MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. 2
4. Giả thuyết nghiên cứu . 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
6. Giới hạn nghiên cứu . 3
7. Phương pháp nghiên cứu. 3
8. Đóng góp của đề tài. 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 9
1.1.1. Ở ngoài nước . 9
1.1.2. Ở trong nước. 11
1.2. Một số khái niệm. 14
1.2.1. Khái niệm giao tiếp. 14
1.2.2. Khó khăn tâm lý. 25
1.2.3. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp . 26
1.3. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên . 29
1.3.1. Những điều kiện phát triển nhân cách của thiếu niên . 29
1.3.1.1. Khủng hoảng ở lứa tuổi thiếu niên . 29
1.3.1.2. Đặc điểm phát triển sinh lý thể chất . 33
100 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở Hiệp hòa, huyện Đức hòa, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an
hệ giữa trẻ và môi trường. Ông giả định rằng, sự cải tổ hệ thống những quan
hệ này là nội dung chủ yếu của sự khủng hoảng của lứa tuổi thiếu niên chuyển
tiếp.
Quan điểm duy vật đưa ra đặc trưng và tiêu chuẩn để xác định thời kỳ
phát triển hay độ tuổi cụ thể của đứa trẻ là những cấu trúc tâm lý mới, đặc
trưng cho bản chất của mỗi lứa tuổi. Những cấu trúc mới ở mỗi lứa tuổi được
xem như một dạng cấu tạo mới của nhân cách và hoạt động của nó. Đó là
những biến đổi tâm lý xã hội, xuất hiện lần đầu tiên ở mỗi một độ tuổi nhất
định, quy định ý thức của trẻ, quan hệ của nó với môi trường. Sự phát triển
của trẻ trải qua từng giai đoạn, có những giai đoạn sự phát triển diễn ra chậm
hoặc ít có sự biến đổi rõ rệt. Ở những giai đoạn đó, nhìn chung sự thay đổi
bên trong diễn ra nhẹ nhàng, uyển chuyển, khó nhận thấy, sự thay đổi rất nhỏ
trong nhân cách của trẻ. Những thay đổi đó được tích lũy đến một giai đoạn
nhất định, sau đó thể hiện rõ cấu trúc mới của lứa tuổi.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhìn nhận thực tế rằng: có sự tồn tại
của những giai đoạn khủng hoảng trong sự phát triển của trẻ - đặc trưng bởi
một dạng phát triển khác – khủng hoảng. Khủng hoảng được nhiều nhà giáo
dục nhìn nhận như “căn bệnh” phổ biến, là sự lệch khỏi con đường phát triển
bình thường. Trong giai đoạn khủng hoảng (vài tháng, 1 năm, 2 năm), có sự
biến đổi rất mạnh mẽ trong nhân cách của trẻ. Có thể xem đây là một bước
ngoặc lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Trong thời gian rất ngắn, trẻ thay
đổi gần như hoàn toàn những nét cơ bản của nhân cách.
32
Theo Vưgôtxki, đặc điểm đầu tiên của giai đoạn khủng hoảng thể hiện ở
chỗ: ranh giới để phân chia mở đầu và kết thúc khủng hoảng với các lứa tuổi
cận kề hầu như không xác định, mặt khác tính chất căng thẳng của khủng
hoảng thường diễn ra vào giữa giai đoạn lứa tuổi này. Các giai đoạn khủng
hoảng đều có sự thay đổi rất lớn về thể chất và tâm sinh lý, nhờ đó mà phân
biệt rõ thời kỳ phát triển ổn định và thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát
triển của trẻ. Đặc điểm thứ hai của lứa tuổi khủng hoảng là phần lớn trẻ em
trong giai đoạn này đều rất khó giáo dục. Các tác động giáo dục dường như tỏ
ra không hiệu quả với trẻ. Trong giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi thiếu niên,
các em thường bướng bỉnh, khó bảo; khả năng học tập và làm việc giảm sút.
Tuy nhiên, trong thực tế, những điều đó không nhất thiết phải xảy ra. Ở
những đứa trẻ khác nhau, giai đoạn khủng hoảng diễn ra khác nhau. Trong
thời kỳ khủng hoảng, kể cả những trẻ có hoàn cảnh xã hội giống nhau thì sự
phát triển cũng khác nhau. Ở nhiều trẻ, ít thấy những biểu hiện khó giáo dục
hay kết quả học tập giảm sút. Những điều kiện bên ngoài sẽ quy định tổ chức
cụ thể của sự phát sinh và diễn biến của giai đoạn khủng hoảng. Sự khủng
hoảng được thể hiện rất đa dạng. Nó không phải do sự thiếu vắng một điều
kiện đặc biệt nào đó bên ngoài mà do logic của chính quá trình phát triển bên
trong tạo sự cần thiết của các giai đoạn khủng hoảng, biến đổi trong đời sống
của trẻ.
Trong những thời điểm khủng hoảng, trẻ trở nên khó giáo dục bởi vì sự
thay đổi của hệ thống giáo dục thường không bắt kịp sự phát triển của trẻ. Do
đó đòi hỏi sự thay đổi cách giáo dục của người lớn đối với trẻ trong các giai
đoạn khủng hoảng (bước ngoặc phát triển). Sự phát triển không bao giờ dừng
lại và cũng chính trong các giai đoạn khủng hoảng chúng ta thấy được quá
trình phát triển mang tính xây dựng theo hướng tích cực.
33
Khủng hoảng bao gồm 3 giai đoạn: tiền khủng hoảng, khủng hoảng và
sau khủng hoảng. Nếu người lớn biết được, đón nhận và thay đổi thái độ,
phương pháp giáo dục thì trong khủng hoảng và sau khủng hoảng sẽ là thời
kỳ phát triển mạnh mẽ nhân cách của thiếu niên.
Sự phát triển trong lứa tuổi khủng hoảng thể hiện ở sự xuất hiện những
nét tâm lý mới mang tính đặc thù và chuyên biệt rất cao. Những cấu trúc tâm
lý mới này sẽ có mặt trong sự phát triển nhân cách của trẻ ở các giai đoạn tiếp
theo. Ở tuổi thiếu niên, dậy thì là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, là thời kỳ có
sự biến đổi lớn trong nhân cách.
Như vậy, sự khủng hoảng trong lứa tuổi thiếu niên là sự tích lũy dần dần
những điều kiện khách quan, những điều kiện của sự biểu hiện và diễn biến
của thời kỳ thiếu niên được quy định bởi những điều kiện xã hội cụ thể và
chính sự phát triển của các em.
1.3.1.2. Đặc điểm phát triển sinh lý thể chất
Lứa tuổi thiếu niên có sự phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về
mặt cơ thể:
- Chiều cao và trọng lượng cơ thể của các em tăng. Các em nữ ở độ
tuổi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi nhưng
đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao dừng lại. Các em nam ở độ tuổi 15,
16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại.
- Hệ xương phát triển. Xương tay, xương chân phát triển rất nhanh
nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế, các em có vẻ
lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, hay làm đổ vỡ. Điều đó
làm cho các em khó chịu. Các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của
mình và cố che giấu nó bằng cách tỏ ra can đảm, không quan tâm để người
khác không chú ý đến vẻ bề ngoài của mình. Sự chế giễu nhẹ nhàng về dáng
vẻ bên ngoài sẽ gây ra ở các em những phản ứng mạnh mẽ.
34
- Hệ tim phát triển không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh,
hoạt động của tim mạnh mẽ hơn nhưng kích thước của mạch máu lại phát
triển chậm. Do đó, có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết
áp, tim đập nhanh, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc.
- Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng),
thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Do đó, các em dễ xúc
động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, ta thấy ở các em thường có những phản
ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động.
- Ở tuổi thiếu niên, các quá trình thần kinh hưng phấn của võ não
mạnh và chiếm ưu thế nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân,
không kiềm chế được xúc động mạnh. Sự cải tổ của các cơ quan nội tiết trong
mối tương quan với hệ thần kinh thường là cơ sở gây ra tính mất cân bằng
chung, tính dễ kích động, dễ nổi nóng, tính uể oải và thờ ơ có chu kỳ ở các
em.
Đặc điểm quan trọng nhất trong sự phát triển cơ thể của tuổi thiếu niên là
thời kỳ phát dục. Đây là quy luật phát triển bình thường. Sự phát dục kéo theo
sự trưởng thành của cơ thể nhưng sự phát triển tâm lý xã hội chưa theo kịp.
Khó khăn của thiếu niên là ở chỗ các em chưa đánh giá đúng tình cảm, hành
vi của mình cũng như chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn khác
giới.
Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi thiếu niên đã làm cho các em có
những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước. Đây là lứa tuổi
có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao và ấp ủ nhiều dự định lớn. Vì thế, các
nhà giáo dục cần thấy được đặc điểm này để có cách giáo dục hiệu quả.
1.3.1.3. Sự thay đổi điều kiện sống
Do sự phát triển cơ thể gần như người lớn nên tuổi thiếu niên có những
biến đổi về điều kiện sống:
35
Trong gia đình, các em có những vai trò nhất định. Các em làm khá
nhiều công việc giúp đỡ gia đình. Ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
một số em phải tham gia lao động thực sự để góp thêm thu nhập. Cha mẹ
cũng bắt đầu quan tâm đến một số ý kiến của các em, các em có quyền quyết
định một số việc riêng của bản thân. Những thay đổi này đã động viên,
khuyến khích học sinh trung học cơ sở phấn đấu, độc lập trong cuộc sống.
Trong nhà trường, hoạt động học tập và những hoạt động khác có nhiều
sự thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm
lý của lứa tuổi thiếu niên.
Bắt đầu vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều
môn học khác nhau, mỗi môn học là một hệ thống tri thức với những khái
niệm trừu tượng, khái quát, có nội dung sâu sắc, phong phú, đòi hỏi các em
thay đổi cách học. Do lượng tri thức được lĩnh hội tăng lên nên tầm hiểu biết
của các em cũng được mở rộng.
Phương pháp dạy học trong nhà trường trung học cơ sở cũng có nhiều
thay đổi. Các em được học nhiều môn, nhiều thầy cô giảng dạy. Mỗi môn học
có phương pháp phù hợp với bộ môn đó, mỗi thầy cô giáo có cách giảng dạy
riêng. Sự khác nhau này đã ảnh hưởng đến việc lĩnh hội, đến sự phát triển trí
tuệ và nhân cách của các em.
Ngoài xã hội, các em được đánh giá cao hơn, các em có nhiều đóng góp
tích cực cho xã hội, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động: tuyên truyền, tình
nguyện,... Hoạt động xã hội là hoạt động có tính tập thể, khi tham gia vào đó,
các em có nhiều mối quan hệ giao tiếp; sự hiểu biết, vốn sống của các em
được nâng lên. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của các
em.
36
1.3.2. Đặc điểm phát triển nhân cách thiếu niên
1.3.2.1. Nhu cầu tự ý thức, tự khẳng định của thiếu niên
Sự phát triển của tự ý thức là một trong những phẩm chất nhân cách nổi
bật ở tuổi thiếu niên. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý, đến học tập
cũng như các mối quan hệ giao tiếp với mọi người.
Khác với học sinh nhỏ, thiếu niên có nhu cầu hiểu biết những đặc điểm
của bản thân, suy nghĩ và tự đánh giá về mình. Tuy nhiên, sự đánh giá này đôi
lúc chưa thật sự đúng đắn, thiếu niên thường đánh giá cao năng lực bản thân
so với thực tế.
Trong tập thể, thiếu niên khao khát được cống hiến và thừa nhận. Sự tự ý
thức nhờ đó cũng phát triển theo. Cuộc sống tập thể luôn đặt ra những yêu cầu
mới đòi hỏi thiếu niên phải tuân thủ. Vì thế, muốn được tập thể công nhận,
bạn bè yêu mến, thiếu niên phải không ngừng phấn đấu, hoàn thiện mình.
Một đặc điểm rất quan trọng trong nhân cách của tuổi thiếu niên là ước
muốn trở thành người lớn, được trân trọng như người lớn. Đòi hỏi của các em
là người lớn phải thừa nhận “ tính người lớn của mình”. Nếu nguyện vọng
này không được đáp ứng, các em sẽ phản kháng quyết liệt. Do ước muốn trở
thành người lớn nên các em có khuynh hướng học ở người lớn cả tính tốt lẫn
tính xấu (thí dụ: thiếu niên hút thuốc để chứng tỏ mình là người lớn). Song
song đó, các em cũng rất nhạy cảm với những lời nhận xét, đánh giá của xã
hội và người lớn.
Tóm lại, lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động nhất. Đây
cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các em. Nếu
người lớn có thể hướng dẫn và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với thiếu
niên thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các em ở các giai đoạn
lứa tuổi sau.
37
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển xúc cảm - tình cảm của thiếu niên
Những đặc điểm về cảm xúc – tình cảm của tuổi thiếu niên chịu sự chi
phối của những yếu tố cơ bản sau:
- Sự cải tổ về mặt sinh lý giải phẫu dẫn đến sự phát dục (dậy thì).
- Hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và sự mở rộng phạm vi hoạt
động xã hội trong môi trường mới.
- Xu hướng vươn lên làm người lớn.
Tình cảm của các em học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn
các em học sinh tiểu học. Một đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động,
kích động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng; tình cảm còn mang tính bồng bột,
dễ thay đổi. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi
một số cơ quan bên trong cơ thể gây nên. Bên cạnh đó, hoạt động thần kinh
cũng không cân bằng, thường quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế
khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi,
học tập, lao động, các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ.
Tính dễ kích động ở các em đôi khi dẫn đến những xúc động rất mạnh
mẽ như vui buồn quá trớn hay lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản.
Nhiều em tâm trạng thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui
nhưng vì một cái gì đó lại buồn ngay hoặc đang lúc buồn bực nhưng gặp một
điều gì thích thú thì lại cười tươi ngay. Do sự thay đổi tình cảm dễ dàng như
thế, nên trong tình cảm của các em đôi lúc mâu thuẫn. Thí dụ, các em yêu
thương, quý mến em bé này nhưng ngay lúc đó có thể dọa nạt, trêu chọc em
bé khác. Đối với người già yếu, tàn tật có khi các em tận tình giúp đỡ nhưng
có lúc các em lại trêu chọc, lấy đó làm trò đùa với nhau...
Đặc biệt, những đặc điểm phát triển xúc cảm, tình cảm ở tuổi thiếu niên
thể hiện rõ nét trong hoạt động giao tiếp với bạn bè.
38
Ở tuổi thiếu niên, giao tiếp bạn bè có ý nghĩa rất lớn. Các em dành nhiều
thời gian và sự quan tâm đến những mối quan hệ bạn bè: bạn học, nhóm bạn,
bạn thân, tập thể,... Càng mở rộng giao lưu bạn bè bao nhiêu thì sự thay đổi
hành vi ở các em càng rõ rệt bấy nhiêu. Hành vi thay đổi dẫn đến những thói
quen và cảm xúc mới. Những điều các em học được từ bạn bè có thể tốt cũng
có thể xấu.
Những thay đổi hành vi ở trẻ làm nhiều bậc cha mẹ lo lắng, đôi lúc có
những phản ứng gay gắt. Nhưng các em vẫn thích học theo các hành vi ứng
xử của bạn bè cùng tuổi hơn là các hành vi quen thuộc hàng ngày. Cha mẹ
càng phản ứng gay gắt thì các em càng cố gắng lặp lại hành vi đó và chứng
minh nó là đúng.
Cùng với sự thay đổi hành vi ứng xử là sự thay đổi về ngôn ngữ và thói
quen. Các em ở lứa tuổi thiếu niên thích thường xuyên sử dụng những từ ngữ
mà bạn bè mình hay nhắc tới. Những ngôn ngữ này đôi khi chỉ có các em chơi
chung nhóm với nhau mới hiểu. Hành vi ngôn ngữ thay đổi dẫn đến những
thói quen và cảm xúc mới. Các em có thể thay đổi từ chỗ ít nói sang hay nói
hoặc trong gia đình các em tỏ ra hiền lành nhưng khi đi chơi với bạn bè lại trở
nên nhanh nhẹn, láu cá.
Tất cả mọi sự thay đổi của trẻ đều có nguyên nhân. Trẻ sống trong mỗi
hoàn cảnh – môi trường khác nhau cần có nhưng hành vi ứng xử khác nhau.
Có như vậy các em mới hòa nhập được với nhóm bạn và không bị xem là “lạc
điệu” .
Ở giai đoạn thiếu niên, các em đang có những biến đổi mạnh mẽ về mặt
tâm sinh lý, đang trong quá trình hình thành cái tôi lần thứ hai, các em luôn
đón nhận mọi tác động và tìm xu hướng giống mình trong cuộc sống. Trong
môi trường bạn bè, các em học được những điều mới mẻ, bắt đầu thấy mình
lớn lên và có ước muốn được bạn bè thừa nhận, tin cậy.
39
Trong môi trường bạn bè, nếu trẻ có thể học được những hành vi tốt thì
cũng có thể học được những hành vi không tốt: hút thuốc, trốn học, đánh
nhau,
Nghiên cứu về ảnh hưởng của bạn bè ở lứa tuổi vị thành niên, Judith
Hirris – một học giả người Mỹ cho rằng: nhân cách của trẻ ở độ tuổi này chịu
sự chi phối rất lớn của môi trường bạn bè. Chính vì thế, trong giai đoạn này,
các bậc cha mẹ cần giúp đỡ các em cách chọn bạn: thường xuyên quan tâm
đến những thay đổi về ngôn ngữ, hành vi, cách ứng xử, của trẻ để có những
tác động giáo dục phù hợp, kịp thời, điều quan trọng nữa là phải đánh giá
đúng sự tác động và ảnh hưởng của nhóm bạn bè để giúp các em hòa nhập
vào những nhóm bạn bè tốt, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ những
nhóm bạn không tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của các em.
Sự phát triển dậy thì ở thiếu niên làm cho quan hệ giữa các em trai, em
gái thay đổi một cách căn bản, xuất hiện sự quan tâm đến nhau, có nguyện
vọng được bạn khác giới ưa thích. Do đó thiếu niên thường quan tâm đến vẻ
bề ngoài của mình, quan tâm tới những yếu tố gây hấp dẫn. Trong sự phát
triển về thể chất và phát dục, các em gái sớm hơn các em trai 1 - 2 năm nên ở
giai đoạn đầu một số em gái cao hơn, đầy đặn hơn các em trai. Thân hình thấp
lúc 12, 13 tuổi thường gây ra ở em trai những cảm giác khó chịu, thua kém
bạn bè. Những rung cảm tương tự cũng xảy ra tương tự ở các em gái có chiều
cao, thân hình vượt hẳn so với các bạn cùng tuổi.
Lúc đầu sự quan tâm tới người khác giới của nhiều em nam có xu
hướng tràn lan và được biểu hiện dưới dạng hay “gây sự” với các em gái. Về
sau những quan hệ này thay đổi: mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng
ngùng, nhút nhát, e thẹn. Ở một số em điều đó bộc lộ rõ và trực tiếp, một số
em khác được che giấu bằng thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với bạn khác giới.
Hành vi của những xúc cảm, tình cảm này có tính hai mặt: vừa quan tâm đến
40
nhau nhưng lại phân biệt nam nữ. Song, nhìn chung thiếu niên đều có thái độ
tò mò đối với những quan hệ đang nảy sinh, đối với sự phát triển về giới của
chính các em.
Ở lớp 8, 9, các em nữ thường quan tâm đến vấn đề ai thích ai. Các em
thường trò chuyện với nhau về vấn đề trên. Tình bạn khác giới là nguồn gốc
của sự rung cảm mạnh mẽ gây ra ở thiếu niên những tâm trạng buồn rầu nhớ
nhung hay tâm trạng phấn chấn, yêu đời. Đó là những cảm xúc – tình cảm
diễn ra một cách tự nhiên ở tuổi thiếu niên.
a) Nhu cầu có bạn tâm tình, thông cảm ở tuổi thiếu niên
Nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm là nhu cầu đặc trưng, nổi bật
ở tuổi thiếu niên
Hoạt động giao tiếp bạn bè là hoạt động mang tính chủ đạo ở lứa tuổi
này. Vị trí bình đẳng trong quan hệ bạn bè đặc biệt hấp dẫn các em. Ở thiếu
niên hình thành những giá trị dễ hiểu và gần gũi với bạn bè hơn là đối với
người lớn.
Quan hệ bạn bè ở tuổi thiếu niên phong phú, phức tạp và có nội dung
hơn so với học sinh nhỏ. Tình bạn cũng phân biệt ở những mức độ khác nhau.
Đó có thể là bạn cùng học, bạn thân hay bạn rất thân. Sự giao tiếp với bạn bè
vượt ra ngoài phạm vi học tập, nhà trường. Nó còn mở rộng trong những
hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới tạo thành một lĩnh
vực độc lập và rất quan trọng trong đời sống của tuổi thiếu niên. Trong cuộc
sống đó thiếu niên hành động và suy nghĩ, giành cho nó nhiều tâm huyết đồng
thời trải nghiệm những niềm vui, nỗi buồn của thành công hay thất bại.
Giao tiếp với bạn bè và sự phát triển tình bạn ở thiếu niên có giá trị rất
lớn. Thiếu niên dành nhiều thời gian và tâm tư cho nó, đôi khi quên lãng cả
việc học hành và mối quan hệ với người thân. Vì thế, ở lứa tuổi thiếu niên,
các bậc cha mẹ thường cảm thấy con cái đang dần tách khỏi mình. Những
41
mâu thuẫn trong giao tiếp giữa thiếu niên và người lớn vì thế cũng dễ xảy ra.
Điều đáng quan tâm là quan hệ của thiếu niên và người lớn càng không suôn
sẻ bao nhiêu thì sự giao tiếp với bạn bè càng lớn và thuận lợi bấy nhiêu.
b) Những yêu cầu trong quan hệ bạn bè ở tuổi thiếu niên có những
nội dung và sắc thái mới
Trong quan hệ bạn bè, thiếu niên coi trọng nhất là những phẩm chất của
người bạn, đó là sự nhanh trí và kiến thức rộng, là tính can đảm và khả năng
làm chủ bản thân. Trong các nhóm thiếu niên khác nhau, những phẩm chất đó
được các em xếp theo thứ bậc khác nhau.
Những chuẩn mực quan trọng nhất trong tình bạn của thiếu niên là: sự
tôn trọng, bình đẳng, trung thành, giúp đỡ bạn, trung thực.
Thiếu niên thích giao tiếp và kết bạn với nhau. Tuy nhiên, việc kết bạn là
có chọn lọc. Lúc đầu phạm vi giao tiếp của các em thường rộng nhưng không
bền vững, có tính chất tạm thời. Đó là thời kỳ lựa chọn, tìm kiếm bạn thân. Về
sau, các em có cùng sở thích, hứng thú gắn bó với nhau, thích trò chuyện,
giao tiếp với nhau. Phạm vi giao tiếp của các em hẹp lại nhưng quan hệ giữa
các em gắn bó hơn. Trong giao tiếp, các em chịu ảnh hưởng của nhau, lúc đầu
các em không thích một hoạt động nào đó nhưng dần dần các em có thể thích
nó đơn giản vì người bạn mà các em quý mến cũng thích hoạt động này.
Những ưu điểm của người bạn mà các em yêu thích làm cho thiếu niên
nghiêm túc suy nghĩ về bản thân, các em mong muốn mình cũng có những ưu
điểm như bạn. Do đó bạn bè có thể trở thành hình mẫu đối với các em.
c) Trò chuyện, trao đổi tâm tư nguyện vọng giữ vị trí quan trọng trong
giao tiếp của tuổi thiếu niên
Trong quan hệ giao tiếp của lứa tuổi thiếu niên, trò chuyện giữ một vị trí
có ý nghĩa đối với các em. Trong trò chuyện, các em trao đổi chia sẻ với nhau
những điều trong cuộc sống, suy nghĩ của mình. Các em có thể kể cho nhau
42
cả những điều bí mật nhất mà đôi khi các em không kể với ai, kể cả cha mẹ và
người thân trong gia đình. Vì thế, các em yêu cầu rất cao đối với bạn bè. Các
em cho rằng đã là bạn thì phải hiểu, thông cảm và chia sẻ cho nhau, nhất là
phải giữ bí mật cho nhau.
Lý tưởng tình bạn của lứa tuổi thiếu niên là “sống chết có nhau”, chia
ngọt sẻ bùi. Điều đó không chỉ là sự tuân theo một cách nghiêm ngặt “bộ luật
tình bạn” mà còn là vấn đề người này thâm nhập vào mọi mặt đời sống của
người kia, cùng nhau hợp tác hành động. Càng lớn lên thì sự thâm nhập về
tâm hồn giữa các em càng nảy nở phát triển. Đó là sự giống nhau về đời sống
nội tâm, là sự hiểu biết nhau, sự trùng hợp về những giá trị của cá nhân, về
những hoài bão và quan điểm trong cuộc sống.
Sự hình thành tình bạn như thế thường đi kèm với những cuộc thảo luận,
tranh luận về những vấn đề trong cuộc sống. Trong quá trình tranh luận sẽ
hình thành những quan điểm mà các em ý thức được đó là những quan điểm
riêng, đó cũng là lúc niềm tin ở các em bắt đầu được hình thành.
Tóm lại những đặc điểm xúc cảm tình cảm của thiếu niên chịu sự cho
phối của nhiều yếu tố và được thể hiện rõ nét trong hoạt động giao tiếp với
bạn bè.
1.4. Lý luận về khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của thiếu niên
Khi nghiên cứu lý luận về khó khăn tâm lý của thiếu niên trong giao tiếp
với bạn bè, tác giả chỉ đề cập đến một số khó khăn xuất phát từ đặc điểm tâm
sinh lý của các em, điều kiện gia đình, nhà trường và nhóm bạn. Những khó
khăn này có thể xem là những “rối nhiễu” nhẹ, tạm thời, các em hoàn toàn có
thể vượt qua nếu có nhận thức đúng đắn, sự cố gắng điều chỉnh cùng sự giúp
đỡ của gia đình, nhà trường và bạn bè. Tuy nhiên, nếu những khó khăn này
kéo dài, không được giải quyết sẽ gây ra cho các em những khó khăn lớn hơn.
43
1.4.1. Khó khăn nhận thức
Khác với học sinh nhỏ, thiếu niên có nhu cầu tìm hiểu, nhận xét, đánh
giá về những đặc điểm của bản thân. Từ đó, tìm ra những ưu khuyết điểm của
mình. Trên cơ sở đó mà thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với bản thân.
Sự đánh giá này có thể theo hai hướng: Một là đánh giá đúng những đặc điểm
của các em, chấp nhận những thiếu sót và cố gắng điều chỉnh nó. Hai là đánh
giá không đúng: đánh giá quá thấp hoặc quá cao bản thân, từ đó dẫn đến
những khó khăn nhất định trong giao tiếp với bạn bè. Những em đánh giá thấp
bản thân thường thấy mình không có ưu điểm gì, còn những em luôn đánh giá
cao bản thân thì lại thường thấy mình giỏi hơn các bạn. Nhìn chung, thiếu
niên thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, các em
thích thổi phồng những khả năng của mình, thích chứng tỏ trước bạn bè.
Để chứng tỏ với bạn bè, thiếu niên thường tỏ ra bướng bỉnh ngang tàng,
thậm chí là có những hành động nguy hiểm mà các em hay nhầm lẫn là gan
dạ, dũng cảm. Cũng xuất phát từ đặc điểm này, các em hay ngưỡng mộ và
thích kết giao với những bạn có tính cách mạnh mẽ, “anh hùng”. Chính những
suy nghĩ nông nổi và những đánh giá không đúng đó mà các quyết định của
thiếu niên ít dẫn đến thành công, những thất bại nho nhỏ, những xích mích
vụn vặt cũng có thể làm các em thất vọng, chán nản, dễ dẫn đến những hành
vi nông nổi.
Song song với những đặc điểm trên, một điểm hạn chế nữa ở tuổi thiếu
niên là các em không nhận diện được những cảm xúc bản thân và nguyên
nhân của nó. Một phần là do các em chưa được trang bị những kỹ năng cần
thiết về vấn đề này.
Bên cạnh khả năng tự đánh giá, thiếu niên thường đánh giá người khác
và bạn bè. Khả năng này thường đầy đủ và chính xác hơn khả năng tự đánh
giá. Thiếu niên đánh giá bạn cả về hình thức lẫn những phẩm chất bên trong.
44
Đánh giá đúng những đặc điểm đó sẽ tạo điều kiện cho quá trình giao tiếp ứng
xử của các em đạt hiệu quả. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều có khả
năng này, nhất là đối với những em có khả năng thích nghi kém, không có
những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, các em thiếu những thông tin cần thiết về
bạn, vì vậy mà không lý giải được những cảm xúc, hành vi của bạn, làm cho
bạn có thể hòa điệu với những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Các em càng
không thể làm bạn thay đổi nhận thức, tình cảm, hành vi theo mong muốn của
mình – mục đích của giao tiếp với bạn.
1.4.2. Khó khăn cảm xúc
Khó khăn cảm xúc ở tuổi thiếu niên được biểu hiện rất đa dạng, phong
phú. Đó là những cảm xúc bối rối, mất tự tin, buồn chán, hụt hẫng, không
kềm chế được cảm xúc, Những khó khăn này do biến động tâm sinh lý đặc
trưng của lứa tuổi gây ra.
Khi bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi bất ngờ về tâm, sinh lý khiến
thiếu niên cảm thấy mặc cảm về ngoại hình, thường tỏ ra rụt rè trong giao
tiếp, ngại tiếp xúc với bạn bè xung quanh, bối rối trong việc xử lý những
vướng mắc của mình. Từ đó, các em trở nên không hài lòng với bản thân,
chán ghét chính mình và rơi những cảm xúc tiêu cực. Nếu trạng thái này diễn
ra thường xuyên, thiếu niên có thể rơi vào trạng thái stress. Đây cũng là nền
tảng của những chứng bệnh tâm lý khác nặng hơn như trầm cảm hay lệch lạc
giới tính tuổi dậy thì,
Những khó khăn cảm xúc lớn nhất xuất phát từ sự đỗ vỡ trong các mối
quan hệ bạn bè, trẻ cảm thấy đơn độc, không thể hòa n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_8046378753_7594_1869296.pdf