sức mạnh toàn hệ thống nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt cho một số các doanh nghiệp dệt có quy mô lớn, máy móc thiết bị lạc hậu chưa thể thích ứng kịp thời với cơ chế hoạt động mới (cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước). Điển hình là sự kiện công ty Dệt Nam Định xảy ra vào những năm đầu thành lập Tổng công ty với nhưngx khó khăn về tài chính, về lao động dôi dư… Để tháo gỡ khó khăn, bên cạnh những tháo gỡ từ phía Nhà nước như khoanh nợ, gia hạn nợ…, thì các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty cũng đã xây dựng hàng loạt các xí nghiệp may ở đây để tạo chỗ làm việc cho số lao động dôi dư đó. Về phía Tổng công ty Dệt-May Việt Nam, Tổng công ty đã hỗ trợ vốn lưu động, hỗ trợ giải quyết tiêu thụ một phần sản phẩm đầu ra và sắp xếp, tổ chức lại sản xuất tại công ty. Do vậy thông qua các biện pháp trên đã đưa Công ty dệt Nam Định vượt qua những khó khăn, khôi phục sản xuất và bắt đầu có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Sau Công ty dệt Nam Định, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tài chính cho nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn khác vẫn chưa thích ứng được với cơ chế quản lý mới trong khi số lượng lao động lại lớn, máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp nh Công ty dệt 8-3, Công ty Dệt-May Hoà Thọ, Công ty dệt may Huế, Công ty dệt Vĩnh Phú…
Bên cạnh đó, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam còn phát hiện khó khăn và tìm nguyên nhân để có cách xử lý thích hợp, kịp thời và phù hợp với từng đơn vị, doanh nghiệp thành viên. Với những doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất kinh doanh đi xuống do năng lực cán bộ quản lý yếu thì Tổng công ty kiên quyết thay thế bằng những cán bộ có năng lực quản trị kinh doanh, hoặc cử những Giám đốc doanh nghiệp giỏi kiêm nhiệm tại những doanh nghiệp đó. Đi đôi với biện pháp thay thế những cán bộ quản lý yếu, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam còn giao nhiệm vụ cho các Công ty, doanh nghiệp mạnh giúp đỡ, củng cố các đơn vị yếu trong Tổng công ty bằng các biện pháp như hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý, điều hành doanh nghiệp…
Đối với các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, không vay được vốn đầu tư từ ngân hàng thì Tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc trực tiếp làm chủ đầu tư cho các doanh nghiệp đó. Bằng việc cộng đồng trách nhiệm này, Tổng công ty Dệt-may Việt Nam đã giúp cho một số doanh nghiệp thành viên vượt qua được khó khăn, ổn định được sản xuất-kinh doanh. Đối với những đơn vị thành viên gặp khó khăn về thị trường, về vốn lưu động để mua các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty chỉ đạo để các Công ty Thương mại, Công ty Tài chính Dệt May tìm cách hỗ trợ, tháo gỡ hoặc tìm cách cùng hợp tác kinh doanh…
Trong những năm qua, Tổng công ty đã từng bước giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp liên quan đến việc hoạt động và sự phát triển của toàn hệ thống: Đó là việc xây dựng Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và xây dựng chiến lược phát triển tăng tốc ngành dệt may đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định 55/201/QĐ-TTg ngày 23/04/2001. Theo đó Tổng công ty đang gấp rút triển khai và trực tiếp thực hiện một số nội dung quan trọng theo lộ trình đã được phê duyệt của chiến lược tăng tốc này như: Xây dựng lộ trình công nghệ sản xuất đến năm 2005; xây dựng lộ trình hội nhập các sản phẩm dệt, may vào các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực W.T.O, APEC, AFTE. Do đó mà vị thế và uy tín của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam ngày càng được khẳng định cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Không chỉ đơn thuần là việc Tổng công ty ra đời mang tính ghép nối cơ học-hành chính mà chính là ở vai trò định hướng, điều tiết của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam trong toàn hệ thống.
Một hoạt động mang tính xuyên suốt của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam là việc Tổng công ty thực hiện sự phối hợp hoạt động trong công tác xúc tiến thương mại. Điều đó được thể hiện ở việc tập trung chỉ đạo công tác thị trường, nhất là thị trường nước ngoài; tiến hành tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm thông qua việc tham gia các cơ hội triển lãm, những cơ hội triển lãm mang tính chuyên ngành dệt may ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt là việc thiết lập các văn phòng đại diện, tổ chức kinh doanh ở nước ngoài như: Văn phòng đại diện tại New York, tại Cộng hoà Liên Bang Nga, tại Ba Lan, Liên doanh VINATEX Hong Kong … qua đó nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm dệt, sản phẩm may Việt Nam cả ở thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.
Với thị trường nội địa, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đang dần hoàn thiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường, đẩy lùi hàng nhập lậu, tiến tới xoá bỏ gian lận thương mại, đồng thời hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tổng công ty phối hợp với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên có sự phối hợp với nhau hình thành nên thị trường nội bộ. Tổng công ty đã chỉ đạo việc thực hiện chiến lược liên kết thị trường có sự phân công chuyên môn hoá và phối hợp hoá trong nội bộ Tổng công ty như: giữa Bông-Sợi / Sợi-Dệt / và Dệt-May. Tổng công ty cũng đang tiến hành xây dựng bước đầu hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm tập trung với thương hiệu VINATEX ở một số siêu thị tại các thành phố lớn, khu công nghiệp; các cửa hàng bán buôn, bán lẻ ở các thị trấn, thị xã, thị tứ.
Với chủ trương tích cực phát triển lực lưọng sản xuất mới, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã hợp tác giúp đỡ một số ngành và các địa phương tiến hành xây dựng, liên doanh để hình thành các doanh nghiệp, bộ phận sản xuất mới; đồng thời cũng giúp các ngành, địa phương này trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tận dụng nhà xưởng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động đang thiếu việc. Với chủ trương như vậy, Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty đã thực hiện hợp tác, liên doanh cùng với các địa phương, ngành thành lập 57 xí nghiệp liên doanh trong nước và 18 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, qua đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho hơn 40.000 lao động.
Các doanh nghiệp của Tổng công ty cũng đã mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy may tại các địa phương có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu cũng như về nguồn lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đồng thời cũng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Riêng trong năm 2002, một số dự án may của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty đã được khởi công xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả tại nhiều địa phương như Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Hưng Yên, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Nam Định… Mới đây nhất, các nhà máy tại Quảng Bình, Quảng Ngãi cũng đã được khởi công xây dựng.
Lớn nhất, quan trọng nhất là việc hình thành một hệ thống có tổ chức trong đó Tổng công ty Dệt-May Việt Nam giữ vai trò đại diện cho tiếng nói chung của toàn ngành dệt may, để giúp Nhà nước hoạch định chính sách, cơ chế quản lý đối với ngành dệt may cả nước một cách hợp lý. Ngày càng thu hút lực lượng dệt may cả nước gia nhập vào Tổng công ty.
Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã triển khai thực hiện gần 100 đề tài nghiên cứu, trong đó có 7 đề tài cấp Nhà nước, có 64 đề tài cấp bộ và nhiều đề tài cấp Tổng công ty. Trong số đó có nhiều đề tài nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng trong sản xuất như: các giống bông mới VN20, VN35… của Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố, các mẫu thời trang và đồng phục học đường của viện mốt Fadin, các đề tài nghiên cứu công nghệ của viện Kinh tế-Kỹ thuật Dệt-May…
Đến năm 2003 đã có 37 doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xây dựng và được cấp chứng chỉ ISO 9000, có 5 đơn vị được cấp và 2 đơn vị đang xây dựng chứng chỉ ISO 14000, 10 đơn vị được cấp và 14 đơn vị đang triển khai để dược cấp chứng chỉ SA 8000.
5.2. Những tồn tại và vướng mắc.
Bên cạnh những mặt đạt được kể trên, trong những năm qua Tổng công ty Dệt-May Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục trong nội tại của Tổng công ty như:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sự gắn kết giữa các doanh gnhiệp thành viên với Tổng công ty còn lỏng lẻo, chưa có sự gắn kết chặt chẽ về lợi ích kinh tế; giữa các đơn vị trong Tổng công ty vẫn còn có sự cạnh tranh trong nội bộ.
Do Tổng công ty chưa tập trung được các nguồn lực của mình nên trong việc điều hành còn tản mạn. Điều đó dẫn đến việc đầu tư trong Tổng công ty còn manh mún, tư tưởng đầu tư khép kín còn phổ biến, việc chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong Tổng công ty còn yếu.
Tổng công ty chưa trở thành người đặt hàng, hướng dẫn thị trường cho các doanh nghiệp thành viên chưa tạo dựng được thị trướng nội bộ mạnh trong Tổng công ty.
Đội ngũ cán bộ của Tổng công ty còn mỏng và chưa được đào tạo đáp ứng kịp với yêu cầu hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao của cơ chế thị trường và tốc độ đầu tư.
5.3. Những vấn đề từ phía Nhà nước.
Bên cạnh những tồn tại trong nội tại của Tổng công ty thì trong hoạt động của mô hình Tổng công ty nói chung còn có những vẫn đề cần được sửa đổi, đổi mới, làm rõ từ phía vĩ mô (từ phía Nhà nước) ở một số nội dung sau:
Người đại diện cho chủ sở hữu:
Do đặc điểm của chế độ sở hữu trong Tổng công ty mà việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm được thông qua các đại diện chủ sở hữu theo sự phân cấp đã được thể chế hoá. Tuy nhiên, trên thực tế thì ranh giới quyền hạn và trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu lại không rõ ràng, hơn thế quyền hạn cũng chưa tương xứng với trách nhiệm được giao. Đây là nội dung tồn tại lớn, không riêng của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam mà còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước khác.
Do việc phân định quyền của người đại diện chủ sở hữu không rõ ràng như đã nói ở trên nên trong quá trình hoạt động của Tổng công ty có nhiều lĩnh vực mà việc quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, không có cơ quan nào theo dõi và quản lý. Trong khi đó có nhiều lĩnh vực quản lý lại có rất nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý nên hiện tượng chồng chéo trong chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên xẩy ra làm cho doanh nghiệp rất khó chấp hành các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên, ở đây điển hình là công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về tài chính.
Quan hệ giữa Nhà nước với Tổng công ty, giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên:
Hiện nay, mối quan hệ giữa Nhà nước với Tổng công ty và giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên vẫn chủ yếu là quan hệ hành chính. Mối quan hệ này dựa trên các mối quan hệ về vốn và tài chính, trong đó chủ yếu là quan hệ về đầu tư vốn, phân phối nguồn lực cũng còn những hạn chế.
Quan hệ trong nội bộ Tổng công ty:
Trong nội bộ văn phòng Tổng công ty đó là mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và cơ quan Tổng giám đốc cũng có những tồn tại, do nhiệm vụ và quyền hạn giữa hai cơ quan này chưa hoàn toàn rõ ràng lại cùng dùng chung bộ máy nên việc chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị và của Tổng giám đốc Tổng công ty có khi không thống nhất làm cho bộ máy quản lý của Tổng công ty đôi khi còn lúng túng.
6. Định hướng để phát triển Tổng công ty Dệt-May Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế mạnh.
6.1. Những khó khăn, thuận lợi.
Dự báo trong thời gian tới, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều biến đổi nhanh chóng trên nhiều mặt. Xu thế cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và thị trường thế giới ngày càng trở nên quyết liệt. Thị phần thế giới cơ bản đã “phân định”, trong khi đó Việt Nam là nước đi sau, năng lực sản xuất còn nhỏ bé. Các cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may có lợi thế hơn vì hầu hết các nước đó đã là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO và sắp tới các nước nhập khẩu hàng dệt may sẽ tiến hành xoá bỏ hạn ngạch cho các nước này.
Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta cũng có một số thuận lợi cơ bản như:
Sự ổn định về chính trị và xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Môi trường đầu tư của nước ta được các nhà đầu tư đánh giá là có độ an toàn cao tại khu vực cũng như trên thế giới, điều đó sẽ có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các khách hàng nước ngoài đến đặt hàng ở nước ta.
Sau những năm cọ sát với thị trường trong nước cũng như quốc tế, các doanh nghiệp đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, sản phẩm dệt may của ta đang dần được ưa thích ngay tại các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Mỹ… Các thị trường truyền thống như: SNG và Đông Âu đã và đang dần được khôi phục lại; các thị trường Trung Đông, Châu Phi cũng đang có triển vọng được mở ra trong những năm tới.
Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã đi vào hoạt động có nền nếp, các doanh nghiệp thành viên đang từng bước tạo được sự gắn kết và phối hợp với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
6.2. Mục tiêu phấn đấu của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam:
Ngành dệt may Việt Nam đã được thủ tướng Chính Phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển đến năm 2005 và 2010” với các mục tiêu phát triển chủ yếu như:
Toàn ngành:
Đến năm 2005: sản xuất 150.000 tấn sợi, 800 triệu m2 vải, 300 triệu sản phẩm dệt kim, 780 triệu sản phẩm may, kim ngạch xuất khẩu từ 4 đến 5 tỷ USD, sử dụng 2,5 đến 3 triệu lao động, nhu cầu vốn đầu tư là 35.000 tỷ đồng.
Đến năm 2010: sản xuất 300.000 tấn sợi, 1.400 triệu m2 vải, 500 triệu sản phẩm dệt kim, 1.500 triệu sản phẩm may, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 8 đến 9 tỷ USD, thu hút khoảng 4 đến 4,5 triệu lao động, nhu cầu vốn đầu tư là 30.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã đề ra mục tiêu:
Đến năm 2005: sản xuất 123.000 tấn sợi, 260 triệu m2 vải, 65 triệu sản phẩm dệt kim, 190 triệu sản phẩm may quy đổi, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, thu hút khoảng 130 nghìn lao động, nhu cầu vốn cho đầu tư 12.500 tỷ đồng.
Đến năm 2010: dự kiến sản lượng các sản phẩm chủ yếu sẽ được tăng lên khoảng gần 2 lần so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, thu hút khoảng 180 nghìn lao động, nhu cầu vốn cho đầu tư là 9.500 tỷ đồng.
7. Những giải pháp chủ yếu của Tổng công ty để thực hiện mục tiêu đã đề ra:
7.1. Những giải pháp có tính vi mô:
7.1.1. Về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp:
Trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ tập trung thực hiện Quyết định 113/2003/QĐ-TTG ngày 09/06/2003 của Thủ tướng Chính Phủ, theo đó có:
14 đơn vị mà Nhà nước tiếp tục 100% vốn điều lệ và giữ nguyên pháp nhân đến năm 2005, đó là các đơn vị doanh nghiệp: Dệt 8/3, May 10, Dệt May Thắng Lợi, Dệt Nha Trang, Dệt Việt Thắng, Dệt Nam Định, Dệt May Thành Công, Dệt Phong Phú, May Nhà Bè, May Đức Giang, Dệt May Hoà Thọ, Công ty Bông Việt Nam, Công ty Tài Chính Dệt-May, Công ty sản xuất và dịch vụ Dệt-May.
2 doanh nghiệp Nhà nước thí điểm chuyển đổi hình thức quản lý sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con nằm trong cơ cấu Tổng công ty là May Việt Tiến và Dệt May Hà Nội.
19 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối gồm 3 đơn vị thực hiện trong năm 2003 là Công ty Cơ khí may Gia Lâm, Công ty May Thăng Long và Công ty May Nam Định; có 6 đơn vị thực hiện năm 2004 và 10 đơn vị sẽ thực hiện trong năm 2005.
Có 3 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần dưới 50% là Công ty Kim khí Dệt May Hưng Yên (2003), Công ty May xuất khẩu Ninh Bình và Công ty Cơ khí Dệt May Nam Định sẽ được thực hiện năm 2005; và một số bộ phận doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối và cổ phần thường…
7.1.2. Về đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường.
Tổng công ty Dệt-May Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, đơn vị thành viên đang tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là đầu tư vào khâu nguyên liệu, bông xơ, vải, phụ liệu cho may xuất khẩu, cho mặt hàng mới, đặc biệt là khâu nhuộm-hoàn tất, nâng cao tỷ lệ nội đại hoá.
Tổng công ty cũng huy động triệt để các nguồn vốn cho đầu tư (vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư, vốn vay thương mại, vốn ODA, vốn tự có, vốn từ cổ phần hoá…). Hình thành các cụm công nghiệp dệt mới, trong đó gồm các doanh nghiệp độc lập như kéo sợi, dệt vải, dệt kim, nhuộm hoàn tất, phụ liệu may, xử lý nước thải. Trước hết Tổng công ty đang tập trung triển khai nhanh cụm công nghiệp tại Phố Nối B Hưng Yên và một cụm công nghiệp miền Trung tại Khu Công nghiệp Hoà Khánh-Đà Nẵng, cụm Công nghiệp tại Bình An-Bình Dương, Nhơn Trạch-Đồng Nai.
Tổng công ty đang tiếp tục xây dựng và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, phấn đấu đến hết năm 2005 tất cả các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty được chứng nhận chứng chỉ này và tất cả các doanh nghiệp dệt được chứng nhận chứng chỉ ISO 14000.
Tổng công ty đang chỉ đạo việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các Viện nghiên cứu, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm có hàm lượng có hàm lượng công nghệ và quản lý cao, gắn các đề tài nghiên cứu với yêu cầu của thực tế sản xuất hiện nay.
Tổng công ty cũng đang tiến hành triển khai các dự án di dời các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư để vừa đảm bảo yêu cầu tránh ô nhiễm môi trường, vừa tạo được nguồn vốn từ quỹ đất để thực hiện di dời và hiện đại hoá doanh nghiệp. Một số đơn vị nằm trong diện di dời đó là: Dệt 8-3, Dệt Nam Định, Dệt Lụa Nam Định, Dệt Đông á, Dệt kim Đông Phương…
7.1.3. Về sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Tổng công ty tiến hành khai thác tối đa năng lực sản xuất, tập trung phát triển các loại sản phẩm có giá trị cao, có nhu cầu thị trường lớn. Mỗi doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty phải tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, có sức cạnh tranh, có nhãn hiệu riêng để tự khẳng định vị thế của công ty mình.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn hệ thống thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất, các công ty xuất nhập khẩu, thương mại và các Viện nghiên cứu.
Tổng công ty đang củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các văn phòng đại diện của Tổng công ty tại nước ngoài, chuẩn bị mở thêm các văn phòng đại diện mới ở EU, Nam Phi…
Tổng công ty đang duy trì và khai thác tốt các thị trường xuất khẩu hiện có, khôi phục các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Tổng công ty đang tìm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Tổng công ty cũng rất chú trọng công tác nghiên cứu mẫu mốt thời trang kết hợp với tham
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC424.doc