Luận văn Cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam bắc Quảng Bình

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Mục lục

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân

hàng thương mại .6

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại.6

1.1.2. Cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.10

1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng thương mại.21

1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân.21

1.2.2. Sự cần thiết phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân .22

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân.23

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân .29

1.3. Kinh nghiệm về phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân ở một số Ngân hàng

trong và ngoài nước.35

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng cá nhâncủa một số ngân hàng

thương mại ở Trung Quốc .35

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng cá nhâncủa một số ngân hàng

thương mại ở Việt Nam .37

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình.39

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN

CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNH CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC

QUẢNG BÌNH . 42

2.1. Tổng quanvề Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam bắc Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhánh Bắc Quảng Bình Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình tiền thân là chi điểm Bắc được thành lập tháng 6/1965. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi tên gọi, tháng 7/1989 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được thành lập. Theo đó ngày 22/ 07/1989, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã ra quyết định số 157/QĐ-TCCB thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Ba Đồn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tỉnh Quảng Bình hoạt động theo mô hình Chi nhánh Cấp II, biên chế ban đầu có 12 cán bộ. Ngày 27/03/1993 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 69/NH5 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ba Đồn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Bình. Ngày 25/09/2006 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có Quyết định số 320/QĐ-HĐQT về việc mở Chi nhánh cấp I Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ba Đồn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2006. ngày 05/04/2007 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. Từ 27/04/2015 đến nay đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. Với phương châm “nhanh chóng – chính xác- an toàn- hiệu quả” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, tiết kiệm thời 43 gian, giảm chi phí và với phong cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, BIDV Bắc Quảng Bình ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng. Đối với BIDV Bắc Quảng Bình, ngoài mục tiêu chủ yếu là doanh lợi như bao Ngân hàng khác còn chú trọng đến lợi ích phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Tên gọi (viết đầy đủ): Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for investment and Development of Vietnam, Northern Quangbinh Branch. Gọi tắt: BIDV Bắc Quảng Bình. Trụ sở đặt tại : Số 368 – Đường Quang Trung– Phường Ba Đồn – Thị xã Ba Đồn – Tỉnh Quảng Bình. Đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng có bảng cân đối kế toán. Trải qua hơn 10 năm hoạt động từ khi thành lập chi nhánh cấp I vào tháng 11 năm 2006, BIDV Bắc Quảng Bìnhluôn khẳng định là chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng. Cùng với sự phát triển của đất nước, BIDV Bắc Quảng Bình thực hiện kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại - kinh doanh tiền tệ, tíndụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Một số kết quả tổng quan của Chi nhánh đến 30/09/2018: - Tổng tài sản đạt4.280,31 tỷ đồng; - Nguồn vốn tự huy động đạt 4.076,41 tỷ đồng; - Tổng dư nợ đạt4.201,44 tỷ đồng; - Đến 30/09/2018 toàn chi nhánh có 100 cán bộ trong định biên và 30 cán bộ khoán gọn, phát triển sản phẩm. 44 Một số danh hiệu đạt được: Năm 2006-2007: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt nam. Năm 2008: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có thành tích vượt khó vươn lên. Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt nam Năm 2009: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt nam Từ năm 2011-2016: Hoàn thành tốt nhiệm vụ Năm 2010, 2017: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm: 2015 – 2017: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức,mạng lưới và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình. 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động của BIDV Bắc Quảng Bình đã tỏ ra có hiệu quả, được chứng minh qua kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng của chi nhánh. Tổ chức bộ máy của BIDV Bắc Quảng Bình bao gồm: Ban giám đốc với 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 07 Phòng nghiệp vụ và 6 Phòng giao dịch với tổng số 130 cán bộ công nhân viên. 45 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Bắc Quảng Bình (Nguồn: BIDV Bắc Quảng Bình) Các khối của chi nhánh được tổ chức sắp xếp, có sự phân định rõ các chức năng nhiệm vụ của từng khối, phòng từ đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong từng lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Ban Giám Đốc Khối Quan hệ khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối Tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ Khối trực thuộc Phòng KHDN Phòng KHCN Phòng QLRR Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng QL&DV Kho quỹ Phòng QLNB Phòng giao dịch Hòn La Phòng giao dịch Thanh Hà Phòng giao dịch Tuyên Hóa Phòng giao dịch Ba Đồn Phòng giao dịch Hòa Ninh Phòng giao dịch Lý Hòa 46 Cơ cấu tổ chức được chia làm các khối như sau: - Khối quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với toàn bộ khách hàng. - Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và quản lý nội bộ.. - Khối tác nghiệp: Là nơi hoàn tất các giao dịch được thực hiện ở phòng giao dịch hay bộ phận kinh doanh. - Khối quản lý nội bộ: Là nơi quản lý toàn bộ các hoạt động nội bộ của toàn chi nhánh, trong đó có chức năng về kế toán và tài chính của ngân hàng. - Khối trực thuộc: Bao gồm các phòng giao dịch trên địa bàn trực tiếp giao dịch với khách hàng các nghiệp vụ được cho phép. 2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình BIDV Bắc Quảng Bình là một chi nhánh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với hệ thống phòng giao dich bao gồm: - Trụ sở chính đặt tại số 368 Quang Trung, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình - Phòng Giao dịch Thanh Hà đặt tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phòng Giao dịch Tuyên Hóa đặt tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Phòng Giao dịch Hòa Ninh đặt tại phường Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. - Phòng Giao dịch Ba Đồn đặt tại phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình - Phòng Giao dịchHòn La đặt tại Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phòng giao dịch Lý Hòa đặt tại xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 47 2.1.2.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình Với đặc điểm là một ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của Ngân hàng là các Định chế tài chính, tổ chức, doanh nghiêp, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư trên địa bàn. Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng: - Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước. - Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng tiền VND và ngoại tệ đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của Ngân hàng. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị. - Thực hiện dịch vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp, cá nhân. - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Thực hiện nghiệp vụ thuê mua, hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng điện tử đến các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước. Với những nội dung hoạt động trên ngân hàng đã và đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân nhà nước. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. 2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong những năm gần đây 2.1.3.1. Các hoạt động cơ bản a. Hoạt động huy động vốn Công tác huy động vốn luôn được chi nhánh chú trọng và coi là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của chi 48 nhánh. Với nhiều biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã thu hút được một nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư tại địa bàn hoạt động. Số dư huy động cuối kỳ năm 2015làhơn 2,300 tỷ đồng thì đến năm 2017 số dư huy động cuối kỳ của chi nhánh đã đạt hơn 3,236 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của huy động vốn cuối kỳ giai đoạn 2015 - 2017 là 46%. - Về cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh theo loại hình khách hàng, thời gian và loại tiền tệ. Bảng 2. 2Tình hình huy động vốn tại BIDV Bắc Quảng Bình năm 2016-2018 Chỉ tiêu 2016 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 (+/-) (Tỷ đồng) (%) (+/-) (Tỷ đồng) (%) 1.Theo khách hàng 2.300,0 2.658,0 3.358,0 358,0 15,6 700,0 26,3 -Dân cư 1.710,0 2.126,0 2.825,7 416,0 24,3 699,7 32,9 -Tổ chức kinh tế 370,0 242,0 272,3 (128,0) -34,5 30,3 12,5 -Định chế tài chính 220,0 290,0 260,0 70,0 31,8 (30,0) -10,3 2. Theo thời hạn 2.300,0 2.658,0 3.358,0 358,0 15,6 700,0 26,3 -Tiền gửi không kỳ hạn 168,2 187,1 276,6 18,9 11,3 89,4 47,8 -Tiền gửi dưới 12 tháng 899,7 986,3 1.567,7 86,6 9,7 581,4 58,9 -Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 1.232,1 1.484,6 1.513,7 252,5 20,6 29,2 1,9 3. Theo loại tiền tệ 2.300,0 2.658,0 3.358,0 358,0 15,6 700,0 26,3 -Nội tệ 2216,8 2.567,5 3.262,4 350,8 15,8 694.9 27,0 -Ngoại tệ 83,2 90,5 95,6 7,2 8,8 5,1 5,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) Qua bảng huy động vốn 3 năm qua ta có thể thấy rằng hoạt động HĐV của BIDV Bắc Quảng Bình đã không ngừng tăng trưởng. Đặc biệt tỷ trọng nguồn vốn huy động trong dân cư có xu hướng tăng tốt, điều đó cho thấy nền vốn huy động tại chi nhánh tương đối ổn định, tuy nhiên việc gia tăng nguồn vốn huy động từ TCKT và ĐCTC góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh. Về kỳ hạn huy động thì kỳ dài ngắn vẫn chiếm ưu thế và giử ở mức ổn định trong giai đoạn này.Về loại tiền huy động, HĐV nội tệchiếm thị phần chủ đạo trong HĐV. 49 Kết quả huy động vốn trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, do chính sách phát triển khách hàng của BIDV Bắc Quảng Bình ngày càng linh hoạt, tiến bộ (có nhiều chương trình khuyến mại, chính sách khách hàng phân rõ theo từng tiêu chí như: chinh sách đối với khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông,...), thực hiện mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm nhằm tạo thêm nhiều kênh huy động vốn. Đây là nguồn lực lớn giúp Chi nhánh phát triển nguồn vốn, ngoài ra cũng phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của việc thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV Bắc Quảng Bình cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác,) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ,), mang lại lợi nhuận cao cho BIDV Bắc Quảng Bình nói riêng và BIDV nói chung. - Về thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn hết năm 2017 như sau: Bảng 2.3. Thị phần huy động vốn của BIDV Bắc Quảng Bình trên địa bàn tỉnh năm 2018 STT Tên đơn vị Tổng huy động vốn (Tỷ đồng) Tỷ trọng huy động vốn (%) 1 BIDV Bắc Quảng Bình 3.226,8 11,7 2 BIDV Quảng Bình 6.800,7 24,6 3 BIDV Quảng Bình 4.227,3 15,3 4 BIDV Bắc Quảng Bình 2.739,7 9,9 5 Vietinbank Quảng Bình 2.238,1 8,1 6 VCB Quảng Bình 2.148,9 7,8 7 Sacombank Quảng Bình 2.875,5 10,4 8 TCTD khác 3.424,5 12,4 Tổng cộng 27.681,7 100,0 (Nguồn: Báo cáo của NHNN Quảng Bình) 50 b. Hoạt động tín dụng Trong những năm qua BIDV Bắc Quảng Bình luôn tuân thủ, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động tín dụng được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời phù hợp với diễn biến thị trường và đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng. Tổng dư nợđến 31/12/2017 đạt 3,358 tỷ đồng (gấp 1.91 lần so với số thực hiện cùng kỳ năm 2015 – 1,325 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ cuối kỳ giai đoạn 2015 – 2017 là 32%.Dư nợ xấu đến 31/12/2017 là 20.56 tỷ đồng, chiếm 0.61% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 2 là: 2.1%, với số dư nợ là 70.52 tỷ đồng. Chi nhánh đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã giao, tỷ lệ nợ xấu và cơ cấu dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ nằm trong giới hạn cho phép, trích dự phòng rủi ro theo đúng tỷ lệ và phân loại. Để đạt được những kết quả trên, chi nhánh thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra về công tác tín dụng nhằm kịp thời phát hiện các sai sót để tổ chức khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng. Bảng 2.4.Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 (Tỷ đồng) 2016 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (Tỷ đồng) (%) (+/-) (Tỷ đồng) (%) 1. Phân theo thời hạn cho vay 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 - Dư nợ ngắn hạn 1.090,05 1.219,42 1.175,30 129,37 11,87 (44,12) -3,62 - Dư nợ trung dài hạn 1.444,95 1.989,58 2.182,70 544,63 37,69 193,12 9,71 2. Phân theo thành phần kinh tế 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 - Dư nợ cho vay Định chế tài chính - 0,00 - 0,00 51 Chỉ tiêu 2015 (Tỷ đồng) 2016 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) 2016/2015 2017/2016 (+/-) (Tỷ đồng) (%) (+/-) (Tỷ đồng) (%) - Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.865,00 2.149,00 1.508,00 284,00 15,23 (641,00) -29,83 - Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 670,00 1.060,00 1.850,00 390,00 58,21 790,00 74,53 3. Phân theo ngành kinh tế 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 - Nông – Lâm Ngư nghiệp 1,97 1,75 210,00 (0,22) -11,17 208,25 11.900 - Công nghiệp và xây dựng 2.194,98 2.395,89 1.576,52 200,91 9,15 (819,37) -34,20 - Thương mại dịch vụ 166,02 558,00 1.210,00 391,98 236,10 652,00 116,85 - Ngành khác 172,03 253,36 361,48 81,33 47,28 108,12 42,67 4. Phân theo loại tiền tệ 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 - Dư nợ cho vay nội tệ 2.292,11 2.942,26 3.275,28 650,15 28,36 333,02 11,32 - Dư nợ cho vay ngoại tệ (qui đổi VNĐ) 242,89 266,74 82,72 23,85 9,82 (184,02) -68,99 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) c. Hoạt động thu dịch vụ - Các hoạt động dịch vụ Chi nhánh luôn chú trọng phát triển các dịch vụ bởi đây đây là nguồn thu an toàn và bền vững, nên những năm qua thu từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng tốt. Bên cạnh đẩy mạnh các hoạt động thu dịch vụ truyền thống như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tín dụng chi nhánh cũng luôn quan tâm để phát triển các dịch vụ mới đặc biệt là các dịch vụ điện tử (thu phí dịch vụ thẻ, BSMS, IBMB ). 52 - Thu dịch vụ của chi nhánh Thu dịch vụ của chi nhánh tăng cao qua các năm, năm 2017 hầu hết các dòng dịch vụ đều đạt trên 1 tỷ đồng/năm, những dịch vụ có số thu cao như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng điện tử Bảng 2.5. Kết quả thu dịch vụ của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng BQ (%) 1 Dịch vụ thanh toán 2.024,00 3.017,00 3.509,00 20,1 2 Dịch vụ bảo lãnh 1.066,00 1.274,00 3.009,00 41,3 3 Dịch vụ tài trợ thương mại 470,00 922,00 1.369,00 42,8 4 Dịch vụ thẻ 408,00 893,00 1.770,00 63,1 5 Dịch vụ hoạt động tín dụng 1.173,00 2.001,00 4.595,00 57,6 6 Dịch vụ ngân quỹ 221,00 764,00 954,00 62,8 7 Dịch vụ chuyển tiền kiều hối 857,00 1.071,00 1.201,00 11,9 8 Dịch vụ ngân hàng điện tử 411,00 2.763,00 5.283,00 134,2 9 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 1.366,00 1.100,00 2.260,00 18,3 Tổng 7.996,00 13.805,00 23.950,00 44,1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) Với mục tiêu phát triển dịch vụ nhằm tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập. BIDV Bắc Quảng Bình đã luôn quan tâm nâng cao t iện ích dịch vụ và phục vụ đầy đủ nhanh chóng nhu cầu chuyển tiền, thanh toán cũng như nhu cầu mua, bán ngoại tệ của khách hàng, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng có các tính năng tiên tiến và tiện dụng cho khách hàng được BIDV Bắc Quảng Bình áp dụng như: Trả lương tự động, thanh toán hóa đơn, dịch vụ gửi một nơi rút nhiều nơi, máy rút tiền tự động, các hệ thống giao dịch thẻ, và các dịch vụ mang tính công nghệ (dịch vụ tại nhà): Homebanking, Intnetbanking, BSMS giao dịch một cửa đã tiết kiệm tối đa thời gian, thủ tục cho khách hàng khi giao dịch tại Ngân hàng. 53 Như vậy, ngoài sự tăng trưởng nhanh của dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tín dụng, ngân hàng điện tử cũng đã có bước tăng đáng kể đóng góp lớn cho sự tăng trưởng dịch vụ tại chi nhánh. Số lượng khách hàng mới đến với chi nhánh tăng dần lên qua từng năm, trong đó có nhiều khách hàng tốt có hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển. Tuy hoạt động dịch vụ đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước và thời điểm đầu mới nâng cấp song hoạt động dịch vụ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ.Trong đó, tỷ trọng phí thanh toán và tín dụng bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; Các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng, chuyển tiền Western Union, Internet Banking,thẻ VISA, POS, VNTopupchi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với các dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của các sản phẩm này còn thấp. Khách hàng xếp hạng từ nhóm A trở lên hoạt động tại chi nhánh chưa nhiều; chưa có tính đột phá trong tăng trưởng. Sản phẩm dịch vụ mới phát triển chậm, đơn điệu chưa phong phú, chưa hấp dẫn tạo ra sự tiện ích của các sản phẩm mà chủ yếu vẫn sử dụng các dịch vụ truyền thống. Những sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao như sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán dần dần sẽ không còn là nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh trong tương lai. Do vậy, thách thức đặt ra là nếu không cải tiến, mở rộng và hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình nhằm đưa ra cho khách hàng sản phẩm tốt nhất thì sản phẩm dịch vụ của BIDV sẽ kém cạnh tranh hơn các ngân hàng bạn. Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên chi nhánh cần chú trọng và thực hiện bài bản hơn nữa marketing các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. 54 d. Kết quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận trước thuế đến 31/12/2018 là 95.8 tỷ đồng tăng 7.6% so với năm 2016 – 54.5 tỷ đồng. Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % ĐVT Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Thu dịch vụ ròng 8,00 13,81 23,95 5,809 72,65 10,14 73,49 Tổng Thu nhập ròng từ hoạt động KD 112,70 131,40 164,00 18,7 16,59 32,6 24,81 Lợi nhuận trước thuế 54,50 73,20 95,80 18,7 34,31 22,6 30,87 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) 2.1.3.2 Hoạt động phát triển thị phần và thị trường Thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch có vị trí phía Bắc giáp với tỉnh Hà tĩnh, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá và phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có diện tích tự nhiên hơn 612km2, tổng dân số gần 199 ngàn người, mật độ dân số bình quân khoảng 325 người/km2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt gần 10%. Với vị trí nằm trung tâm trên trục đường giao lưu của Quốc lộ 12 A đi Lào - Thái Lan với Quốc tộ 1A và Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, Cảng vụ Cửa Gianh...Thêm vào đó, là Khu thương mại Ba Đồn vốn truyền thống buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực rộng lớn của tất cả các huyện phía bắc Quảng Bình với một số huyện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Là huyện đồng bằng nhưng Thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch vẫn có cả rừng và biển, nhiều nơi rừng chạy sát bờ biển. Vùng đồng bằng tuy nhỏ nhưng có các hệ thống giao thông, sông ngòi đảm bảo thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế. Huyện có hai con sông chính đó là Sông Gianh và Sông Roòn, đồng thời có một hệ thống suối nhỏ chằng chịt, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các đập 55 hồ thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, ổn định môi trường trong lành. Mặt khác, Thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch có điều kiện tự nhiên đa dạng, có biển, rừng, đồng bằng, tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu, nhà máy, bến cảng lớn, khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Quảng Bình và một thị trường rộng lớn, có khả năng giao lưu, trao đổi hàng hoá rộng rãi trong và ngoài nước. Đặc biệt, có nguồn lợi lớn về thuỷ sản, chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng. Quan trọng hơn, Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, truyền thống văn hoá tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc. Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Bình thì đến cuối 2017, tại địa bàn thị xã Ba Đồnvà huyện Quảng Trạch có 8 chi nhánh và phòng giao dịch NHTM, tổ chức tín dụng khác đang hoạt động. Một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Nông nghiệp, Sacombank,VP Bank, Quỹ tín dụng nhân dân đều đã hoạt động kinh doanh tại đây từ rất lâu, có một số lượng khách hàng khá lớn và rất am hiểu thịtrường. Các NHTM này đều có nhiều sản phẩm – dịch vụ hiện đại, hấp dẫn, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Vì thế việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm phát triển thị phần và thị trường đối với BIDV Bắc Quảng Bình tại khu vực này là rất khó khăn, nhất là việc gia tăng thịphần huy động vốn đối với khách hàng là hộ gia đình và cá nhân sống tại địa bàn. Vì thế, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được phát triển, bên cạnh những khách hàng tại địa bàn thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch, Chi nhánh cũng đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tại khu vực các huyện Tuyên Hóa, Minh 2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng cá nhânđối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình 2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay như sau: 56 - Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; - Luật bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12; - Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11; - Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN; - Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm,quy định chi tiết thi hành một số điều bộ luật dân sự về việc xác lập,thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm; - Thông tư 09/2016/TT-NHNN quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ngày 10 tháng 02 năm 2016; - Thông tư 12/2010/TT- NHNN hướng dẫn cho vay bằng đồng việt nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. - Công văn số 683/NHNN- TTGDNH ngày 28 tháng 1 năm 2017 của NHNN về việc chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình còn phải tuân theo các quy định riêng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.Trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của BIDV, Agibank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân: - Quy định 1410/BIDV- TD ngày 23 tháng 5 năm 2007 về cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; - Văn bản 1476/BIDV – TD ngày 29/5/2008 về Hướng dẫn cho vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở và kinh doanh bất động sản đối với các khách hàng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê theo quy định tại điều 125 Luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cho_vay_tieu_dung_ca_nhan_doi_voi_khach_hang_ca_nha.pdf
Tài liệu liên quan