Khảo cổ học - Tìm hiểu trống đồng loại III ở Việt Nam

MỞ ĐẦU . 4

1. Tính cấp thiết của đề tài . 4

2. Mục đích nghiên cứu. 5

3. Đối tượng nghiên cứu . 5

4. Phương pháp nghiên cứu. 5

5. Những đóng góp của luận văn . 6

CHưƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN

CỨU. 7

1.1. Tình hình phát hiện . 7

1.2. Tình hình nghiên cứu . 15

CHưƠNG 2 TRỐNG ĐỒNG HEGER LOẠI 3 Ở VIỆT NAM. 19

1. Trống Lsb 5753 (BA: 1a, 1b, 1c, 1d, 1e; BD: 1a) . 19

2. Trống Lsb 5754 (BA: 2a, 2b, 2c, 2d; BD: 2a, 2b, 2c) . 22

3. Trống Lsb 21435 (BA: 3A, 3b, BD: 3a, 3b, 3c) . 24

4. Trống Lsb. 5756 (BA: 4a, 4b, 4c; BD: 4a, 4b, 4c) . 26

5. Trống Lsb 5752 (BA: 5a, 5b; BD: 5a, 5b, 5c) . 28

6. Trống Lsb 5755 (BA: 6a, 6b, 6c; BD: 6a, 6b, 6c)Error! Bookmark not

defined.

7. Trống 7425 (BA: 7a, 7b, 7c, 7d; BD: 7a)

8. Trống 9564 (BA: 8a, 8b, 8c, 8d) .

9. Trống 7426 (BA: 9a, 9b, 9c, 9d; BD: 9a)

10. Trống I29 (Bảo tàng nhân học) - (BA: 10a, 10b, 10c, 10d; BD: 10a)

.

11. Trống L3 - 5434 (BA: 11a, 11b, 11c).

12. Trống L3 - 3927 (BA: 12a, 12b, 12c).

13. Trống Pá Ban VI (BA: 13a, 13b) .

14. Trống đồng Pá Thơm (BA: 14a, 14b) .

15. Trống đồng Mường Thanh .

pdf33 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo cổ học - Tìm hiểu trống đồng loại III ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra Dân tộc học ở các huyện miền núi Nghệ Tĩnh. Được nhân dân cho biết ở huyện Kỳ Sơn có 2 chiếc trống, 1 chiếc ở phía Bắc và 1 chiếc ở phía Nam đường 7. Chiếc trống ở phía Bắc đường 7 thì một số người già dã tận mắt thấy nó từ năm 1916. Có người thấy chiếc trống này vào dịp khánh thành đèo Bắc - Tê - Lê - Mê vào ngày 25/3/1923. Nhưng tên bản mà nhìn thấy trống thì đã thay đổi như bản Phìa Phong bản Pu Len nên không thể biết được trống ở chỗ nào? Cuộc điều tra khá vất vả. Ông Đặng Nghiêm Vạn năm 1971 cho biết trống ở bản Xốp Bột, xã Kim Đa, huyện Tương Dương, nhưng đoàn đến thì không có chiếc trống nào? Đến Kỳ Sơn mới biết chiếc trống này đã chu du 10 năm từ 1960 - 1970 từ bản Xằng Mỹ Lý - Tương Dương qua bản Puộc (Bắc Lý) về bản Kẹo Cờn Kênh Đu theo chủ nhân của nó một chu kỳ sống du canh du cư của người Tày Hạy (tên của bộ tộc người Khơmú) Nhờ sự giúp đỡ tận tình của đồng chí Hiệu trưởng trường cấp 1 Bắc Lý mới thấy chiếc trống của nhà ông Xán Luông ở Huội Bắc. Hai ông Diệp Đình Hoa và Đậu Xuân Mai đặt tên cho trống theo địa danh là trống Keng Đu (phần mô tả chúng tôi để ở chương II). Còn chiếc trống ở phía Nam đường 7 thì đồng chí Khiên - Phó Chủ tịch huyện và ông Thọ huyện đội chỉ cho ngay. Trống ở nhà ông Phò Thân, bản 9 Thằn Lăn huyện Mường Típ. Mẹ của ông Phò Thân kể rằng khi bà về làm dâu nhà này đã có chiếc trống này, nghe nói mua đâu ở Nậm Tăm, Na Loi hết 12 nén bạc.(1) Năm 1978, được sự giới thiệu của chính quyền địa phương, Nguyễn Tôn Kiểm - cán bộ Viện Khảo cổ đã đến nhà ông Đức Minh phố Quang Trung tiếp xúc nhiều hiện vật khảo cổ do ông sưu tầm nhiều năm. Trong bộ sưu tập này có 4 trống đồng, 3 trống minh khí loại HI, có 1 trống HIII. Trống H.III có một số đặc trưng cơ bản như sau: Đường kính mặt 64cm, cao 44,8cm. Sao 12 cánh, đầu mỗi cánh có 3 chấm nổi (ba hình tròn ngoài 3 đường chỉ nổi (Tg). Từ sao ra có 15 vòng hoa văn. Vòng 1, 6, 12 là các gạch thẳng song song. Vòng 2, 13 vòng tròn kép 3, gtiữa có chấm và các nụ hoa. Vòng 3, 15 - là các nụ hoa cúc 8 cánh Vòng 1, 8, 14 - các hình thoi lồng nhau Vòng 5, 11 - chim cách điệu (le le) Vòng 9, 10 - cứ 3 chim lại có 1 "hình trâm" chim mỏ ngắn, đuôi dài, cánh cụp, mỗi vòng có 12 con. Vòng ngoài cùng hình bông lúa, giữa vòng 14, 15 có vòng giữa không trang trí. Trống có 2 đôi quai kép. Trên mặt có 4 khối tượng cóc, mỗi khối 3 con. Một bên thân có 1 tượng voi và 2 con ốc vặn bị vỡ, 1 con ve sầu có chiều dài gấp 3 chiều dài voi, đầu to, mắt lồi cánh rộng. Trống có 4 đường chỉ đúc(2), đây là 1 chiếc trống được đúc bằng khuôn đất 5 mang (1 mang mặt, 4 mang thân). - Cùng năm 1978, Nguyễn Văn Huyên thông báo 2 chiếc trống đồng Heger loại 3 tàng trữ ở Viện Bảo tàng Quân đội và 1 chiếc ở Viện Bảo tàng lịch sử.(3) (1) Diệp Đình Hoa, Đậu Xuân Mai. Người Tày Hạy, Nghệ An và trống đồng. Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1975. Tr.247- 252. (2) Nguyễn Tôn Kiểm (Viện KCH). Nhóm trống đồng ở phố Quang Trung (Hà Nội). Những NPHM về KCH năm 1978. Tr. 113-145. (3) Nguyễn Văn Huyên. 2 chiếc trống H.III mới được biết đến. NPHM về KCH 1978, tr.145 - 147. 10 Chiếc trống thứ nhất được tác giả mô tả như sau: Đường kính 58,0cm; cao 46,5cm; mặt nhô ra khỏi tang 3,3cm. Phần dưới có hình trụ thẳng đứng. Trống này giống trống Mường Thanh khác với trống mua ở Lào năm 1936. Trống có eo ở phần giữa. Giữa mặt có sao 12 cánh. Từ trong ra có 15 vành hoa văn. Các vành 1, 2, 6, 7, 12 vòng tròn kép có chấm giữa tạo thành các đóa hoa nhỏ. Vành 3, 11 - hình người hóa trang lông chim cách điệu cao. Các vành 4, 9, 10 - là các hình thoi và hình chim, tổng số có 12 hình thoi, 12 hình chim. Chim có mỏ to tựa loài vịt. Vành 5, 13 - là các vạch ngắn song song. Vành 8, 14 - hình trám lồng. Có 4 khối tượng cóc, mỗi khối có 3 con. Thân trống có 4 băng hoa văn. Mỗi băng có 4 vành theo thứ tự: Vành 1 vạch ngắn song song, vành 2, 3 là vòng tròn kép có chấm giữa, cuối cùng là hoa văn mắt xích. Giữa các khoảng trống có hoa văn sóng nước, trống có 2 đôi quai nằm ở tang. Thân trống có 3 tượng ốc và 3 tượng voi, các tượng nằm trên 1 thân cây có tàu lá hình bện thừng. Trống giống với trống ở trường Đại học tổng hợp Hà Nôi và trống ở Mường Thanh. Rất đáng tiếc mô tả chiếc trống không có ảnh, có hình và cũng không rõ nguồn gốc, niên đại. Ở Bảo tàng lịch sử quân đội có 1 chiếc trống đồng Heger loại 3 do quân đội Lào tặng Đại tướng Chu Huy Mân, hiện để trong kho cách Bảo tàng 20km. Không biết chiếc trống mà tác giả mô tả, có phải là trống này không? Ngoài các loại hoa văn hình học có loại hoa văn mắt xích, người hóa trang bằng lông chim là hơi lạ ở trống đồng Heger loại 3 không có hình, người đọc rất khó hình dung. Trống ở trường Đại học tổng hợp Hà Nội và trống Mường Thanh không có loại hoa văn này. 11 Chiếc trống đồng Heger loại 3 thứ hai ở Viện Bảo tàng lịch sử, theo lý lịch sơ bộ thì trống được sưu tầm ở Nậm Thà (Nam Lào). Trống có đường kính mặt 60,5cm; trống bị mất phần chân nên không rõ chiều cao. Mặt trống nhô ra khỏi tàng 3,2cm. Trống có sao 12 cánh, đầu các cánh có vòng tròn kép có chấm giữa. Từ trong ra ngoài có 19 vành hoa văn: Các vành 1, 4, 15, 18 là vạch ngắn song song; các vành 2, 3, 16, 17 vòng tròn đồng tâm có chấm giữa. Các vành 5, 9,14 hoa văn trám lồng. Các vành 6, 7, 11, 12, 2 nhóm hình thoi xen kẽ 2 nhóm hình chim đang bay, có 6 nhóm hình như thế. Vành 9, 12 là chim cách điệu. Vành 9 là các hình chữ nhật trong đó có nhiều hình thoi nhỏ nối tiếp. Vành 19 là các ô trám. Vành 19 có 12 hình hoa cúc. Có 4 khối tượng cóc. Tang trống có 3 băng hoa văn hình học, có 2 đôi quai ở tang. Chiếc trống mà Nguyễn Văn Huyên mô tả không có ở Bảo tàng lịch sử Quốc gia hiện nay. Ở Bảo tàng lịch sử Quốc gia hiện còn lưu giữ 6 trống đồng Heger loại 3 đều có ký hiệu rõ ràng. Không có trống nào được sưu tầm ở Nậm Thà (Nam Lào). Nguyễn Văn Huyên chỉ dừng lại miêu tả, nguồn gốc không rõ, không có hình và niên đại. - Tháng 5/1978, nhân đợt kiểm tra hành chính Công an Thành phố đã thu giữ chiếc trống H.III ở số nhà 314 phố Huế(4), trống không rõ xuất xứ. Đường kính mặt 61,5cm; cao 47,7cm; đường kính chân 48,2cm; chân hình trụ rìa mặt chờm ra ngoài tang. Giữa mặt sao 12 cánh, có họa tiết lông công xen kẽ có 16 vòng hoa văn; vòng 1, 6, 7, 12, 13 hoa văn xoắn ốc; vòng 2 trám lồng, vòng 3, 11 hình đầu chim cách điệu. Vòng 1 có 12 chim đang bay, mỗi một tốp chim xen vào 1 hoa văn hình trám. Vòng 5 vạch ngắn song song; vòng 8 hình trám; vòng 9, 10 chim. Cứ 1 tốp 3 con lại có 1 hình hoa cúc; vòng 16 hoa văn hình bông lúa. Có 4 khối tượng cóc, mỗi khối 3 con. (4) Trịnh Sinh - Trống đồng phố Huế (Hà Nội). NPHM về KCH 1978, tr.158-160 12 Tang trống có 19 vòng hoa văn hình học, giống như trên mặt trống. Có 2 đôi quai viền bằng hoa văn hình bông lúa. Thân trống có các khối tượng ốc và 3 con voi. Bản thông báo có bản vẽ mặt trống rõ ràng, nhưng không có mặt thân. Trịnh Sinh cũng chỉ mô tả mà không xác định được nguồn gốc và niên đại. - Hội nghị thông báo NPHM về KCH năm 1978, ông Trần Quang Huấn cán bộ Ty Văn hoá thông tin Lai Châu thông báo phát hiện trống đồng ở Mường Thanh(5). Thông báo nêu rõ tháng 4 đến tháng 5, trong quá trình lao động sản xuất ở cánh đồng Mường Thanh - Điện Biên Phủ đã phát hiện được 2 chiếc trống đồng. Chiếc thứ nhất do ông Tòng Văn Đôi xã viên hợp tác xã Thanh Chăn phát hiện ở sông Nậm Rốn gần cầu Mường Thanh. Đây là chiếc trống H.III, chúng tôi đã mô tả ở chương II. Chiếc thứ 2 do ông Phạm Văn Giá phát hiện ở Na Ngum thuộc Đội 1 nông trường Điện Biên, chiếc trống này thuộc loại IV (theo anh Huấn). - Tháng 4 năm 1980 Xuân Ngọc - Bộ Nội vụ và Đào Cảnh Quý - Viện Khảo cổ học đã thông báo 1 chiếc trống để ở phòng truyền thống đơn vị Công an - Đoàn chuyên gia an ninh VN tại Nông Pênh (6). Trống có đường kính mặt 63.8cm; cao 47cm; mặt chờm ra khỏi tang 3,2cm. Giữa mặt trống có sao 12 ánh, có các họa tiết lá đề xen kẽ giữa các tia. Từ trong ra ngoài có 16 vòng hoa văn khắc chìm. Vòng 1, 6, 12 vạch ngắn song song. Vòng 2, 7, 13, 2 vòng tròn đồng tâm có chấm nổi ở giữa. Vòng 3, 8, 14 hoa văn trám lồng. Vòng 9, 10 tám cặp chim đang bay, mỗi tốp được xen kẽ 3 hoa cúc và 2 hoa văn trám lồng. Vòng 15 có 12 bông hoa cúc. Vòng 16 hoa văn hình bông lúa. Có 4 khối tượng cóc, mỗi khối 3 con. (5) Trần Văn Huấn. Phát hiện 2 trống đồng Mường Thanh (Lai Châu). NPHM về KCH 1978, tr 149. (6) Xuân Ngọc (Bộ Nội vụ), Đào Quý Cảnh (Viện khảo cổ). Trống đồng Nông Pênh (Campuchia). NPHM về KCH 1980. Tr 167-168. 13 Tang và thân có 13 vòng hoa văn cơ bản giống các loại hoa văn trên mặt. Đặc biệt 1 bên thân từ quai xuống có 1 tượng trâu sừng cong và 1 con bò con nổi cao, 2 con ốc. Tháng 1/1979, quân xâm lược đã đóng hòm để đem về nước, thì bị công an ta phát hiện và giữ lại. Trống thuộc nhóm H.III. Các tác giả cũng chỉ dừng lại ở phần miêu tả không có ảnh hoặc hình vẽ và bỏ trống về niên đại. - Nguyễn Văn Huyên (Viện Bảo tàng Mỹ thuật) có thông báo về 1 chiếc trống đồng Heger loại 3 sưu tầm ở Hà Nội năm 1965 hiện lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật(7). Đường kính mặt trống 61,2cm; cao 42,8cm. * Mặt trống: Chính giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh từ trong ra ngoài có 20 vành hoa văn, các vành 1, 4, 11, 16, 19 và những vành 2, 3, 17, 18 là vòng tròn đồng tâm các vành 5,9, 15 là những hình con sâu xen lẫn các hình ô trám - các vành 6, 7, 12, 13 là những hình ô trám xen lẫn hình chim bay. Các vành 8, 14 là những hình con vịt (?) Vành 10 là những hoa nhỏ. Vành 20 có bốn nhóm hoa cúc cách đều nhau, mỗi nhóm ba hoa. * Thân trống: Trang trí đơn giản thành ba nhóm ở tang, lưng và chân trống gồm các loại hoa văn vạch thẳng, ô trám và vòng tròn đồng tâm. Mặt trống bị thủng một mảng, nhưng đã hàn kín, chân trống bị bẹp và vỡ mất hơn nửa. Trống có hai đôi quai mảnh trên tang trống. Rất đáng tiếc, tác giả chỉ mô tả không để cập gì đến nguồn gốc, niên đại. Chúng tôi đã vào kho Bảo tàng Mỹ thuật không thấy chiếc trống này. - Năm 1962, Nguyễn Văn Huyên thông báo 6 chiếc trống đồng Heger loại 3 ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. 5 chiếc không rõ xuất xứ, 1 chiếc có nguồn gốc ở BăngKok Thái Lan. Những chiếc trống này đang được trưng bày ở Sở (7) Nguyễn Văn Huyên. Một trống đồng III Heger sưu tầm ở Hà Nội. NPHM về KCH 1983. Tr 130 14 thú. Đáng tiếc tác giả cũng không mô tả đầy đủ, không rõ ràng, không có hình ảnh của trống, người đọc rất khó hình dung. - Năm 1974, Phạm Minh Huyền thông báo về 1 chiếc trống đồng Heger loại 3 mới được phát hiện. Chiếc trống này là của luật sư Đỗ Xuân Sảng. Ông thông báo cho Viện Khảo cổ đến nghiên cứu. Phạm Minh Huyền cán bộ Viện khảo cổ đến trực tiếp nghiên cứu chiếc trống này. Trống còn khá nguyên vẹn, nhưng hoa văn khá mờ. Chúng tôi giới thiệu chiếc trống này theo sự mô tả của Phạm Minh Huyền ở chương III. Tuy nhiên, vẫn là 1 nhược điểm chung là trống không có hình ảnh để cho người đọc biết đầy đủ hơn(8). Còn phần niên đại chúng tôi sẽ đề cập ở chương III. - Năm 1983, Bộ Nội vụ thu được 2 chiếc trống, trong đó có 1 chiếc trống loại 3. Bộ Nội vụ đã mời hai ông Nguyễn Quốc Hùng và Phạm Quốc Quân đến giám định. Kết quả giám định chúng tôi đã đưa vào trong nội dung chương II.(9) - Cũng vào năm 1983, Công an TP Hà Nội đã thu giữa 1 chiếc trống đồng Heger loại 3 còn nguyên vẹn. Hoa văn khá rõ. Một tập thể đông đảo các nhà nghiên cứu đến giám định gồm có: Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân, Nguyễn Bích, Nguyễn Tấn Cử, Nguyễn Văn Hùng, Bạch Văn Luyến(10) chúng tôi giới thiệu chiếc trống này ở chương III. - Năm 2008, Bùi Văn Liêm, Hà Văn Phùng (Viện khảo cổ), Nguyễn Thanh Bình (Bảo tàng dân tộc Điện Biên) thông báo 6 trống đồng ở Pá Ban (Điện Biên), Công an Mường Ảng thu giữ.(11) - Cùng năm Trịnh Thị Mai, Trần Văn Hoàn (Bảo tàng dân tộc Điện Biên), Nguyễn Khắc Sử, Nguyễn Sơn Ka (Viện KCH) thông báo 6 trống đồng Pá Ban (Điện Biên). Tiếp từ trống số 7 đến trống số 12(12). (8) Phạm Minh Huyền. Về 1 trống đồng Heger loại 3 Heger mới được phát hiện . KCH năm 1974. Tr 154 - 157. (9) Nguyễn Quốc Hùng (Bộ Văn hóa), Phạm Quốc Quân (Viện Bảo tàng lịch sử) về 2 chiếc trống đồng ở Bộ Nội vụ. NPHM về KCH năm 1983. Tr. 132 - 133. (10) Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân và nhiều tác giả. Chiếc trống loại 3 mới được thu giữ. NPHM về KCH năm 1983. Tr. 131. (11) Bùi Văn Liêm, Hà Văn Phùng, Nguyễn Thanh Bình. 6 trống đồng ở Pá Ban (Điện Biên), Công an Mường Sảng thu giữ. NPHM về KCH 2008. Tr.234-238. 15 - Nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Giang Hải thông báo về Nà Hý, do nhân dân bản Nà Hý, xã Thanh Nưa, Điện Biên đào trồng cà phê trên đồi vào năm 2008 đã phát hiện 3 trống đồng, trong đó có 2 chiếc là trống đồng Heger loại 3 - Nà Hý 2 và Nà Hý 3(13). - Năm 2009, một số thanh niên bản Púng Bon Điện Biên đã phát hiện 1 chiếc trống đồng Heger loại 3 trong một hang dơi. Trống hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng dân tộc Điện Biên với tên trống Pá Thơm. - Trong bản luận án của chị Nguyễn Thị Bảo Trâm "Thời đại kim khí Đắc Lắc trong bối cảnh tiền sử Tây Nguyên" có giới thiệu một chiếc trống tên là Byã (Buôn Giá) sưu tầm được ở nhà ông Y - Pa. - Gần đây nhất, năm 2010 phát hiện một trống đồng Heger loại 3 ở Trung Xuân, huyện Quan, Sơn, Thanh Hóa(14). Như vậy tổng số trống đồng Heger loại 3 phát hiện ở Việt Nam cho đến nay đã lên tới 22 chiếc. Con số đó chưa phải là dấu chấm hết. Năm 1905, khi phân loại trống đồng, Heger chỉ mới biết đến rất ít một số trống đồng Heger loại 3 ở Miến Điện, đến nay trống đồng Heger loại 3 là một hiện tượng phổ biến hầu khắp các nước Đông Nam Á: Lào, Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Ở Thái Lan Guchler U, trống đồng Heger loại 3 có đến 36 chiếc(15). Ở Lào, trống đồng Heger loại 3 tập trung nhiều ở hai tỉnh phía Bắc. Udomxay và Luổng Nậm Tha. Nhà nào cũng có từ 1 đến 2, 3 chiếc. Ở Trung Quốc phát hiện trống đồng Heger loại 3 gọi là trống Tây Minh của người Thái và người Ngõa. Các tác giả trống đồng cổ Trung Quốc kết luận: "Trống Tây Minh là một nguồn sử thi không lời phản ánh cuộc sống những con người cổ đại Trung Hoa về thế giới thiên nhiên đến một nền văn (12) Trịnh Thị Mai, Trần Văn Hoàn, (Bảo tàng dân tộc Điện Biên). Nguyễn Khắc Sử, Nguỹen Ka (Viện KCH), NPHM về KCH 2008. Tr.238-241. (13) Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Giang Hải. Trống đồng Nà Hý (Điện Biên), NPHM về KCH năm 2008. Tr.241-243. (14) Trống đồng Thanh Hóa. Tr.247 (15) Guchler U. Studie Alte Metalltrommel. The fournal ß the Thailand Reseach Souety XXXV. P.17.71 16 hóa đa dạng của Trung Hoa, là một thời kỳ lịch sử được khắc họa giữa những con người Nam Trung Quốc và Đông Nam Á(16). 1.2. Tình hình nghiên cứu Người đầu tiên nghiên cứu trống đồng Heger loại 3 là Heger. Theo Heger có các đặc điểm như sau: Chúng gồm các trống vừa và nhỏ, được trang trí rất tỉ mỉ. Mặt trống chờm ra khỏi tang khá nhiều. Ngôi sao giữa mặt trống 12 cánh hoặc chỉ có 8 cánh. Rìa mặt trống bao giờ cũng thấy 4 khối tượng cóc chiếm 4 chỗ. Cóc nhỏ ngồi lên lưng cóc lớn, phần nhiều là 2, 3 có khi 4 con chồng lên nhau. Thân trống gồm có 3 phần: Phần trên là 1 đoạn ngắn hình viên trụ, phần giữa đột nhiên co lại và xuống đến mép chân lại có hình viên trụ. Trên mặt và thân trống có nhiều loại hoa văn và hình khắc nổi, trong đó có hình hoa, cá, chim bay, chim đứng, một số động vật và cây cỏ khác. Trống có 2 đôi quai nhỏ trang trí hình tết giải(17). Các nhà khoa học các nước, trong đó có Việt Nam ủng hộ cách phân loại đó của Heger và ứng dụng vào trong các công trình nghiên cứu của mình. Người ủng hộ tích cực và bổ sung nhiều chi tiết là Fontein. Fontein dựa vào các tài liệu dân tộc học để giải mã những họa tiết có trên trống, ông quan sát người Karen coi trống như một nhạc cụ trong lễ cầu mưa. Nếu trống đánh thì ếch kêu báo hiệu cơn mưa lớn. Khi mưa xuống cá sẽ nhảy, cây đổ trôi theo dòng nước. Người ta vớt những cây lên đem bán lấy tiền. Giàu có sẽ đến với đất nước Karen. Fontein làm thí nghiệm trong phòng. Ông bắt ếch bỏ trong phòng, rồi dùng trống làm kích thích cho ếch kêu. Ông cho rằng sở dĩ ếch kêu là do trống đồng và do đó dùng trống để cầu mưa có tác dụng như mong muốn. Về nguồn gốc Fontein cho rằng trống H.III bắt nguồn từ H1. Những họa tiết như những giọt nước có 1 hay 2 thùy (giống như trái tim) đều có trên đầu cánh sao trống loại 1 và loại 3. Do kích thước trống đồng Heger loại 3 mà họa (16) Thương Thừa Tác, Thẩm Hối, Tôn Quan Quân, Chu San Anh, An Thanh Nền, Chu Tiểu Vi, Ancient Chinese Bronger Drums. Bắc Kinh 1988. P.331 - 332 (17) F. Heger. Alte Metalltrommel and siidost Asien. Leipgis. Bản dịch Viện Bảo tàng Mỹ thuật. 17 tiết này sẽ giảm dần rồi biến mất và được thay thế bằng nơ hồng hoặc vòng tròn nhỏ. Giải thích về số lượng ếch cõng nhau, ông cho rằng số lượng ếch tướng ứng với số lượng vòng tròn đơn và kép. Nếu trên trống có 1 ếch thì tương ứng với vòng tròn đơn. Nếu 2 ếch thì tương ứng với vòng tròn kép. Nếu 3 ếch tương ứng với 3 vòng tròn kép. Nơ hồng, các hình thoi là tương ứng với các loài rùa.(18) Nói chung cách giải thích của Fontein có nhiều vấn đề để thảo luận. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở chương III. Các nhà trống đồng học Trung Quốc lúc đầu không thừa nhận, khi phát hiện trống đồng Heger loại 3 ở Vân Nam Trung Quốc mới thừa nhận cách phân loại của Heger và chia trống đồng Trung Quốc ra làm 8 loại.(19) 1. Vạn Gia Bá - Từ Xuân Thu đến chiến quốc 2. Thạch Trại Sơn - Từ Chiến quốc đến Đông Hán 3. Lãnh Thủy Xung - Từ Tây Hán đến Đường. 4. Tuấn Nghĩa - Từ Đường đến Tống 5. Mã Giang - Đầu Bắc Tống đến cuối Thanh 6. Bắc Lưu - Từ Tây Hán sớm đến cuối Nam Triều 7. Linh Sơn - Từ Tây Hán đến Nam Triều 8. Tây Minh - Từ Đường đến Thanh Trống Tây Ninh có hình thẳng đứng, trang trí voi, sò, cây. Trống được dùng để phát động chiến tranh. Các bà phù thủy dùng trong lễ hội và tế thần linh. Trống là sỡ hữu những người có quyền lực gọi là Đa lao. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu về trống Đông Sơn, bởi nó là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn - Việt Nam. Những trống H.III mà chúng tôi giới thiệu ở trên là những bài thông báo chủ yếu là mô tả hoa văn, không có hình ảnh, không đề cập niên đại và nguồn gốc rõ ràng. (18) J. Fontein Studies in Asian Arte and Archeology. Bolume XVI New York. 1995 (19) Thương Thừa Tác. Sách đã dẫn tr.330 -332 18 Có những trống được đưa vào sách, in ấn cẩn thận nhưng cơ bản chỉ mô tả sơ sài như trống Trung Xuân, Quảng Xương - Thanh Hóa.(20) Có 4 chiếc trống H.III được 3 cơ quan công bố: Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng tự trị dân tộc Choang, Viện nghiên cứu khảo cổ học Quảng Tây xuất bản năm 2011 cũng chỉ dừng lại miêu tả, mà thậm chí sai. Ví dụ trống Ls 5753 có hình 1 xưởng đúc gốm 2 ống bễ pistông đưa gió không được đề cập, búa gọi là dụng cụ tra cứu, đe là lệnh bài, thước đo đường kính là còng - những dụng cụ đó là công cụ hành pháp. Cân đo hiện vật gọi là cán cân công lý.(21) Hoàng Văn Khoán và Souliphane đã có bài khảo lại chiếc trống này trên tạp chí Khảo cổ(22). Hơn nữa các trống này có nguồn gốc rõ ràng là của Lào nhưng lại trình bày trong quyển trống đồng Việt Nam, vô hình trung, các tác giả coi trống Lào là trống Việt Nam. Tuy nhiên trong số những người đề cập trống đồng Heger loại 3 thì PGS.TS Diệp Đình Hoa thường gắn trống đồng với tộc người: Người Tày Hạy với trống đồng, người Lão Thơng với trống đồng. Đó là một hướng đi đúng. Nói chung trống H.III ở Việt Nam chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tiểu kết chƣơng 1 Trong luận văn, ở Chương I đã trình bày những trống đồng Heger loại 3 được phát hiện ở Việt Nam từ ngày hòa bình được lập lại ở Việt Nam. Có những trống lưu giữ ở các bảo tàng, tác giả đã trực tiếp nghiên cứu, một số trống chỉ dựa vào mô tả các tác giả thông bảo mang tính chất thống kê. Những trống loại này hiện không biết ở đâu. Tổng số trống hiện biết trước hòa bình là 7 chiếc. Cho đến hiện nay là 22 chiếc, con số này chưa phải là dấu chấm (20) Trống đồng Thanh Hóa - NXB KHXH. Tr247 (21) Trống đồng Việt Nam - Tr.232-233, Trống Lsb.5753 (22) Hoàng Văn Khoán, Souliphane. Tạp chí KCH, số.. 19 hết. Từ Việt Nam luận văn đưa cái nhìn rộng hơn và và cho rằng trống đồng Heger loại 3 là 1 hiện tượng phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Trống đồng Heger loại 3 ít được các nhà nghiên cứu quan tâm, vì nhiều tình trạng phức tạp. Cho nên các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu trống Đông Sơn vì nó là sản phẩm của nền văn hóa bản địa. Tuy nhiên cũng để lại nhiều thông báo phát hiện. Ở thế giới có nhiều nghiên cứu nhưng cũng nhiều vấn đề bàn cãi. Diệp Đình Hoa một nhà khảo cổ học, vừa là một nhà dân tộc học cho nên ông nghiên cứu trống đồng Heger loại 3 gắn liền với tộc người là một phương hướng đúng đắn được thừa nhận. 20 CHƢƠNG 2 TRỐNG ĐỒNG HEGER LOẠI 3 Ở VIỆT NAM 1. Trống Lsb 5753 (BA: 1a, 1b, 1c, 1d, 1e; BD: 1a) Trống mua năm 1920 ở Lào, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, mang ký hiệu Lsb 5753. Đường kính mặt 63,6cm; cao 48,4cm. Đường kính chân 53,3cm. Trọng lượng 17,4kg. Mặt nhô ra khỏi tang 2,8cm. Giữa mặt trống là 1 ngôi sao 12 cánh. Các cánh sao nhỏ và mỏng. Từ trong ra ngoài có 17 vành hoa văn. Các vành hoa văn được khép kín 3 đường chỉ nổi cao. Các vành 1, 3, 4, 9, 10, 15, 16 là các vòng tròn có chấm giữa. Vành 2, 14 là các vạch ngắn song song. Vành 5 là 1 đàn le le bơi dưới nước. Vành 8, 14 là những con chim cách điệu quay mỏ vào tâm, xen vào các hình vuông, hình thoi. Vành 6, 12, 17 các hình lôi văn nối tiếp nhau. Vành 7 hoa văn thường xen các hình thoi có chấm giữa. Vành 18 để trơn, duy chỉ có 1 hình tròn dạng con dấu, giữa có 2 gạch hình chữ thập. Viền mép trống là hoa văn hình bông lúa 2 dãy hạt. Trên mặt có 4 khối tượng cóc, mỗi khối có 3 con cõng nhau, dưới to trên nhỏ. Bốn khối tượng cóc nằm ngoài cùng mặt trống. Tất cả con vật le le, cóc, chim đều vận động từ Tây sang Đông theo chiều vận động của trái đất. Từ mặt xuống chân có 3 mảng hoa văn. Mảng hoa văn ở phần tang có 6 vành Vành 1 là hình lôi văn 21 Vành 2, 3 - vòng tròn có chấm giữa Vành 4, 6 - vạch ngắn song song Vành 5 - thừng bện có chấm giữa Mảng hoa văn ở phần lưng có 10 vành hoa văn Vành 1, 9 - lôi văn Vành 2, 3, 7, 8 - hình tròn có chấm giữa Vành 4, 6 - các vạch ngắn song song Vành 5 - có các hình thoi Vành 10 - có vòng tròn chấm giữa xen kẽ các gân lá Mảng hoa văn ở phần chân có 6 vành: Vành 1 - hình xương lá trên có sóng nước Vành 2 - các vạch ngắn song song Vành 3 - là vòng tròn có chấm giữa Vành 4 - hình lôi văn Vành 5 - mờ quá, không rõ Vành 6 - để trơn. Viền mép chân bằng hoa văn hình bông lúa. Nối 3 mảng hoa văn này lại bằng cột nổi hình bán cầu. Đầu và chân cột là hoa văn hình dấu hỏi, giống mầm cây dương xỉ. Các vành hoa văn nằm chạy ngang trên cột đó. Trống có 2 đôi quay kép. Trên và dưới là hoa văn hình bông lúa, phía dưới có hoa văn ngọn dương xỉ. Hai bên thân trống mô tả cảnh sinh hoạt con người và động vật hết sức sinh động mang tính hiện thực khá cao. Hình thứ nhất được các tác giả "Trống đồng cổ Việt Nam" mô tả (tr.377, hình 332) là dụng cụ hành pháp: Cái cân là biểu tượng của công lý, búa là chuỳ, vòng tròn là còng tay, đe là lệnh bài. Còn hai bễ thổi hơi thì không thấy tác giả nói là gì? 22 Chúng tôi cho rằng đây là một lò luyện hiện đang được phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á. Lò này không phải lò chế tác công cụ, mà sản xuất những hòn nguyên liệu cung cấp cho thị trường. Bộ công cụ này gồm 2 ống bễ thổi gió bằng piston, từ bễ có 2 ống làm bằng đất nung để đưa gió vào lò. Bễ thổi này có thể di chuyển. 1 chiếc đe, 1 kìm, 1 búa và 2 thước đo đường kính của sản phẩm. Bên trên là 1 cái cân xác định trọng lượng. Trên cân có 2 hòn nhỏ bằng 1 hòn to. Những hòn đồng này đã phát hiện được khá nhiều ở mỏ đồng cổ đại Xavanakhét Lào. Hình thứ 2 đối diện mô tả các động vật trên cạn dưới nước. Một đàn voi có 3 con đi theo hàng dọc giữa 2 cây thân mềm có bẹ lá. Đây là những cây thân mềm mà voi ưa chuộng. Đi theo voi là cá, cóc, cua, ốc, rùa. 23 2. Trống Lsb 5754 (BA: 2a, 2b, 2c, 2d; BD: 2a, 2b, 2c) Chiếc trống này mua của ông Đặng Đình Thi ở Luổng Pha Băng (Lào) năm 1936. Hiện trống được lưu giữ ở Viện Bảo tàng lịch Quốc gia Việt Nam, mang ký hiệu Lsb 5754. Đường kính mặt 84 cm. Mặt nhô ra ngoài tang 2,8cm; cao 46,6cm. Nặng 19kg. Giữa mặt trống là 1 ngôi sao 12 cánh. Cánh sao nhỏ và mảnh. Từ trong ra ngoài có 19 vành hoa văn Vành 1, 4 - để trơn Vành 2 - hoa, các hoa được giới hạn 1 vạch Vành 3, 9, 16 - các vạch ngắn song song Vành 5 - vòng tròn có chấm giữa Và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004693_0071_2003058.pdf
Tài liệu liên quan