M ỤC L ỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 4
I. KHÁI QUÁT VỀ SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 4
1. Một số khái niệm 4
1.1. Sáng chế 4
1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 7
2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ sáng chế 9
2.1. Trên phạm vi thế giới 9
2.2. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Việt Nam 11
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế 12
3.1. Khuyến khích nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ mới 13
3.2. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh 14
3.3. Tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư 15
3.4. Làm giàu tri thức công nghệ 16
II. NỘI DUNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 18
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 18
1.1. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế 18
1.2. Những nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc đăng kí 21
1.3. Các hình thức nộp đơn 23
1.4. Quyền của chủ sở hữu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ 26
2. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 27
2.1. Sự cần thiết của vấn đề thực thi 27
2.2. Các biện pháp thực thi 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 32
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 32
1. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ sáng chế 32
2. Quản lý Nhà nước về bảo hộ sáng chế 34
II. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 35
1. Hoạt động đăng kí xác lập quyền 35
1.1. Tình hình nộp đơn 35
1.2. Tình hình cấp bằng độc quyền 38
1.3. Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ 42
2. Thực trạng xâm phạm quyền 43
2.1. Số lượng các vụ xâm phạm 43
2.2. Hình thức xâm phạm 44
3. Hoạt động thực thi quyền 48
3.1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm 48
3.2. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền 51
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 55
1. Những thành tựu đã đạt được 55
2. Những hạn chế còn tồn tại 57
3. Nguyên nhân của những hạn chế 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM 65
I. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA LĨNH VỰC BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRÊN THẾ GIỚI 65
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ CỦA VIỆT NAM 66
1. Mục tiêu tổng quát 66
2. Mục tiêu cụ thể 68
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 71
1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ sáng chế 71
2. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp 75
2.1. Đối với cơ quan xác lập quyền 75
2.2. Đối với cơ quan thực thi 76
3. Đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về sở hữu trí tuệ 79
3.1. Đào tạo kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học 79
3.2. Nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ 81
3.3. Đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo 82
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ 83
4.1. Về hệ thống thông tin sáng chế 83
4.2. Về các dịch vụ liên quan đến sở hữu công nghiệp 84
5. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC BẢNG BIỂU 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11481 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giảm đáng kể nào.
Như vậy có thể thấy tỉ lệ bằng độc quyền cấp ra so với số lượng đơn đăng kí được nộp không cao, trung bình khoảng 40% và tăng giảm không ổn định. Hơn nữa, trong 10 năm từ 1995 đến 2005, tỉ lệ này đối với người nộp đơn Việt Nam trung bình chỉ là 25,7%, còn đối với người nước ngoài là 42% (gần gấp đôi). Có thể giải thích tình trạng này bằng những nguyên nhân sau đây:
- Trình độ kĩ thuật, công nghệ của Việt Nam còn thấp so với thế giới, do đó các sáng chế nộp đơn chưa đủ tiêu chuẩn để cấp Bằng, đặc biệt là việc sáng chế không có trình độ sáng tạo. Sản phẩm “máy bơm chạy bằng sức nước” của thầy giáo Trần Đình Huân là một ví dụ. Vào một ngày đầu tháng 2/2003, khi đang đứng cạnh chiếc máy thủy điện nhỏ do Trung Quốc sản xuất bên dòng suối, thầy Huân (hiện công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum) đã nảy sinh ý tưởng về việc chế tạo một chiếc máy bơm chạy bằng sức nước để giảm chi phí cho việc tưới cà phê. Tuy nhiên, một người Đức đã đăng ký bằng sáng chế máy bơm chạy bằng sức nước vào khoảng thế kỷ 19. Họ đã trưng bày một mô hình nho nhỏ về chiếc máy bơm này tại bảo tàng Đức ở Munich. Về sau mọi người không dùng máy bơm này nữa vì nó không hiệu quả và tốn nước. Vậy là thầy Huân đã chậm hơn người Đức cả một thế kỉ về công nghệ [38].
- Do thiếu thông tin sáng chế nên người nộp đơn không biết rằng sáng chế của mình đã được bảo hộ rồi, như vậy là sáng chế đó đã thiếu hẳn tính mới, không đủ tiêu chuẩn bảo hộ. Ví dụ trường hợp anh Từ Ngọc Lợi ở Bình Dương với sáng chế chiếc bàn chải đánh răng có sẵn kem trong cán. Anh đã bỏ rất nhiều công sức cho việc nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm này (10 triệu đồng và hơn 4 năm nghiên cứu), và cũng khá vất vả để xin cấp bằng sáng chế. Thế nhưng sáng chế của anh đã có một người Mỹ được cấp bằng sáng chế vào năm 1960. Vậy là do thiếu thông tin, mọi cố gắng của anh Lợi đã trở thành vô ích, Cục Sở hữu trí tuệ đã từ chối cấp bằng độc quyền cho sáng chế này [14].
- Người nộp đơn Việt Nam còn chưa có kĩ năng làm đơn đăng kí bảo hộ, nên không đạt tiêu chuẩn về nội dung và hình thức đơn. Họ thường không có chuyên môn về lĩnh vực làm đơn nên có thể trình bày bản mô tả, đặc biệt là yêu cầu bảo hộ không đúng quy định và không có kĩ thuật thể hiện. Các sáng chế ở Việt Nam phần nhiều được tạo ra bởi những người nông dân, những người không bằng cấp. Các sáng chế như “máy cắt hành tự động” lão nông Nguyễn Văn Sành, chiếc “máy băm bèo” của chàng cựu binh Nguyễn Như Lĩnh hay “máy tuốt bắp” của người dân tộc K’Ho v.v… được tạo ra chủ yếu là để phục vụ cuộc sống và sản xuất của bà con nông dân. Phần lớn những nhà sáng chế này chưa có ý thức về việc đăng kí bảo hộ cho sản phẩm của mình, và nếu có thì chắc chắn họ đều thiếu kĩ năng làm đơn đăng kí. Trong khi đó, dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ ở nước ta chưa nhiều, và không phải nhà sáng chế nào cũng đăng kí sáng chế thông qua đại diện sở hữu trí tuệ.
Bảng 2.3: Số bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích được cấp
giai đoạn 1990 - 2005
Năm
Số Bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích
Người Việt Nam
Người nước ngoài
Tổng số
1990
34
3
37
1991
58
14
72
1992
42
17
59
1993
12
14
26
1994
23
23
46
1995
11
69
80
1996
9
64
73
1997
8
123
131
1998
8
357
365
1999
19
334
353
2000
20
633
653
2001
24
785
809
2002
30
760
790
2003
45
784
829
2004
66
701
767
2005
68
674
742
2006
739
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ
Chính vì những lý do trên đây nên dẫn đến kết quả chất lượng đơn của người Việt Nam rất thấp, cả về trình độ kĩ thuật của giải pháp trong đơn lẫn kĩ năng trình bày giải pháp đó. Ở một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp lớn hầu như đều có một bộ phận chuyên về sở hữu công nghiệp với các luật sư và chuyên gia có kinh nghiệm. Do vậy, đơn của họ thường có chất lượng cao và khả năng cấp bằng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên học hỏi cách làm việc này để nâng cao khả năng được cấp bằng, tăng số lượng bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích.
Hình 2.2: Tỉ lệ bằng sáng chế được cấp trên tổng số đơn đăng kí
giai đoạn 1990 – 2005
Khoảng 80% số patent được cấp trên thế giới thuộc về các nước công nghiệp phát triển. Theo một chuyên gia tại Cục Sở hữu trí tuệ , sở dĩ số lượng bằng sáng chế được cấp nhiều cho các nước có nền công nghiệp phát triển là vì để được cấp bằng sáng chế, ngoài các quy định của pháp luật, giải pháp kĩ thuật đã được tạo ra phải đáp ứng các tiêu chuẩn về khả năng áp dụng, tính mới và trình độ sáng tạo để giúp cho ngành công nghiệp sản xuất ra được sản phẩm mới hoặc làm ra những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn (nhanh hơn, nhiều hơn, giá thành thấp hơn) hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có để chúng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra (chất lượng tốt hơn). Trong khi đó, sáng chế hiếm khi là một phát kiến thiên tài hoặc nảy sinh tức thì. Sáng chế là kết quả đầu tư tốn kém đầy rủi ro và của việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm tích tụ lại của nhiều năm nghiên cứu, suy nghĩ miệt mài với nhiều thử nghiệm có mục tiêu của nhà sáng tạo. Mà điều này ở các nước có nền công nghiệp phát triển có điều kiện cũng như được đầu tư mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, không phải vì thế mà các nhà nghiên cứu trong nước tại những nước đang phát triển có điều kiện tương tự như Việt Nam ít có khả năng sáng tạo để được cấp bằng sáng chế. Bằng chứng là không ít sản phẩm nghiên cứu khoa học của người Việt Nam thời gian gần đây không những được cấp bằng sáng chế, mà còn được nhiều nhà chuyên môn đánh giá cao.
1.3. Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ
Thực tế trong những năm qua, số trường hợp khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ rất ít, mỗi năm chỉ khoảng 2-3 vụ (Bảng 2.4), chứng tỏ không có sai sót nhiều trong quá trình xử lý đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ mà chủ yếu là do kĩ năng làm đơn của người nộp, dẫn đến tỉ lệ bằng độc quyền được cấp trên số đơn đăng kí không cao.
Bên cạnh việc đăng kí bảo hộ ở trong nước, tình hình đăng kí bảo hộ sáng chế ở nước ngoài là vấn đề hiện nay đang được dư luận quan tâm, nhưng việc triển khai vẫn còn chậm và chưa hiệu quả. Chỉ tính riêng với nước Mỹ, từ năm 1997 đến năm 2004 số đơn đăng kí sáng chế có nguồn gốc Việt Nam vào Mỹ là 23 thì số đơn đăng kí sáng chế có nguồn gốc từ Mỹ vào Việt Nam lên tới 2470 [32]. Điều này cho thấy rằng các chủ thể Việt Nam không có cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ sáng chế cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, trong khi hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam lại được các chủ thể nước ngoài khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh việc bảo hộ sáng chế ở trong nước, cần phải tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hoá hoặc đầu tư ra nước ngoài.
Bảng 2.4: Khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ
Năm
Sáng chế -Giải pháp hữu ích
Các đối tượng sở hữu công nghiệp
1995
223
1996
03
269
1997
02
264
1998
393
1999
315
2000
01
332
2001
348
2002
632
2003
04
426
2004
02
429
2005
435
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ
2. Thực trạng xâm phạm quyền
2.1. Số lượng các vụ xâm phạm
Số vụ khiếu nại về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nhìn chung không nhiều (Bảng 2.5). Cho đến năm 2000, mỗi năm chỉ có khoảng 1-2 vụ, thậm chí có những năm không xảy ra trường hợp nào, thấp hơn hẳn so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng số lượng đơn đăng kí và số bằng độc quyền sáng chế - giải pháp hữu ích, số vụ xâm phạm quyền cũng có xu hướng tăng lên nhanh chóng, năm 2003 có 23 vụ, năm 2004 tăng lên tới 33 vụ. Năm 2005, số trường hợp khiếu nại về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã lên tới con số 41, tăng 24% so với năm 2004. Trên thực tế số trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế lớn hơn nhiều so với số vụ khiếu nại, thế nhưng chưa có một số liệu thống kê đầy đủ nào cho thấy số vụ xâm phạm thực tế là bao nhiêu.
Bảng 2.5: Khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Năm
Sáng chế -Giải pháp hữu ích
Các đối tượng sở hữu công nghiệp
1995
02
52
1996
01
125
1997
156
1998
239
1999
151
2000
179
2001
02
293
2002
09
399
2003
23
354
2004
33
404
2005
41
596
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ
2.2. Hình thức xâm phạm
Trong số các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam, không thấy có trường hợp xâm phạm quyền tạm thời đối với sáng chế, mà hầu hết là việc sử dụng sáng chế khi không được phép của chủ sở hữu. Hơn nữa, hành vi xâm phạm chủ yếu là sản xuất sản phẩm được bảo hộ và áp dụng quy trình được bảo hộ. Dưới đây là ví dụ về một số trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam:
a) Xâm phạm qua hành vi sản xuất sản phẩm được bảo hộ
Công ty Thành Đồng (địa chỉ 259 Tống Duy Tân, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá) do ông Đỗ Thành Đồng làm giám đốc chuyên sản xuất sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn". Sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 5633 (cấp ngày 09/05/2006). Nhưng trớ trêu thay, chỉ ít lâu sau khi sản phẩm "bạt chắn năng mưa tự cuốn" có mặt trên thị trường thì sản phẩm này đã bị làm giả bởi cơ sở Ngọc Thanh có địa chỉ tại 28 Đào Duy Từ, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá do ông Ninh Đức Thanh làm chủ.
Ông Đồng đã uỷ quyền cho Công ty Sở hữu trí tuệ Winco yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định kiểu dáng công nghiệp và sáng chế với giải pháp kỹ thuật "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" đã được bảo hộ. Ngày 17/11/2006, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Công văn số 2776/SHTT-TTKN thẩm định "bạt chắn nắng mưa tự cuốn". Theo công văn này, qua so sánh có thể thấy tất cả các dấu hiệu cấu thành sáng chế 5633 đều trùng hoặc tương đương với các dấu hiệu cấu thành "cơ cấu đề nghị thẩm định" (do cơ sở Ngọc Thanh sản xuất) một cách tương ứng. Do đó, việc sử dụng "cơ cấu đề nghị thẩm định" được coi là sử dụng sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế (sáng chế 5633). Theo điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ và điều 8a Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ thì việc sử dụng nêu trên bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của chủ bằng độc quyền sáng chế số 5633. Được biết, thông qua Công ty Sở hữu trí tuệ Winco, Công ty Thành Đồng đã khởi kiện cơ sở Ngọc Thanh lên Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá (ngày 28/11/2006) buộc cơ sở Ngọc Thanh bồi thường toàn bộ những thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với số tiền là 250 triệu đồng [35].
b) Xâm phạm qua hành vi áp dụng quy trình được bảo hộ
Trường hợp “đạo công nghệ” tại công trình kè Đà Giang trên sông Đà là một ví dụ. Đây là một công trình trọng điểm được Nhà nước đầu tư khoảng 190 tỉ đồng để bảo vệ thị xã Hoà Bình trong mùa mưa khi Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình xả lũ. Tuy nhiên, chỉ một con lũ nhỏ đầu mùa mưa mà hiện tượng sụt lún không đều đã xuất hiện trên những đoạn mái kè vừa được thi công xong. Căn nguyên của sự việc này bắt nguồn từ việc vi phạm quyền sáng chế của Công ty tư vấn thiết kế dẫn đến không đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Đơn vị thiết kế đã sử dụng bất hợp pháp công nghệ của TS. Phan Đức Tác - người đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế về công nghệ dựa trên sự liên kết bền vững của các khối bê tông đúc sẵn hình lục giác có gờ mấu được ráp khít vào nhau. Nhưng trên thực tế, cả bên thiết kế và bên thi công đều không thực hiện được yêu cầu đó. Hậu quả là mấy trăm tấn xi măng đem đúc ra những khối bê tông không chuẩn ấy trở thành vô giá trị, và công trình này chắc chắn phải làm lại, tiêu tốn rất nhiều tiền của Nhà nước. Hơn nữa, việc này gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc rằng sáng chế đó không có giá trị [15].
Thực tế các trường hợp xâm phạm thông qua hành vi áp dụng quy trình được bảo hộ rất khó để xác định, và phức tạp hơn nhiều so với xâm phạm đối với sáng chế là sản phẩm.
c) Xâm phạm vượt qua khỏi biên giới quốc gia
Bên cạnh những trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở trong nước, còn có những trường hợp xâm phạm vượt qua khỏi lãnh thổ quốc gia đối với các chủ sở hữu Việt Nam.
Ví dụ như vụ kiện của Doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi. Tuy chưa đăng kí bảo hộ sáng chế cho sản phẩm của mình, nhưng kiểu dáng công nghiệp khung mắc võng của Duy Lợi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày 23/03/2000. Vừa qua, doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi đã đâm đơn kiện và thắng kiện một doanh nhân Đài Loan xâm phạm bằng sở hữu công nghiệp tại Mỹ. Tuy nhiên, đằng sau vụ kiện là bài học không chỉ cho Duy Lợi mà tất cả các doanh nghiệp khác.
Võng xếp Duy Lợi đã từng xuất một container hàng sang Mỹ vào tháng 9/2001, sau đó không thấy đơn hàng nào từ Mỹ nữa. Nhờ luật sư tra cứu trên mạng, ông Lâm Tấn Lợi - chủ doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi - phát hiện doanh nhân người Đài Loan Chung Sen Wu (cư trú tại Đài Loan) đã đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ cho chiếc võng xếp có kiểu dáng y hệt võng xếp của Duy Lợi. Chính bằng sáng chế này đã khóa kín cánh cửa thị trường Mỹ với Duy Lợi và nhiều doanh nghiệp khác. Đã từng thắng kiện trong vụ xâm phạm bằng sáng chế võng xếp tại Nhật vào tháng 4/2003 để từ đó Duy Lợi khai thông được thị trường Nhật, ông Lợi đã ủy quyền cho Văn phòng luật sư Phạm & Liên danh khởi kiện ra Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO).
Ngày 11/10/2005, Văn phòng luật sư Phạm & Liên danh cho biết đã nhận được phán quyết của USPTO về việc huỷ văn bằng sáng chế đã cấp cho ông Chung Sen Wu, vì bằng độc quyền của Duy Lợi có hiệu lực từ ngày 23/3/2000 trong khi ông Chung Sen Wu lại nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ vào ngày 15/8/2001 [35].
Ông Lợi cho rằng, bài học lớn rút ra từ vụ kiện này không chỉ cho riêng Duy Lợi, là phải đăng ký bảo hộ ngay cho sản phẩm mới của mình. Một khi nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa xem sở hữu trí tuệ là tài sản lớn, những vụ kiện liên quan đến bảo hộ sáng chế có nhiều khả năng xảy ra. “Điều cần làm là phải tìm hiểu về pháp luật liên quan đến sáng chế, nếu không am hiểu luật nên nhờ các văn phòng luật sư. Khi có sáng chế mới cần nhờ luật sư tra cứu xem có tính mới toàn cầu hay không để đăng ký bằng sáng chế ngay”, đó là kinh nghiệm quí giá mà ông Lợi có được sau vụ đòi công bằng cho kiểu dáng võng xếp của mình.
Để tránh xảy ra kiện tụng, các doanh nghiệp khi có sản phẩm, quy trình mới nên đăng kí bảo hộ kiểu dáng hoặc sáng chế trước tiên là ở Việt Nam, sau đó là ở các thị trường chủ yếu sẽ xuất khẩu sản phẩm. Và trước khi sản xuất hoặc xuất khẩu nên tra cứu xem đã có ai đăng kí sáng chế đó chưa để có thể tránh được vi phạm quyền của một bên thứ ba ở nước ngoài.
Theo nhận định của một số chuyên gia về sở hữu trí tuệ thì hiện nay, nhiều người còn chưa nắm vững ý nghĩa, nội dung của cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp tưởng rằng hoạt động kinh doanh của mình không liên quan gì đến vấn đề sở hữu trí tuệ nếu mình không có các đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký. Tuy nhiên, môi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đã đặt mọi doanh nghiệp vào những ràng buộc và có thể sẽ bị rơi vào các vụ kiện tụng, tranh chấp và đương nhiên là ảnh hưởng nhiều tới uy tín và tài chính. Nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng gây ra thiệt hại nhiều mặt cho xã hội, tuy nhiên thiệt hại đầu tiên phải tính đến là mất mát về uy tín, suy giảm thương hiệu và tài chính của chính cá nhân, doanh nghiệp là chủ sở hữu sáng chế bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
3. Hoạt động thực thi quyền
3.1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm
Để đảm bảo quyền của chủ sở hữu sáng chế, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phải được xử lý nghiêm minh. Ở Việt Nam hiện nay, có ba biện pháp được áp dụng để xử lý xâm phạm, đó là các biện pháp dân sự, hình sự và hành chính.
a) Biện pháp dân sự
Việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Hiện chưa có các toà án chuyên trách việc xét xử các vụ án về tranh chấp và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Trên thực tiễn hiện nay các vụ kiện về sở hữu công nghiệp thường do các toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thụ lý và xét xử theo thủ tục chung. Ðặc biệt trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Toà án có thẩm quyền sẽ là Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Toà án Nhân dân thành phố Hà nội theo nguyện vọng của nguyên đơn. Trên thực tế thường mất từ 6 tháng đến 1 năm để toà án thụ lý và giải quyết một vụ tranh chấp về sở hữu công nghiệp tại một cấp xét xử.
Hàng năm số vụ kiện dân sự về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không nhiều. Theo số liệu từ Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố thì năm 1998 có 12 vụ, năm 1999 có 5 vụ, năm 2000 có 7 vụ, năm 2001 có 1 vụ [20]. Không có số liệu về các vụ kiện đối với từng đối tượng SHCN cụ thể, nhưng nhìn chung tính trên tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp thì mỗi năm chỉ có trên dưới 10 vụ, con số quá nhỏ so với tổng số các vụ xâm phạm.
b) Biện pháp hình sự
Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Toà án có thẩm quyền là các toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi xâm phạm. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, toà án nhân dân thành phố Hà nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thẩm quyền xét xử.
Biện pháp hình sự có thể nói là biện pháp có hình phạt cao nhất trong số ba biện pháp. Tuy vậy, trong những năm qua, số vụ xâm phạm được giải quyết bằng biện pháp hình sự rất ít, mà chủ yếu là bằng biện pháp hành chính. Theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, cho tới nay, số vụ việc được giải quyết trước Toà án mỗi năm chỉ khoảng 10 vụ (đối với tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp), mà tình trạng “hành chính hoá” lại vượt quá mức cần thiết. Nhược điểm của biện pháp này là chỉ giới hạn trong những vụ việc nghiêm trọng, những vụ có yếu tố cấu thành tội phạm.
Thực tế ở Việt Nam, các cá nhân và doanh nghiệp rất ít khi đưa vụ việc tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ra toà, một phần vì mất nhiều thời gian và chi phí, một phần vì tâm lý e ngại. Chính vì vậy, họ đều chọn áp dụng biện pháp hành chính, dẫn đến sự chênh lệch rất lớn trong số vụ xâm phạm được xử lý bằng biện pháp dân sự và hình sự với số vụ được xử lý bằng biện pháp hành chính.
c) Biện pháp hành chính
Các cơ quan chức năng được trao quyền thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Thanh tra chuyên nghành về sở hữu công nghiệp thuộc Bộ khoa học công nghệ và các Sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh thành phố; Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Thương Mại, các Chi Cục và Ðội quản lý thị trường trực thuộc; Cảnh sát kinh tế Trung ương và địa phương; Tổng Cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu trên toàn Quốc; Uỷ ban nhân dân các cấp. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ không trực tiếp thực hiện các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp, song đây là cơ quan chuyên môn trực tiếp, trong nhiều trường hợp, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng hoặc các bên liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và đưa ra ý kiến thẩm định chính thức bằng văn bản có hay không hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trên thực tiễn các hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại Việt nam, ý kiến thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ là tiền đề cơ bản để các cơ quan chức năng thực hiện hoặc không thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
Qua phân tích ở trên, số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đối với sáng chế nói riêng được xử lý bằng biện pháp dân sự và hình sự hàng năm rất ít. Trung bình mỗi năm, các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý bằng hai biện pháp này chỉ khoảng 20 vụ. Trong khi đó, số vụ xâm phạm thực tế trung bình mỗi năm là từ 200 đến 300 vụ. Như vậy, hầu hết các vụ xâm phạm đều được xử lý bằng biện pháp hành chính.
Ưu điểm của biện pháp hành chính là đơn giản, nhanh chóng và dễ áp dụng. Chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn biện pháp này thay vì biện pháp dân sự hoặc hình sự. Tuy nhiên, một nhược điểm dễ thấy của biện pháp này là chỉ có hiệu quả trong những vụ việc rõ ràng, và mức độ răn đe không cao, dễ dẫn đến hành vi tái vi phạm. Tuy vậy, biện pháp hành chính lại được sử dụng quá phổ biến ở nước ta dẫn đến tình trạng “hành chính hoá“ không cần thiết.
3.2. Hoạt động thực thi của các cơ quan có thẩm quyền
Hiện nay ở Việt Nam có 6 cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đó là Toà án nhân dân, Cảnh sát kinh tế, Cơ quan quản lý thị trường, Hải quan, Thanh tra khoa học công nghệ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
a) Toà án nhân dân
Toà án đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế .Thứ nhất, xét xử những vụ khiếu kiện tranh chấp quyền theo thủ tục dân sự; thứ hai, xét xử các vụ xâm phạm quyền theo thủ tục tố tụng hình sự. Nhưng trên thực tế, vai trò của Toà án trong việc đảm bảo thực thi quyền chưa được phát huy. Ở Việt Nam, nhiều người dân còn e ngại khi yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp dân sự. Nhiều tổ chức cá nhân không thích đưa vấn đề tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ ra toà một phần là do án phí và thời gian giải quyết lâu, phức tạp, nhiều phiền toái. Hơn nữa, Luật về sở hữu trí tuệ có nhiều điểm chưa thống nhất, dẫn đến quyết định của Toà án chưa thuyết phục. Ngoài ra, hiện nay hệ thống toà án rất thiếu các chuyên gia có chuyên môn về sở hữu trí tuệ. Chính vì những lý do trên mà thực tế số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý tại Toà án còn chưa nhiều so với những vi phạm thực tế.
b) Cơ quan quản lý thị trường
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách thuộc sự quản lý của Bộ thượng mại có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trượng nội địa, đấu tranh chống lại các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng vi phạm sở hữu công nghiệp nói riêng. Lực lượng quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Lực lượng quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống từ trung ương tới địa phương. Hiện tại ở nước ta, đứng đầu là Cục quản lý thị trường thuộc Bộ thương mại, dưới đó là các Chi cục quản lý thị trường ở các tỉnh thành phố và 500 Đội quản lý thị trường tại các quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.
Trong những năm qua, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã rất quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả có yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực thi quyền, lực lượng quản lý thị trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhận định, đánh giá các hành vi vi phạm. Nguyên nhân chủ yếu là ở năng lực chuyên môn của lực lượng này còn chưa cao, nhận thức về sở hữu trí tuệ còn chưa sâu rộng.
c) Lực lượng Hải quan
Hải quan là lục lượng có trách nhiệm tổ chức việc chống hàng giả trong đó có hàng hoá vi phạm quyền sở hữu công nghiệp qua các cửa khẩu. Hải quan cũng có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Lực lượng Hải quan hiện có khoảng trên 8000 người được bố trí ở tất cả các cơ sở. Ở cấp trung ương có Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính, ở một số địa phương có cửa khẩu có Chi cục Hải quan tỉnh thành phố. Ngoài ra, còn có các Đội kiểm soát Hải quan ở các cửa khẩu. Ở Việt Nam hiện có 33 chi cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh và thành phố.
Thực tế những năm trước đây, số vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và với sáng chế nói riêng liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu do Hải quan phát hiện và xử lý hầu như không đáng kể. Nhưng hiện nay, do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì vấn đề này mới bắt đầu được quan tâm. Việc xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được quy định trong Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004 và Luật Hải quan.
Việt Nam nằm trong khu vực mà hoạt động sở hữu trí tuệ có nhiều diễn biến phức tạp. Đường biên giới quốc gia cả đường bộ và đường biển là khoảng trên 6000km, thêm vào đó là địa hình hiểm trở, nhiều lối mòn. Chính vì vậy cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động của Hải quan. Cho đến nay, chưa có một số liệu thống kê cụ thể về số vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp do Hải quan xử lý. Nhưng nhìn chung, hoạt động của Hải quan trong việc ngăn chặn hàng hoá vi phạm quyền sở hữu công nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới còn nhiều hạn chế. Số vụ xâm phạm được phát hiện và xử lý còn quá ít so với số vi phạm thực tế. Các biện pháp kiểm soát biên giới của Hải quan chưa thực sự hiệu quả.
d) Lực lượng cảnh sát kinh tế
Lực lượng cảnh sát kinh tế được giao nhiệm vụ điều tra, khám phá các vụ án kinh tế có yếu tố hình sự để khởi tố và xử phạt hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Nghị định 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Về tổ chức, đứng đầu là Cục cảnh sát kinh tế thuộc Bộ Công an, tiếp đến là các Sở và các Phòng cảnh sát kinh tế trực thuộc Sở, các đội cảnh sát kin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam- thực trạng và giải pháp.doc